Dan Lee
11-25-2008, 09:19 PM
Mùa Vọng - I - Năm B
ANH EM HÃY TỈNH THỨC
Dụ ngôn trong Phúc Âm Thánh Marco hôm nay ( Mc 13, 33-37) là đoạn kết thúc và là những lời tổng kết Bài Giảng Về Ngày Cánh Chung.
Nói lên ý nghĩa vừa kể, ý nghĩa về ngày cánh chung, Chúa Giêsu không có ý làm tiên tri tiên đoán ngày giờ, vận mạng cho tương lai và thời điểm ngày tận cùng thế giới.
Điều đó không phải là ý nghĩa thần học mà Chúa Giêsu muốn giảng dạy và Người cũng xác nhận không phải là những gì Người muốn giảng dạy ở câu Phúc Âm trước đó:
- " Còn về ngày hay giờ đó, thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay Con Người cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi" ( Mc 13, 32).
Như vậy những lời giảng dạy của Người về ngày cánh chung là chỉ dạy chúng ta cách hiểu chính đáng về ý nghĩa của dòng lịch sử, đang trên tiến trình hướng đến thời kỳ kết thúc của mình: ngày Con Người ngự đến để phán xét các dân nước.
Nếu trên bước đường của người tín hữu tiến đến chân lý, chắc chắn không thiếu các cuộc đàn áp, bắt bớ, cực hình cũng như những cạm bẩy gây ngờ vực, làm cho đức tin chao đảo, thì người tín hữu Chúa Ki Tô cũng chắc chắn ngày trở lại vinh quang của Chúa.
Hiểu như vậy, chúng ta thấy được vấn đề quan trọng được đặt ra không phải là " lúc nào" ngày tận thế sẽ đến, cho bằng " phải có thái độ nào cho tương xứng" để chờ đợi ngày Chúa ngự đến gặp chúng ta, chúng ta sẽ đối diện trước mặt Người.
Và đó cũng là ý nghĩa đoạn Phúc Âm trước đó, Thánh Marco viết lên, có mục đích chuẩn bị cho những ai đọc Phúc Âm ngài phải có thái độ chờ đợi ngày Chúa đến với tinh thần trách nhiệm và can đảm nhân chứng về Người, để xứng đáng đến gặp, đối diện với Người:
- " Người ta sẽ nộp anh em cho các hội đường; anh em sẽ bị đánh đòn; anh em sẽ phải ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ biết...Khi người ta điệu anh em đi nộp, thì anh em đừng lo trước phải nói gì, nhưng trong giờ đó, Thiên Chúa cho anh em biết điều gì, thì hãy nói: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thánh Thần nói...Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét: Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát" ( Mc 13, 9-13).
Trong ý nghĩa đó, " phải có thái độ nào cho tương xứng " trong khi chờ đợi ngày Chúa đến, là những gì chúng ta nên hiểu về ý nghĩa dụ ngôn về người gác cửa và các đầy tớ hôm nay.
1 - Anh em hãy tỉnh thức, đừng ngái ngủ.
Ý nghĩa hãy tỉnh thức là ý nghĩa chính của đoạn Phúc Âm, bởi vì lời mời gọi đó được nêu lên, kêu gọi ngay từ đầu, lập lại ở giữa dụ ngôn, cũng như ở phần cuối:
- " Anh em hãy coi chừng, phải tỉnh thức,vì anh em không biết khi nào thời giờ ấy đến ( Mc 13, 33).
- " Vậy anh em hãy tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến" ( Mc 13, 35).
- " Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: phải canh thức ! " ( Mc 13, 37).
Lời thúc giục hãy tỉnh thức được khởi đầu bằng một từ ngữ hơi kỳ lạ, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu theo nguyên ngữ Hy Lạp, để hiểu rõ đích thực ý nghĩa hơn. Đó là động từ " agrypnêite ", có nghĩa là " đừng ngủ, tỉnh thức như người đang canh giữ đồng lúa hay trông coi chiên cừu ban đêm ngoài đồng ".
Đó là thái độ phải có của chính người canh cửa, có bổn phận luôn luôn phải tỉnh thức.
Theo nguyên ngữ, đó là một động từ kép, gồm hai từ ngữ " agro " ( cánh đồng) và " pnêite" ( đừng ngủ, canh thức ).
Đó là thái độ phải có của người canh giữ đồng lúa, có gíấc ngủ thật nhạy giấc, vùa nghe tiếng động nhỏ tối thiểu cũng đã nhỏm dậy để canh chừng mùa màng hay súc vật mình phải trông coi.
Theo kinh nghiệm chúng ta, thái độ đó có thể so sánh được với giấc ngủ của người mẹ, lúc nào cũng sẵn sàng bật dậy dù với tiếng động tối thiểu để lo cho đứa bé sơ sinh.
Lời khuyên nhủ vừa kể của Chúa Giêsu đối với các môn đệ là khuyên bảo các ông hãy có một tâm hồn tỉnh thức, đừng để nội tâm mình ngái ngủ, trùm chăn bởi các danh lợi, ý thức hệ mê hoặc hay các lối sống đam mê trần thế.
Mặc dầu văn mạch của dụ ngôn không nói rõ, nhưng người đọc có thể hiểu được đâu là thái độ có thể gây làm nguy hại, đi ngược lại lời khuyên " hãy tỉnh thức", " hãy có giấc ngủ nhạy giấc": một cuộc sống thiếu điều độ, bị lợi thú, danh vọng, ý thức hệ sai lạc và dục vọng đam mê làm cho mê mang, không còn sáng suốt, thức tỉnh được.
Cùng chung với động từ " tỉnh thức" ( agrynêite) là lời mời gọi hãy chú ý " blépete".
Chú ý về việc gì?
Túc từ của lời mời gọi chú ý đã được hàm chứa trong những gì Chúa Giêsu nói với các môn đệ. Đó là cần phải sáng suốt, nhận thức, chuẩn định các dấu chỉ thời đại, đừng để những kẻ có ý đồ manh tâm, ý thức hệ sai lạc lôi cuống là mê hoặc:
- " Thật vậy, sẽ có những ki tô giả và những ngôn sứ giả xuất hiện, làm những dấu lạ và những việc phi thường, để lừa gạt những người đã được tuyển chọn, nếu có thể. Phần anh em, hãy coi chừng: Thầy đã báo trước tất cả cho anh em" ( Lc 13, 22-23).
Lý do khiến Chúa Giêsu khuyên bảo hãy tỉnh thức và chú ý về tinh thần đã được nói đến trong câu:
- " ..., vì anh em không biết khi nào thời ấy đến" ( Lc 13, 33).
Mới đọc thoáng qua, chúng ta có thể nghĩ rằng đó là một cách nói lơ lửng, không xác định, Chúa Giêsu dùng để tạo nên hồi họp, ái náy, lo âu về thời điểm không xác định của biến cố.
Nhưng đọc và suy nghĩ chính chắn hơn, văn mạch của đoạn Phúc Âm nói rỏ " thời điểm thuận tiện" ( kairós) đó.
Đó là thời điểm bất cứ lúc nào, cũng là lúc thuận tiện, tốt đẹp để mở rộng tâm hồn ra, lắng nghe lời Chúa nói với mình trong Phúc Âm và rộng mở tâm hồn ra để chờ đợi Chúa.
Thái độ bị ám ảnh muốn biết thời điểm ngày giờ ( như một vài nhà chiêm tinh, thật hay giả, kể cả Nostradamus tiên đoán tận thế vào năm một ngàn chẳng hạn) tạo ra hậu quả nặng nề, làm cho con người không nhận ra thời điểm thuận tiện đang có trước mặt:
- mỗi giây phút trong cuộc sống chúng ta là giây phút thuận tiện để lắng nghe tiếng Chúa nói với trong Phúc Âm, nói với trong tâm hồn mình,
- nói với qua lời giảng dạy của Giáo Hội và vâng phục thánh ý Chúa,
- chu toàn nhiệm vụ Chúa ủy thác cho trong cuộc sống " vác thập giá mình mà theo Ta " , hành động cho cuộc sống của chính mình và cho anh em.
Chỉ có tâm hồn biết lắng nghe lời Chúa, nhận biết thánh ý Chúa và đừng ngái ngủ, " hãy tỉnh thức ", thực hiện những gì Chúa giao cho, chu toàn bổn phận của mình, lợi ích cho mình và cho anh em, nhứt là những anh em cần được giúp đở, mới là người tín hữu biết lợi dụng thời gian hay cơ hội qúy báu được Chúa ban cho.
2 - Cuộc trở về bất thần của ông chủ.
Sau những lời dạy bảo thẳng thừng, nói thẳng và nói thật, chúng ta vừa suy niệm ở phần đầu ( Mc 13, 33), phần kế đến Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để dạy.
a) Các gia nhân.
Trong dụ ngôn có hai hạng nhân vật chính. Đó là người chủ nhà và các gia nhân, trong số đó vai trò của người gác cửa được làm nổi bậc:
- " Cũng như người kia trẫy phương xa, để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức" ( Mc 13, 34).
Người chủ nhà có dịp phải đi xa, nhưng chắc chắn sau đó một thời gian sẽ trở về.
Chủ đề về cuộc đi xa, " người kia trẫy phương xa ", cũng hàm chứa ý nghĩa " cuộc ra đi về bên kia thế giới ", nói đến ý nghĩa cái chết.
Nhưng ngày trở về trong Phúc Âm Thánh Marco, chương 13, liên tưởng đến biến cố ngày Con Người ngự đến trong vinh quang ( parusia) .
Hoàn cảnh của các gia nhân trong thời gian vắng chủ là hoàn cảnh của các tín hữu Chúa Ki Tô trong khoản thời gian chờ đợi, kể từ sau Phục Sinh cho đến ngày Chúa Ki Tô trở lại.
Đó là khoản thời gian cần " tỉnh thức" ( agrynêite) của người mục tử canh gác ruộng lúa hay canh gác đoàn chiên ban đêm và của " người giữ cửa phải canh thức".
Ý nghĩa của dụ ngôn không phải được đặt trọng tâm vào con người của ông chủ, cho bằng vào các chỉ thị mà ông ra lệnh cho gia nhân, được xem như là ý nghĩa lời khuyên dạy của dụ ngôn.
Trước tiên ông giao cho gia nhân, mỗi người một việc:
- " ... để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ mình, chỉ định cho mỗi người một việc, ..." ( Mc 13, 34).
Có lẽ với cách diển tả vừa kể, Thánh Marco có ý muốn nói đến ý nghĩa của thái độ " tỉnh thức " phải có của mỗi gia nhân là mỗi người phải chu toàn bổn phận phục vụ được giao pho của mình.
Cách diển tả của Thánh Marco, mới xem qua, có vẻ nghịch lý. Bởi lẽ các đầy tớ được giao cho bổn phận," mỗi người một việc " và " quyền " để phục vụ:
- " ...trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ dịnh cho mỗi người môt việc" ( Mt 13, 34).
Nhưng trong văn mạch Phúc Âm " quyền" và " bổn phận phục vụ " có thể hiểu được.
Bởi lẽ trong Giáo Hội, mỗi động tác phục vụ thiêng liêng cho cộng đồng dân Chúa chỉ có thể thực hiện được, bởi vì vị thừa tác viên đã nhận được " quyền ", đã được ơn Chúa biến cho ngài có khả năng và để phục vụ, tác động sinh hoa trái.
Đàng khác, " quyền hành" thực sự trong cộng đồng Ki Tô giáo là quyền được Chúa ban cho để trở thành phục vụ, chuyên cần tác động quảng đại và vô vị lợi cho " cả nhà ", hay trong ý nghĩa của dụ ngôn, cũng có thể hiểu là cho cả cộng đồng dân Chúa.
Nói cách khác " quyền " và " phục vụ " trong cộng đồng Giáo Hội có thể liên kết được với nhau bằng tình thương của người được ủy thác cho. Vị thừa tác viên dùng quyền của mình được Chúa giao phó cho để phục vụ cộng đồng dân Chúa, vì tình thương đối với Chúa và đối với các con chiên của Chúa mà mình phải chăm sóc.
Cũng vậy, các gia nhân trong dụ ngôn phải " tỉnh thức", chu toàn bổn phận được ông chủ " giao cho mỗi người một việc" trong khi chờ đợi ông chủ về, không phải là " phải tỉnh thức " vì sợ sệt như kẻ nô lệ, mà là tỉnh thức chu toàn bổn phận vì tình thương đối với ông chủ, đáp lại tình thương và tin cẩn mà ông đã đối xử với mình. Vì tin cẩn ông mới
- " ...để lại nhà, trao quyền cho các đầy tớ mình, chỉ định cho mỗi người một việc".
Hiểu như vậy, chúng ta thấy được dụ ngôn muốn nói lên cho chúng ta cộng đồng dân Chúa phải là nơi mà tình thương đuợc bộc lộ, qua cử chỉ các gia nhân chăm lo việc nhà, như là thái độ tác động phục vụ anh em và đang tích cực sống mong đợi ngày Chúa trở lại.
b) Người gác cửa.
Và như chúng ta có thể ghi nhận, trong dụ ngôn, giữa các gia nhân, có một nhân vật nổi bật, đó là " người gác cửa", được giao cho nhiệm vụ quan trọng cá biệt:
- " ..., và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức" ( Mc 13, 34).
Phận sự tỉnh thức và canh chừng chỉ được giao cho một mình anh.
Thật ra không dễ gì có thể đoán được anh là nhân vật nào, bởi lẽ bổn phận " tỉnh thức và canh chừng " trước tiên được giao cho anh, nhưng rồi vào khoản cuối dụ ngôn cho thấy bổn phận đó được giao cho tất cả gia nhân.
- " Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáyhay tảng sáng...Thầy nói với hết thảy mọi người là : phải canh thức ! " ( Mc 13, 36-38).
Chúng ta có thể đặt giả thuyết là " người giữ cửa " có phận sự như một thừa tác viên có phận vụ trong Giáo Hội, nhứt là phận vụ cần thiết " thức tỉnh và canh chừng" ( agrypnêite) bảo vệ đoàn chiên khỏi những kẻ có manh tâm, các thuyết lý sai lạc ngụy tạo, các lối sống ích kỷ, sa đoạ.
Chức vụ, " quyền lực " trong cộng đồng Giáo Hội trước tiên không phải là danh vị, được mọi người kính trọng, cho bằng là một trách nhiệm.
Bởi đó chức vụ càng cao, trọng trách càng nặng nề, không tha chuẩn cho người được ủy thác " quyền lực ", được khỏi chuyên cần chu toàn bổn phận. Có chăng càng đòi hỏi vị có " quyền lực "<.em> phải xả thân hơn nữa, xả thân hoàn toàn với cả sức lực thể xác lẫn nội tâm sâu đậm, sinh kết quả lợi ích cho cộng đồng dân Chúa.
c) Ngày trở lại của ông chủ.
Bài dụ ngôn mời gọi chúng ta chú ý đến ngày trở về của ông chủ.
Thời gian chờ đợi có thể kéo dài, bởi lẽ con người không ai biết được thời gian của đồ án Thiên Chúa. Chúng ta chỉ biết vững tâm chờ đợi mà thôi:
- " Còn ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay Con Người cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi " ( Mc 13, 32).
Bởi đó Thánh Marco thình lình tắt ngang đoạn dụ ngôn đang nói về mối tương quan giữa ông chủ và các gia nhân, để nói trực diện với cộng đồng, khuyến khích mọi người hãy tỉnh thức canh chừng và xác quyết chắc chắn Chúa sẽ trở lại, mặc dầu chúng ta không biết lúc nào:
- " Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng" ( Mc 13, 35).
Cách nói trực diện vừa kể làm cho ai đọc Phúc Âm ngài không thể coi mình là người ngoại cuộc, không phải thuộc hàng gia nhân của ông chủ đang đề cập, bởi đó thái độ sẵn sàng chờ đợi phải có không liên hệ gì đến mình.
Cách liệt kê giờ giấc ban đêm cho thấy nhiều lúc chúng ta có cảm tưởng chờ đợi đến vô tận, kể cả suốt đêm:
- " ...lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng".
Cách liệt kê vừa kể lấy lại thói quen dùng thời điểm của người Roma, chia đêm tối thành bốn " canh " chính, cho chúng ta cảm thấy bất định trong lúc chờ đợi, nhưng đừng vì đó mà bối rối, nghi ngờ về ngày Chúa đến.
Đối với các gia nhân trong Phúc Âm hay đối với chúng ta cũng vậy, mối ngờ vực vừa kể, nhứt là thời gian chờ đợi kéo dài, có thể đưa đến nản chí, chểnh mảng làm việc tắc trách hay bỏ bê bổn phận, mà ông chủ " chỉ định cho mỗi người một việc" ( Mt 13, 34), rồi ngủ thiếp đi, trong lúc ông chủ trở về.
Thái độ ăn ở không phải lẽ đó, được cảnh giác rõ ràng:
- " Anh em phải canh thức, kẻo lỡ ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ" ( Mc 13, 36).
Làm sao có thể thắng được lời khuyên dạy gần như hăm doạ vừa kể ?
Đó là những gì Thánh Marco đã viết lên rõ rệt ở phần đầu của đoạn Phúc Âm hôm nay: hãy sống trung thành hằng ngày với phận vụ Chúa giao cho, chăm lo thực hành chu đáo những gì Chúa đã " chỉ định cho mỗi người một việc", khi chúng ta mở mắt chào đời.
3 - Thầy cũng nói với hết thảy mọi người.
Bài dụ ngôn chúng ta đang suy niệm được Chúa Giêsu kể lại, để trả lời cho câu hỏi của bốn môn đệ đặt ra với Người về thời điểm của ngày cánh chung, theo sự hiểu biết của các ông ngày giờ đó cũng trùng hợp với việc Đền Thờ bị phá hủy:
- " Lúc Chúa Giêsu ngồi trên núi Oliva, đối diện với Đền Thờ, các ông Phêrô, Giacobe, Gioan và Andrea hỏi riêng Người: Xin Thầy nói cho chúng con biết bao giờ sự việc ấy sẽ xảy ra, và khi tất cả sắp đến hồi chung cuộc, thì có điềm gì báo trước ? " ( Mc 13, 3-4).
Giờ đây, dụ ngôn Chúa Giêsu kể ra để trả lời, không những cho các ông, mà cho tất cả các môn đệ, không trừ ai:
- " Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: phải canh thức ! " ( Mc 13, 37).
Câu nói vừa kể cũng là câu nói được lập đi lập lại cho cả cộng đồng dân Chúa, " phải canh thức" ( gregorêite):
- " Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến..." ( Mc 13, 35).
- " ..., Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: phải canh thức ! " ( Mc 13, 37).
Dĩ nhiên " nói với hết thảy mọi người ", cũng là nói với mỗi người chúng ta đang suy niệm dụ ngôn trong Phúc Âm.
Ý nghĩa liên hệ đến người đang đọc và suy niệm Phúc Âm như chúng ta, Thánh Marco đã có ý đề cập đến khi ngài mời gọi mọi người hãy chú ý đọc lại đoạn Phúc Âm sắp được viết ra, và ngài viết:
- " ...ai đọc hãy lo mà hiểu !..." ( Mc 13, 14).
Với ý nghĩa lời Chúa Giêsu khuyên dạy, " hãy tỉnh thức" ( agrypnêite), chúng ta cũng có thể hiểu là phải chú tâm đến các động từ khác ở thể mệnh lệnh tính:
- hãy chú ý, coi chừng:
* " Phần anh em, hãy coi chừng: Thầy đã báo trước tất cả cho anh em ! " ( Mc 13, 23).
* " Phần anh em, anh em hãy coi chừng! Người ta sẽ nộp anh em cho các hội đồng và các hội đường; anh em sẽ bị đánh đòn; anh em sẽ phải ra trước măt vua chúa, quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ biết" ( Mc 13, 9).
- đừng bấn loạn, khiếp sợ:
* " Khi anh em nghe có giặt giã và tin đồn giặc giã, thì đừng khiếp sợ. Những việc đó phải xảy ra, nhưng chưa phải là chung cuộc" ( Mc 13, 7).
- đừng lo lắng:
* " Khi người ta điệu anh em đi nộp, thì anh em đừng lo trước phải nói gì, nhưng trong giờ đó, Thiên Chúa cho anh em biết điều gì, thì hãy nói điều ấy: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thánh Thần nói " ( Mc 13, 11).
- hãy cầu nguyện:
* " Anh em hãy cầu xin cho điều ấy đừng xảy ra vào mùa đông" ( Mc 13, 18).
Chính cử chỉ cầu nguyện là thái độ thiết thực của người " tỉnh thức và canh chừng ", đợi ngày Chúa đến.
Đó cũng là thái độ Chúa Giêsu dạy bảo các Tông Đồ trong lúc thảm trạng ở vười Giêtsêmani:
- " Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ, vì tin thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối " ( Mc 14, 38).
Để kết luận, chúng ta có thể hiểu lời dạy bảo của Chúa Giêsu qua dụ ngôn, là một định hướng qúy báu:
- giữ cho đức tin tỉnh thức là giữ cho tâm hồn cầu nguyện tỉnh thức liên kết với Chúa,
- tiếp tục bền chí vững tâm trong động tác cầu nguyện
- và phó thác cho Chúa,
- nuôi sống đức tin bằng cuộc sống đối thoại với Chúa và không xao lãng trong cuộc sống hằng ngày bổn phận thực hiện " mỗi người một việc" hay những yến bạc Chúa giao cho ( Mt 25, 14-30).
Nguyễn Học Tập
ANH EM HÃY TỈNH THỨC
Dụ ngôn trong Phúc Âm Thánh Marco hôm nay ( Mc 13, 33-37) là đoạn kết thúc và là những lời tổng kết Bài Giảng Về Ngày Cánh Chung.
Nói lên ý nghĩa vừa kể, ý nghĩa về ngày cánh chung, Chúa Giêsu không có ý làm tiên tri tiên đoán ngày giờ, vận mạng cho tương lai và thời điểm ngày tận cùng thế giới.
Điều đó không phải là ý nghĩa thần học mà Chúa Giêsu muốn giảng dạy và Người cũng xác nhận không phải là những gì Người muốn giảng dạy ở câu Phúc Âm trước đó:
- " Còn về ngày hay giờ đó, thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay Con Người cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi" ( Mc 13, 32).
Như vậy những lời giảng dạy của Người về ngày cánh chung là chỉ dạy chúng ta cách hiểu chính đáng về ý nghĩa của dòng lịch sử, đang trên tiến trình hướng đến thời kỳ kết thúc của mình: ngày Con Người ngự đến để phán xét các dân nước.
Nếu trên bước đường của người tín hữu tiến đến chân lý, chắc chắn không thiếu các cuộc đàn áp, bắt bớ, cực hình cũng như những cạm bẩy gây ngờ vực, làm cho đức tin chao đảo, thì người tín hữu Chúa Ki Tô cũng chắc chắn ngày trở lại vinh quang của Chúa.
Hiểu như vậy, chúng ta thấy được vấn đề quan trọng được đặt ra không phải là " lúc nào" ngày tận thế sẽ đến, cho bằng " phải có thái độ nào cho tương xứng" để chờ đợi ngày Chúa ngự đến gặp chúng ta, chúng ta sẽ đối diện trước mặt Người.
Và đó cũng là ý nghĩa đoạn Phúc Âm trước đó, Thánh Marco viết lên, có mục đích chuẩn bị cho những ai đọc Phúc Âm ngài phải có thái độ chờ đợi ngày Chúa đến với tinh thần trách nhiệm và can đảm nhân chứng về Người, để xứng đáng đến gặp, đối diện với Người:
- " Người ta sẽ nộp anh em cho các hội đường; anh em sẽ bị đánh đòn; anh em sẽ phải ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ biết...Khi người ta điệu anh em đi nộp, thì anh em đừng lo trước phải nói gì, nhưng trong giờ đó, Thiên Chúa cho anh em biết điều gì, thì hãy nói: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thánh Thần nói...Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét: Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát" ( Mc 13, 9-13).
Trong ý nghĩa đó, " phải có thái độ nào cho tương xứng " trong khi chờ đợi ngày Chúa đến, là những gì chúng ta nên hiểu về ý nghĩa dụ ngôn về người gác cửa và các đầy tớ hôm nay.
1 - Anh em hãy tỉnh thức, đừng ngái ngủ.
Ý nghĩa hãy tỉnh thức là ý nghĩa chính của đoạn Phúc Âm, bởi vì lời mời gọi đó được nêu lên, kêu gọi ngay từ đầu, lập lại ở giữa dụ ngôn, cũng như ở phần cuối:
- " Anh em hãy coi chừng, phải tỉnh thức,vì anh em không biết khi nào thời giờ ấy đến ( Mc 13, 33).
- " Vậy anh em hãy tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến" ( Mc 13, 35).
- " Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: phải canh thức ! " ( Mc 13, 37).
Lời thúc giục hãy tỉnh thức được khởi đầu bằng một từ ngữ hơi kỳ lạ, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu theo nguyên ngữ Hy Lạp, để hiểu rõ đích thực ý nghĩa hơn. Đó là động từ " agrypnêite ", có nghĩa là " đừng ngủ, tỉnh thức như người đang canh giữ đồng lúa hay trông coi chiên cừu ban đêm ngoài đồng ".
Đó là thái độ phải có của chính người canh cửa, có bổn phận luôn luôn phải tỉnh thức.
Theo nguyên ngữ, đó là một động từ kép, gồm hai từ ngữ " agro " ( cánh đồng) và " pnêite" ( đừng ngủ, canh thức ).
Đó là thái độ phải có của người canh giữ đồng lúa, có gíấc ngủ thật nhạy giấc, vùa nghe tiếng động nhỏ tối thiểu cũng đã nhỏm dậy để canh chừng mùa màng hay súc vật mình phải trông coi.
Theo kinh nghiệm chúng ta, thái độ đó có thể so sánh được với giấc ngủ của người mẹ, lúc nào cũng sẵn sàng bật dậy dù với tiếng động tối thiểu để lo cho đứa bé sơ sinh.
Lời khuyên nhủ vừa kể của Chúa Giêsu đối với các môn đệ là khuyên bảo các ông hãy có một tâm hồn tỉnh thức, đừng để nội tâm mình ngái ngủ, trùm chăn bởi các danh lợi, ý thức hệ mê hoặc hay các lối sống đam mê trần thế.
Mặc dầu văn mạch của dụ ngôn không nói rõ, nhưng người đọc có thể hiểu được đâu là thái độ có thể gây làm nguy hại, đi ngược lại lời khuyên " hãy tỉnh thức", " hãy có giấc ngủ nhạy giấc": một cuộc sống thiếu điều độ, bị lợi thú, danh vọng, ý thức hệ sai lạc và dục vọng đam mê làm cho mê mang, không còn sáng suốt, thức tỉnh được.
Cùng chung với động từ " tỉnh thức" ( agrynêite) là lời mời gọi hãy chú ý " blépete".
Chú ý về việc gì?
Túc từ của lời mời gọi chú ý đã được hàm chứa trong những gì Chúa Giêsu nói với các môn đệ. Đó là cần phải sáng suốt, nhận thức, chuẩn định các dấu chỉ thời đại, đừng để những kẻ có ý đồ manh tâm, ý thức hệ sai lạc lôi cuống là mê hoặc:
- " Thật vậy, sẽ có những ki tô giả và những ngôn sứ giả xuất hiện, làm những dấu lạ và những việc phi thường, để lừa gạt những người đã được tuyển chọn, nếu có thể. Phần anh em, hãy coi chừng: Thầy đã báo trước tất cả cho anh em" ( Lc 13, 22-23).
Lý do khiến Chúa Giêsu khuyên bảo hãy tỉnh thức và chú ý về tinh thần đã được nói đến trong câu:
- " ..., vì anh em không biết khi nào thời ấy đến" ( Lc 13, 33).
Mới đọc thoáng qua, chúng ta có thể nghĩ rằng đó là một cách nói lơ lửng, không xác định, Chúa Giêsu dùng để tạo nên hồi họp, ái náy, lo âu về thời điểm không xác định của biến cố.
Nhưng đọc và suy nghĩ chính chắn hơn, văn mạch của đoạn Phúc Âm nói rỏ " thời điểm thuận tiện" ( kairós) đó.
Đó là thời điểm bất cứ lúc nào, cũng là lúc thuận tiện, tốt đẹp để mở rộng tâm hồn ra, lắng nghe lời Chúa nói với mình trong Phúc Âm và rộng mở tâm hồn ra để chờ đợi Chúa.
Thái độ bị ám ảnh muốn biết thời điểm ngày giờ ( như một vài nhà chiêm tinh, thật hay giả, kể cả Nostradamus tiên đoán tận thế vào năm một ngàn chẳng hạn) tạo ra hậu quả nặng nề, làm cho con người không nhận ra thời điểm thuận tiện đang có trước mặt:
- mỗi giây phút trong cuộc sống chúng ta là giây phút thuận tiện để lắng nghe tiếng Chúa nói với trong Phúc Âm, nói với trong tâm hồn mình,
- nói với qua lời giảng dạy của Giáo Hội và vâng phục thánh ý Chúa,
- chu toàn nhiệm vụ Chúa ủy thác cho trong cuộc sống " vác thập giá mình mà theo Ta " , hành động cho cuộc sống của chính mình và cho anh em.
Chỉ có tâm hồn biết lắng nghe lời Chúa, nhận biết thánh ý Chúa và đừng ngái ngủ, " hãy tỉnh thức ", thực hiện những gì Chúa giao cho, chu toàn bổn phận của mình, lợi ích cho mình và cho anh em, nhứt là những anh em cần được giúp đở, mới là người tín hữu biết lợi dụng thời gian hay cơ hội qúy báu được Chúa ban cho.
2 - Cuộc trở về bất thần của ông chủ.
Sau những lời dạy bảo thẳng thừng, nói thẳng và nói thật, chúng ta vừa suy niệm ở phần đầu ( Mc 13, 33), phần kế đến Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để dạy.
a) Các gia nhân.
Trong dụ ngôn có hai hạng nhân vật chính. Đó là người chủ nhà và các gia nhân, trong số đó vai trò của người gác cửa được làm nổi bậc:
- " Cũng như người kia trẫy phương xa, để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức" ( Mc 13, 34).
Người chủ nhà có dịp phải đi xa, nhưng chắc chắn sau đó một thời gian sẽ trở về.
Chủ đề về cuộc đi xa, " người kia trẫy phương xa ", cũng hàm chứa ý nghĩa " cuộc ra đi về bên kia thế giới ", nói đến ý nghĩa cái chết.
Nhưng ngày trở về trong Phúc Âm Thánh Marco, chương 13, liên tưởng đến biến cố ngày Con Người ngự đến trong vinh quang ( parusia) .
Hoàn cảnh của các gia nhân trong thời gian vắng chủ là hoàn cảnh của các tín hữu Chúa Ki Tô trong khoản thời gian chờ đợi, kể từ sau Phục Sinh cho đến ngày Chúa Ki Tô trở lại.
Đó là khoản thời gian cần " tỉnh thức" ( agrynêite) của người mục tử canh gác ruộng lúa hay canh gác đoàn chiên ban đêm và của " người giữ cửa phải canh thức".
Ý nghĩa của dụ ngôn không phải được đặt trọng tâm vào con người của ông chủ, cho bằng vào các chỉ thị mà ông ra lệnh cho gia nhân, được xem như là ý nghĩa lời khuyên dạy của dụ ngôn.
Trước tiên ông giao cho gia nhân, mỗi người một việc:
- " ... để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ mình, chỉ định cho mỗi người một việc, ..." ( Mc 13, 34).
Có lẽ với cách diển tả vừa kể, Thánh Marco có ý muốn nói đến ý nghĩa của thái độ " tỉnh thức " phải có của mỗi gia nhân là mỗi người phải chu toàn bổn phận phục vụ được giao pho của mình.
Cách diển tả của Thánh Marco, mới xem qua, có vẻ nghịch lý. Bởi lẽ các đầy tớ được giao cho bổn phận," mỗi người một việc " và " quyền " để phục vụ:
- " ...trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ dịnh cho mỗi người môt việc" ( Mt 13, 34).
Nhưng trong văn mạch Phúc Âm " quyền" và " bổn phận phục vụ " có thể hiểu được.
Bởi lẽ trong Giáo Hội, mỗi động tác phục vụ thiêng liêng cho cộng đồng dân Chúa chỉ có thể thực hiện được, bởi vì vị thừa tác viên đã nhận được " quyền ", đã được ơn Chúa biến cho ngài có khả năng và để phục vụ, tác động sinh hoa trái.
Đàng khác, " quyền hành" thực sự trong cộng đồng Ki Tô giáo là quyền được Chúa ban cho để trở thành phục vụ, chuyên cần tác động quảng đại và vô vị lợi cho " cả nhà ", hay trong ý nghĩa của dụ ngôn, cũng có thể hiểu là cho cả cộng đồng dân Chúa.
Nói cách khác " quyền " và " phục vụ " trong cộng đồng Giáo Hội có thể liên kết được với nhau bằng tình thương của người được ủy thác cho. Vị thừa tác viên dùng quyền của mình được Chúa giao phó cho để phục vụ cộng đồng dân Chúa, vì tình thương đối với Chúa và đối với các con chiên của Chúa mà mình phải chăm sóc.
Cũng vậy, các gia nhân trong dụ ngôn phải " tỉnh thức", chu toàn bổn phận được ông chủ " giao cho mỗi người một việc" trong khi chờ đợi ông chủ về, không phải là " phải tỉnh thức " vì sợ sệt như kẻ nô lệ, mà là tỉnh thức chu toàn bổn phận vì tình thương đối với ông chủ, đáp lại tình thương và tin cẩn mà ông đã đối xử với mình. Vì tin cẩn ông mới
- " ...để lại nhà, trao quyền cho các đầy tớ mình, chỉ định cho mỗi người một việc".
Hiểu như vậy, chúng ta thấy được dụ ngôn muốn nói lên cho chúng ta cộng đồng dân Chúa phải là nơi mà tình thương đuợc bộc lộ, qua cử chỉ các gia nhân chăm lo việc nhà, như là thái độ tác động phục vụ anh em và đang tích cực sống mong đợi ngày Chúa trở lại.
b) Người gác cửa.
Và như chúng ta có thể ghi nhận, trong dụ ngôn, giữa các gia nhân, có một nhân vật nổi bật, đó là " người gác cửa", được giao cho nhiệm vụ quan trọng cá biệt:
- " ..., và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức" ( Mc 13, 34).
Phận sự tỉnh thức và canh chừng chỉ được giao cho một mình anh.
Thật ra không dễ gì có thể đoán được anh là nhân vật nào, bởi lẽ bổn phận " tỉnh thức và canh chừng " trước tiên được giao cho anh, nhưng rồi vào khoản cuối dụ ngôn cho thấy bổn phận đó được giao cho tất cả gia nhân.
- " Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáyhay tảng sáng...Thầy nói với hết thảy mọi người là : phải canh thức ! " ( Mc 13, 36-38).
Chúng ta có thể đặt giả thuyết là " người giữ cửa " có phận sự như một thừa tác viên có phận vụ trong Giáo Hội, nhứt là phận vụ cần thiết " thức tỉnh và canh chừng" ( agrypnêite) bảo vệ đoàn chiên khỏi những kẻ có manh tâm, các thuyết lý sai lạc ngụy tạo, các lối sống ích kỷ, sa đoạ.
Chức vụ, " quyền lực " trong cộng đồng Giáo Hội trước tiên không phải là danh vị, được mọi người kính trọng, cho bằng là một trách nhiệm.
Bởi đó chức vụ càng cao, trọng trách càng nặng nề, không tha chuẩn cho người được ủy thác " quyền lực ", được khỏi chuyên cần chu toàn bổn phận. Có chăng càng đòi hỏi vị có " quyền lực "<.em> phải xả thân hơn nữa, xả thân hoàn toàn với cả sức lực thể xác lẫn nội tâm sâu đậm, sinh kết quả lợi ích cho cộng đồng dân Chúa.
c) Ngày trở lại của ông chủ.
Bài dụ ngôn mời gọi chúng ta chú ý đến ngày trở về của ông chủ.
Thời gian chờ đợi có thể kéo dài, bởi lẽ con người không ai biết được thời gian của đồ án Thiên Chúa. Chúng ta chỉ biết vững tâm chờ đợi mà thôi:
- " Còn ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay Con Người cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi " ( Mc 13, 32).
Bởi đó Thánh Marco thình lình tắt ngang đoạn dụ ngôn đang nói về mối tương quan giữa ông chủ và các gia nhân, để nói trực diện với cộng đồng, khuyến khích mọi người hãy tỉnh thức canh chừng và xác quyết chắc chắn Chúa sẽ trở lại, mặc dầu chúng ta không biết lúc nào:
- " Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng" ( Mc 13, 35).
Cách nói trực diện vừa kể làm cho ai đọc Phúc Âm ngài không thể coi mình là người ngoại cuộc, không phải thuộc hàng gia nhân của ông chủ đang đề cập, bởi đó thái độ sẵn sàng chờ đợi phải có không liên hệ gì đến mình.
Cách liệt kê giờ giấc ban đêm cho thấy nhiều lúc chúng ta có cảm tưởng chờ đợi đến vô tận, kể cả suốt đêm:
- " ...lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng".
Cách liệt kê vừa kể lấy lại thói quen dùng thời điểm của người Roma, chia đêm tối thành bốn " canh " chính, cho chúng ta cảm thấy bất định trong lúc chờ đợi, nhưng đừng vì đó mà bối rối, nghi ngờ về ngày Chúa đến.
Đối với các gia nhân trong Phúc Âm hay đối với chúng ta cũng vậy, mối ngờ vực vừa kể, nhứt là thời gian chờ đợi kéo dài, có thể đưa đến nản chí, chểnh mảng làm việc tắc trách hay bỏ bê bổn phận, mà ông chủ " chỉ định cho mỗi người một việc" ( Mt 13, 34), rồi ngủ thiếp đi, trong lúc ông chủ trở về.
Thái độ ăn ở không phải lẽ đó, được cảnh giác rõ ràng:
- " Anh em phải canh thức, kẻo lỡ ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ" ( Mc 13, 36).
Làm sao có thể thắng được lời khuyên dạy gần như hăm doạ vừa kể ?
Đó là những gì Thánh Marco đã viết lên rõ rệt ở phần đầu của đoạn Phúc Âm hôm nay: hãy sống trung thành hằng ngày với phận vụ Chúa giao cho, chăm lo thực hành chu đáo những gì Chúa đã " chỉ định cho mỗi người một việc", khi chúng ta mở mắt chào đời.
3 - Thầy cũng nói với hết thảy mọi người.
Bài dụ ngôn chúng ta đang suy niệm được Chúa Giêsu kể lại, để trả lời cho câu hỏi của bốn môn đệ đặt ra với Người về thời điểm của ngày cánh chung, theo sự hiểu biết của các ông ngày giờ đó cũng trùng hợp với việc Đền Thờ bị phá hủy:
- " Lúc Chúa Giêsu ngồi trên núi Oliva, đối diện với Đền Thờ, các ông Phêrô, Giacobe, Gioan và Andrea hỏi riêng Người: Xin Thầy nói cho chúng con biết bao giờ sự việc ấy sẽ xảy ra, và khi tất cả sắp đến hồi chung cuộc, thì có điềm gì báo trước ? " ( Mc 13, 3-4).
Giờ đây, dụ ngôn Chúa Giêsu kể ra để trả lời, không những cho các ông, mà cho tất cả các môn đệ, không trừ ai:
- " Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: phải canh thức ! " ( Mc 13, 37).
Câu nói vừa kể cũng là câu nói được lập đi lập lại cho cả cộng đồng dân Chúa, " phải canh thức" ( gregorêite):
- " Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến..." ( Mc 13, 35).
- " ..., Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: phải canh thức ! " ( Mc 13, 37).
Dĩ nhiên " nói với hết thảy mọi người ", cũng là nói với mỗi người chúng ta đang suy niệm dụ ngôn trong Phúc Âm.
Ý nghĩa liên hệ đến người đang đọc và suy niệm Phúc Âm như chúng ta, Thánh Marco đã có ý đề cập đến khi ngài mời gọi mọi người hãy chú ý đọc lại đoạn Phúc Âm sắp được viết ra, và ngài viết:
- " ...ai đọc hãy lo mà hiểu !..." ( Mc 13, 14).
Với ý nghĩa lời Chúa Giêsu khuyên dạy, " hãy tỉnh thức" ( agrypnêite), chúng ta cũng có thể hiểu là phải chú tâm đến các động từ khác ở thể mệnh lệnh tính:
- hãy chú ý, coi chừng:
* " Phần anh em, hãy coi chừng: Thầy đã báo trước tất cả cho anh em ! " ( Mc 13, 23).
* " Phần anh em, anh em hãy coi chừng! Người ta sẽ nộp anh em cho các hội đồng và các hội đường; anh em sẽ bị đánh đòn; anh em sẽ phải ra trước măt vua chúa, quan quyền vì Thầy, để làm chứng cho họ biết" ( Mc 13, 9).
- đừng bấn loạn, khiếp sợ:
* " Khi anh em nghe có giặt giã và tin đồn giặc giã, thì đừng khiếp sợ. Những việc đó phải xảy ra, nhưng chưa phải là chung cuộc" ( Mc 13, 7).
- đừng lo lắng:
* " Khi người ta điệu anh em đi nộp, thì anh em đừng lo trước phải nói gì, nhưng trong giờ đó, Thiên Chúa cho anh em biết điều gì, thì hãy nói điều ấy: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thánh Thần nói " ( Mc 13, 11).
- hãy cầu nguyện:
* " Anh em hãy cầu xin cho điều ấy đừng xảy ra vào mùa đông" ( Mc 13, 18).
Chính cử chỉ cầu nguyện là thái độ thiết thực của người " tỉnh thức và canh chừng ", đợi ngày Chúa đến.
Đó cũng là thái độ Chúa Giêsu dạy bảo các Tông Đồ trong lúc thảm trạng ở vười Giêtsêmani:
- " Anh em hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ, vì tin thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối " ( Mc 14, 38).
Để kết luận, chúng ta có thể hiểu lời dạy bảo của Chúa Giêsu qua dụ ngôn, là một định hướng qúy báu:
- giữ cho đức tin tỉnh thức là giữ cho tâm hồn cầu nguyện tỉnh thức liên kết với Chúa,
- tiếp tục bền chí vững tâm trong động tác cầu nguyện
- và phó thác cho Chúa,
- nuôi sống đức tin bằng cuộc sống đối thoại với Chúa và không xao lãng trong cuộc sống hằng ngày bổn phận thực hiện " mỗi người một việc" hay những yến bạc Chúa giao cho ( Mt 25, 14-30).
Nguyễn Học Tập