Kiti_Kiti
11-26-2008, 02:46 AM
:)
Dân tộc Việt Nam có truyền thống nặng về tình hơn là về lý. "Phàm sự lưu nhân tình. Hậu lai hão tương kiến." Là người Việt Nam, chúng ta thấy đây là truyền thống thiêng liêng, quí báu cần nâng niu gìn giữ. Tình phụ tử, tình mẫu tử. Tình cha nghĩa mẹ. Tình chồng nghĩa vợ. Tình bà con ruột thịt. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã". Tình đồng môn. Tình đồng hương. Những tình cảm nầy níu kéo chúng ta, đem chúng ta lại gần nhau, thúc đẩy chúng ta yêu thương nhau, binh vực nhau, giúp đỡ nhau.
Tuy nhiên vì quá nặng tình, chúng ta nhiều khi quên cái lý. Nếu chọn giữa hợp tình và hợp lý, người Việt thường chọn chữ tình. Dĩ nhiên đối với cuộc sống bình thường trong xã hội giữa đời nầy, những lựa chọn như thế không ảnh hưởng đến cuộc đời chúng ta bao nhiêu. Chúng ta có được hai chữ bình an với người thân và người láng giềng là đủ rồi. Nhưng đối với những vấn đề liên quan đến chân lý thì sao? Đặc biệt là vấn đề niềm tin tôn giáo, vấn đề chọn lựa con đường Cứu rỗi linh hồn, vấn đề chọn lối sống tinh thần cho gia đình và giòng giống mai sau. Đây là những vấn đề lớn, chúng ta không thể nặng chữ tình mà quên chữ lý hoặc nặng chữ lý mà quên chữ tình.
Đơn cử ví dụ về tình và lý:
Trong truyền thống tín ngưỡng và văn hoá Việt Nam, cho đến nay nhiều người vẫn thờ hình lạy tượng, thắp hương khấn vái, dọn bàn cúng giỗ và cố liên lạc với ông bà, cha mẹ quá cố. Có người đem tiền thật mua những đồ vàng mã như nhà cửa, xe cộ, tiền bạc giả và các vật dụng trong gia đình hoàn toàn bằng giấy rồi đem đốt đi nhằm mục đích để ông bà và người thân nơi "chín suối" có đủ vật dụng để tiêu dùng. Điều nầy hợp tình không? Có! Điều nầy có hợp lý không? Không! Nhiều người đã chọn cái tình mà quên cái lý và họ tiếp tục giữ truyền thống nầy.
Chúng ta muốn chọn hợp tình hợp lý thì phải làm sao?
Là người tin thờ Đức Chúa Trời, chúng tôi có sự dạy dỗ rõ ràng về bổn phận con cái đối với ông bà cha mẹ: "Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi (ấy là điều răn thứ nhất, có một lời hứa nối theo) hầu cho ngươi được phước và sống lâu trên đất" (ê-phê-sô 6:2). Bổn phận quan trọng nhất là yêu mến, vâng lời, phụng dưỡng khi ông bà cha mẹ còn sống. Khi ông bà cha mẹ qua đời thì lo chôn cất chu đáo, lo xây mộ, tảo mộ, gìn giữ mồ mã ông bà cho tốt, giữ gìn danh thơm tiếng tốt cho dòng họ và nhắc nhở con cháu noi gương ông bà cha mẹ sống hạnh phúc, chung thủy, thành đạt trên đời. Nhưng còn việc cúng giỗ như người đời thì sao? Đây là chỗ chúng tôi phải lựa chọn. Chúng tôi phải chọn chân lý, phải hợp tình hợp lý. Chúng tôi tin giá trị của sự họp mặt bà con dòng họ và gia đình thân tộc hằng năm là cần thiết, nên chúng tôi tổ chức "ngày họp mặt bà con dòng họ và gia đình", nhân dịp kỷ niệm ngày thân nhân quá cố hoặc ngày sinh nhật của thân nhân. Chúng tôi tổ chức bữa tiệc họp mặt đàng hoàng, chúng tôi hiệp lại nhắc đến công ơn cha mẹ, giới thiệu bà con dòng họ cho con cháu hay biết, chúng tôi cầu nguyện Đức Chúa Trời cho bà con dòng họ gia đình sống hạnh phúc, mạnh khoẻ, thành công rồi chúng tôi ăn uống vui vẻ thật thà, tránh xa việc say sưa, tranh cãi trong ngày kỷ niệm thiêng liêng nầy. Đó là việc làm hợp tình hợp lý dưới ánh sáng chân lý.
Chân lý là gì?
Nói một cách dễ hiểu: Chân lý là lẽ thật có lý. Nếu lẽ thật mà vô lý thì không thể là chân lý. Chúng ta nhiều khi đứng trước sự lựa chọn giữa tình và lý. Có người chọn lý, có người chọn tình. Riêng chúng tôi thì muốn chọn hợp tình hợp lý. Làm sao có thể chọn được lẽ thật luôn thoả mãn cả hợp tình lẫn hợp lý? Cách duy nhất là chúng ta phải tìm kiếm cho được chân lý khách quan và tôn trọng thực hành chân lý đó.
Có hai cách để biết được chân lý. Cách thứ nhất dựa vào những thông tin và sự suy nghĩ, suy luận của loài người. Cách thứ hai dựa vào những thông tin mạc khải từ Đức Chúa Trời bày tỏ cho loài người. Cách thứ nhất từ Người. Cách thứ hai từ Trời. Bạn có quyền lựa chọn và bạn phải khôn ngoan chọn cho đúng chân lý. Chúng tôi tin chân lý khách quan nầy là chân lý Thánh Kinh, là mặc khải duy nhất đến từ Đức Chúa Trời.
Sự chọn lựa đúng chân lý đức tin sẽ quyết định số phận tương lai vĩnh cửu của bản thân ta và gia đình ta.
Hai ngàn năm trước Chúa, ông áp-ra-ham đã đứng trước sự lựa chọn quan trọng. Đức Chúa Trời phán với ông rằng: "Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn, ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nỗi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi, và các dân tộc trên thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước" (Sáng thế ký 12:1-3).
Đây là sự lựa chọn không dễ dàng đối với áp-ra-ham cũng như đối với nhiều người trong chúng ta. Chọn giữa tình cảm quê hương, đất nước, bà con ruột thịt, gia đình thân thương và tiếng gọi ra đi đến miền đất hứa "đượm sữa và mật" là một chọn lựa quan trọng. Đó là sự lựa chọn giữa tối tăm và sáng láng, giữa hiện tại và tương lai, giữa quen thuộc và mạo hiểm, giữa điều thấy được và điều không thấy được. Đây giống như sự lựa chọn của chúng ta trước vấn đề tôn giáo. Tương lai chúng ta tùy thuộc vào sự lựa chọn hôm nay. áp-ra-ham đã lựa chọn đúng. ông tin cậy Đức Chúa Trời và ra đi theo sự dẫn dắt từng bước của Ngài. ông đã trở thành tổ phụ của nhiều dân tộc và tất cả những lời hứa của Đức Chúa Trời đối với ông đã hoàn toàn ứng nghiệm trong lịch sử. Ngày nay người Do Thái lẫn người Ả-rập đều công nhận ông là tổ phụ dân tộc. Người Do Thái Giáo, người Hồi Giáo và người Cơ-đốc Giáo đều công nhận áp-ra-ham là tổ phụ đức tin của họ. áp-ra-ham đã chọn chân lý và ông đã chọn đúng.
Fyodor Dostoievsky (1821-1881), nhà văn vĩ đại nhất của Nga đã bày tỏ sự lựa chọn của mình khi ông viết:
"Tôi tin rằng không có ai đáng yêu hơn, sâu sắc hơn, cảm tình hơn và trọn vẹn hơn Chúa Giê-xu. Tôi tự nhủ với tình yêu đến mức ghen tương rằng không những không có ai giống như Ngài, nhưng cũng sẽ không có ai như Ngài cả. Tôi càng muốn nói thêm. Nếu bất cứ ai có thể chứng minh với tôi rằng Đấng Christ là ở ngoài chân lý, và nếu chân lý mà thực sự loài trừ Đấng Christ, thì tôi thà ở với Đấng Christ hơn là ở với chân lý. Trên thế giới chỉ có một hình ảnh đẹp đẽ tuyệt đối: Đó là Đấng Christ."
Mùa Giáng Sinh năm 2000, tôi có dịp giảng Tin Lành tại vùng Thủ đô Washington D.C. Nhân dịp nầy tôi được một người bạn Mỹ dẫn đi thăm Viện Bảo Tàng Holocaust. Đây là lần đầu tiên tôi đến Viện Bảo Tàng nầy. Cùng với đoàn người đông đúc tham quan, tôi đã nghe và thấy những chứng tích tội ác ghê gớm có chủ đích của Đức Quốc Xã đối với dân Do Thái. Tôi bàng hoàng xúc động trước biến cố lịch sử khủng khiếp đã xảy ra tại vùng đất văn minh âu Châu ngay trong thế hệ của chúng ta. Sau đó, tôi được dẫn đến một phòng lớn trống trơn, không treo hình ảnh nào. Đó là phòng Reflection Hall. Phòng Suy Gẫm. Đi quan căn phòng to lớn đó, tôi thấy người ta thắp những ngọn nến và tôi để ý đến trên tường có treo một vài dòng chữ. Tôi lại gần và nhận thấy đây là câu Thánh Kinh được trích trong sách Phục Truyền Luật Lệ Ký chương 30 câu 10-20. Bản Kinh Thánh tiếng Việt đã dịch như sau: "Ngày nay, ta bắt trời và đất làm chứng cho các ngươi rằng ta đã đặt trước mặt ngươi sự sống và sự chết, sự phước lành và sự rủa sả. Vậy hãy chọn sự sống, hầu cho ngươi và dòng dõi ngươi được sống..."
Đây là kinh nghiệm thật quí báu cho tôi và tôi cúi đầu thầm tạ ơn Đức Chúa Trời vì Ngài đã cho tôi ánh sáng để chọn đúng. Tôi chọn sự sống. Tôi chọn chân lý. Tôi chọn Tin Lành. Sự lựa chọn của tôi là hợp tình hợp lý. Tôi rất yên tâm. Mong bạn cũng chọn đúng con đường sự sống, con đường chân lý, hợp tình hợp lý hôm nay. Muốn thật hết lòng.
Mục sư Nguyễn văn Huệ!
Dân tộc Việt Nam có truyền thống nặng về tình hơn là về lý. "Phàm sự lưu nhân tình. Hậu lai hão tương kiến." Là người Việt Nam, chúng ta thấy đây là truyền thống thiêng liêng, quí báu cần nâng niu gìn giữ. Tình phụ tử, tình mẫu tử. Tình cha nghĩa mẹ. Tình chồng nghĩa vợ. Tình bà con ruột thịt. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã". Tình đồng môn. Tình đồng hương. Những tình cảm nầy níu kéo chúng ta, đem chúng ta lại gần nhau, thúc đẩy chúng ta yêu thương nhau, binh vực nhau, giúp đỡ nhau.
Tuy nhiên vì quá nặng tình, chúng ta nhiều khi quên cái lý. Nếu chọn giữa hợp tình và hợp lý, người Việt thường chọn chữ tình. Dĩ nhiên đối với cuộc sống bình thường trong xã hội giữa đời nầy, những lựa chọn như thế không ảnh hưởng đến cuộc đời chúng ta bao nhiêu. Chúng ta có được hai chữ bình an với người thân và người láng giềng là đủ rồi. Nhưng đối với những vấn đề liên quan đến chân lý thì sao? Đặc biệt là vấn đề niềm tin tôn giáo, vấn đề chọn lựa con đường Cứu rỗi linh hồn, vấn đề chọn lối sống tinh thần cho gia đình và giòng giống mai sau. Đây là những vấn đề lớn, chúng ta không thể nặng chữ tình mà quên chữ lý hoặc nặng chữ lý mà quên chữ tình.
Đơn cử ví dụ về tình và lý:
Trong truyền thống tín ngưỡng và văn hoá Việt Nam, cho đến nay nhiều người vẫn thờ hình lạy tượng, thắp hương khấn vái, dọn bàn cúng giỗ và cố liên lạc với ông bà, cha mẹ quá cố. Có người đem tiền thật mua những đồ vàng mã như nhà cửa, xe cộ, tiền bạc giả và các vật dụng trong gia đình hoàn toàn bằng giấy rồi đem đốt đi nhằm mục đích để ông bà và người thân nơi "chín suối" có đủ vật dụng để tiêu dùng. Điều nầy hợp tình không? Có! Điều nầy có hợp lý không? Không! Nhiều người đã chọn cái tình mà quên cái lý và họ tiếp tục giữ truyền thống nầy.
Chúng ta muốn chọn hợp tình hợp lý thì phải làm sao?
Là người tin thờ Đức Chúa Trời, chúng tôi có sự dạy dỗ rõ ràng về bổn phận con cái đối với ông bà cha mẹ: "Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi (ấy là điều răn thứ nhất, có một lời hứa nối theo) hầu cho ngươi được phước và sống lâu trên đất" (ê-phê-sô 6:2). Bổn phận quan trọng nhất là yêu mến, vâng lời, phụng dưỡng khi ông bà cha mẹ còn sống. Khi ông bà cha mẹ qua đời thì lo chôn cất chu đáo, lo xây mộ, tảo mộ, gìn giữ mồ mã ông bà cho tốt, giữ gìn danh thơm tiếng tốt cho dòng họ và nhắc nhở con cháu noi gương ông bà cha mẹ sống hạnh phúc, chung thủy, thành đạt trên đời. Nhưng còn việc cúng giỗ như người đời thì sao? Đây là chỗ chúng tôi phải lựa chọn. Chúng tôi phải chọn chân lý, phải hợp tình hợp lý. Chúng tôi tin giá trị của sự họp mặt bà con dòng họ và gia đình thân tộc hằng năm là cần thiết, nên chúng tôi tổ chức "ngày họp mặt bà con dòng họ và gia đình", nhân dịp kỷ niệm ngày thân nhân quá cố hoặc ngày sinh nhật của thân nhân. Chúng tôi tổ chức bữa tiệc họp mặt đàng hoàng, chúng tôi hiệp lại nhắc đến công ơn cha mẹ, giới thiệu bà con dòng họ cho con cháu hay biết, chúng tôi cầu nguyện Đức Chúa Trời cho bà con dòng họ gia đình sống hạnh phúc, mạnh khoẻ, thành công rồi chúng tôi ăn uống vui vẻ thật thà, tránh xa việc say sưa, tranh cãi trong ngày kỷ niệm thiêng liêng nầy. Đó là việc làm hợp tình hợp lý dưới ánh sáng chân lý.
Chân lý là gì?
Nói một cách dễ hiểu: Chân lý là lẽ thật có lý. Nếu lẽ thật mà vô lý thì không thể là chân lý. Chúng ta nhiều khi đứng trước sự lựa chọn giữa tình và lý. Có người chọn lý, có người chọn tình. Riêng chúng tôi thì muốn chọn hợp tình hợp lý. Làm sao có thể chọn được lẽ thật luôn thoả mãn cả hợp tình lẫn hợp lý? Cách duy nhất là chúng ta phải tìm kiếm cho được chân lý khách quan và tôn trọng thực hành chân lý đó.
Có hai cách để biết được chân lý. Cách thứ nhất dựa vào những thông tin và sự suy nghĩ, suy luận của loài người. Cách thứ hai dựa vào những thông tin mạc khải từ Đức Chúa Trời bày tỏ cho loài người. Cách thứ nhất từ Người. Cách thứ hai từ Trời. Bạn có quyền lựa chọn và bạn phải khôn ngoan chọn cho đúng chân lý. Chúng tôi tin chân lý khách quan nầy là chân lý Thánh Kinh, là mặc khải duy nhất đến từ Đức Chúa Trời.
Sự chọn lựa đúng chân lý đức tin sẽ quyết định số phận tương lai vĩnh cửu của bản thân ta và gia đình ta.
Hai ngàn năm trước Chúa, ông áp-ra-ham đã đứng trước sự lựa chọn quan trọng. Đức Chúa Trời phán với ông rằng: "Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn, ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nỗi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi, và các dân tộc trên thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước" (Sáng thế ký 12:1-3).
Đây là sự lựa chọn không dễ dàng đối với áp-ra-ham cũng như đối với nhiều người trong chúng ta. Chọn giữa tình cảm quê hương, đất nước, bà con ruột thịt, gia đình thân thương và tiếng gọi ra đi đến miền đất hứa "đượm sữa và mật" là một chọn lựa quan trọng. Đó là sự lựa chọn giữa tối tăm và sáng láng, giữa hiện tại và tương lai, giữa quen thuộc và mạo hiểm, giữa điều thấy được và điều không thấy được. Đây giống như sự lựa chọn của chúng ta trước vấn đề tôn giáo. Tương lai chúng ta tùy thuộc vào sự lựa chọn hôm nay. áp-ra-ham đã lựa chọn đúng. ông tin cậy Đức Chúa Trời và ra đi theo sự dẫn dắt từng bước của Ngài. ông đã trở thành tổ phụ của nhiều dân tộc và tất cả những lời hứa của Đức Chúa Trời đối với ông đã hoàn toàn ứng nghiệm trong lịch sử. Ngày nay người Do Thái lẫn người Ả-rập đều công nhận ông là tổ phụ dân tộc. Người Do Thái Giáo, người Hồi Giáo và người Cơ-đốc Giáo đều công nhận áp-ra-ham là tổ phụ đức tin của họ. áp-ra-ham đã chọn chân lý và ông đã chọn đúng.
Fyodor Dostoievsky (1821-1881), nhà văn vĩ đại nhất của Nga đã bày tỏ sự lựa chọn của mình khi ông viết:
"Tôi tin rằng không có ai đáng yêu hơn, sâu sắc hơn, cảm tình hơn và trọn vẹn hơn Chúa Giê-xu. Tôi tự nhủ với tình yêu đến mức ghen tương rằng không những không có ai giống như Ngài, nhưng cũng sẽ không có ai như Ngài cả. Tôi càng muốn nói thêm. Nếu bất cứ ai có thể chứng minh với tôi rằng Đấng Christ là ở ngoài chân lý, và nếu chân lý mà thực sự loài trừ Đấng Christ, thì tôi thà ở với Đấng Christ hơn là ở với chân lý. Trên thế giới chỉ có một hình ảnh đẹp đẽ tuyệt đối: Đó là Đấng Christ."
Mùa Giáng Sinh năm 2000, tôi có dịp giảng Tin Lành tại vùng Thủ đô Washington D.C. Nhân dịp nầy tôi được một người bạn Mỹ dẫn đi thăm Viện Bảo Tàng Holocaust. Đây là lần đầu tiên tôi đến Viện Bảo Tàng nầy. Cùng với đoàn người đông đúc tham quan, tôi đã nghe và thấy những chứng tích tội ác ghê gớm có chủ đích của Đức Quốc Xã đối với dân Do Thái. Tôi bàng hoàng xúc động trước biến cố lịch sử khủng khiếp đã xảy ra tại vùng đất văn minh âu Châu ngay trong thế hệ của chúng ta. Sau đó, tôi được dẫn đến một phòng lớn trống trơn, không treo hình ảnh nào. Đó là phòng Reflection Hall. Phòng Suy Gẫm. Đi quan căn phòng to lớn đó, tôi thấy người ta thắp những ngọn nến và tôi để ý đến trên tường có treo một vài dòng chữ. Tôi lại gần và nhận thấy đây là câu Thánh Kinh được trích trong sách Phục Truyền Luật Lệ Ký chương 30 câu 10-20. Bản Kinh Thánh tiếng Việt đã dịch như sau: "Ngày nay, ta bắt trời và đất làm chứng cho các ngươi rằng ta đã đặt trước mặt ngươi sự sống và sự chết, sự phước lành và sự rủa sả. Vậy hãy chọn sự sống, hầu cho ngươi và dòng dõi ngươi được sống..."
Đây là kinh nghiệm thật quí báu cho tôi và tôi cúi đầu thầm tạ ơn Đức Chúa Trời vì Ngài đã cho tôi ánh sáng để chọn đúng. Tôi chọn sự sống. Tôi chọn chân lý. Tôi chọn Tin Lành. Sự lựa chọn của tôi là hợp tình hợp lý. Tôi rất yên tâm. Mong bạn cũng chọn đúng con đường sự sống, con đường chân lý, hợp tình hợp lý hôm nay. Muốn thật hết lòng.
Mục sư Nguyễn văn Huệ!