Dan Lee
11-30-2008, 02:09 AM
Canh thức: một thái độ dấn thân vào đời
Mùa Vọng được coi như mùa sốt sắng và hân hoan mong đợi. Nhiều thế hệ Do Thái chờ đợi thời cuối cùng của thế giới, cũng như thời Thiên Chúa quang lâm. Toàn bộ chương 13 của Tin Mứng Marcô ghi lại diễn từ Cánh Chung của Chúa Giêsu. Diễn từ này kết thúc bằng lời kêu gọi canh thức và cầu nguyện. Với giọng văn khải huyền, Đức Giêsu đã nói về cuộc quang lâm của người:
- Sẽ có cùng tận cho Giêrusalem cũng như cho thế giới.
- Sẽ có bách hại và thử thách cho tín hữu.
- Và Chúa sẽ quang lâm.
Trong sứ mệnh trần thế, Chúa Giêsu không có quyền ấn định hoặc tiết lộ điều gì. Ngày tận thế không thuộc về lịch sử loài người, nhưng hoàn toàn nằm trong ý định Chúa Cha. (x Mc 13, 1-27)
Chính vì vậy mà Đức Giêsu đã kêu gọi hết thảy mọi người: Phải canh thức !
Lý do phải canh thức vì người ta không biết lúc nào Chúa sẽ đến, chỉ biết phải chờ đợi Người sẽ đến cách bất ngờ, như việc ông chủ trẩy đi phương xa mà không biết ngày giờ ông trở về.
Canh thức ở đây là làm sao sống vững vàng trước những thử thách cám dỗ, sống trung tín trong cuộc sống hiện tại, với niềm hy vọng hướng về tương lai cánh chung. Canh thức chính là sống ngay từ bây giờ bằng tất cả trách nhiệm và lương tâm Công Giáo, không dửng dưng với thực tại trần thế, nhưng luôn làm cho nó thấm đượm những giá trị Tin Mừng.
Trong dụ ngôn người gác cửa, Chúa Giêsu nhấn mạnh đến việc canh thức để chờ đợi chủ trở về. Như vậy, đối tượng được chờ đợi không phải là một biến cố, một sự kiện mà chính là một con người cụ thể. Chờ đợi và gặp gỡ chính Chúa Giêsu..
Chúng ta phải trả lời trước mặt Chúa về những việc Người đã trao phó trước đây. Do đó, canh thức không phải là một đòi hỏi người ta phải bỏ hết mọi việc để chỉ chú tâm vào việc cầu nguyện hay những việc đạo đức thuần túy. Dụ ngôn trong bài Tin Mừng còn trình bày cho thấy, những người đầy tớ, người gác cửa vẫn phải làm phần việc của mình trong lúc chờ chủ về. Và canh thức chính là làm tốt những công việc được trao phó. Như vậy, canh thức không có nghĩa là trốn chạy thế gian và những vấn đề của nó, nhưng chính là thái độ dấn thân đi vào đời để chu toàn bổn phận, trách nhiệm của một Kitô hữu, một công dân chân chính.
Phanxicô Xaviê
Mùa Vọng được coi như mùa sốt sắng và hân hoan mong đợi. Nhiều thế hệ Do Thái chờ đợi thời cuối cùng của thế giới, cũng như thời Thiên Chúa quang lâm. Toàn bộ chương 13 của Tin Mứng Marcô ghi lại diễn từ Cánh Chung của Chúa Giêsu. Diễn từ này kết thúc bằng lời kêu gọi canh thức và cầu nguyện. Với giọng văn khải huyền, Đức Giêsu đã nói về cuộc quang lâm của người:
- Sẽ có cùng tận cho Giêrusalem cũng như cho thế giới.
- Sẽ có bách hại và thử thách cho tín hữu.
- Và Chúa sẽ quang lâm.
Trong sứ mệnh trần thế, Chúa Giêsu không có quyền ấn định hoặc tiết lộ điều gì. Ngày tận thế không thuộc về lịch sử loài người, nhưng hoàn toàn nằm trong ý định Chúa Cha. (x Mc 13, 1-27)
Chính vì vậy mà Đức Giêsu đã kêu gọi hết thảy mọi người: Phải canh thức !
Lý do phải canh thức vì người ta không biết lúc nào Chúa sẽ đến, chỉ biết phải chờ đợi Người sẽ đến cách bất ngờ, như việc ông chủ trẩy đi phương xa mà không biết ngày giờ ông trở về.
Canh thức ở đây là làm sao sống vững vàng trước những thử thách cám dỗ, sống trung tín trong cuộc sống hiện tại, với niềm hy vọng hướng về tương lai cánh chung. Canh thức chính là sống ngay từ bây giờ bằng tất cả trách nhiệm và lương tâm Công Giáo, không dửng dưng với thực tại trần thế, nhưng luôn làm cho nó thấm đượm những giá trị Tin Mừng.
Trong dụ ngôn người gác cửa, Chúa Giêsu nhấn mạnh đến việc canh thức để chờ đợi chủ trở về. Như vậy, đối tượng được chờ đợi không phải là một biến cố, một sự kiện mà chính là một con người cụ thể. Chờ đợi và gặp gỡ chính Chúa Giêsu..
Chúng ta phải trả lời trước mặt Chúa về những việc Người đã trao phó trước đây. Do đó, canh thức không phải là một đòi hỏi người ta phải bỏ hết mọi việc để chỉ chú tâm vào việc cầu nguyện hay những việc đạo đức thuần túy. Dụ ngôn trong bài Tin Mừng còn trình bày cho thấy, những người đầy tớ, người gác cửa vẫn phải làm phần việc của mình trong lúc chờ chủ về. Và canh thức chính là làm tốt những công việc được trao phó. Như vậy, canh thức không có nghĩa là trốn chạy thế gian và những vấn đề của nó, nhưng chính là thái độ dấn thân đi vào đời để chu toàn bổn phận, trách nhiệm của một Kitô hữu, một công dân chân chính.
Phanxicô Xaviê