Dan Lee
11-29-2008, 12:00 PM
Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B
“Hãy Tĩnh Thức”
Với Chúa nhật này chúng ta bắt đầu Mùa Vọng, khởi đầu năm phụng mới, thời gian của lời mời gọi tâm linh, của niềm vui, hy vọng và sự chờ đợi thiêng liêng.
Dân Chúa sống lại một hoạt động kép của tinh thần: một đàng, hướng cái nhìn về mục đích tối hậu của cuộc lữ hành đời mình trong lịch sử, đó là sự trở lại vinh hiển của Chúa Kitô; đàng khác, tưởng nhớ với những cảm xúc thánh thiêng sự sinh ra của Người tại Bethlem, nơi Con Thiên Chúa đã sinh hạ từ Đức Trinh Nữ Maria (x. Gal 4,4).
Trong viễn cảnh đó, Lời Chúa tới sự Tĩnh Thức nhiều lần: “Anh Em nãy tĩnh thức bởi vì anh em không biết giờ nào” (Mc 13,23).
Vậy thì Tĩnh Thức có nghĩa là gì? Tĩnh thức để làm gì và Tĩnh thức cho ai?
Theo nghĩa đen, thì tĩnh thức có nghĩa là tĩnh táo, là không có ngủ. Theo nghĩa kinh thánh, thì từ tĩnh thức có một ý nghĩa rất sâu và mang tính biểu tượng (simbolico). Nó diễn tả một thái độ sống nền tảng, một cách sống của người Kitô hữu. Đó là thái độ nhạy bén, dễ bảo và sẵn sàng, như những tôi tớ trung thành luôn chờ đợi chủ trở về bất thình lình (cf. Mc 13,24). Đó là hướng tâm hồn mình về một điều gì, hơn thế nữa, với một Người: với Thiên Chúa và với anh em.
Trái với thái độ sống đó là sự ngu mê, nghĩa là, người tự cuốn mình trong cái tôi ích kỷ của mình, không còn cặp mắt để nhìn đời và đọc ra nhưng dấu chỉ của thời đại, của cuộc sống, không có khả năng đón nhận quà tặng của cuộc sống vốn là món quá qúi báu đến từ Thiên Chúa qua mỗi ngày sống của mình.
Người sống tĩnh thức là người nhạy bén (sensibile) với sự hiện diện của Thiên Chúa, với tiếng của Người và với các giá trị của Tin mừng. Người biết đọc cuộc sống, và nhận ra khôn mặt của Thiên Chúa với câu hỏi từ đáy lòng: Lạy Chúa, Ngài ở đâu? Con tìm Ngài. Đó là người có khă năng để học từ mọi nơi mọi lúc, từ bất cứ ai và hoàn cảnh nào, kể cả từ những khủng hoảng và thất bại của đời mình, để lớn lên, và trưởng thành không ngừng.
Người sống tĩnh là người rất “dễ bảo” (docile) và biết vâng lời Chúa Thánh Thần, Đấng ở trong chúng ta còn mật thiết hơn chúng ta và hướng dẫn chúng ta từ đáy con tim của lòng ta. Trong tiếng Latin gọi là “docibilitas”, nghĩa là người biết nghe và vâng phục Thánh Thần, người để cho Chúa Thánh Thần biến đổi mình, làm cho mình được giàu có khi trở nên giống Đức Kitô (bài đọc II), trở thành Con Thiên Chúa, khi mặc lấy những tâm tư và tình cảm của Đức Giêsu Kitô đối với Chúa Cha và đối với Anh Em. Đó là thái độ của Đức Maria, người nữ đầy Thánh Thần. Chúng ta hãy học từ Mẹ, để cho Đức Kitô được “nhập thể” trong lòng và trong cuộc đời chúng ta nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần. Chính vì thế, Mùa Vọng cũng được gọi là thời gian của Chúa Thánh Thần.
Cuối cùng, người sống tĩnh thức là người sẵn sàng (disponibile) với thánh ý Thiên Chúa và quảng đại giúp đỡ anh em mình trong mọi lúc và mọi hoàn cảnh mà không có đòi hỏi điều kiện. Người luôn biết sẵn sàng phục vụ người khác như người lính gác canh đêm (Mc 13,34), như những trinh nữ với đèn sáng trong tay, náo nức và hân hoan chờ chàng Rễ tới (Lc
Nhưng tắt một lời, ai yêu thì cũng biết sống tĩnh thức, ngay cả lúc còn đang ngủ! Điều này được diễn tả rất hình ảnh trong sách Diệu Ca: “Trên giường ngủ, suốt đêm trường, tôi đã tìm chàng, hỡi người yêu dấu của lòng tôi, tôi đã tìm chàng, nhưng tôi không gặp chàng” (Ct 3,1-2); hay như Thánh Thi nói: “Dầu mắt ngủ nhưng lòng vẫn thức, vẫn tin yêu một mực chân tình”.
Như thế, Mùa vọng mà chúng ta bắt đầu hôm nay không chỉ là một thời gian của sự trở về cách thụ động, nhưng trở thành một thời gian quí báu mà trong đó, chúng ta khám phá lại vẽ đẹp làm người kitô hữu và tính xác thực của đức tin mình. Chúng ta hãy mỡ ra với sự mới mẽ và vẽ đẹp của Thiên Chúa trong Đức Kitô, Đấng vừa mạc khải Thiên Chúa nhưng cũng vừa con người là ai (LG 22) và chúng ta đến với Người, bởi vì lý do đó mà Ngài đã nhập thể vì chúng ta. Amen.
Kỷ niệm bảy năm, ngày chịu chức linh mục, Rôma 30.11.2008
Lm. Phêrô Nguyễn Hương
“Hãy Tĩnh Thức”
Với Chúa nhật này chúng ta bắt đầu Mùa Vọng, khởi đầu năm phụng mới, thời gian của lời mời gọi tâm linh, của niềm vui, hy vọng và sự chờ đợi thiêng liêng.
Dân Chúa sống lại một hoạt động kép của tinh thần: một đàng, hướng cái nhìn về mục đích tối hậu của cuộc lữ hành đời mình trong lịch sử, đó là sự trở lại vinh hiển của Chúa Kitô; đàng khác, tưởng nhớ với những cảm xúc thánh thiêng sự sinh ra của Người tại Bethlem, nơi Con Thiên Chúa đã sinh hạ từ Đức Trinh Nữ Maria (x. Gal 4,4).
Trong viễn cảnh đó, Lời Chúa tới sự Tĩnh Thức nhiều lần: “Anh Em nãy tĩnh thức bởi vì anh em không biết giờ nào” (Mc 13,23).
Vậy thì Tĩnh Thức có nghĩa là gì? Tĩnh thức để làm gì và Tĩnh thức cho ai?
Theo nghĩa đen, thì tĩnh thức có nghĩa là tĩnh táo, là không có ngủ. Theo nghĩa kinh thánh, thì từ tĩnh thức có một ý nghĩa rất sâu và mang tính biểu tượng (simbolico). Nó diễn tả một thái độ sống nền tảng, một cách sống của người Kitô hữu. Đó là thái độ nhạy bén, dễ bảo và sẵn sàng, như những tôi tớ trung thành luôn chờ đợi chủ trở về bất thình lình (cf. Mc 13,24). Đó là hướng tâm hồn mình về một điều gì, hơn thế nữa, với một Người: với Thiên Chúa và với anh em.
Trái với thái độ sống đó là sự ngu mê, nghĩa là, người tự cuốn mình trong cái tôi ích kỷ của mình, không còn cặp mắt để nhìn đời và đọc ra nhưng dấu chỉ của thời đại, của cuộc sống, không có khả năng đón nhận quà tặng của cuộc sống vốn là món quá qúi báu đến từ Thiên Chúa qua mỗi ngày sống của mình.
Người sống tĩnh thức là người nhạy bén (sensibile) với sự hiện diện của Thiên Chúa, với tiếng của Người và với các giá trị của Tin mừng. Người biết đọc cuộc sống, và nhận ra khôn mặt của Thiên Chúa với câu hỏi từ đáy lòng: Lạy Chúa, Ngài ở đâu? Con tìm Ngài. Đó là người có khă năng để học từ mọi nơi mọi lúc, từ bất cứ ai và hoàn cảnh nào, kể cả từ những khủng hoảng và thất bại của đời mình, để lớn lên, và trưởng thành không ngừng.
Người sống tĩnh là người rất “dễ bảo” (docile) và biết vâng lời Chúa Thánh Thần, Đấng ở trong chúng ta còn mật thiết hơn chúng ta và hướng dẫn chúng ta từ đáy con tim của lòng ta. Trong tiếng Latin gọi là “docibilitas”, nghĩa là người biết nghe và vâng phục Thánh Thần, người để cho Chúa Thánh Thần biến đổi mình, làm cho mình được giàu có khi trở nên giống Đức Kitô (bài đọc II), trở thành Con Thiên Chúa, khi mặc lấy những tâm tư và tình cảm của Đức Giêsu Kitô đối với Chúa Cha và đối với Anh Em. Đó là thái độ của Đức Maria, người nữ đầy Thánh Thần. Chúng ta hãy học từ Mẹ, để cho Đức Kitô được “nhập thể” trong lòng và trong cuộc đời chúng ta nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần. Chính vì thế, Mùa Vọng cũng được gọi là thời gian của Chúa Thánh Thần.
Cuối cùng, người sống tĩnh thức là người sẵn sàng (disponibile) với thánh ý Thiên Chúa và quảng đại giúp đỡ anh em mình trong mọi lúc và mọi hoàn cảnh mà không có đòi hỏi điều kiện. Người luôn biết sẵn sàng phục vụ người khác như người lính gác canh đêm (Mc 13,34), như những trinh nữ với đèn sáng trong tay, náo nức và hân hoan chờ chàng Rễ tới (Lc
Nhưng tắt một lời, ai yêu thì cũng biết sống tĩnh thức, ngay cả lúc còn đang ngủ! Điều này được diễn tả rất hình ảnh trong sách Diệu Ca: “Trên giường ngủ, suốt đêm trường, tôi đã tìm chàng, hỡi người yêu dấu của lòng tôi, tôi đã tìm chàng, nhưng tôi không gặp chàng” (Ct 3,1-2); hay như Thánh Thi nói: “Dầu mắt ngủ nhưng lòng vẫn thức, vẫn tin yêu một mực chân tình”.
Như thế, Mùa vọng mà chúng ta bắt đầu hôm nay không chỉ là một thời gian của sự trở về cách thụ động, nhưng trở thành một thời gian quí báu mà trong đó, chúng ta khám phá lại vẽ đẹp làm người kitô hữu và tính xác thực của đức tin mình. Chúng ta hãy mỡ ra với sự mới mẽ và vẽ đẹp của Thiên Chúa trong Đức Kitô, Đấng vừa mạc khải Thiên Chúa nhưng cũng vừa con người là ai (LG 22) và chúng ta đến với Người, bởi vì lý do đó mà Ngài đã nhập thể vì chúng ta. Amen.
Kỷ niệm bảy năm, ngày chịu chức linh mục, Rôma 30.11.2008
Lm. Phêrô Nguyễn Hương