Dan Lee
11-25-2008, 10:29 PM
Mùa Vọng - I - Năm B
VUI MỪNG VÀ LẮNG NGHE
1. VUI MỪNG
Tâm tình của người Ki-tô hữu trong những ngày chuẩn bị lễ Giáng sinh phải là tâm tình mừng vui, như thánh Phao-lô khuyên nhủ trong thư gửi tín hữu Phi-líp : “Thưa anh em, anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại : vui lên anh em ! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hòa rộng rãi, Chúa đã sắp đến rồi. Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn mà giải bầy trước mặt Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa là bình an không ai hiểu thấu sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hiệp với Đức Giê-su Ki-tô.” (Pl 4,1-7)
Ai chẳng muốn vui như thế. Nhưng xem ra khó, vì niềm vui bình thường phát xuất từ con người và sự vật bên ngoài, như vui vì được gặp lại người thân, được người ta hiểu biết thông cảm, được thành công may mắn, không phải lo ăn lo mặc, có công việc làm bảo đảm chắc chắn, có một địa vị nào đó trong xã hội v.v... Thành ra niềm vui phải dựa vào ngoại cảnh. Ngoại cảnh có thuận lợi thì lòng người mới dễ vui. Nếu vui chỉ hiểu theo nghĩa này thôi thì phạm vi khá nhỏ hẹp và cũng chẳng mấy khi chúng ta hoàn toàn được vui, vì có bao giờ chúng ta hội đủ được những điều kiện bên ngoài để vui đâu; mà dù cho có đi nữa thì niềm vui cũng không kéo dài được. Bởi vậy người ta mới phải mua vui, tìm vui. Nhưng rồi những niềm vui này cũng lại mau qua khiến người ta phải tìm những niềm vui khác. Và cứ thế, cái vui này tiếp nối cái vui kia cho đến khi chẳng cái vui nào thỏa mãn hoàn toàn được lòng người.
Nhưng tâm tình mừng vui của người tín hữu trong những ngày này vượt ra ngoài phạm vi của những niềm vui thông thường. Đó là niềm vui trong Chúa. Niềm vui trong Chúa phải chăng là quá lý tưởng không thực tế? Nghe nói thì cũng biết vậy thôi, chứ lý thú gì cho bằng những niềm vui thông thường ở đời! Quả thật, thoạt mới nghe vui trong Chúa có vẻ lý thuyết lắm, nhưng nghĩ kỹ mới thấy thấm thía và chỉ có niềm vui này mới thỏa mãn được khát vọng sâu xa của lòng người.
Vui trong Chúa là thế nào ?
Vui trong Chúa là đặt niềm vui nơi Chúa, lấy Chúa làm niềm vui cho mình hay được Chúa đổ đầy Thánh Thần của Người trong chúng ta. Vui trong Chúa, bởi vì chính Chúa là nguồn hoan lạc của ta. Niềm vui này căn cứ trên ơn được Chúa ở cùng. Chúa ở trong linh hồn ta, khi ta sạch tội. Người ban cho ta được bình an trong tâm hồn, được thanh thoát nhẹ nhàng, được nếm tất cả sự ngọt ngào khi kết hợp với Người, qua những lần tiếp xúc với Người trong kinh nguyện ở nhà thờ hay ở những nơi thanh vắng yên lặng, lúc chúng ta cầu nguyện riêng một mình. Chúng ta còn vui khi được Chúa ban cho sức mạnh để đẩy lui các cơn cám dỗ, hoặc chịu đựng và thắng vượt các nghịch cảnh.
Hiệu quả của niềm vui này là chúng ta ăn ở hiền hòa, rộng rãi, tin tưởng phó thác mọi nỗi lo âu của chúng ta trong tay Chúa và thành thật giải bày với Người những điều chúng ta ước ao thỉnh nguyện.
Làm thế nào để có được niềm vui này ?
Đây là niềm vui Chúa ban vào thời Đấng Mê-si-a ngự đến, nghĩa là thời Cứu thế, đặc biệt hằng năm vào dịp chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh, Người ban cho ai nấy được chan chứa niềm vui, vì được Người đến viếng thăm và ban ơn cứu độ.
Điều kiện để được hưởng niềm vui này, trước hết là chúng ta phải có một tâm hồn đơn sơ nghèo khó, nghĩa là tùy thuộc và trông đợi ở Chúa. Sự nghèo khó ở đây hiểu về một trạng thái tinh thần hơn là một cảnh nghèo thực sự, vì ai cũng có thể tạo cho mình một tâm hồn đơn sơ nghèo khó qui hướng và tùy thuộc vào Chúa như những người con tùy thuộc cha mẹ.
Ngoài ra là khiêm nhường. Người nghèo bên trong cũng như bên ngoài thì dễ khiêm nhường, không tự phụ vì biết mình chẳng có gì đáng tự phụ. Mà Chúa lại đặc biệt ưa thích và ban ơn cho hạng người nghèo vì họ được Thiên Chúa ưu tiên viếng thăm (xem Lc 2,24), chúc lành (Lc 6,20; Mt 5,3).
Cuối cùng là cầu nguyện. Nhưng không phải là cầu nguyện để xin những ơn vật chất mà thôi, nhưng cầu nguyện để kết hợp với Chúa, để tìm ra ý của Người và nhất là để khám phá ra tất cả ý nghĩa của cuộc đời người Ki-tô hữu.
2. LẮNG NGHE TỈNH THỨC
Tỉnh thức và lắng nghe là hai thái độ cần thiết của những người sống trong tình trạng chờ đợi và canh chừng. Hiện nay, trong những ngày gần kề chuẩn bị lễ Giáng sinh, chúng ta là những người đang đợi chờ và canh chừng Chúa đến.
Lý do khiến chúng ta phải tỉnh thức, canh chừng, ngoài ý nghĩa tôn giáo sâu xa, là một lý do thuộc phạm vi giao tế do phép lịch sự xui khiến.
Quả vậy, theo phép lịch sự thông thường, khi đã hẹn đón ai thì lúc người ấy đến, ta phải tỏ ra sẳn sàng đón tiếp người ấy. Ta càng quý người mình đón tiếp bao nhiêu thì lại càng tỏ ra mình bằng lòng mất thời giờ vì người ấy, và nếu có bị xáo trộn một chút trong nếp sống hàng ngày thì cũng lấy làm vui.
Đối với Chúa Cứu thế cũng vậy. Sắp đến ngày trọng đại kỷ niệm lễ Giáng sinh của Người rồi; lẽ đương nhiên là chúng ta phải tỉnh thức chờ Người đến. Chúng ta đã biết ngày và giờ Người đến, nhưng ngày và giờ ấy mới chỉ có tính cách kỷ niệm, và nếu chỉ mừng ngày Chúa Giáng sinh như mừng một ngày kỷ niệm thì mọi sự cũng sẽ mau qua lắm. Cho nên hàng năm, chúng ta mừng lễ Giáng sinh như một kỷ niệm đã đành, vì đó là một ngày rất đáng kỷ niệm, một biến cố phân chia lịch sử loài người ra làm hai giai đoạn, mà hơn nữa còn phải mừng ngày ấy như một dịp nhắc nhở và hướng lòng chúng ta về thời viễn lai như chúng ta vẫn thường xưng tụng mỗi ngày trong Thánh lễ: “Lạy Chúa Ki-tô phục sinh, mỗi lần ăn bánh và uống chén này chúng con loan truyền Chúa đã chịu chết và đợi chờ ngày Chúa quang lâm”.
Bây giờ chúng ta chuẩn bị mừng ngày Giáng sinh nhưng chính ra là đợi chờ ngày Chúa quang lâm, nghĩa là ngày Chúa đến lần thứ hai, khi lịch sử loài người kết thúc. Lần thứ nhất, Chúa đến trong hang đá máng cỏ, trong cuộc đời hàng ngày của chúng ta và lần thứ hai Người đến với đầy vẻ oai phong rực rỡ để phán xét người sống cũng như kẻ chết, rồi đưa chúng ta vào vương quốc của Người.
Ban đầu Giáo hội không mừng lễ Giáng sinh mà chỉ mừng lễ Phục sinh. Mãi đến năm 353, ĐGH Li-bê-ri-ô mới ấn định ngày 25 tháng 12 làm ngày mừng Chúa giáng sinh, để thay cho ngày đông chí của người Rô-ma mừng Thần Mặt trời cũng vào những ngày đó. Còn hình thức mừng lễ Giáng sinh như ngày nay với cây thông đèn sao hang đá, máng cỏ mới có từ thế kỷ XIII (1223) vào thời thánh Phan-xi-cô khó khăn, hai năm trước khi thánh nhân qua đời. Sau đó, thánh Clara mới đem phổ biến trong Dòng Anh em hèn mọn, rồi cuối cùng lan rộng khắp thế giới.
Phải tỉnh thức thế nào ?
Phải tỉnh thức như những người hoạt động chứ không phải như những kẻ ngồi chờ mà không làm gì cả. Trước hết là tỉnh thức để chỉnh đốn lại linh hồn. Thứ hai là tỉnh thức để nghĩ và hướng về ngày Chúa đến rực rỡ trong vinh quang, bằng những việc làm biểu lộ đức tin của mình. Thứ ba là tỉnh thức để tránh rơi vào cạm bẫy của những hành vi đam mê, dục vọng bất chính.
Có như thế thì việc chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh hằng năm mới có ý nghĩa sâu xa và nhắm tới ngày Chúa lại đến là ngày quyết định cho cuộc đời Ki-tô hữu chúng ta.
3. LẮNG NGHE
Trong những ngày này, Thiên Chúa muốn nói với chúng ta và quả thực Người đã nói nhiều qua những bài sách Thánh chúng ta đã nghe từ đầu Mùa Vọng cho đến bây giờ và đặc biệt từ đầu tuần cho đến nay. Những lời đó là những lời loan báo Chúa Cứu thế đã gần đến và chúng ta phải sửa soạn ra nghênh đón Người.
Thiên Chúa đã nói.
Người đã nói bằng nhiều kiểu nhiều cách với các bậc tổ tiên chúng ta như Áp-ra-ham, Gia-cóp, I-xa-ác và các ngôn sứ như Ê-li, Ê-li-sêu, I-sa-i-a và đến thời cuối cùng này qua chính con Một của Người là Đức Giê-su Ki-tô. Đức Giê-su Ki-tô là chính lời của Thiên Chúa. Thiên Chúa nói một cách đặc biệt qua chính Con Người, và cuộc đời của Đức Giê-su Ki-tô mà chúng ta đang chuẩn bị mừng kỷ niệm Giáng sinh.
Ngày nay Thiên Chúa vẫn còn nói :
Trong sách Thánh chúng ta đọc hay nghe hằng ngày, hoặc qua các biến cố xảy đến cho quê hương xứ sở, cho cá nhân, gia đình cũng như cho xã hội. Có thể coi đó là những thời điểm Thiên Chúa muốn dùng để nói với ta một cái gì. Bổn phận của chúng ta là phải tỉnh mắt, thính tai để nhìn thấy sự việc Thiên Chúa muốn chỉ bảo và lắng nghe điều Người muốn nói.
Thiên Chúa nói đặc biệt trong những Mùa Phụng vụ và những dịp lễ lớn.
Trong những Mùa và Lễ này có nhiều cái bên ngoài dễ đánh động chúng ta hơn, như những bài sách Thánh đặc biệt nói riêng về mầu nhiệm chúng ta sắp cử hành, những ngày tĩnh tâm dọn mừng lễ và chính những sự chuẩn bị ở bên ngoài để mừng lễ nữa. Tất cả những thứ đó đều có thể được coi như những cơ hội Thiên Chúa dùng để nói với chúng ta.
Vậy, thái độ chúng ta phải như thế nào?
Trước hết, phải như ngôn sứ Sa-mu-en, nghĩa là xin Chúa nói, vì chúng ta đang sẵn sàng đón nghe. Nghe rồi nhưng không bỏ ngoài tai, mà trái lại cố gắng noi gương Đức Mẹ giữ kỹ và suy đi nghĩ lại, để làm mẫu mực sống cho mình.
Ngoài ra là phải để cho lòng mình lắng xuống trong sự im lặng suy nghĩ, tạm bỏ qua một bên những bận tâm lo lắng của đời sống hàng ngày, vào những thời khắc thuận tiện mình dành cho Chúa, mỗi khi đọc kinh cầu nguyện hay đi lễ đi nhà thờ. Những thời khắc yên lặng đó dù chóng vánh cũng rất cần thiết, để cho Lời Chúa thấm vào lòng ta. Sau khi giảng, hay rước lễ, nếu có ngưng một vài phút cũng là vì vậy.
Bởi thế, lắng nghe là thái độ cần thiết và hợp lý để ý nghĩa của Mầu nhiệm Giáng sinh tràn ngập tâm hồn ta, hầu đem lại cho ta niềm vui và bình an thật sự như lời thần sứ loan báo : “Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”.
Lm. An-rê Đỗ xuân Quế O.P
VUI MỪNG VÀ LẮNG NGHE
1. VUI MỪNG
Tâm tình của người Ki-tô hữu trong những ngày chuẩn bị lễ Giáng sinh phải là tâm tình mừng vui, như thánh Phao-lô khuyên nhủ trong thư gửi tín hữu Phi-líp : “Thưa anh em, anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại : vui lên anh em ! Sao cho mọi người thấy anh em sống hiền hòa rộng rãi, Chúa đã sắp đến rồi. Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn mà giải bầy trước mặt Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa là bình an không ai hiểu thấu sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hiệp với Đức Giê-su Ki-tô.” (Pl 4,1-7)
Ai chẳng muốn vui như thế. Nhưng xem ra khó, vì niềm vui bình thường phát xuất từ con người và sự vật bên ngoài, như vui vì được gặp lại người thân, được người ta hiểu biết thông cảm, được thành công may mắn, không phải lo ăn lo mặc, có công việc làm bảo đảm chắc chắn, có một địa vị nào đó trong xã hội v.v... Thành ra niềm vui phải dựa vào ngoại cảnh. Ngoại cảnh có thuận lợi thì lòng người mới dễ vui. Nếu vui chỉ hiểu theo nghĩa này thôi thì phạm vi khá nhỏ hẹp và cũng chẳng mấy khi chúng ta hoàn toàn được vui, vì có bao giờ chúng ta hội đủ được những điều kiện bên ngoài để vui đâu; mà dù cho có đi nữa thì niềm vui cũng không kéo dài được. Bởi vậy người ta mới phải mua vui, tìm vui. Nhưng rồi những niềm vui này cũng lại mau qua khiến người ta phải tìm những niềm vui khác. Và cứ thế, cái vui này tiếp nối cái vui kia cho đến khi chẳng cái vui nào thỏa mãn hoàn toàn được lòng người.
Nhưng tâm tình mừng vui của người tín hữu trong những ngày này vượt ra ngoài phạm vi của những niềm vui thông thường. Đó là niềm vui trong Chúa. Niềm vui trong Chúa phải chăng là quá lý tưởng không thực tế? Nghe nói thì cũng biết vậy thôi, chứ lý thú gì cho bằng những niềm vui thông thường ở đời! Quả thật, thoạt mới nghe vui trong Chúa có vẻ lý thuyết lắm, nhưng nghĩ kỹ mới thấy thấm thía và chỉ có niềm vui này mới thỏa mãn được khát vọng sâu xa của lòng người.
Vui trong Chúa là thế nào ?
Vui trong Chúa là đặt niềm vui nơi Chúa, lấy Chúa làm niềm vui cho mình hay được Chúa đổ đầy Thánh Thần của Người trong chúng ta. Vui trong Chúa, bởi vì chính Chúa là nguồn hoan lạc của ta. Niềm vui này căn cứ trên ơn được Chúa ở cùng. Chúa ở trong linh hồn ta, khi ta sạch tội. Người ban cho ta được bình an trong tâm hồn, được thanh thoát nhẹ nhàng, được nếm tất cả sự ngọt ngào khi kết hợp với Người, qua những lần tiếp xúc với Người trong kinh nguyện ở nhà thờ hay ở những nơi thanh vắng yên lặng, lúc chúng ta cầu nguyện riêng một mình. Chúng ta còn vui khi được Chúa ban cho sức mạnh để đẩy lui các cơn cám dỗ, hoặc chịu đựng và thắng vượt các nghịch cảnh.
Hiệu quả của niềm vui này là chúng ta ăn ở hiền hòa, rộng rãi, tin tưởng phó thác mọi nỗi lo âu của chúng ta trong tay Chúa và thành thật giải bày với Người những điều chúng ta ước ao thỉnh nguyện.
Làm thế nào để có được niềm vui này ?
Đây là niềm vui Chúa ban vào thời Đấng Mê-si-a ngự đến, nghĩa là thời Cứu thế, đặc biệt hằng năm vào dịp chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh, Người ban cho ai nấy được chan chứa niềm vui, vì được Người đến viếng thăm và ban ơn cứu độ.
Điều kiện để được hưởng niềm vui này, trước hết là chúng ta phải có một tâm hồn đơn sơ nghèo khó, nghĩa là tùy thuộc và trông đợi ở Chúa. Sự nghèo khó ở đây hiểu về một trạng thái tinh thần hơn là một cảnh nghèo thực sự, vì ai cũng có thể tạo cho mình một tâm hồn đơn sơ nghèo khó qui hướng và tùy thuộc vào Chúa như những người con tùy thuộc cha mẹ.
Ngoài ra là khiêm nhường. Người nghèo bên trong cũng như bên ngoài thì dễ khiêm nhường, không tự phụ vì biết mình chẳng có gì đáng tự phụ. Mà Chúa lại đặc biệt ưa thích và ban ơn cho hạng người nghèo vì họ được Thiên Chúa ưu tiên viếng thăm (xem Lc 2,24), chúc lành (Lc 6,20; Mt 5,3).
Cuối cùng là cầu nguyện. Nhưng không phải là cầu nguyện để xin những ơn vật chất mà thôi, nhưng cầu nguyện để kết hợp với Chúa, để tìm ra ý của Người và nhất là để khám phá ra tất cả ý nghĩa của cuộc đời người Ki-tô hữu.
2. LẮNG NGHE TỈNH THỨC
Tỉnh thức và lắng nghe là hai thái độ cần thiết của những người sống trong tình trạng chờ đợi và canh chừng. Hiện nay, trong những ngày gần kề chuẩn bị lễ Giáng sinh, chúng ta là những người đang đợi chờ và canh chừng Chúa đến.
Lý do khiến chúng ta phải tỉnh thức, canh chừng, ngoài ý nghĩa tôn giáo sâu xa, là một lý do thuộc phạm vi giao tế do phép lịch sự xui khiến.
Quả vậy, theo phép lịch sự thông thường, khi đã hẹn đón ai thì lúc người ấy đến, ta phải tỏ ra sẳn sàng đón tiếp người ấy. Ta càng quý người mình đón tiếp bao nhiêu thì lại càng tỏ ra mình bằng lòng mất thời giờ vì người ấy, và nếu có bị xáo trộn một chút trong nếp sống hàng ngày thì cũng lấy làm vui.
Đối với Chúa Cứu thế cũng vậy. Sắp đến ngày trọng đại kỷ niệm lễ Giáng sinh của Người rồi; lẽ đương nhiên là chúng ta phải tỉnh thức chờ Người đến. Chúng ta đã biết ngày và giờ Người đến, nhưng ngày và giờ ấy mới chỉ có tính cách kỷ niệm, và nếu chỉ mừng ngày Chúa Giáng sinh như mừng một ngày kỷ niệm thì mọi sự cũng sẽ mau qua lắm. Cho nên hàng năm, chúng ta mừng lễ Giáng sinh như một kỷ niệm đã đành, vì đó là một ngày rất đáng kỷ niệm, một biến cố phân chia lịch sử loài người ra làm hai giai đoạn, mà hơn nữa còn phải mừng ngày ấy như một dịp nhắc nhở và hướng lòng chúng ta về thời viễn lai như chúng ta vẫn thường xưng tụng mỗi ngày trong Thánh lễ: “Lạy Chúa Ki-tô phục sinh, mỗi lần ăn bánh và uống chén này chúng con loan truyền Chúa đã chịu chết và đợi chờ ngày Chúa quang lâm”.
Bây giờ chúng ta chuẩn bị mừng ngày Giáng sinh nhưng chính ra là đợi chờ ngày Chúa quang lâm, nghĩa là ngày Chúa đến lần thứ hai, khi lịch sử loài người kết thúc. Lần thứ nhất, Chúa đến trong hang đá máng cỏ, trong cuộc đời hàng ngày của chúng ta và lần thứ hai Người đến với đầy vẻ oai phong rực rỡ để phán xét người sống cũng như kẻ chết, rồi đưa chúng ta vào vương quốc của Người.
Ban đầu Giáo hội không mừng lễ Giáng sinh mà chỉ mừng lễ Phục sinh. Mãi đến năm 353, ĐGH Li-bê-ri-ô mới ấn định ngày 25 tháng 12 làm ngày mừng Chúa giáng sinh, để thay cho ngày đông chí của người Rô-ma mừng Thần Mặt trời cũng vào những ngày đó. Còn hình thức mừng lễ Giáng sinh như ngày nay với cây thông đèn sao hang đá, máng cỏ mới có từ thế kỷ XIII (1223) vào thời thánh Phan-xi-cô khó khăn, hai năm trước khi thánh nhân qua đời. Sau đó, thánh Clara mới đem phổ biến trong Dòng Anh em hèn mọn, rồi cuối cùng lan rộng khắp thế giới.
Phải tỉnh thức thế nào ?
Phải tỉnh thức như những người hoạt động chứ không phải như những kẻ ngồi chờ mà không làm gì cả. Trước hết là tỉnh thức để chỉnh đốn lại linh hồn. Thứ hai là tỉnh thức để nghĩ và hướng về ngày Chúa đến rực rỡ trong vinh quang, bằng những việc làm biểu lộ đức tin của mình. Thứ ba là tỉnh thức để tránh rơi vào cạm bẫy của những hành vi đam mê, dục vọng bất chính.
Có như thế thì việc chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh hằng năm mới có ý nghĩa sâu xa và nhắm tới ngày Chúa lại đến là ngày quyết định cho cuộc đời Ki-tô hữu chúng ta.
3. LẮNG NGHE
Trong những ngày này, Thiên Chúa muốn nói với chúng ta và quả thực Người đã nói nhiều qua những bài sách Thánh chúng ta đã nghe từ đầu Mùa Vọng cho đến bây giờ và đặc biệt từ đầu tuần cho đến nay. Những lời đó là những lời loan báo Chúa Cứu thế đã gần đến và chúng ta phải sửa soạn ra nghênh đón Người.
Thiên Chúa đã nói.
Người đã nói bằng nhiều kiểu nhiều cách với các bậc tổ tiên chúng ta như Áp-ra-ham, Gia-cóp, I-xa-ác và các ngôn sứ như Ê-li, Ê-li-sêu, I-sa-i-a và đến thời cuối cùng này qua chính con Một của Người là Đức Giê-su Ki-tô. Đức Giê-su Ki-tô là chính lời của Thiên Chúa. Thiên Chúa nói một cách đặc biệt qua chính Con Người, và cuộc đời của Đức Giê-su Ki-tô mà chúng ta đang chuẩn bị mừng kỷ niệm Giáng sinh.
Ngày nay Thiên Chúa vẫn còn nói :
Trong sách Thánh chúng ta đọc hay nghe hằng ngày, hoặc qua các biến cố xảy đến cho quê hương xứ sở, cho cá nhân, gia đình cũng như cho xã hội. Có thể coi đó là những thời điểm Thiên Chúa muốn dùng để nói với ta một cái gì. Bổn phận của chúng ta là phải tỉnh mắt, thính tai để nhìn thấy sự việc Thiên Chúa muốn chỉ bảo và lắng nghe điều Người muốn nói.
Thiên Chúa nói đặc biệt trong những Mùa Phụng vụ và những dịp lễ lớn.
Trong những Mùa và Lễ này có nhiều cái bên ngoài dễ đánh động chúng ta hơn, như những bài sách Thánh đặc biệt nói riêng về mầu nhiệm chúng ta sắp cử hành, những ngày tĩnh tâm dọn mừng lễ và chính những sự chuẩn bị ở bên ngoài để mừng lễ nữa. Tất cả những thứ đó đều có thể được coi như những cơ hội Thiên Chúa dùng để nói với chúng ta.
Vậy, thái độ chúng ta phải như thế nào?
Trước hết, phải như ngôn sứ Sa-mu-en, nghĩa là xin Chúa nói, vì chúng ta đang sẵn sàng đón nghe. Nghe rồi nhưng không bỏ ngoài tai, mà trái lại cố gắng noi gương Đức Mẹ giữ kỹ và suy đi nghĩ lại, để làm mẫu mực sống cho mình.
Ngoài ra là phải để cho lòng mình lắng xuống trong sự im lặng suy nghĩ, tạm bỏ qua một bên những bận tâm lo lắng của đời sống hàng ngày, vào những thời khắc thuận tiện mình dành cho Chúa, mỗi khi đọc kinh cầu nguyện hay đi lễ đi nhà thờ. Những thời khắc yên lặng đó dù chóng vánh cũng rất cần thiết, để cho Lời Chúa thấm vào lòng ta. Sau khi giảng, hay rước lễ, nếu có ngưng một vài phút cũng là vì vậy.
Bởi thế, lắng nghe là thái độ cần thiết và hợp lý để ý nghĩa của Mầu nhiệm Giáng sinh tràn ngập tâm hồn ta, hầu đem lại cho ta niềm vui và bình an thật sự như lời thần sứ loan báo : “Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”.
Lm. An-rê Đỗ xuân Quế O.P