Dan Lee
11-28-2008, 09:45 AM
Chúa Nhật I Mùa Vọng – B (Mc 13:33-37)
Cuộc đời là một giấc mơ
Chú giải Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B của Cha Raniero Cantalamessa, Cha giảng thuyết của Phủ Giáo Hoàng. Ngài nói về việc làm sao để Mùa Vọng giúp chúng ta chừa tật xấu.
Khi ấy Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Vậy các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết khi nào chủ nhà sẽ trở về, buổi chiều hay nửa đêm, khi gà gáy hay buổi sáng. Ông ấy có thể về vào lúc các con không ngờ và thấy các con đang ngủ. Ðiều Thầy bảo các con, Thầy cũng bảo mọi người là, Hãy tỉnh thức!”
Cách nói này của Đức Chúa Giêsu ám chỉ một cái nhìn rất chính xác về thế gian: thời buổi hiện đại như một đêm dài; cuộc đời mà chúng ta đang sống giống như một giấc mơ; các hoạt động điên cuồng mà chúng ta đang làm trên thực tế là một giấc mơ. Một văn hào Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ 17, Calderón de la Barca, đã viết một vở kịch thời danh về đề tài: “Cuộc đời là một giấc mơ.”
Cuộc đời chúng ta trên hết phản ảnh sự ngắn ngủi của giấc mơ. Giấc mơ xảy ra ngoài thời gian. Trong giấc mơ sự vật không tồn tại như trong thực tế. Những hoàn cảnh, cần nhiều ngày hay tuần lễ, xảy ra trong giấc mơ trong vài phút. Đó là một hình ảnh của cuộc đời chúng ta: Khi đến tuổi già, người ta nhìn lại và có cảm tưởng rằng mọi sự đều qua đi trong nháy mắt.
Một đặc tính khác của giấc mơ là sự không thực tế và hư vô. Người ta có thể mơ thấy mình ở trong một bữa tiệc, và ăn uống đến mức no nê; nhưng khi thức dậy thì cơn đói vẫn luôn còn đó. Một hôm, một người nghèo mơ thấy mình trở nên giàu có: anh ta được tâng bốc trong giấc mơ của mình, anh làm ra vẻ quan trọng, anh khinh dể cả cha anh, làm bộ như anh không nhận ra ông, nhưng khi thức giấc, anh ta thấy mình vẫn nghèo như xưa!
Điều này cũng xảy ra khi một người ra khỏi giấc mơ của cuộc đời này. Một người có thể rất giàu có ở dưới thế này nhưng khi chết người ấy thấy mình ở chính tình trạng của người nghẻo trên, là người thức giấc sau khi đã mơ thấy mình giàu có. Có gì còn lại trong sự giàu có của anh ta nếu anh ta đã không dùng chúng cho nên không? Chẳng còn gì cả.
Còn một đặc tính nữa của giấc mơ mà không áp dụng cho đời sống được: sự vắng mặt của trách nhiệm. Bạn có thể giết người hay ăn cướp trong giấc mơ; một khi thức dậy, bạn không có một chút mảy may tội nào cả; hồ sơ tiền án của bạn vẫn còn trắng. Trong đời sống thì không như thế, chúng ta biết rõ điều đó. Điều gì chúng ta làm trong cuộc đời cũng để lại những dấu vết, và dấu vết thế nào! Đã có lời viết rằng “Thiên Chúa sẽ trả lại cho mỗi người tùy theo việc họ làm” (Rm 2:6).
Về mặt thể lý, có những dược liệu có thể “làm cho người ta ngủ” hay giúp cho dễ ngủ; chúng được gọi là những viên thuốc ngủ và được thế hệ như thế hệ của chúng ta, là thế hệ không muốn mất ngủ, biết rõ. Về mặt luân lý cũng có một loại thuốc ngủ kinh khủng. Tên nó là thói quen.
Một thói quen giống như một con ma cà rồng. Ma cà rồng – ít ra là theo điều người ta tin -- tấn công những người đang ngủ và, trong khi nó hút máu họ, thì cùng một lúc nó cũng chích chất mê ngủ làm cho giấc ngủ dễ thương hơn, để người không may rơi vào một giấc ngủ mê man và con ma cà rồng có thể hút hết máu nếu cần. Thói quen tội lỗi cũng ru ngủ lương tâm, để một người không cảm thấy ân hận; người ấy nghĩ rằng mình rất khỏe mạnh mà không biết rằng mình đang chết về tâm linh.
Chỉ có một cách cứu chữa khi mà “con ma cà rồng” này đã đè lên chúng ta, là có một điều gì bất ngờ xảy ra làm cho chúng ta tỉnh cơn mơ. Đó là điều mà Lời Chúa mà chúng ta nghe thường xuyên trong Mùa Vọng quyết tâm làm, là kêu gào lên để chúng ta thức dậy!
Chúng ta kết thúc bằng một Lời của Chúa Giêsu là Lời mở tâm hồn chúng ta ra để tin tưởng và hy vọng: “Phúc cho những đầy tớ nào khi chủ về mà thấy còn tỉnh thức. Thật, Thầy bảo các con, chủ sẽ thắt lưng, mời họ vào bàn ăn, và ông sẽ đến mà hầu hạ họ” (Lc 12:37) .
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Cuộc đời là một giấc mơ
Chú giải Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B của Cha Raniero Cantalamessa, Cha giảng thuyết của Phủ Giáo Hoàng. Ngài nói về việc làm sao để Mùa Vọng giúp chúng ta chừa tật xấu.
Khi ấy Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Vậy các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết khi nào chủ nhà sẽ trở về, buổi chiều hay nửa đêm, khi gà gáy hay buổi sáng. Ông ấy có thể về vào lúc các con không ngờ và thấy các con đang ngủ. Ðiều Thầy bảo các con, Thầy cũng bảo mọi người là, Hãy tỉnh thức!”
Cách nói này của Đức Chúa Giêsu ám chỉ một cái nhìn rất chính xác về thế gian: thời buổi hiện đại như một đêm dài; cuộc đời mà chúng ta đang sống giống như một giấc mơ; các hoạt động điên cuồng mà chúng ta đang làm trên thực tế là một giấc mơ. Một văn hào Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ 17, Calderón de la Barca, đã viết một vở kịch thời danh về đề tài: “Cuộc đời là một giấc mơ.”
Cuộc đời chúng ta trên hết phản ảnh sự ngắn ngủi của giấc mơ. Giấc mơ xảy ra ngoài thời gian. Trong giấc mơ sự vật không tồn tại như trong thực tế. Những hoàn cảnh, cần nhiều ngày hay tuần lễ, xảy ra trong giấc mơ trong vài phút. Đó là một hình ảnh của cuộc đời chúng ta: Khi đến tuổi già, người ta nhìn lại và có cảm tưởng rằng mọi sự đều qua đi trong nháy mắt.
Một đặc tính khác của giấc mơ là sự không thực tế và hư vô. Người ta có thể mơ thấy mình ở trong một bữa tiệc, và ăn uống đến mức no nê; nhưng khi thức dậy thì cơn đói vẫn luôn còn đó. Một hôm, một người nghèo mơ thấy mình trở nên giàu có: anh ta được tâng bốc trong giấc mơ của mình, anh làm ra vẻ quan trọng, anh khinh dể cả cha anh, làm bộ như anh không nhận ra ông, nhưng khi thức giấc, anh ta thấy mình vẫn nghèo như xưa!
Điều này cũng xảy ra khi một người ra khỏi giấc mơ của cuộc đời này. Một người có thể rất giàu có ở dưới thế này nhưng khi chết người ấy thấy mình ở chính tình trạng của người nghẻo trên, là người thức giấc sau khi đã mơ thấy mình giàu có. Có gì còn lại trong sự giàu có của anh ta nếu anh ta đã không dùng chúng cho nên không? Chẳng còn gì cả.
Còn một đặc tính nữa của giấc mơ mà không áp dụng cho đời sống được: sự vắng mặt của trách nhiệm. Bạn có thể giết người hay ăn cướp trong giấc mơ; một khi thức dậy, bạn không có một chút mảy may tội nào cả; hồ sơ tiền án của bạn vẫn còn trắng. Trong đời sống thì không như thế, chúng ta biết rõ điều đó. Điều gì chúng ta làm trong cuộc đời cũng để lại những dấu vết, và dấu vết thế nào! Đã có lời viết rằng “Thiên Chúa sẽ trả lại cho mỗi người tùy theo việc họ làm” (Rm 2:6).
Về mặt thể lý, có những dược liệu có thể “làm cho người ta ngủ” hay giúp cho dễ ngủ; chúng được gọi là những viên thuốc ngủ và được thế hệ như thế hệ của chúng ta, là thế hệ không muốn mất ngủ, biết rõ. Về mặt luân lý cũng có một loại thuốc ngủ kinh khủng. Tên nó là thói quen.
Một thói quen giống như một con ma cà rồng. Ma cà rồng – ít ra là theo điều người ta tin -- tấn công những người đang ngủ và, trong khi nó hút máu họ, thì cùng một lúc nó cũng chích chất mê ngủ làm cho giấc ngủ dễ thương hơn, để người không may rơi vào một giấc ngủ mê man và con ma cà rồng có thể hút hết máu nếu cần. Thói quen tội lỗi cũng ru ngủ lương tâm, để một người không cảm thấy ân hận; người ấy nghĩ rằng mình rất khỏe mạnh mà không biết rằng mình đang chết về tâm linh.
Chỉ có một cách cứu chữa khi mà “con ma cà rồng” này đã đè lên chúng ta, là có một điều gì bất ngờ xảy ra làm cho chúng ta tỉnh cơn mơ. Đó là điều mà Lời Chúa mà chúng ta nghe thường xuyên trong Mùa Vọng quyết tâm làm, là kêu gào lên để chúng ta thức dậy!
Chúng ta kết thúc bằng một Lời của Chúa Giêsu là Lời mở tâm hồn chúng ta ra để tin tưởng và hy vọng: “Phúc cho những đầy tớ nào khi chủ về mà thấy còn tỉnh thức. Thật, Thầy bảo các con, chủ sẽ thắt lưng, mời họ vào bàn ăn, và ông sẽ đến mà hầu hạ họ” (Lc 12:37) .
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ