Dan Lee
12-11-2008, 07:17 PM
Mùa Vọng - III - Năm B
CON CŨNG LÀ NGÔN SỨ
"Thần Khí Chúa Ngự Trên Tôi & Sai Tôi Đi Loan Báo Tin Mừng "
Đoạn sách Ngôn Sứ Isaia và đoạn Phúc Am của Chủ nhật III Mùa Vọng năm B phác thảo một số nét về chân dung của Chúa Giêsu, Đấng sẽ đến để loan báo Tin Mừng giải thoát cho người nghèo. Còn thư của Thánh Phaolô dạy tín hữu Thêxalonica và chúng ta biết sống thế nào cho đẹp lòng Chúa. Chúng ta hãy đi tìm sứ điệp của Lời Chúa để đón nhận và đem ra thực hành.
* LẮNG NGHE LỜI CHÚA
1.Bài đọc 1: Is 61,1-2a.10-11: Ơn gọi của ngôn sứ
(1) Thần Khí của Đức Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì Đức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, (2a) công bố một năm hồng ân của Đức Chúa, một ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta...
(10) Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ Đức Chúa, nhờ Thiên Chúa tôi thờ, tôi hớn hở biết bao! Vì Người mặc cho tôi hồng ân cứu độ, choàng cho tôi đức chính trực công minh, như chú rể chỉnh tề khăn gói, tựa cô dâu lộng lẫy điểm trang (11) Như đất đai làm đâm chồi nẩy lộc, như vườn tược cho nổ hạt sinh mầm, Đức Chúa là Chúa Thượng cũng sẽ làm trổ hoa công chính, làm trổi vang lời ca ngợi trước mặt muôn dân.
2. Bài đọc 2: 1 Tx 5, 16-24: Cách sống đẹp lòng Chúa.
(16) Anh em hãy vui mừng luôn mãi (17) và cầu nguyện không ngừng (18) Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh.. (19) Anh em đừng dập tắt Thần Khí. (20) Chớ khinh thường ơn nói tiên tri. (21) Hãy cân nhắc mọi sự: điều gì tốt thì giữ; (22) còn điều xấu dưới bất cứ hình thức nào thì lánh cho xa. (23) Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hóa toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta quang lâm. (24) Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung thành: Người sẽ thực hiện điều đó.
3. Bài Tin Mừng: Ga 1,6-8.19-28: Gioan Tẩy Giả làm chứng về ánh sáng là Đức Giêsu.
(6) Có một người được Thiên Chúa sai đến tên là Gioan (7) Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. (8) Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng. (19) Và đây là lời chứng của ông Gioan, khi người Do Thái từ Giêrusalem cử một số tư tế và mấy Thầy Lêvi đến hỏi ông: "Ông là ai?"(20) Ong tuyên bố thẳng thắn: "Tôi không phải là Đấng Kitô." (21) Họ lại hỏi ông: "Vậy thì thế nào? Ông có phải là ông Elia không?" Ông nói: "Không phải." - "Ông có phải là một vị ngôn sứ chăng?" Ông đáp: "Không." (22) Họ liền nói với ông: "Thế ông là ai, để chúng tôi còn trả lời cho những người đã cử chúng tôi đến? Ông nói gì về chính ông?" (23) Ông nói: Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn sứ Isaia đã nói. (24) Trong nhóm được cử đi có mấy người thuộc phái Pharisêu. (25) Họ hỏi ông: "Vậy tại sao ông làm phép rửa, nếu ông không phải là Đấng Kitô, cũng không phải là ông Elia hay vị ngôn sứ?" (26) Ông Gioan trả lời: "Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết (27) Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người." (28) Các việc đó đã xẩy ra tại Bêtania, bên kia sống Giođan, nơi ông Gioan làm phép rửa.
* TÌM HIỂU LỜI CHÚA
1. Ơn gọi và trách nhiệm của các ngôn sứ
1.1 Ơn gọi và trách nhiệm của ngôn sứ Isaia:
Đoạn sách Isaia chương 61 thuộc Isaia đệ tam tức của giai đoạn 515-445 trước Công Nguyên. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và tôn giáo của giai đoạn sau lưu đầy này không hề khởi sắc như nhiều người mong đợi, nên vai trò của Isaia là nhắc nhở toàn dân hãy vững tin vào Thiên Chúa. Ơn gọi của Isaia là được Thiên Chúa giao cho một sứ mệnh rõ rệt là thay đổi cảnh sống của người nghèo. Đó là một bằng chứng hùng hồn chứng tỏ Thiên Chúa luôn yêu thương và thủy chung với dân.
1.2 Ơn gọi và trách nhiệm của ngôn sứ Gioan Tẩy Giả:
Từ cách sinh sống, ăn mặc, tập họp môn đệ, giảng dạy và làm phép rửa bên giòng sông Giocđan, Gioan xuất hiện với dáng dấp của một vị ngôn sứ, nên đã nhanh chóng lôi cuốn sự chú ý của toàn dân Ítraen. Mặc dù không khẳng định mình là ngôn sứ với những người Pharisêu, nhưng Gioan quả thực là một ngôn sứ, một ngôn sứ vĩ đại và cuối cùng của Cựu Ước. Sứ mệnh của Gioan là làm chứng cho một Đấng sẽ đến sau ngài, nhưng cao trọng, vượt xa ngài. Đấng ấy chính là ánh sáng soi cho nhân loại. Đấng ấy sẽ loan báo Tin Mừng giải thoát cho người nghèo và làm phép rửa trong Thánh Thần để biến đổi lòng người cũng như mặt địa cầu này.
1.3 Ơn gọi và trách nhiệm VỊ NGÔN SỨ GIÊSU (viết chữ in hoa):
Trong hội đường Nadarét, Đức Giêsu đã long trọng tuyên bố: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quí vị vừa nghe."(Lc 4,21). Đó là câu 1 và 2, chương 61 của sách ngôn sứ Isaia. Thế có nghĩa là Đức Giêsu đã xác định ơn gọi và sứ mạng ngôn sứ của Người. Sứ mạng của Người là đến với người nghèo, người tù tội, người tật nguyền, người bị áp bức và bênh vực họ và loan báo Tin Mừng giải thoát cho họ để họ được hạnh phúc. Đức Giêsu đã sống hết mình và đã chết cực hình trên thập giá để thực hiện ơn gọi ngôn sứ và chu toàn trách nhiệm ngôn sứ của mình.
1.4 Ơn gọi và trách nhiệm của các ngôn sứ ngày nay:
Nhờ Phép Rửa, mọi Kitô hữu giáo dân cũng như giáo sĩ đều đã được tháp nhập vào Chúa Giêsu Kitô, trở nên chi thể của Người, tham gia vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và phục vụ của Người. Vậy chúng ta là các ngôn sứ ngày nay phải sống ơn gọi và thi hành trách nhiệm như thế nào?
2. Cách sống ơn gọi và thi hành trách nhiệm của các ngôn sứ ngày nay.
Câu trả lời vắn gọn và đầy đủ nhất là các ngôn sứ ngày nay phải sống như Gioan và như Đức Giêsu.
2.1 Sống như Gioan: Cả cuộc đời Gioan chỉ có một mục tiêu là làm cho dân Ítraen tin và đón nhận Đức Giêsu là Cứu Chúa được Thiên Chúa sai đến. Đó là sứ mạng làm chứng cho Chúa hay sứ mạng dọn đường cho Chúa. Gioan đã sống một cuộc đời khắc khổ, chay tịnh, hy sinh, hãm mình, siêu thoát và kết hiệp với Thiên Chúa, để lời chứng của mình được dân chúng tin theo. Gioan đã chấp nhận phải "nhỏ" đi để Đức Giêsu nổi bật lên.
Người ngôn sứ ngày nay cũng phải có một nếp sống giống như Gioan -khắc khổ, chay tịnh và khiêm nhu- để chu toàn cùng một trọng trách: làm chứng cho Chúa và dọn đường cho Ngài đến.
2.2 Sống như Đức Giêsu: Ở trên chúng ta đã thấy Đức Giêsu đã sống ơn gọi và thi hành trách nhiệm ngôn sứ của Người như thế nào. Theo chân Người, chúng ta cũng phải nhận người nghèo khổ, người bị thiệt thòi -cách này cách khác - trong xã hội, làm đối tượng ưu tiên để chúng ta yêu thương và phục vụ. Khi chọn lựa như thế chúng ta sẽ lội ngược dòng, vì ngày nay, trong đạo cũng như ngoài đời, người ta chỉ trọng người giầu sang, quyền chức. Người nghèo, người bị gạt ra ngoài lề xã hội do bất kỳ lý do gì: sắc tộc, văn hóa, tôn giáo, chính trị hay nghề nghiệp, rất khó tin có Thiên Chúa là Đấng cầm cân nẩy mực Công lý và yêu thương săn sóc họ. Vì thế các ngôn sứ ngày nay là mọi Kitô hữu, có sứ mạng và trọng trách "cụ thể hóa" lòng yêu thương người nghèo và sự quí chuộng Công lý của Thiên Chúa, bằng những hành động thiết thực.
* SỐNG LỜI CHÚA
1. Con luôn tự nhủ rằng: Trong gia đình, giáo xứ và xã hội, con cũng là ngôn sứ của Thiên Chúa, với trách nhiệm làm chứng cho Tin Mừng và dọn đường cho Chúa đến.
2. Mỗi ngày con thực hiện một số việc hy sinh, bỏ mình, phục vụ, yêu thương, bác ái để làm chứng cho Tin Mừng và dọn đường cho Chúa đến.
* CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA
Lạy Thiên Chúa là Cha, chúng con cảm tạ Cha đã cho con được Ơn làm Kitô hữu, nhờ đó con được tham gia vào ơn gọi và sứ mạng ngôn sứ của Đức Giêsu, Con Cha, Chúa của con.
Lạy Chúa Giêsu, là NGÔN SỨ VĨ ĐẠI của Cha! Xin Chúa giúp con biết yêu thương và phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo và những người bị thiệt thòi trong xã hội Việt Nam hôm nay.
Lạy Chúa Thánh Thần là Thần Khí của Thiên Chúa, xin Chúa sai con như đã sai các ngôn sứ, vào trong các môi trường xã hội và Giáo hội, để con làm chứng cho Tin Mừng giải thoát và dọn đường cho Chúa Giêsu Kitô đến với mọi người, mọi nhà. Amen.
DaGiêrônimô Nguyễn Văn Nội
CON CŨNG LÀ NGÔN SỨ
"Thần Khí Chúa Ngự Trên Tôi & Sai Tôi Đi Loan Báo Tin Mừng "
Đoạn sách Ngôn Sứ Isaia và đoạn Phúc Am của Chủ nhật III Mùa Vọng năm B phác thảo một số nét về chân dung của Chúa Giêsu, Đấng sẽ đến để loan báo Tin Mừng giải thoát cho người nghèo. Còn thư của Thánh Phaolô dạy tín hữu Thêxalonica và chúng ta biết sống thế nào cho đẹp lòng Chúa. Chúng ta hãy đi tìm sứ điệp của Lời Chúa để đón nhận và đem ra thực hành.
* LẮNG NGHE LỜI CHÚA
1.Bài đọc 1: Is 61,1-2a.10-11: Ơn gọi của ngôn sứ
(1) Thần Khí của Đức Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì Đức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, (2a) công bố một năm hồng ân của Đức Chúa, một ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta...
(10) Tôi mừng rỡ muôn phần nhờ Đức Chúa, nhờ Thiên Chúa tôi thờ, tôi hớn hở biết bao! Vì Người mặc cho tôi hồng ân cứu độ, choàng cho tôi đức chính trực công minh, như chú rể chỉnh tề khăn gói, tựa cô dâu lộng lẫy điểm trang (11) Như đất đai làm đâm chồi nẩy lộc, như vườn tược cho nổ hạt sinh mầm, Đức Chúa là Chúa Thượng cũng sẽ làm trổ hoa công chính, làm trổi vang lời ca ngợi trước mặt muôn dân.
2. Bài đọc 2: 1 Tx 5, 16-24: Cách sống đẹp lòng Chúa.
(16) Anh em hãy vui mừng luôn mãi (17) và cầu nguyện không ngừng (18) Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh.. (19) Anh em đừng dập tắt Thần Khí. (20) Chớ khinh thường ơn nói tiên tri. (21) Hãy cân nhắc mọi sự: điều gì tốt thì giữ; (22) còn điều xấu dưới bất cứ hình thức nào thì lánh cho xa. (23) Nguyện chính Thiên Chúa là nguồn mạch bình an, thánh hóa toàn diện con người anh em, để thần trí, tâm hồn và thân xác anh em, được gìn giữ vẹn toàn, không gì đáng trách, trong ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta quang lâm. (24) Đấng kêu gọi anh em là Đấng trung thành: Người sẽ thực hiện điều đó.
3. Bài Tin Mừng: Ga 1,6-8.19-28: Gioan Tẩy Giả làm chứng về ánh sáng là Đức Giêsu.
(6) Có một người được Thiên Chúa sai đến tên là Gioan (7) Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. (8) Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng. (19) Và đây là lời chứng của ông Gioan, khi người Do Thái từ Giêrusalem cử một số tư tế và mấy Thầy Lêvi đến hỏi ông: "Ông là ai?"(20) Ong tuyên bố thẳng thắn: "Tôi không phải là Đấng Kitô." (21) Họ lại hỏi ông: "Vậy thì thế nào? Ông có phải là ông Elia không?" Ông nói: "Không phải." - "Ông có phải là một vị ngôn sứ chăng?" Ông đáp: "Không." (22) Họ liền nói với ông: "Thế ông là ai, để chúng tôi còn trả lời cho những người đã cử chúng tôi đến? Ông nói gì về chính ông?" (23) Ông nói: Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn sứ Isaia đã nói. (24) Trong nhóm được cử đi có mấy người thuộc phái Pharisêu. (25) Họ hỏi ông: "Vậy tại sao ông làm phép rửa, nếu ông không phải là Đấng Kitô, cũng không phải là ông Elia hay vị ngôn sứ?" (26) Ông Gioan trả lời: "Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết (27) Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người." (28) Các việc đó đã xẩy ra tại Bêtania, bên kia sống Giođan, nơi ông Gioan làm phép rửa.
* TÌM HIỂU LỜI CHÚA
1. Ơn gọi và trách nhiệm của các ngôn sứ
1.1 Ơn gọi và trách nhiệm của ngôn sứ Isaia:
Đoạn sách Isaia chương 61 thuộc Isaia đệ tam tức của giai đoạn 515-445 trước Công Nguyên. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và tôn giáo của giai đoạn sau lưu đầy này không hề khởi sắc như nhiều người mong đợi, nên vai trò của Isaia là nhắc nhở toàn dân hãy vững tin vào Thiên Chúa. Ơn gọi của Isaia là được Thiên Chúa giao cho một sứ mệnh rõ rệt là thay đổi cảnh sống của người nghèo. Đó là một bằng chứng hùng hồn chứng tỏ Thiên Chúa luôn yêu thương và thủy chung với dân.
1.2 Ơn gọi và trách nhiệm của ngôn sứ Gioan Tẩy Giả:
Từ cách sinh sống, ăn mặc, tập họp môn đệ, giảng dạy và làm phép rửa bên giòng sông Giocđan, Gioan xuất hiện với dáng dấp của một vị ngôn sứ, nên đã nhanh chóng lôi cuốn sự chú ý của toàn dân Ítraen. Mặc dù không khẳng định mình là ngôn sứ với những người Pharisêu, nhưng Gioan quả thực là một ngôn sứ, một ngôn sứ vĩ đại và cuối cùng của Cựu Ước. Sứ mệnh của Gioan là làm chứng cho một Đấng sẽ đến sau ngài, nhưng cao trọng, vượt xa ngài. Đấng ấy chính là ánh sáng soi cho nhân loại. Đấng ấy sẽ loan báo Tin Mừng giải thoát cho người nghèo và làm phép rửa trong Thánh Thần để biến đổi lòng người cũng như mặt địa cầu này.
1.3 Ơn gọi và trách nhiệm VỊ NGÔN SỨ GIÊSU (viết chữ in hoa):
Trong hội đường Nadarét, Đức Giêsu đã long trọng tuyên bố: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quí vị vừa nghe."(Lc 4,21). Đó là câu 1 và 2, chương 61 của sách ngôn sứ Isaia. Thế có nghĩa là Đức Giêsu đã xác định ơn gọi và sứ mạng ngôn sứ của Người. Sứ mạng của Người là đến với người nghèo, người tù tội, người tật nguyền, người bị áp bức và bênh vực họ và loan báo Tin Mừng giải thoát cho họ để họ được hạnh phúc. Đức Giêsu đã sống hết mình và đã chết cực hình trên thập giá để thực hiện ơn gọi ngôn sứ và chu toàn trách nhiệm ngôn sứ của mình.
1.4 Ơn gọi và trách nhiệm của các ngôn sứ ngày nay:
Nhờ Phép Rửa, mọi Kitô hữu giáo dân cũng như giáo sĩ đều đã được tháp nhập vào Chúa Giêsu Kitô, trở nên chi thể của Người, tham gia vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và phục vụ của Người. Vậy chúng ta là các ngôn sứ ngày nay phải sống ơn gọi và thi hành trách nhiệm như thế nào?
2. Cách sống ơn gọi và thi hành trách nhiệm của các ngôn sứ ngày nay.
Câu trả lời vắn gọn và đầy đủ nhất là các ngôn sứ ngày nay phải sống như Gioan và như Đức Giêsu.
2.1 Sống như Gioan: Cả cuộc đời Gioan chỉ có một mục tiêu là làm cho dân Ítraen tin và đón nhận Đức Giêsu là Cứu Chúa được Thiên Chúa sai đến. Đó là sứ mạng làm chứng cho Chúa hay sứ mạng dọn đường cho Chúa. Gioan đã sống một cuộc đời khắc khổ, chay tịnh, hy sinh, hãm mình, siêu thoát và kết hiệp với Thiên Chúa, để lời chứng của mình được dân chúng tin theo. Gioan đã chấp nhận phải "nhỏ" đi để Đức Giêsu nổi bật lên.
Người ngôn sứ ngày nay cũng phải có một nếp sống giống như Gioan -khắc khổ, chay tịnh và khiêm nhu- để chu toàn cùng một trọng trách: làm chứng cho Chúa và dọn đường cho Ngài đến.
2.2 Sống như Đức Giêsu: Ở trên chúng ta đã thấy Đức Giêsu đã sống ơn gọi và thi hành trách nhiệm ngôn sứ của Người như thế nào. Theo chân Người, chúng ta cũng phải nhận người nghèo khổ, người bị thiệt thòi -cách này cách khác - trong xã hội, làm đối tượng ưu tiên để chúng ta yêu thương và phục vụ. Khi chọn lựa như thế chúng ta sẽ lội ngược dòng, vì ngày nay, trong đạo cũng như ngoài đời, người ta chỉ trọng người giầu sang, quyền chức. Người nghèo, người bị gạt ra ngoài lề xã hội do bất kỳ lý do gì: sắc tộc, văn hóa, tôn giáo, chính trị hay nghề nghiệp, rất khó tin có Thiên Chúa là Đấng cầm cân nẩy mực Công lý và yêu thương săn sóc họ. Vì thế các ngôn sứ ngày nay là mọi Kitô hữu, có sứ mạng và trọng trách "cụ thể hóa" lòng yêu thương người nghèo và sự quí chuộng Công lý của Thiên Chúa, bằng những hành động thiết thực.
* SỐNG LỜI CHÚA
1. Con luôn tự nhủ rằng: Trong gia đình, giáo xứ và xã hội, con cũng là ngôn sứ của Thiên Chúa, với trách nhiệm làm chứng cho Tin Mừng và dọn đường cho Chúa đến.
2. Mỗi ngày con thực hiện một số việc hy sinh, bỏ mình, phục vụ, yêu thương, bác ái để làm chứng cho Tin Mừng và dọn đường cho Chúa đến.
* CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA
Lạy Thiên Chúa là Cha, chúng con cảm tạ Cha đã cho con được Ơn làm Kitô hữu, nhờ đó con được tham gia vào ơn gọi và sứ mạng ngôn sứ của Đức Giêsu, Con Cha, Chúa của con.
Lạy Chúa Giêsu, là NGÔN SỨ VĨ ĐẠI của Cha! Xin Chúa giúp con biết yêu thương và phục vụ mọi người, nhất là những người nghèo và những người bị thiệt thòi trong xã hội Việt Nam hôm nay.
Lạy Chúa Thánh Thần là Thần Khí của Thiên Chúa, xin Chúa sai con như đã sai các ngôn sứ, vào trong các môi trường xã hội và Giáo hội, để con làm chứng cho Tin Mừng giải thoát và dọn đường cho Chúa Giêsu Kitô đến với mọi người, mọi nhà. Amen.
DaGiêrônimô Nguyễn Văn Nội