Dan Lee
12-07-2008, 01:02 PM
“VĂN HOÁ ĐÀO - LẤP”
Bất cứ ai cũng vậy, lần đầu nhìn thấy thì còn có cái cảm giác lạ nhưng nếu quá quen thì lại thấy bình thường. Với những điều cứ xảy ra liên tục trong đời sống con người nó sẽ trở thành văn hoá của gia đình hay của dân tộc. Chuyện “đào đào - lấp lấp” bây giờ phải nói là nỗi ám ảnh của không biết bao nhiêu là con người.
Nhớ lại những năm đầu khi đất nước thoát khỏi cảnh bao cấp dân Sài Thành vừa ngạc nhiên vừa cảm thấy khó chịu vì không biết bao nhiêu phiền toái trước cái cảnh đào đường để đặt cáp ngầm. “Cô điện lực” vừa lấp xong cái rãnh nhét vài cọng cáp ngầm thì “chú điện thoại lại moi lên để chèn vài cọng dây điện thoại. “Chú điện thoại” vừa lấp mặt đường chưa kịp khô nhựa đường thì “bác cấp nước” lại moi cái rãnh ấy lên để “cải tạo hệ thống cấp nước”.
Vài năm gần đây, dân Sài Thành lại bị ám ảnh một cách hết sức kinh khủng khi phải đương đầu với “đồng chí đô thị môi trường”. Ai cũng quan tâm và lo lắng về đô thị và môi trường để rồi “cắn răng chịu đựng” cho “đồng chí đô thị môi trường” mặc sức tự do vung vít. “Đồng chí đô thị môi trường” được cưng chiều đến độ muốn làm gì làm, chẳng ai dám hó hé gì cả vì đồng chí ấy được cấp phép đào đường “không có thời hạn”. Bằng chứng cho thấy là nhiều đoạn đường hay nói đúng hơn là dân cư hai bên con đường bị đào đào lấp lấp ấy phải sống trong cảnh dở khóc dở cười. Nắng thì bụi – mưa thì sình. Hành lang, vỉa hè với diện tích quá sức khiêm tốn nay phải cõng trên mình những chiếc xe tải, taxi vì lẽ mặt đường chính đã bị “đồng chí đô thị môi trường” đang trương cái bảng “công trình đang thi công”. Bi hài ở chỗ là đôi khi chẳng thấy bóng dáng công nhân hay nói đúng hơn là công trình thi công chậm còn hơn rùa bò nhưng người dân cứ phải khổ sở với những lô-cốt “ăn dầm nằm dề” trước nhà.
Tưởng chừng chỉ có dân thành thị như Sài Thành phải khổ sở với cái “văn hoá đào đào lấp lấp” thôi nhưng nào ngờ những người dân quê nghèo chất phác nay lại phải đương đầu với không biết bao nhiêu là gian nan khốn đốn. Ta cứ thử đảo một vòng về miền Tây Nam Bộ ta sẽ thấy nỗi ám ảnh của “văn hoá đào đào lấp lấp” là như thế nào.
Chục năm về trước, người dân quê nghèo chất phác đã vội vã phá ruộng làm thành ao để nuôi tôm. Ban đầu thấy làm ăn có lãi nên nhà nhà người người hăng hái biến ruộng thành ao. Thế nhưng thực tế thì lại khác. Tôm đâu phải là loại dễ nuôi như nhiều người dân quê mộc mạc suy nghĩ. Nuôi chỉ được vài năm, nguồn nước và cả cái ao nuôi tôm nhiễm uế làm cho tôm không còn “đất” sống. Đầm tôm đã nhiễm uế rồi thì không thể nào cải tạo dể nuôi tôm được nữa, dù cho có xử lý cách nào đi chăng nữa thì cũng ngậm ngùi nuôi tiếc. Lụn bại nhiều qúa đến nỗi người nông dân chiều chiều ra đứng ngõ sau nhìn những cái đầm tôm mới ngày nào còn mơn mởn đầy mùi hương mới của lúa nay trở thành những ao nước mênh mông cay đắng.
Tưởng chừng cái kinh nghiệm thương đau ấy sẽ là bài học đắt giá cho bà con nông dân nghèo miền sông nước. Mới đây thôi, bà con nông dân chân chất ấy lại phải ngậm ngùi nhìn những ao cá vừa được đào múc từ ruộng để nuôi cá tra, cá ba sa. Giờ đây, bà con lại ngậm ngùi cay đắng chia tay với con cá tra, cá ba sa vì chúng không phải là nguồn thu nhập ổn định của bà con. Khi con cá ba sa vừa đủ tuổi thì bị các doanh nghiệp chế biến treo bảng “tạm ngưng không thu mua”. Cá thì càng ngày càng lớn mà bán thì chẳng có người mua như là trong nhà có con gái có “mìn nổ chậm vậy”. Bán không được nhưng có những gia đình mỗi ngày phải mất cả trăm triệu để mua thức ăn cho chúng. Nếu không đổ thức ăn xuống thì chúng sẽ đói còn nếu cứ đổ thức ăn xuống mà người mua không chịu mua thì người nuôi cá sẽ không đói như cá mà sẽ chết vì tiền vốn lẫn lãi ngày càng tăng !
Sự việc xảy ra như thế, trách đời hay trách người !
Người nông dân, trước hết cũng đáng trách thật. Vì nhẹ lòng non dạ nghe theo những lời đường mật nên đã quay lưng lại với cây lúa mà chạy theo con tôm con cá. Bà con nông dân vốn dĩ từ thời cha ông họ đã quen với nếp sống “bán lưng cho trời bán mặt cho đất” nay lại nhờ vào con cá, trông vào con tôm thì làm sao mà thành đạt nổi. Cũng theo như cha ông ngày xưa để lại thôi, người nông dân bỗng dưng chạy theo mối lợi trước mắt là con tôm con cá mà ngoảnh mặt quay lưng lại với cây lúa vốn dĩ là người bạn tri kỷ thâm giao. Ngoảnh mặt quay lưng với cây lúa thì nay cây lúa cũng đành phải ngoảnh mặt làm ngơ trước những con người bạc bẽo thôi.
Thế nhưng, trước khi trách bà con nông dân nghèo ít học ta cũng không quên nghĩ đến những người có trách nhiệm. Họ là những người may mắn, họ là những người học cao hiểu rộng, lẽ ra họ phải có cáì nhìn xa, cái nhìn thật sâu để giúp cho những người nghèo ít học nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại.
Phóng sự mới đây trên Tivi cho thấy một số người dân nghèo “tỉnh ngộ” đã kịp lấp ao cá để quay về với cây lúa truyền thống của cha ông. Phóng sự cũng nói lên lời than trách với những người có trách nhiệm đã không đưa ra tầm nhìn xa cho bà con nông dân nghèo.
Thế là sau vài năm hì hà hì hục đào ruộng lên để nuôi cá nuôi tôm nay người dân nghèo lại phải vác từng xiểng đất để biến cái ao cá tội nghiệm trở về với ruộng lúa xưa kia. Chua xót thay cho văn hoá đào lấp.
Giờ có trách thì cũng đã muộn màng vì lẽ đời sống của nông dân nghèo nay lại nghèo thêm.
Giá mà những người có trách nhiệm cũng như bà con nông dân nghèo đừng bạc bẽo với cây lúa thì ngày nay đâu rơi vào những cảnh ngộ bế tắt, khốn khó như hiện tại. Chỉ cầu mong những nhà lãnh đạo, những người có trách nhiệm ngày mỗi ngày mến nước thương dân hơn mà thôi.
Anmai, CSsR
Bất cứ ai cũng vậy, lần đầu nhìn thấy thì còn có cái cảm giác lạ nhưng nếu quá quen thì lại thấy bình thường. Với những điều cứ xảy ra liên tục trong đời sống con người nó sẽ trở thành văn hoá của gia đình hay của dân tộc. Chuyện “đào đào - lấp lấp” bây giờ phải nói là nỗi ám ảnh của không biết bao nhiêu là con người.
Nhớ lại những năm đầu khi đất nước thoát khỏi cảnh bao cấp dân Sài Thành vừa ngạc nhiên vừa cảm thấy khó chịu vì không biết bao nhiêu phiền toái trước cái cảnh đào đường để đặt cáp ngầm. “Cô điện lực” vừa lấp xong cái rãnh nhét vài cọng cáp ngầm thì “chú điện thoại lại moi lên để chèn vài cọng dây điện thoại. “Chú điện thoại” vừa lấp mặt đường chưa kịp khô nhựa đường thì “bác cấp nước” lại moi cái rãnh ấy lên để “cải tạo hệ thống cấp nước”.
Vài năm gần đây, dân Sài Thành lại bị ám ảnh một cách hết sức kinh khủng khi phải đương đầu với “đồng chí đô thị môi trường”. Ai cũng quan tâm và lo lắng về đô thị và môi trường để rồi “cắn răng chịu đựng” cho “đồng chí đô thị môi trường” mặc sức tự do vung vít. “Đồng chí đô thị môi trường” được cưng chiều đến độ muốn làm gì làm, chẳng ai dám hó hé gì cả vì đồng chí ấy được cấp phép đào đường “không có thời hạn”. Bằng chứng cho thấy là nhiều đoạn đường hay nói đúng hơn là dân cư hai bên con đường bị đào đào lấp lấp ấy phải sống trong cảnh dở khóc dở cười. Nắng thì bụi – mưa thì sình. Hành lang, vỉa hè với diện tích quá sức khiêm tốn nay phải cõng trên mình những chiếc xe tải, taxi vì lẽ mặt đường chính đã bị “đồng chí đô thị môi trường” đang trương cái bảng “công trình đang thi công”. Bi hài ở chỗ là đôi khi chẳng thấy bóng dáng công nhân hay nói đúng hơn là công trình thi công chậm còn hơn rùa bò nhưng người dân cứ phải khổ sở với những lô-cốt “ăn dầm nằm dề” trước nhà.
Tưởng chừng chỉ có dân thành thị như Sài Thành phải khổ sở với cái “văn hoá đào đào lấp lấp” thôi nhưng nào ngờ những người dân quê nghèo chất phác nay lại phải đương đầu với không biết bao nhiêu là gian nan khốn đốn. Ta cứ thử đảo một vòng về miền Tây Nam Bộ ta sẽ thấy nỗi ám ảnh của “văn hoá đào đào lấp lấp” là như thế nào.
Chục năm về trước, người dân quê nghèo chất phác đã vội vã phá ruộng làm thành ao để nuôi tôm. Ban đầu thấy làm ăn có lãi nên nhà nhà người người hăng hái biến ruộng thành ao. Thế nhưng thực tế thì lại khác. Tôm đâu phải là loại dễ nuôi như nhiều người dân quê mộc mạc suy nghĩ. Nuôi chỉ được vài năm, nguồn nước và cả cái ao nuôi tôm nhiễm uế làm cho tôm không còn “đất” sống. Đầm tôm đã nhiễm uế rồi thì không thể nào cải tạo dể nuôi tôm được nữa, dù cho có xử lý cách nào đi chăng nữa thì cũng ngậm ngùi nuôi tiếc. Lụn bại nhiều qúa đến nỗi người nông dân chiều chiều ra đứng ngõ sau nhìn những cái đầm tôm mới ngày nào còn mơn mởn đầy mùi hương mới của lúa nay trở thành những ao nước mênh mông cay đắng.
Tưởng chừng cái kinh nghiệm thương đau ấy sẽ là bài học đắt giá cho bà con nông dân nghèo miền sông nước. Mới đây thôi, bà con nông dân chân chất ấy lại phải ngậm ngùi nhìn những ao cá vừa được đào múc từ ruộng để nuôi cá tra, cá ba sa. Giờ đây, bà con lại ngậm ngùi cay đắng chia tay với con cá tra, cá ba sa vì chúng không phải là nguồn thu nhập ổn định của bà con. Khi con cá ba sa vừa đủ tuổi thì bị các doanh nghiệp chế biến treo bảng “tạm ngưng không thu mua”. Cá thì càng ngày càng lớn mà bán thì chẳng có người mua như là trong nhà có con gái có “mìn nổ chậm vậy”. Bán không được nhưng có những gia đình mỗi ngày phải mất cả trăm triệu để mua thức ăn cho chúng. Nếu không đổ thức ăn xuống thì chúng sẽ đói còn nếu cứ đổ thức ăn xuống mà người mua không chịu mua thì người nuôi cá sẽ không đói như cá mà sẽ chết vì tiền vốn lẫn lãi ngày càng tăng !
Sự việc xảy ra như thế, trách đời hay trách người !
Người nông dân, trước hết cũng đáng trách thật. Vì nhẹ lòng non dạ nghe theo những lời đường mật nên đã quay lưng lại với cây lúa mà chạy theo con tôm con cá. Bà con nông dân vốn dĩ từ thời cha ông họ đã quen với nếp sống “bán lưng cho trời bán mặt cho đất” nay lại nhờ vào con cá, trông vào con tôm thì làm sao mà thành đạt nổi. Cũng theo như cha ông ngày xưa để lại thôi, người nông dân bỗng dưng chạy theo mối lợi trước mắt là con tôm con cá mà ngoảnh mặt quay lưng lại với cây lúa vốn dĩ là người bạn tri kỷ thâm giao. Ngoảnh mặt quay lưng với cây lúa thì nay cây lúa cũng đành phải ngoảnh mặt làm ngơ trước những con người bạc bẽo thôi.
Thế nhưng, trước khi trách bà con nông dân nghèo ít học ta cũng không quên nghĩ đến những người có trách nhiệm. Họ là những người may mắn, họ là những người học cao hiểu rộng, lẽ ra họ phải có cáì nhìn xa, cái nhìn thật sâu để giúp cho những người nghèo ít học nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại.
Phóng sự mới đây trên Tivi cho thấy một số người dân nghèo “tỉnh ngộ” đã kịp lấp ao cá để quay về với cây lúa truyền thống của cha ông. Phóng sự cũng nói lên lời than trách với những người có trách nhiệm đã không đưa ra tầm nhìn xa cho bà con nông dân nghèo.
Thế là sau vài năm hì hà hì hục đào ruộng lên để nuôi cá nuôi tôm nay người dân nghèo lại phải vác từng xiểng đất để biến cái ao cá tội nghiệm trở về với ruộng lúa xưa kia. Chua xót thay cho văn hoá đào lấp.
Giờ có trách thì cũng đã muộn màng vì lẽ đời sống của nông dân nghèo nay lại nghèo thêm.
Giá mà những người có trách nhiệm cũng như bà con nông dân nghèo đừng bạc bẽo với cây lúa thì ngày nay đâu rơi vào những cảnh ngộ bế tắt, khốn khó như hiện tại. Chỉ cầu mong những nhà lãnh đạo, những người có trách nhiệm ngày mỗi ngày mến nước thương dân hơn mà thôi.
Anmai, CSsR