Dan Lee
11-30-2008, 09:37 PM
Thánh Phanxicô Xaviê: Nghiệt ngả phận người, nhưng vinh quang cho tôi tớ Chúa
Trong thư thứ nhất gửi tín hữu Cô-rin-tô, có đoạn (1 Cr 9, 16-19.22-23) thánh Phao-lô muốn chia sẻ ý thức trách nhiệm và thái độ cần phải có của một người ra đi rao giảng Lời Chúa. Ngài rao giảng không phải để tự hào, nhưng đó là sự cần thiết mà lương tâm bắt buộc ngài phải làm. Ngài rao giảng với thái độ của một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tự nguyện chấp nhận trở thành nô lệ của mọi người vì phần rỗi của họ, và theo lời Thầy Giêsu mời gọi: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo." (Mc 16, 15).
Như vậy Lời Chúa đã chỉ rõ, việc rao giảng Tin Mừng không hề có biên giới, cũng không phân biệt màu da hay chủng tộc, tầng lớp giai cấp hay chính kiến xã hội...Tất cả mọi người đều có quyền được thông chia phần phúc của Tin Mừng.
Và trao ban, theo Tin Mừng không phải là một việc tùy tiện. Muốn trao ban hay không tùy ý. Nhưng đó là ơn gọi bẩm sinh của con người. Không thể trao ban những thứ thừa thãi, hay những thứ không còn sử dụng được nữa. Mà là trao ban chính mình. Việc trao ban chỉ ý nghĩa và có giá trị khi được trao ban với ý thức và liên đới với tha nhân. Một hành động trao ban nhưng không, như Thầy Giêsu đã trao ban chính mạng sống mình, không vì tư lợi cá nhân hay vì mục đích nào khác, ngoài tình yêu thương. Mà sau này Người cũng truyền lại cho chúng ta: "Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em." (Ga 15, 12)
Nhận ra ý nghĩa cuộc đời mình, từ lời thách thức của Tin Mừng:"Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì ?", đã khiến một vị giáo sư trẻ tuổi nhiều tham vọng, từ bỏ tương lai đầy hứa hẹn, chỉ để đeo đuổi một mục đích duy nhất trong cuộc đời: sự sống đời đời của chính mình và của tha nhân.
Vị giào sư trẻ tuổi đó chính là thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng của các xứ truyền giáo. Chưa tròn 25 tuổi, Phanxicô đã nổi tiếng như một giáo sư triết học tài ba.tại đại học Paris.Giữa lúc danh vọng đang đến gần, Phanxicô Xaviê đã nhận được lời thách thức trên đây từ một người bạn thân Ignaxiô.
Không thể cưỡng lại với Lời Chúa, Phanxicô đã đến Montmartre để cùng với Ignaxiô sống đời khó nghèo, khiết tịnh và phục vụ tông đồ theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Cha.
Đến năm 1537, nghĩa là 3 năm sau khi đã tuyên khấn, Phanxicô Xaviê lãnh chức Linh mục. Từ Italia, ngài sang Lisbon của Bồ Đào Nha để lên dường đi truyền giáo tại Ấn Độ.
Trong 10 năm ngắn ngủi (1542-1552), Phanxicô Xaviê đã rảo bước đi khắp nơi để đem Tin Mừng đến cho dân tộc Nhật Bản, Mã Lai, Indonésia và Ấn Độ. Chưa đạt được giấc mơ đến Trung Hoa và Việt Nam, thánh nhân đã qua đời trong kiệt sức vì bệnh tật tại một hải đảo xa xôi, cách Hồng Kông 100 cây số.
Thánh Phanxicô Xaviê là hiện thân của Tin Mừng phổ quát, không biên giới. Ngài nhận ra giá trị đích thực của Tin Mừng, và bổn phận của người tôi tớ Chúa. Từ giã vinh hoa phú quí, thánh nhân rong ruổi trên những nẻo dường Châu Á xa lạ. Cuộc đời của ngài là một chia sẻ cảm thông sâu xa với những người nghèo khổ, bất hạnh thuộc mọi chủng tộc, mọi quốc gia. Ngài phục vụ họ suốt hành trình không biết mệt mỏi, nhưng luôn tràn ngập niềm vui, mà chỉ những người phục vụ trong yêu thương mới có được.
Như sự nghiệt ngã của rừng thiêng nước độc ở vùng đất xa xôi hẻo lánh, đã lấy đi mạng sống của ngài trong trơ trụi nghèo nàn.Thì sự nghiệt ngã mà ngày nay vẫn còn kéo dài và đang hằn sâu trên gương mặt khắc khổ của những con người, vì sự thật: bị cầm tù, bị nhục mạ, và chịu nhiều bất công, đói nghèo trên mảnh đất Châu Á nhỏ bé này Nghiệt ngã phận người, nhưng vinh quang cho tôi tớ Chúa.
Mừng kính thánh Phanxicô Xaviê, với tâm tình cảm tạ Chúa và tri ân, vì nhờ ngài chúng ta được biết Chúa để tôn thờ và mến yêu, được biết chân lý Sự Thật. Chúng ta xin Chúa, qua lời chuyển cầu của thánh nhân, cho mỗi người Việt Nam hôm nay luôn ý thức trách nhiệm người thợ gặt của Chúa, trên cánh đồng truyền giáo mênh mông tại quê hương mình. Đặc biệt, xin Chúa ban ơn can đảm và bền đỗ đến cùng, cho những người đang bị bách hại vì sự công chính, xin cho họ biết đón nhận mọi thử thách, như dấu chỉ của lòng tín thác và niềm hy vọng cậy trông vào ngày Chúa quang lâm.
Phanxicô Xaviê
Trong thư thứ nhất gửi tín hữu Cô-rin-tô, có đoạn (1 Cr 9, 16-19.22-23) thánh Phao-lô muốn chia sẻ ý thức trách nhiệm và thái độ cần phải có của một người ra đi rao giảng Lời Chúa. Ngài rao giảng không phải để tự hào, nhưng đó là sự cần thiết mà lương tâm bắt buộc ngài phải làm. Ngài rao giảng với thái độ của một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tự nguyện chấp nhận trở thành nô lệ của mọi người vì phần rỗi của họ, và theo lời Thầy Giêsu mời gọi: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo." (Mc 16, 15).
Như vậy Lời Chúa đã chỉ rõ, việc rao giảng Tin Mừng không hề có biên giới, cũng không phân biệt màu da hay chủng tộc, tầng lớp giai cấp hay chính kiến xã hội...Tất cả mọi người đều có quyền được thông chia phần phúc của Tin Mừng.
Và trao ban, theo Tin Mừng không phải là một việc tùy tiện. Muốn trao ban hay không tùy ý. Nhưng đó là ơn gọi bẩm sinh của con người. Không thể trao ban những thứ thừa thãi, hay những thứ không còn sử dụng được nữa. Mà là trao ban chính mình. Việc trao ban chỉ ý nghĩa và có giá trị khi được trao ban với ý thức và liên đới với tha nhân. Một hành động trao ban nhưng không, như Thầy Giêsu đã trao ban chính mạng sống mình, không vì tư lợi cá nhân hay vì mục đích nào khác, ngoài tình yêu thương. Mà sau này Người cũng truyền lại cho chúng ta: "Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em." (Ga 15, 12)
Nhận ra ý nghĩa cuộc đời mình, từ lời thách thức của Tin Mừng:"Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì ?", đã khiến một vị giáo sư trẻ tuổi nhiều tham vọng, từ bỏ tương lai đầy hứa hẹn, chỉ để đeo đuổi một mục đích duy nhất trong cuộc đời: sự sống đời đời của chính mình và của tha nhân.
Vị giào sư trẻ tuổi đó chính là thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng của các xứ truyền giáo. Chưa tròn 25 tuổi, Phanxicô đã nổi tiếng như một giáo sư triết học tài ba.tại đại học Paris.Giữa lúc danh vọng đang đến gần, Phanxicô Xaviê đã nhận được lời thách thức trên đây từ một người bạn thân Ignaxiô.
Không thể cưỡng lại với Lời Chúa, Phanxicô đã đến Montmartre để cùng với Ignaxiô sống đời khó nghèo, khiết tịnh và phục vụ tông đồ theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Cha.
Đến năm 1537, nghĩa là 3 năm sau khi đã tuyên khấn, Phanxicô Xaviê lãnh chức Linh mục. Từ Italia, ngài sang Lisbon của Bồ Đào Nha để lên dường đi truyền giáo tại Ấn Độ.
Trong 10 năm ngắn ngủi (1542-1552), Phanxicô Xaviê đã rảo bước đi khắp nơi để đem Tin Mừng đến cho dân tộc Nhật Bản, Mã Lai, Indonésia và Ấn Độ. Chưa đạt được giấc mơ đến Trung Hoa và Việt Nam, thánh nhân đã qua đời trong kiệt sức vì bệnh tật tại một hải đảo xa xôi, cách Hồng Kông 100 cây số.
Thánh Phanxicô Xaviê là hiện thân của Tin Mừng phổ quát, không biên giới. Ngài nhận ra giá trị đích thực của Tin Mừng, và bổn phận của người tôi tớ Chúa. Từ giã vinh hoa phú quí, thánh nhân rong ruổi trên những nẻo dường Châu Á xa lạ. Cuộc đời của ngài là một chia sẻ cảm thông sâu xa với những người nghèo khổ, bất hạnh thuộc mọi chủng tộc, mọi quốc gia. Ngài phục vụ họ suốt hành trình không biết mệt mỏi, nhưng luôn tràn ngập niềm vui, mà chỉ những người phục vụ trong yêu thương mới có được.
Như sự nghiệt ngã của rừng thiêng nước độc ở vùng đất xa xôi hẻo lánh, đã lấy đi mạng sống của ngài trong trơ trụi nghèo nàn.Thì sự nghiệt ngã mà ngày nay vẫn còn kéo dài và đang hằn sâu trên gương mặt khắc khổ của những con người, vì sự thật: bị cầm tù, bị nhục mạ, và chịu nhiều bất công, đói nghèo trên mảnh đất Châu Á nhỏ bé này Nghiệt ngã phận người, nhưng vinh quang cho tôi tớ Chúa.
Mừng kính thánh Phanxicô Xaviê, với tâm tình cảm tạ Chúa và tri ân, vì nhờ ngài chúng ta được biết Chúa để tôn thờ và mến yêu, được biết chân lý Sự Thật. Chúng ta xin Chúa, qua lời chuyển cầu của thánh nhân, cho mỗi người Việt Nam hôm nay luôn ý thức trách nhiệm người thợ gặt của Chúa, trên cánh đồng truyền giáo mênh mông tại quê hương mình. Đặc biệt, xin Chúa ban ơn can đảm và bền đỗ đến cùng, cho những người đang bị bách hại vì sự công chính, xin cho họ biết đón nhận mọi thử thách, như dấu chỉ của lòng tín thác và niềm hy vọng cậy trông vào ngày Chúa quang lâm.
Phanxicô Xaviê