Dan Lee
12-07-2008, 01:12 PM
TÌNH MẪU TỬ TRONG THI TẬP
‘‘NGÀN THƯƠNG’’ CỦA CUNG CHI
LTS-. «Họ là ai, bài thơ về những anh hùng tử đạo của Lương Nhi Tử» đã giới thiệu một cái nhìn thi sĩ về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
«Tình mẫu tử" trong thi tập «Ngàn Thương» của "Cung Chi» phân tích một bài thơ khác của cùng một thi sĩ, dưới một bút hiệu khác.
Lương Nhi Tử hay Cung Chi là hai bút hiệu bày tỏ hai thi hứng và thi phong khác nhau của cùng một thi sĩ: linh mục Đinh Đồng Thượng Sách.
http://www.vietcatholic.net/pics/cungchi.jpg
Tập bản thảo ‘‘Ngàn Thương ’’ (Giáo xứ Việt Nam Paris, 2008) gom góp 400 bài thơ của thi sĩ Cung Chi tức Linh mục Đinh Đồng Thượng Sách. Vườn thơ Cung Chi đa dạng về thể loại, phong phú về chất liệu, ngôn ngữ thi ca lại bình dị. Tìm một bài thơ tiêu biểu thật không dễ dàng chút nào. Tên ‘‘Ngàn Thương’’ là một gợi ý. Nên tìm bài thơ ‘‘một thương’’ nhưng có cả ‘‘ngàn thương’’. Nói khác đi, chỉ trong một bài thơ mà tóm thâu lòng yêu mến vũ trụ càn khôn là Thiên Chúa, đồng thời thể hiện được công ơn trời bể của bậc sinh thành. Bài thơ năm chữ ‘‘Nếu không là linh muc’’ nói lên được ý nghĩa này.
Con làm dấu trán mẹ
Hằn lên những vết nhăn
Tội tình chi đấy mẹ
Tội nuôi con khó khăn !
Con xức dầu mắt mẹ
Xưa khóc thương nhớ conn
Cạn khô cả dòng lệ
Năm tháng thêm mỏi mòn.
Con xức dầu tai mẹ
Buồn vì con không nghe
Những ý hay của mẹ
Ý con mẹ lại nghe.
Con xức dầu mũi mẹ
Thoi thóp chút tàn hơi
Suốt đời mẹ như thế
Thương đến cùng chưa thôi.
Con xức dầu môi mẹ
Từng nhắc nhủ dạy con
Những lời xưa trách nhẹ
Còn cuộn cuốn lòng con.
Con xức dầu tay mẹ
Một thời lau mắt con
Mười ngón tay lớn bé
Ngón nào tinh cũng tròn.
Con xức dầu chân mẹ
Từng bước dắt dìu con
Hoang tím nhiều nứt nẻ
Hy sinh dấu vẫn còn.
Mỗi phần thân thể mẹ
Có chút phần riêng con
Con xức dầu cho mẹ
Nhức nhối phận đời con.
Tội mẹ hay tội con
Tội con hơn tội mẹ
Ai đấm ngực thay con
Khi con tha tội mẹ.
Làm các phép cuối cùng
Giờ phút mẹ lâm chung
Con nghẹn ngào khôn tả
An ủi cũng vô song.
Nếu không là linh mục
Con đâu tích sự gì ?
Huyền nhiệm thay thánh chức
Giúp con tiễn mẹ đi..
Bài thơ gồm 11 khổ (strophes), có 9 khổ thuần nôm như 9 chữ cù lao hằn tứ chi từ mẫu:
Con xức dầu chân mẹ
Từng bước dắt dìu con
Hoang tím nhiều nứt nẻ
Hy sinh dấu vẫn còn.
Tác giả đã dành 7 khổ để gieo vần ‘‘mẹ - con’’ Hai khổ 3 và 4 phá lệ: khổ 3: vần ‘‘nghe’’. Khổ 4: vần ‘‘hơi/thôi’’. 9 khổ đầu là lời thì thầm mẹ con. Cả 9: vần gián cách nói lên nỗi khổ đau, đôi bờ tử sinh cách biệt. Hai khổ còn lại là nghẹn ngào lệ ứa. Tâm sự ngổn ngang được diễn tả qua vần hỗn tạp: (cuối) cùng, (lâm) chung, vô (song). Khổ cuối chuyển sang vần gián cách tượng hình âm dương cách biệt: (linh) mục - (thánh) chức, (tích sự) gì - tiễn mẹ đi.
9 khổ đầu gieo vần thuần nôm, không có chữ Hán, nếu điểm xuyết chữ Hán thì cũng là thông dụng. Hai khổ cuối, tác giả sử dụng vài từ Hán-Việt: lâm chung (临 终), vô song (无 双), linh mục (灵 牧), thánh chức (圣 职) v.v. Tác giả trước tác bài thơ này vào ngày giỗ đầu năm 2002 để ghi dấu ngày mẹ mất (6-6-2001). Tác giả chủ ý dùng toàn chữ nôm trong phần đầu và chữ Hán trong phần cuối. Hai phần Hán - Nôm cho phép giới thiệu sơ lược thân thế tác giả.
Thân thế tác giả:
- 9 khổ đầu thuần nôm: Tác giả quê ở Kẻ Nê (Bắc Ninh), cách xa Kẻ Chợ (Hà Nội) chưa đầy nửa ngày đường. Kẻ Nê là tên tắt. Tên của ngôi làng thuần giáo là Tử Nê, thuộc quận Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Theo lời luận bàn của cụ Phan Thúc, thân sinh cụ Nguyễn Huy Bảo, Tử là bùn, còn Nê là tía. Người ta dùng loại bùn quý này làm triện son. Vết son chỉ có trong sách vở. Còn vết bùn thì lầy lội khắp lối đi: Trăm cái tội không bằng quãng lội làng Nê vì làng Nê đồng chiêm lầy lội khi mưa phùn gió bấc. Thuở xưa, làng Nê là một thiên đường lầy lội: Sống ở Tử Nê, chết về quê Thiên đàng. Mảnh đất lành có đủ tứ quý: tòa giám mục, nhà thờ chính tòa, tiểu chủng viện, nhà phước. Khách viễn phương đều ao ước sống ở Nê, có chết cũng mãn nguyện. Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều. Tiếng chuông nhà thờ quê không những ngân nga trong nắng sớm, và còn len lỏi vào tận hồn thơ Cung Chi. Các biến cố vui buồn của làng thôn đều nhờ chuông mà gõ cửa tấc lòng: Chuông thương gọi hồn đủng đỉnh ngân nga từng tiếng, có tiếng trống cộc tiễn biệt kẻ ly trần. Thân phụ thi nhân từ lý trưởng làm đến quận trưởng. Còn cụ bà là mẹ quê tần tảo từ Bắc vô Nam. Từ Đông sang Tây, cụ dưỡng già, hồi tưởng thơ văn nhà đạo. Có bài cụ đọc giống hệt bản in trong Biểu Nhất Lãm Văn Học Cận Đại của Cha Thanh Lãng. Nhưng cụ ngâm nga nhiều bài chưa từng nghe qua. Vì vậy, thơ Cung Chi diễn tả ngàn thương bằng nỗi nhớ mộc mạc văn học truyền khẩu của bậc từ mẫu. 9 khổ thuần nôm là chất liệu để tác giả vẽ lại chân dung người mẹ hiền quá cố, vang vọng âm hưởng sót sa của tiếng chuông thương ngân nga, có cả đường quê lầy lội khiến chân mẹ ‘‘hoang tím nhiều nứt nẻ’’. Nếu bùn đỏ Tử Nê là triện son, ngôn ngữ của bài thơ ‘‘Nếu không là linh mục’’ là vũng bùn lầy lội của một làng quê đã thăng hoa, có cánh đồng lúa chín Kinh Bắc, chuyển hóa thành đồng lúa Giáo hội. Thơ là sự chuyển hóa không ngừng để quá khứ chắp cánh giao hòa với hiện tại, để ta gặp lại kỷ niệm năm cũ, tưởng như gió cuốn mây trôi. Thơ níu kéo kỷ niệm: người ơi người ở đừng về của thôn làng Kinh Bắc.
- 2 khổ sau điểm Hán: Thuở nhỏ, tác giả cùng người anh là Đinh Đồng Nhất cùng anh em họ hàng và vài cậu bé đầu còn để chỏm ở làng bên, ngày ngày ngồi xếp chân trên sàn gạch ê a, lập lại lời ông thầy không cần thủ bản, vì thuộc lòng sách vở thánh hiền như sách Minh Đạo Gia Huấn. Thầy đồ dạy học là ông bác họ sống ở nhà chung. Ông đổi tên Đinh Đồng Sách thành ra Đinh Thượng Sách. Sau 1954, cụ thân sinh làm việc ở Tòa Án xin sắc lệnh tổng thống đổi họ. Họ Đinh trở lại Đinh Đồng ghi trong gia phả. Còn tên Thượng vẫn giữ nguyên. Vì vậy, thi nhân mới mang tên là Đinh Đồng Thượng Sách.
Người bác ngoài việc khai tâm chữ Hán, còn đặt bút hiệu cho cháu là Thần Lộ. Sau này thấy cháu có lòng sùng kính Đức Mẹ nên chọn bút hiệu là Cung Chi. Cung Chi lấy từ sách Luận Ngữ: Vi chánh dĩ đức thí như Bắc-Thần cư kỳ sở, nhi chúng tinh củng chi (為政以德,譬如北辰,居其所,而眾星共之): Làm việc chánh, đức độ ví như sao Bắc thần đứng một chỗ, các vì sao khác đều quy chầu. Đức Mẹ là vì sao Bắc Đẩu, ngàn tinh tú thờ lạy: Ave Maris Stella, Dei Mater Alma, Atque semper Virgo, Felix coeli porta. Ông bác còn cải danh Củng Chi (共 之) thành ra Cung Chi (恭 之) vì vần bằng dễ đọc. Cung (恭) bộ Tâm (心) có nghĩa là cung kính.
Ông bác có công khai tâm chữ Hán trong bộ Minh Đạo Gia Huấn, nào ngờ môn sinh học tập đến cùng. Cha Sách học Văn chương Trung Hoa tại Đại Học Văn Khoa Saigon, do GS Nghiêm Toản hướng dẫn tiểu luận. Sang Pháp, ngài tốt nghiệp Thần học Đại học Công giáo Paris và Văn chương Trung Hoa tại Đại Học Paris 7. Tuy là nhà Hán học (sinologue), chữ Hán chỉ là nét chấm phá. Thơ Cung Chi, không đậm đà cổ văn. Nhờ vậy, thi nhân mới đạt được sự bình dị như Thi sĩ Hà Thượng Nhân nhận xét: ‘‘Tạo hóa là một nghệ sĩ tài ba hơn hết mọi nghệ sĩ. Tạo hóa vốn bình dị. Câu thơ hay nhất vẫn là những câu thơ bình dị nhất.’’
Hai khổ thơ cuối bài của Cung Chi vương vấn u hoài cổ văn rõ ràng là để chở đạo: “văn dĩ tải đạo” (文 以 载 道): Huyền nhiệm thay thánh chức. Giúp con tiễn mẹ đi.
Kết luận:
Một bài thơ hay là bài thơ ‘‘vui với người vui, khóc với người khóc’’ (Rm 12, 15). Thi sĩ Hà Thượng Nhân bình giải thơ Cung Chi như sau: ‘‘Linh mục, người Trung hoa gọi là Thần phụ. Trong chữ Thần có ngầm ý chữ từ. Thần phụ bắt buộc phải là một từ phụ. Muốn biết người ấy có phải là một từ phụ không thì hãy xem cung cách của họ đối với bậc sinh thành. Là một từ phụ, bắt buộc phải là một hiếu tử. Linh mục Sách là một người con chí hiếu. Tôi là người ngoại đạo nhưng khi đọc bài ‘‘Nếu không là linh mục’’ của người bỗng nhiên bùi ngùi muốn khóc. Khóc vì trên đời này còn có người yêu quý mẹ đến như thế.
Mấy câu thơ thật đơn sơ:
Tội mẹ hay tội con
Tội con hơn tội mẹ
Ai đấm ngực thay con
Khi con tha tội mẹ.
Thơ Cung Chi thể hiện trọn vẹn đức mến theo Thánh Phaolô: Hiện nay, đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến. (1Cr 13, 13). Ngàn Thương của thi sĩ Cung Chi tràn trề đức mến, lai láng tình yêu mẹ đằm thắm, ‘‘thương đến cùng chưa thôi’’. Thương đến cùng nghĩa mẹ, ‘‘nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.’’
Viết tại Paris, tháng năm sắp phai tàn (12/2008)
Lê Đình Thông
‘‘NGÀN THƯƠNG’’ CỦA CUNG CHI
LTS-. «Họ là ai, bài thơ về những anh hùng tử đạo của Lương Nhi Tử» đã giới thiệu một cái nhìn thi sĩ về Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
«Tình mẫu tử" trong thi tập «Ngàn Thương» của "Cung Chi» phân tích một bài thơ khác của cùng một thi sĩ, dưới một bút hiệu khác.
Lương Nhi Tử hay Cung Chi là hai bút hiệu bày tỏ hai thi hứng và thi phong khác nhau của cùng một thi sĩ: linh mục Đinh Đồng Thượng Sách.
http://www.vietcatholic.net/pics/cungchi.jpg
Tập bản thảo ‘‘Ngàn Thương ’’ (Giáo xứ Việt Nam Paris, 2008) gom góp 400 bài thơ của thi sĩ Cung Chi tức Linh mục Đinh Đồng Thượng Sách. Vườn thơ Cung Chi đa dạng về thể loại, phong phú về chất liệu, ngôn ngữ thi ca lại bình dị. Tìm một bài thơ tiêu biểu thật không dễ dàng chút nào. Tên ‘‘Ngàn Thương’’ là một gợi ý. Nên tìm bài thơ ‘‘một thương’’ nhưng có cả ‘‘ngàn thương’’. Nói khác đi, chỉ trong một bài thơ mà tóm thâu lòng yêu mến vũ trụ càn khôn là Thiên Chúa, đồng thời thể hiện được công ơn trời bể của bậc sinh thành. Bài thơ năm chữ ‘‘Nếu không là linh muc’’ nói lên được ý nghĩa này.
Con làm dấu trán mẹ
Hằn lên những vết nhăn
Tội tình chi đấy mẹ
Tội nuôi con khó khăn !
Con xức dầu mắt mẹ
Xưa khóc thương nhớ conn
Cạn khô cả dòng lệ
Năm tháng thêm mỏi mòn.
Con xức dầu tai mẹ
Buồn vì con không nghe
Những ý hay của mẹ
Ý con mẹ lại nghe.
Con xức dầu mũi mẹ
Thoi thóp chút tàn hơi
Suốt đời mẹ như thế
Thương đến cùng chưa thôi.
Con xức dầu môi mẹ
Từng nhắc nhủ dạy con
Những lời xưa trách nhẹ
Còn cuộn cuốn lòng con.
Con xức dầu tay mẹ
Một thời lau mắt con
Mười ngón tay lớn bé
Ngón nào tinh cũng tròn.
Con xức dầu chân mẹ
Từng bước dắt dìu con
Hoang tím nhiều nứt nẻ
Hy sinh dấu vẫn còn.
Mỗi phần thân thể mẹ
Có chút phần riêng con
Con xức dầu cho mẹ
Nhức nhối phận đời con.
Tội mẹ hay tội con
Tội con hơn tội mẹ
Ai đấm ngực thay con
Khi con tha tội mẹ.
Làm các phép cuối cùng
Giờ phút mẹ lâm chung
Con nghẹn ngào khôn tả
An ủi cũng vô song.
Nếu không là linh mục
Con đâu tích sự gì ?
Huyền nhiệm thay thánh chức
Giúp con tiễn mẹ đi..
Bài thơ gồm 11 khổ (strophes), có 9 khổ thuần nôm như 9 chữ cù lao hằn tứ chi từ mẫu:
Con xức dầu chân mẹ
Từng bước dắt dìu con
Hoang tím nhiều nứt nẻ
Hy sinh dấu vẫn còn.
Tác giả đã dành 7 khổ để gieo vần ‘‘mẹ - con’’ Hai khổ 3 và 4 phá lệ: khổ 3: vần ‘‘nghe’’. Khổ 4: vần ‘‘hơi/thôi’’. 9 khổ đầu là lời thì thầm mẹ con. Cả 9: vần gián cách nói lên nỗi khổ đau, đôi bờ tử sinh cách biệt. Hai khổ còn lại là nghẹn ngào lệ ứa. Tâm sự ngổn ngang được diễn tả qua vần hỗn tạp: (cuối) cùng, (lâm) chung, vô (song). Khổ cuối chuyển sang vần gián cách tượng hình âm dương cách biệt: (linh) mục - (thánh) chức, (tích sự) gì - tiễn mẹ đi.
9 khổ đầu gieo vần thuần nôm, không có chữ Hán, nếu điểm xuyết chữ Hán thì cũng là thông dụng. Hai khổ cuối, tác giả sử dụng vài từ Hán-Việt: lâm chung (临 终), vô song (无 双), linh mục (灵 牧), thánh chức (圣 职) v.v. Tác giả trước tác bài thơ này vào ngày giỗ đầu năm 2002 để ghi dấu ngày mẹ mất (6-6-2001). Tác giả chủ ý dùng toàn chữ nôm trong phần đầu và chữ Hán trong phần cuối. Hai phần Hán - Nôm cho phép giới thiệu sơ lược thân thế tác giả.
Thân thế tác giả:
- 9 khổ đầu thuần nôm: Tác giả quê ở Kẻ Nê (Bắc Ninh), cách xa Kẻ Chợ (Hà Nội) chưa đầy nửa ngày đường. Kẻ Nê là tên tắt. Tên của ngôi làng thuần giáo là Tử Nê, thuộc quận Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Theo lời luận bàn của cụ Phan Thúc, thân sinh cụ Nguyễn Huy Bảo, Tử là bùn, còn Nê là tía. Người ta dùng loại bùn quý này làm triện son. Vết son chỉ có trong sách vở. Còn vết bùn thì lầy lội khắp lối đi: Trăm cái tội không bằng quãng lội làng Nê vì làng Nê đồng chiêm lầy lội khi mưa phùn gió bấc. Thuở xưa, làng Nê là một thiên đường lầy lội: Sống ở Tử Nê, chết về quê Thiên đàng. Mảnh đất lành có đủ tứ quý: tòa giám mục, nhà thờ chính tòa, tiểu chủng viện, nhà phước. Khách viễn phương đều ao ước sống ở Nê, có chết cũng mãn nguyện. Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều. Tiếng chuông nhà thờ quê không những ngân nga trong nắng sớm, và còn len lỏi vào tận hồn thơ Cung Chi. Các biến cố vui buồn của làng thôn đều nhờ chuông mà gõ cửa tấc lòng: Chuông thương gọi hồn đủng đỉnh ngân nga từng tiếng, có tiếng trống cộc tiễn biệt kẻ ly trần. Thân phụ thi nhân từ lý trưởng làm đến quận trưởng. Còn cụ bà là mẹ quê tần tảo từ Bắc vô Nam. Từ Đông sang Tây, cụ dưỡng già, hồi tưởng thơ văn nhà đạo. Có bài cụ đọc giống hệt bản in trong Biểu Nhất Lãm Văn Học Cận Đại của Cha Thanh Lãng. Nhưng cụ ngâm nga nhiều bài chưa từng nghe qua. Vì vậy, thơ Cung Chi diễn tả ngàn thương bằng nỗi nhớ mộc mạc văn học truyền khẩu của bậc từ mẫu. 9 khổ thuần nôm là chất liệu để tác giả vẽ lại chân dung người mẹ hiền quá cố, vang vọng âm hưởng sót sa của tiếng chuông thương ngân nga, có cả đường quê lầy lội khiến chân mẹ ‘‘hoang tím nhiều nứt nẻ’’. Nếu bùn đỏ Tử Nê là triện son, ngôn ngữ của bài thơ ‘‘Nếu không là linh mục’’ là vũng bùn lầy lội của một làng quê đã thăng hoa, có cánh đồng lúa chín Kinh Bắc, chuyển hóa thành đồng lúa Giáo hội. Thơ là sự chuyển hóa không ngừng để quá khứ chắp cánh giao hòa với hiện tại, để ta gặp lại kỷ niệm năm cũ, tưởng như gió cuốn mây trôi. Thơ níu kéo kỷ niệm: người ơi người ở đừng về của thôn làng Kinh Bắc.
- 2 khổ sau điểm Hán: Thuở nhỏ, tác giả cùng người anh là Đinh Đồng Nhất cùng anh em họ hàng và vài cậu bé đầu còn để chỏm ở làng bên, ngày ngày ngồi xếp chân trên sàn gạch ê a, lập lại lời ông thầy không cần thủ bản, vì thuộc lòng sách vở thánh hiền như sách Minh Đạo Gia Huấn. Thầy đồ dạy học là ông bác họ sống ở nhà chung. Ông đổi tên Đinh Đồng Sách thành ra Đinh Thượng Sách. Sau 1954, cụ thân sinh làm việc ở Tòa Án xin sắc lệnh tổng thống đổi họ. Họ Đinh trở lại Đinh Đồng ghi trong gia phả. Còn tên Thượng vẫn giữ nguyên. Vì vậy, thi nhân mới mang tên là Đinh Đồng Thượng Sách.
Người bác ngoài việc khai tâm chữ Hán, còn đặt bút hiệu cho cháu là Thần Lộ. Sau này thấy cháu có lòng sùng kính Đức Mẹ nên chọn bút hiệu là Cung Chi. Cung Chi lấy từ sách Luận Ngữ: Vi chánh dĩ đức thí như Bắc-Thần cư kỳ sở, nhi chúng tinh củng chi (為政以德,譬如北辰,居其所,而眾星共之): Làm việc chánh, đức độ ví như sao Bắc thần đứng một chỗ, các vì sao khác đều quy chầu. Đức Mẹ là vì sao Bắc Đẩu, ngàn tinh tú thờ lạy: Ave Maris Stella, Dei Mater Alma, Atque semper Virgo, Felix coeli porta. Ông bác còn cải danh Củng Chi (共 之) thành ra Cung Chi (恭 之) vì vần bằng dễ đọc. Cung (恭) bộ Tâm (心) có nghĩa là cung kính.
Ông bác có công khai tâm chữ Hán trong bộ Minh Đạo Gia Huấn, nào ngờ môn sinh học tập đến cùng. Cha Sách học Văn chương Trung Hoa tại Đại Học Văn Khoa Saigon, do GS Nghiêm Toản hướng dẫn tiểu luận. Sang Pháp, ngài tốt nghiệp Thần học Đại học Công giáo Paris và Văn chương Trung Hoa tại Đại Học Paris 7. Tuy là nhà Hán học (sinologue), chữ Hán chỉ là nét chấm phá. Thơ Cung Chi, không đậm đà cổ văn. Nhờ vậy, thi nhân mới đạt được sự bình dị như Thi sĩ Hà Thượng Nhân nhận xét: ‘‘Tạo hóa là một nghệ sĩ tài ba hơn hết mọi nghệ sĩ. Tạo hóa vốn bình dị. Câu thơ hay nhất vẫn là những câu thơ bình dị nhất.’’
Hai khổ thơ cuối bài của Cung Chi vương vấn u hoài cổ văn rõ ràng là để chở đạo: “văn dĩ tải đạo” (文 以 载 道): Huyền nhiệm thay thánh chức. Giúp con tiễn mẹ đi.
Kết luận:
Một bài thơ hay là bài thơ ‘‘vui với người vui, khóc với người khóc’’ (Rm 12, 15). Thi sĩ Hà Thượng Nhân bình giải thơ Cung Chi như sau: ‘‘Linh mục, người Trung hoa gọi là Thần phụ. Trong chữ Thần có ngầm ý chữ từ. Thần phụ bắt buộc phải là một từ phụ. Muốn biết người ấy có phải là một từ phụ không thì hãy xem cung cách của họ đối với bậc sinh thành. Là một từ phụ, bắt buộc phải là một hiếu tử. Linh mục Sách là một người con chí hiếu. Tôi là người ngoại đạo nhưng khi đọc bài ‘‘Nếu không là linh mục’’ của người bỗng nhiên bùi ngùi muốn khóc. Khóc vì trên đời này còn có người yêu quý mẹ đến như thế.
Mấy câu thơ thật đơn sơ:
Tội mẹ hay tội con
Tội con hơn tội mẹ
Ai đấm ngực thay con
Khi con tha tội mẹ.
Thơ Cung Chi thể hiện trọn vẹn đức mến theo Thánh Phaolô: Hiện nay, đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến. (1Cr 13, 13). Ngàn Thương của thi sĩ Cung Chi tràn trề đức mến, lai láng tình yêu mẹ đằm thắm, ‘‘thương đến cùng chưa thôi’’. Thương đến cùng nghĩa mẹ, ‘‘nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.’’
Viết tại Paris, tháng năm sắp phai tàn (12/2008)
Lê Đình Thông