Dan Lee
11-19-2008, 09:43 PM
SỐNG LỜI CHÚA QUA NĂM PHỤNG VỤ CỦA GIÁO HỘI.
Danh từ ‘Phụng Vụ’ (Tiếng Anh gọi là ‘Liturgy’, từ tiếng Hy Lạp là ‘Leitourgia’ ‘việc thờ phượng chung’) để chỉ việc thờ phượng Thiên Chúa có tính cách phổ quát chung cho toàn thể Giáo Hội: Việc dâng Thánh lễ và đọc các giờ Kinh Phụng vụ hàng ngày của các Linh mục là việc Phụng Vụ có tính cách phổ quát cho toàn thể Giáo hội. Thí dụ, một linh mục, khi bị tù đày trong trại lao động, dù kín đáo dâng Thánh Lễ riêng một mình, hoặc đọc Sách Nguyện riêng một mình, vẫn có tính cách phụng vụ phổ quát, đại diện toàn thể Giáo Hội Chúa.
Năm Phụng Vụ của Giáo Hội là chu kỳ phụng vụ thờ phượng Chúa và sống Lời Chúa trong suốt một năm.
Năm Phụng Vụ của Giáo Hội bắt đầu từ Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng (Thường vào đầu tháng 12; đôi khi là cuối tháng 11) để chuẩn bị mừng Đại lễ Giáng Sinh. Mùa Vọng trước đây thường được gọi là mùa Áp (Tiếng Anh là Advent, từ tiếng Latinh Adventus); bây giờ gọi là Mùa Vọng, mùa mong chờ Chúa đến. Tiếp theo Mùa Vọng là Mùa Giáng Sinh. Mùa Giáng Sinh chấm dứt với Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Sau Mùa Giáng Sinh, tiếp vào Mùa Quanh Năm I (Mùa Quanh Năm cũng gọi là Mùa Thường Niên). Mùa Quanh Năm I bắt đầu từ Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, và chấm dứt với tuần lễ V (hoặc VII) thường niên; sau đó bắt đầu vào Mùa Chay để chuẩn bị mừng Đại Lễ Phục Sinh. Mùa chay bắt đầu từ Thứ Tư Lễ tro; tiếp theo là Tam Nhật Vượt Qua (Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy Tuần Thánh), rồi Chúa Nhật Phục Sinh. Mùa Phục Sinh kéo dài cho đến Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống. Sau đó bắt đầu Mùa Quanh Năm II. Mùa Quanh Năm II kéo dài cho đến hết tuần lễ 34 quanh năm và chấm dứt một năm phụng vụ của Giáo hội, để bước vào một Năm Mới của phụng vụ với Chúa nhật I Mùa vọng.
Qua một năm Phụng Vụ của Giáo Hội như vậy, chúng ta đã có những dịp để tôn thờ và sống Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Chúng ta cũng có dịp sống lại những biến cố trong suốt cuộc đời trần gian của Chúa Giêsu Kitô, từ việc Ngài giáng sinh trong hang đá Bê lem, lớn lên, ra đi rao giảng, chịu khổ nạn và chịu chết trên Thập Giá, sống lại và lên Trời vinh hiển để mở đường cứu rỗi cho chúng ta. Trong suốt năm Phụng Vụ, Giáo Hội cũng có những ngày lễ đặc biệt kính Đức Mẹ Maria, các Thiên Thần, và các Thánh, là những vị đã được thưởng công trên Nước Chúa, và hằng thương yêu phù trợ, và chuyển cầu cho chúng ta. Lịch Phụng Vụ Giáo Hội cũng hằng nhớ đến các linh hồn nơi luyện tội; đặc biệt vào tháng 11 (tháng cuối cùng của niên lịch Phụng Vụ) và Lễ cầu cho các linh hồn ngày 2 tháng 11 hằng năm.
Khi chúng ta đi dâng Lễ Ngày Chúa nhật, hay ngày thường, chúng ta được nuôi dưỡng tâm hồn bằng lời Chúa (trước khi được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu Thánh Chúa qua việc Rước Lễ). Trong ngày Chúa Nhật (và Lễ Trọng) có bài đọc I, bài đọc II và Bài Phúc Âm (Tin Mừng). Ngày thường thì có Bài Đọc I và Bài Phúc Âm.
Để khi đi dâng Thánh Lễ, qua việc nghe các Bài Đọc, chúng ta có thể được nghe tổng quát toàn bộ Lời Chúa trong Kinh Thánh Cựu ước và Tân ước, Giáo Hội chia các Bài Đọc theo chu kỳ năm A, Năm B và Năm C; còn ngày thường thì chia ra năm chẵn (2008…) và năm lẻ (2009…). Trong năm Phụng Vụ vừa qua (2008), chúng ta theo chu kỳ Năm A. Bắt đầu từ Chúa Nhật I Mùa Vọng này (30-11-2008), chúng ta bước sang năm Phụng Vụ mới, và bắt đầu theo chu kỳ năm B.
Để có thể được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và sống Lời Chúa trong việc thánh hóa bản thân, khi đi dâng lễ chúng ta cần biết ‘lắng nghe và suy ngẫm Lời Chúa.’ Vì thế những người đọc Lời Chúa phải được huấn luyện để có thể đọc lời Chúa với cả tâm hồn của mình (thường gọi là đọc có hồn), đọc thong thả và rõ ràng để cộng đoàn có thể dễ dàng lắng nghe và cảm nghiệm được Lời Chúa đi vào tâm hồn của mình. Riêng Bài Phúc Âm luôn phải do Thầy Phó Tế đọc (nếu có mặt) hoặc chính Linh mục chủ tế, hoặc đồng tế đọc.
Nhiều Bài đọc và bài Phúc âm chúng ta đã nghe thật nhiều lần, và rất quen thuộc, vừa đọc mấy dòng đầu chúng ta đã biết ngay bài đó nói về chuyện gì; tuy nhiên, vẫn phải đọc thật thong thả với cả tâm hồn của mình để có thể truyền đạt được Lời Chúa vào chính tâm hồn mình và mọi người trong Nhà Thờ. Tất nhiên bài giảng (Bài chia sẻ) tiếp theo sẽ giúp chúng ta dể hiểu và dễ lĩnh nhận Lời Chúa hơn. Tuy nhiên lúc chúng ta đọc hoặc lắng nghe Lời Chúa chính là lúc rất quan trọng, vì lúc đó chính Lời Chúa tác động thẳng vào tâm trí chúng ta và ban ơn thánh hóa. Vì thế đọc vội vàng, đọc cho xong (nhất là khi thấy bài hơi dài, hoặc quá quen thuộc) đều làm sai ý hướng của phụng vụ Lời Chúa. Nói chung, Thánh Lễ đã được phân chia ra từng phần rất quân bình, và phải được cử hành một cách thong thả và trang trọng, kể ngay từ việc làm “Dấu Thánh Giá” để bắt đầu Thánh Lễ. Những điều này chúng tôi hy vọng sẽ có dịp trình bày đầy đủ hơn trong bài ‘Cùng Dâng Thánh Lễ’. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ có dịp viết và gửi đến quý vị những bài chia sẻ Lời Chúa hàng tuần về mỗi Chúa Nhật.
Xin hiệp lời cầu nguyện chung để chúng ta cùng chuẩn bị tâm hồn xứng đáng bước vào Năm Mới của Phụng vụ Giáo hội với Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng năm nay.
LM. Anphong Trần Đức Phương
Danh từ ‘Phụng Vụ’ (Tiếng Anh gọi là ‘Liturgy’, từ tiếng Hy Lạp là ‘Leitourgia’ ‘việc thờ phượng chung’) để chỉ việc thờ phượng Thiên Chúa có tính cách phổ quát chung cho toàn thể Giáo Hội: Việc dâng Thánh lễ và đọc các giờ Kinh Phụng vụ hàng ngày của các Linh mục là việc Phụng Vụ có tính cách phổ quát cho toàn thể Giáo hội. Thí dụ, một linh mục, khi bị tù đày trong trại lao động, dù kín đáo dâng Thánh Lễ riêng một mình, hoặc đọc Sách Nguyện riêng một mình, vẫn có tính cách phụng vụ phổ quát, đại diện toàn thể Giáo Hội Chúa.
Năm Phụng Vụ của Giáo Hội là chu kỳ phụng vụ thờ phượng Chúa và sống Lời Chúa trong suốt một năm.
Năm Phụng Vụ của Giáo Hội bắt đầu từ Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng (Thường vào đầu tháng 12; đôi khi là cuối tháng 11) để chuẩn bị mừng Đại lễ Giáng Sinh. Mùa Vọng trước đây thường được gọi là mùa Áp (Tiếng Anh là Advent, từ tiếng Latinh Adventus); bây giờ gọi là Mùa Vọng, mùa mong chờ Chúa đến. Tiếp theo Mùa Vọng là Mùa Giáng Sinh. Mùa Giáng Sinh chấm dứt với Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Sau Mùa Giáng Sinh, tiếp vào Mùa Quanh Năm I (Mùa Quanh Năm cũng gọi là Mùa Thường Niên). Mùa Quanh Năm I bắt đầu từ Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, và chấm dứt với tuần lễ V (hoặc VII) thường niên; sau đó bắt đầu vào Mùa Chay để chuẩn bị mừng Đại Lễ Phục Sinh. Mùa chay bắt đầu từ Thứ Tư Lễ tro; tiếp theo là Tam Nhật Vượt Qua (Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy Tuần Thánh), rồi Chúa Nhật Phục Sinh. Mùa Phục Sinh kéo dài cho đến Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống. Sau đó bắt đầu Mùa Quanh Năm II. Mùa Quanh Năm II kéo dài cho đến hết tuần lễ 34 quanh năm và chấm dứt một năm phụng vụ của Giáo hội, để bước vào một Năm Mới của phụng vụ với Chúa nhật I Mùa vọng.
Qua một năm Phụng Vụ của Giáo Hội như vậy, chúng ta đã có những dịp để tôn thờ và sống Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Chúng ta cũng có dịp sống lại những biến cố trong suốt cuộc đời trần gian của Chúa Giêsu Kitô, từ việc Ngài giáng sinh trong hang đá Bê lem, lớn lên, ra đi rao giảng, chịu khổ nạn và chịu chết trên Thập Giá, sống lại và lên Trời vinh hiển để mở đường cứu rỗi cho chúng ta. Trong suốt năm Phụng Vụ, Giáo Hội cũng có những ngày lễ đặc biệt kính Đức Mẹ Maria, các Thiên Thần, và các Thánh, là những vị đã được thưởng công trên Nước Chúa, và hằng thương yêu phù trợ, và chuyển cầu cho chúng ta. Lịch Phụng Vụ Giáo Hội cũng hằng nhớ đến các linh hồn nơi luyện tội; đặc biệt vào tháng 11 (tháng cuối cùng của niên lịch Phụng Vụ) và Lễ cầu cho các linh hồn ngày 2 tháng 11 hằng năm.
Khi chúng ta đi dâng Lễ Ngày Chúa nhật, hay ngày thường, chúng ta được nuôi dưỡng tâm hồn bằng lời Chúa (trước khi được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu Thánh Chúa qua việc Rước Lễ). Trong ngày Chúa Nhật (và Lễ Trọng) có bài đọc I, bài đọc II và Bài Phúc Âm (Tin Mừng). Ngày thường thì có Bài Đọc I và Bài Phúc Âm.
Để khi đi dâng Thánh Lễ, qua việc nghe các Bài Đọc, chúng ta có thể được nghe tổng quát toàn bộ Lời Chúa trong Kinh Thánh Cựu ước và Tân ước, Giáo Hội chia các Bài Đọc theo chu kỳ năm A, Năm B và Năm C; còn ngày thường thì chia ra năm chẵn (2008…) và năm lẻ (2009…). Trong năm Phụng Vụ vừa qua (2008), chúng ta theo chu kỳ Năm A. Bắt đầu từ Chúa Nhật I Mùa Vọng này (30-11-2008), chúng ta bước sang năm Phụng Vụ mới, và bắt đầu theo chu kỳ năm B.
Để có thể được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và sống Lời Chúa trong việc thánh hóa bản thân, khi đi dâng lễ chúng ta cần biết ‘lắng nghe và suy ngẫm Lời Chúa.’ Vì thế những người đọc Lời Chúa phải được huấn luyện để có thể đọc lời Chúa với cả tâm hồn của mình (thường gọi là đọc có hồn), đọc thong thả và rõ ràng để cộng đoàn có thể dễ dàng lắng nghe và cảm nghiệm được Lời Chúa đi vào tâm hồn của mình. Riêng Bài Phúc Âm luôn phải do Thầy Phó Tế đọc (nếu có mặt) hoặc chính Linh mục chủ tế, hoặc đồng tế đọc.
Nhiều Bài đọc và bài Phúc âm chúng ta đã nghe thật nhiều lần, và rất quen thuộc, vừa đọc mấy dòng đầu chúng ta đã biết ngay bài đó nói về chuyện gì; tuy nhiên, vẫn phải đọc thật thong thả với cả tâm hồn của mình để có thể truyền đạt được Lời Chúa vào chính tâm hồn mình và mọi người trong Nhà Thờ. Tất nhiên bài giảng (Bài chia sẻ) tiếp theo sẽ giúp chúng ta dể hiểu và dễ lĩnh nhận Lời Chúa hơn. Tuy nhiên lúc chúng ta đọc hoặc lắng nghe Lời Chúa chính là lúc rất quan trọng, vì lúc đó chính Lời Chúa tác động thẳng vào tâm trí chúng ta và ban ơn thánh hóa. Vì thế đọc vội vàng, đọc cho xong (nhất là khi thấy bài hơi dài, hoặc quá quen thuộc) đều làm sai ý hướng của phụng vụ Lời Chúa. Nói chung, Thánh Lễ đã được phân chia ra từng phần rất quân bình, và phải được cử hành một cách thong thả và trang trọng, kể ngay từ việc làm “Dấu Thánh Giá” để bắt đầu Thánh Lễ. Những điều này chúng tôi hy vọng sẽ có dịp trình bày đầy đủ hơn trong bài ‘Cùng Dâng Thánh Lễ’. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ có dịp viết và gửi đến quý vị những bài chia sẻ Lời Chúa hàng tuần về mỗi Chúa Nhật.
Xin hiệp lời cầu nguyện chung để chúng ta cùng chuẩn bị tâm hồn xứng đáng bước vào Năm Mới của Phụng vụ Giáo hội với Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng năm nay.
LM. Anphong Trần Đức Phương