Dan Lee
11-19-2008, 09:29 PM
Học và Sống Năm Thánh Kinh: Bài 1 - Lời Chúa là gì?
Hội Thánh dành Năm Phụng Vụ mới này để khuyến khích mọi người Công Giáo học hỏi Lời Chúa, cầu nguyện với Lời Chúa, và sống theo Lời Chúa.
Để mở đầu Năm Lời Chúa, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục vào Tháng 10 vừa qua để các Nghị Phụ cầu nguyện và bàn thảo về đề tài “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Vụ Hội Thánh”. Thượng Hội Đồng đã kết thúc ngày 26 thánh 10, 2008 và các Nghị Phụ đã đệ trình lên Đức Thánh Cha 55 đề nghị. Giờ đây chúng ta hãy cùng Hội Thánh Hoàn Vũ học hỏi, cầu nguyện, suy niệm và sống Lời Chúa. Trong phạm vi bài này, chúng ta sẽ chia sẻ về ý nghĩa của Lời Chúa.
Lời Chúa là gì?
Khi nói đến Lời Chúa, nhiều người nghĩ ngay đến Sách Thánh Kinh. Phần lớn người Tin Lành coi Thánh Kinh là Lời duy nhất của Thiên Chúa, nghĩa là tất cả mặc khải của Thiên Chúa được chứa đựng trong Thánh Kinh. Nhưng đối với người Công Giáo, “Lời Chúa” có nhiều ý nghĩa và vượt trên Sách Thánh Kinh. Cụm từ “Lời Chúa” có thể được dùng để nói về:
Lời Hằng Hữu, tức là Ngôi Hai của Thiên Chúa Ba Ngôi, Con Thiên Chúa;
Lời Thiên Chúa lúc tạo dựng, nhờ Người mà mọi sự hiện hữu được tạo thành;
Chính Chúa Giêsu, Ngôi Lời làm người và ở cùng chúng ta;
Thánh Kinh, Lời được Thiên Chúa linh hứng và viết thành văn tự;
Truyền Thống Thống của Hội Thánh, là điều vang vọng cách trung thực Lời của Thiên Chúa cho mọi thế hệ.
Trong Năm Thánh Kinh này chúng ta được mời gọi để suy niệm về ý nghĩa trọn vẹn của “Lời Chúa”, về liên hệ của chính chúng ta với Lời Hằng Sống, và xét lại vai trò của mình trong việc sống và đem Lời Chúa đến cho tha nhân.
Lời Hằng Hữu
Trước hết, Lời Chúa là Ngôi Lời Thiên Chúa, là Lời Hằng Hữu của Thiên Chúa. Tin Mừng Thánh Gioan mở đầu bằng cách trình bày Đức Chúa Giêsu Kitô như sau:
Từ nguyên thủy (khởi đầu) đã có Ngôi Lời.
Ngôi Lời ở cùng Thiên Chúa,
và Ngôi Lời là Thiên Chúa (Ga 1:1).
Ngôi Lời “có từ trước (hằng hữu)” bởi vì Ngôi Lời có trước khi bất cứ điều gì hay người nào hiện hữu. Ngôi Lời không những ở cùng Thiên Chúa, mà Ngôi Lời chính là Thiên Chúa. Giáo huấn của Thánh Gioan về việc Ngôi Lời có trước khi tạo dựng là tâm điểm của tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi của Công Giáo. Thiên Chúa có Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, nhưng chỉ là Một Thiên Chúa Duy Nhất.
Lời Chúa: Khi Tạo Dựng
Tin Mừng Thánh Gioan không phải là một sách duy nhất trong Thánh Kinh mở đầu với từ “Từ khởi đầu.” Sách Sáng Thế bắt đầu: “Lúc khởi đầu, khi Thiên Chúa sáng tạo trời đất” (St 1:1). Thánh Gioan cố ý ám chỉ Sách Sáng Thế bằng cách mở đầu Tin Mừng của ngài với cùng một cụm từ. Thánh Gioan thường ám chỉ Sách Sáng Thế trong Tin Mừng của ngài bởi vì ngài muốn độc giả thấy sự liên hệ giữa hai Sách với nhau: Sách Sáng Thế mở đầu với một câu truyện về tạo dựng tất cả mọi sự, bắt đầu với ánh sáng. Tin Mừng Thánh Gioan là câu truyện tái tạo dựng về tinh thần đã được mặc khải và hoàn thành nhờ Đức Chúa Giêsu Kitô, là ánh sáng thế gian.
Trong sách Sáng Thế, Thiên Chúa tạo dựng tất cả mọi sự bằng cách dùng Lời mà phán. “Rồi Thiên Chúa phán, ‘Hãy có ánh sáng’, và liền có ánh sáng... . Rồi Thiên Chúa phán, ‘Phải có một cái vòm ở giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước’” (St 1:3a, 6a). Mỗi ngày, Thiên Chúa tạo dựng bằng cách phán Lời Ngài. Vào ngày thứ sáu, “Thiên Chúa phán: ‘Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta’” (St 1:26a). Một lần nữa Lời được phán ra và chúng ta, người nam và người nữ, đã hiện hữu theo chính hình ảnh Thiên Chúa.
Trong Tin Mừng Thánh Gioan chúng ta học biết rằng Lời tạo dựng này, mà nhờ đó mà muôn vật được tạo thành, là Ngôi Lời hằng hữu của Thiên Chúa, có mặt trước thời gian: Người ở với Thiên Chúa từ nguyên thủy, và là Thiên Chúa.
Nhờ Người mà muôn vật được tạo thành,
và không có Người, thì không có gì được tạo thành (Ga 1:3a).
Ngôi Lời Làm Người
Ngôi Lời Hằng Hữu, nguồn mạch của tất cả những gì hiện hữu, đã làm người và ở giữa chúng ta:
Ngôi Lời đã trở thành nhục thể
và ở giữa chúng ta.
Và chúng tôi đã thấy vinh quang của Người,
như vinh quang của Con Một Chúa Cha,
Ðầy ân sủng và chân lý (Ga 1:14).
Ngôi Lời thật sự đã làm người thật và đã ở giữa chúng ta trong một giai đoạn của lịch sử, ở vùng Palestine, làm người Do Thái, và sống dưới quyền đô hộ của Đế Quốc Rôma. Nhưnh hiện nay Người vẫn còn ở giữa chúng ta trong Thánh Kinh, trong các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể, trong Hội Thánh, trong tha nhân và trong mỗi người chúng ta. Chúng ta có nhận ra vinh quang của Người không?
Thánh Kinh: Lời Hằng Sống của Thiên Chúa
Thánh Kinh là Lời Chúa được các Thánh Sử ghi lại bằng văn tự qua dòng Lịch Sử Cứu Độ. Chúng ta trích dẫn Thánh Kinh như là một Sách có thẩm quyền trong việc tìm kiếm chân lý bởi vì chúng ta tin rằng Thánh Kinh là Lời được Thiên Chúa linh hứng, rằng Thiên Chúa nói với chúng ta qua Thánh Kinh. Theo nghĩa này, Thiên Chúa cũng là tác giả của Thánh Kinh. Thiên Chúa đã dùng ngôn ngữ và khả năng hữu hạn của các Thánh Sử mà mặc khải cho ta qua Thánh Kinh như xưa kia Ngôi Lời đã làm người để nói với chúng ta.
Mặc dù Thánh Kinh được chia làm Cựu Ước và Tân Ước, nhưng chúng ta chỉ có một Thánh Kinh. Thánh Kinh là một câu truyện, câu truyện về tình yêu của Thiên Chúa đối với Dân Ngài. Mặc khải cuối cùng của tình yêu Thiên Chúa là Lời Chúa, Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng trở thành một người trong số chúng ta, đã sống lại từ cõi chết, Đấng ban cho chúng ta sự sống đời đời, và tiếp tục ở cùng chúng ta. Một trong những cách mà Đức Kitô Phục Sinh tiếp tục ở giữa chúng ta là qua Thánh Kinh. Lời Chúa này nòng cốt của đời sống và sứ vụ Hội Thánh. Lời Chúa cũng là ngọn đèn soi đường cho mỗi người chúng ta.
Trong các bài sau chúng ta sẽ đi sâu về Mặc Khải của Thiên Chúa, Thánh Kinh cũng như liên quan giữa Lời Chúa cùng đời sống và sứ vụ của Hội Thánh, cũng là đời sống và sứ vụ của chính mỗi người chúng ta là phần tử của Hội Thánh.
Viết phỏng Theo Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo và Tài Liệu Chúa Nhật Giáo Lý 2008 của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Hội Thánh dành Năm Phụng Vụ mới này để khuyến khích mọi người Công Giáo học hỏi Lời Chúa, cầu nguyện với Lời Chúa, và sống theo Lời Chúa.
Để mở đầu Năm Lời Chúa, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục vào Tháng 10 vừa qua để các Nghị Phụ cầu nguyện và bàn thảo về đề tài “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Vụ Hội Thánh”. Thượng Hội Đồng đã kết thúc ngày 26 thánh 10, 2008 và các Nghị Phụ đã đệ trình lên Đức Thánh Cha 55 đề nghị. Giờ đây chúng ta hãy cùng Hội Thánh Hoàn Vũ học hỏi, cầu nguyện, suy niệm và sống Lời Chúa. Trong phạm vi bài này, chúng ta sẽ chia sẻ về ý nghĩa của Lời Chúa.
Lời Chúa là gì?
Khi nói đến Lời Chúa, nhiều người nghĩ ngay đến Sách Thánh Kinh. Phần lớn người Tin Lành coi Thánh Kinh là Lời duy nhất của Thiên Chúa, nghĩa là tất cả mặc khải của Thiên Chúa được chứa đựng trong Thánh Kinh. Nhưng đối với người Công Giáo, “Lời Chúa” có nhiều ý nghĩa và vượt trên Sách Thánh Kinh. Cụm từ “Lời Chúa” có thể được dùng để nói về:
Lời Hằng Hữu, tức là Ngôi Hai của Thiên Chúa Ba Ngôi, Con Thiên Chúa;
Lời Thiên Chúa lúc tạo dựng, nhờ Người mà mọi sự hiện hữu được tạo thành;
Chính Chúa Giêsu, Ngôi Lời làm người và ở cùng chúng ta;
Thánh Kinh, Lời được Thiên Chúa linh hứng và viết thành văn tự;
Truyền Thống Thống của Hội Thánh, là điều vang vọng cách trung thực Lời của Thiên Chúa cho mọi thế hệ.
Trong Năm Thánh Kinh này chúng ta được mời gọi để suy niệm về ý nghĩa trọn vẹn của “Lời Chúa”, về liên hệ của chính chúng ta với Lời Hằng Sống, và xét lại vai trò của mình trong việc sống và đem Lời Chúa đến cho tha nhân.
Lời Hằng Hữu
Trước hết, Lời Chúa là Ngôi Lời Thiên Chúa, là Lời Hằng Hữu của Thiên Chúa. Tin Mừng Thánh Gioan mở đầu bằng cách trình bày Đức Chúa Giêsu Kitô như sau:
Từ nguyên thủy (khởi đầu) đã có Ngôi Lời.
Ngôi Lời ở cùng Thiên Chúa,
và Ngôi Lời là Thiên Chúa (Ga 1:1).
Ngôi Lời “có từ trước (hằng hữu)” bởi vì Ngôi Lời có trước khi bất cứ điều gì hay người nào hiện hữu. Ngôi Lời không những ở cùng Thiên Chúa, mà Ngôi Lời chính là Thiên Chúa. Giáo huấn của Thánh Gioan về việc Ngôi Lời có trước khi tạo dựng là tâm điểm của tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi của Công Giáo. Thiên Chúa có Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, nhưng chỉ là Một Thiên Chúa Duy Nhất.
Lời Chúa: Khi Tạo Dựng
Tin Mừng Thánh Gioan không phải là một sách duy nhất trong Thánh Kinh mở đầu với từ “Từ khởi đầu.” Sách Sáng Thế bắt đầu: “Lúc khởi đầu, khi Thiên Chúa sáng tạo trời đất” (St 1:1). Thánh Gioan cố ý ám chỉ Sách Sáng Thế bằng cách mở đầu Tin Mừng của ngài với cùng một cụm từ. Thánh Gioan thường ám chỉ Sách Sáng Thế trong Tin Mừng của ngài bởi vì ngài muốn độc giả thấy sự liên hệ giữa hai Sách với nhau: Sách Sáng Thế mở đầu với một câu truyện về tạo dựng tất cả mọi sự, bắt đầu với ánh sáng. Tin Mừng Thánh Gioan là câu truyện tái tạo dựng về tinh thần đã được mặc khải và hoàn thành nhờ Đức Chúa Giêsu Kitô, là ánh sáng thế gian.
Trong sách Sáng Thế, Thiên Chúa tạo dựng tất cả mọi sự bằng cách dùng Lời mà phán. “Rồi Thiên Chúa phán, ‘Hãy có ánh sáng’, và liền có ánh sáng... . Rồi Thiên Chúa phán, ‘Phải có một cái vòm ở giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước’” (St 1:3a, 6a). Mỗi ngày, Thiên Chúa tạo dựng bằng cách phán Lời Ngài. Vào ngày thứ sáu, “Thiên Chúa phán: ‘Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta’” (St 1:26a). Một lần nữa Lời được phán ra và chúng ta, người nam và người nữ, đã hiện hữu theo chính hình ảnh Thiên Chúa.
Trong Tin Mừng Thánh Gioan chúng ta học biết rằng Lời tạo dựng này, mà nhờ đó mà muôn vật được tạo thành, là Ngôi Lời hằng hữu của Thiên Chúa, có mặt trước thời gian: Người ở với Thiên Chúa từ nguyên thủy, và là Thiên Chúa.
Nhờ Người mà muôn vật được tạo thành,
và không có Người, thì không có gì được tạo thành (Ga 1:3a).
Ngôi Lời Làm Người
Ngôi Lời Hằng Hữu, nguồn mạch của tất cả những gì hiện hữu, đã làm người và ở giữa chúng ta:
Ngôi Lời đã trở thành nhục thể
và ở giữa chúng ta.
Và chúng tôi đã thấy vinh quang của Người,
như vinh quang của Con Một Chúa Cha,
Ðầy ân sủng và chân lý (Ga 1:14).
Ngôi Lời thật sự đã làm người thật và đã ở giữa chúng ta trong một giai đoạn của lịch sử, ở vùng Palestine, làm người Do Thái, và sống dưới quyền đô hộ của Đế Quốc Rôma. Nhưnh hiện nay Người vẫn còn ở giữa chúng ta trong Thánh Kinh, trong các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể, trong Hội Thánh, trong tha nhân và trong mỗi người chúng ta. Chúng ta có nhận ra vinh quang của Người không?
Thánh Kinh: Lời Hằng Sống của Thiên Chúa
Thánh Kinh là Lời Chúa được các Thánh Sử ghi lại bằng văn tự qua dòng Lịch Sử Cứu Độ. Chúng ta trích dẫn Thánh Kinh như là một Sách có thẩm quyền trong việc tìm kiếm chân lý bởi vì chúng ta tin rằng Thánh Kinh là Lời được Thiên Chúa linh hứng, rằng Thiên Chúa nói với chúng ta qua Thánh Kinh. Theo nghĩa này, Thiên Chúa cũng là tác giả của Thánh Kinh. Thiên Chúa đã dùng ngôn ngữ và khả năng hữu hạn của các Thánh Sử mà mặc khải cho ta qua Thánh Kinh như xưa kia Ngôi Lời đã làm người để nói với chúng ta.
Mặc dù Thánh Kinh được chia làm Cựu Ước và Tân Ước, nhưng chúng ta chỉ có một Thánh Kinh. Thánh Kinh là một câu truyện, câu truyện về tình yêu của Thiên Chúa đối với Dân Ngài. Mặc khải cuối cùng của tình yêu Thiên Chúa là Lời Chúa, Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng trở thành một người trong số chúng ta, đã sống lại từ cõi chết, Đấng ban cho chúng ta sự sống đời đời, và tiếp tục ở cùng chúng ta. Một trong những cách mà Đức Kitô Phục Sinh tiếp tục ở giữa chúng ta là qua Thánh Kinh. Lời Chúa này nòng cốt của đời sống và sứ vụ Hội Thánh. Lời Chúa cũng là ngọn đèn soi đường cho mỗi người chúng ta.
Trong các bài sau chúng ta sẽ đi sâu về Mặc Khải của Thiên Chúa, Thánh Kinh cũng như liên quan giữa Lời Chúa cùng đời sống và sứ vụ của Hội Thánh, cũng là đời sống và sứ vụ của chính mỗi người chúng ta là phần tử của Hội Thánh.
Viết phỏng Theo Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo và Tài Liệu Chúa Nhật Giáo Lý 2008 của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Phaolô Phạm Xuân Khôi