PDA

View Full Version : NHƯ NGƯỜI CÓ TRÍ TUỆ



Sông Xanh
12-12-2008, 01:04 PM
[SCROLL DOWN TO SEE THE ENGLISH TRANSLATION]

N H Ư - N G Ư Ờ I - C Ó - T R Í - T U Ệ

http://farm4.static.flickr.com/3072/3006667287_f3867eb197.jpg

Photo by Milan S

Nếu bạn hiểu rõ mọi khía cạnh chi tiết của luật nhân quả thì bạn được gọi là người có trí tuệ... - Đức Đạt Lai Lạt Ma

Nghiệp” hay “Karma” có nghĩa là “hành động” nhằm chỉ một việc làm chúng ta tham dự vào cũng như hậu quả của nó. Khi chúng ta nói hành vi sát hại thì chính tác động đó sẽ dẫn đến việc cướp đi mạng sống của một người. Kết quả tai hại hơn của hành động giết người này là gây đau khổ cho nạn nhân cũng như nhiều người thân yêu của họ.

Nghiệp nhân của việc làm ác đó còn gây ảnh hưởng xấu đến kẻ sát nhân. Những quả báo này không chỉ giới hạn trong cuộc đời hiện tại mà thôi. Thực ra kết quả của một hành vi bất thiện sẽ phát triển theo thời gian, cho nên sự thiếu từ tâm nơi kẻ sát nhân tàn bạo hủy diệt mạng sống con người nói trên được khởi đầu từ cuộc đời quá khứ của hắn đã từng xem nhẹ mạng sống mọi người cũng như loài vật và côn trùng.

Một tên sát nhân không chắc sẽ được tái sinh làm người ở kiếp sau. Những hoàn cảnh dẫn đến việc giết người sẽ quyết định quả báo khốc liệt mà kẻ sát nhân sẽ phải gánh chịu. Một tên giết người man rợ, vui sướng khi phạm tội ác, có lẽ sẽ được tái sinh trong một thế giới mà ta gọi là “Ðịa Ngục”. Một trường hợp kém tàn ác hơn – ví dụ giết người vì tự vệ – có thể sẽ được tái sinh nơi “địa ngục” chịu ít đau khổ hơn. Những hành động thiếu đạo đức với hậu quả không nghiêm trọng lắm có thể khiến cho một người bị tái sinh làm con vật, thiếu khả năng tu tập cải thiện tâm hồn.

Khi một người được tái sinh làm người, các hậu quả của những hành vi bất thiện trong kiếp trước sẽ quyết định hoàn cảnh cuộc sống mới của người đó theo nhiều cách. Sát sinh nhiều trong đời trước thì kiếp này thọ mạng kẻ ấy sẽ ngắn ngủi hoặc thường hay bị ốm đau. Nó cũng hướng dẫn người đó có khuynh hướng giết chóc và chắc chắn họ sẽ chịu quả báo gặp nhiều khổ đau trong những kiếp tương lai.

Tương tự, đời trước hay trộm cắp thì kiếp này bị nghèo khổ hoặc bị trộm cướp. Nó cũng hướng dẫn kẻ ấy tiếp tục có ý tưởng trộm cắp trong nhiều đời sau. Hành động tà dâm hay ngoại tình dẫn đến hậu quả vợ chồng trong kiếp sau sẽ không tin cậy lẫn nhau và gặp cảnh khổ vì cuộc sống không chung thủy hay bị phản bội. Ðây là những quả báo của ba việc làm ác gây ra từ nơi thân của chúng ta.

Trong bốn hành động ác xuất phát từ khẩu nghiệp nơi miệng thì người hay nói dối dẫn đến kết quả là sống ở đời thường hay bị người ta nói xấu. Vọng ngữ cũng khiến kẻ đó có khuynh hướng tiếp tục nói dối ở kiếp sau, cũng như bị người ta lừa gạt hoặc mọi người sẽ không tin dù bạn nói sự thật.

Hậu quả ở kiếp sau của người nói lời gây chia rẽ là cuộc sống cô độc và khuynh hướng tạo mối bất hòa với mọi người. Lời nói cộc cằn thô lỗ dẫn đến sự lăng mạ, ngược đãi người khác và khiến họ sanh tâm giận dữ. Người có tật ngồi lê đôi mách đưa tới hậu quả đời sau khi nói sẽ không có ai nghe và thường hay nói những câu chuyện nhảm nhí.

Cuối cùng, quả báo của ba việc làm ác phát xuất từ ý nghiệp là gì? Sau đây là các tánh xấu bất thiện thông thường nhất của chúng ta. Lòng tham khiến chúng ta không bao giờ biết đủ và luôn luôn bất mãn. Ác tâm và sân giận mang lại cho chúng ta sự sợ hãi và dẫn chúng ta đến hành động làm hại những kẻ khác. Si mê là đặt niềm tin vào điều trái với sự thật, dẫn đến kết quả là chúng ta không thể hiểu biết, chấp nhận lẽ phải và ngoan cố bảo thủ, chấp chặt tà kiến.

Trên đây là một vài ví dụ cho thấy kết quả của các hành động bất thiện. Cuộc sống hiện tại của chúng ta là kết quả của cái Nghiệp (Karma), việc làm quá khứ của chúng ta. Hoàn cảnh tương lai, các điều kiện mà trong đó chúng ta sẽ tái sinh vào, những cơ hội mà chúng ta sẽ có hay không thể có được để tạo dựng một cuộc đời hạnh phúc tốt đẹp hơn sẽ tùy thuộc vào những hành động và việc làm hiện nay của chúng ta.

Mặc dù hoàn cảnh hiện tại của chúng ta được quyết định bởi những hành vi trong quá khứ, nhưng chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hành động của chúng ta trong hiện tại. Chúng ta có khả năng và trách nhiệm để chọn lựa phương cách nhằm hướng dẫn mọi việc làm của chúng ta đi theo con đường đạo đức.

Khi chúng ta cân nhắc một hành động nào đó xem xét có hợp với đạo lý hay không, chúng ta nên tìm hiểu động cơ thúc đẩy của hành vi ấy. Một người lấy quyết định không trộm cắp, nếu anh ta chỉ vì sợ bị bắt hay trừng phạt bởi luật pháp, vậy thì hành động không trộm cắp của anh ta không phải là một việc làm đạo đức bởi lẽ những ý tưởng đạo đức không tác động lên quyết định của anh ta.

Một ví dụ khác, một người không dám trộm cắp vì sợ dư luận: “Nếu mình trộm cắp thì bạn bè hay hàng xóm sẽ nghĩ sao về mình? Chắc mọi người sẽ khinh bỉ và mình sẽ bị xã hội ruồng bỏ”. Mặc dù đó được xem như một quyết định tích cực nhưng nó vẫn không phải là một hành vi đạo đức.

Bây giờ, một người cũng có quyết định là sẽ không trộm cắp vì anh ta suy nghĩ rằng: “Nếu ta trộm cắp tức là ta đã hành động chống lại luật của trời đất và trái với đạo làm người:”. Hoặc là: “Trộm cắp là một việc làm ác, nó gây cho nhiều người khác bị tổn thất và đau khổ”. Với những động cơ suy nghĩ như vậy, quyết định của anh ta được xem như một hành vi đạo đức, hợp luân thường đạo lý. Theo giáo lý đức Phật, khi bạn suy nghĩ cân nhắc tránh không làm các hành động ác thì bạn sẽ khắc phục được những phiền não khổ đau. Sự kiềm chế đó của bạn được xem như một việc làm đạo đức.

Nếu bạn hiểu rõ mọi khía cạnh chi tiết của luật nhân quả thì bạn được gọi là người có trí tuệ thông suốt mọi việc.

Trích @: http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=45&nid=119257

Nguyên tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: H.T. Thích Trí Chơn
Trích từ cuốn sách: “An Open Heart"

Sông Xanh
08-23-2009, 08:21 PM
[Phiên bản Anh ngữ của bài trên]


AN OMNISCIENT MIND

Knowing the detailed aspect of the workings of karma is said to be limited to an omniscient mind. - Dalai Lama

Karma, which means "action", refers to an act we engage in as well as its repercussion. When we speak of the karma of killing, the act of itself would be taking the life of another being. The wider implications of this act , also part of the karma of killing, are the suffering it causes the victim as well as the many who love and are dependent upon that being.

The karma of this act also includes certain effects upon the actual killer. There are not limited to this life. Actual, the effect of an unvirtuous act grows with time, so that a ruthless murderer's lack of remose in taking human life began in a past of simple disregard for the lives of others as seemingly inconsequential as animals or insects.

It is unlikely that a murderer would be immediately reborn as a human being. The circumstances under which one human being kills another determines the severity of the consequences. A brutal murderer, committing the crime with delight, is likely to be born to great suffering in a realm of existence we call hell. A less severe case --- say, a killing in self-defense --- might mean rebirth in a hell of lighter suffering. Less consequential nonvirtues might lead one to be born as an animal, lacking the ability to improve mentally or spiritually.

When one is eventually as a human being, the consequences of various unvirtuous acts determine the circumstances of onés life in different ways. Killing in a previous lifetime dictates a short life span and much illiness. It also leads to the tendency to kill, ensuring more suffering in future lives.

Similarly, stealing causes one to lack resources and be stolen from; it also establishes a tendency to steal in the future. ______ misconduct, such as adultery, results in future lives in which the company you keep will be untrustworthy and in which you will suffer infidelity and betrayal. These are some of the effects of the three nonvirtuous acts we commit with our body.

Among the four nonvirtuous acts of speech, lying leads to a life in which others will speak ill of you. Lying also establishes a tendency to lie in future lives, as well as the chances of being lied to and not being believed when you speak the truth.

The future life-consequences of divisive speech include loneliness and a tendency to make mischief with other people's lives. Harsh speech begets the abuse of others and leads to an angry attitude. Idle grossip causes others not to listen and leads one to speak incessantly.

Finally, what are the karmic consequences of the three nonvirtuous acts of the mind? These are the most familiar of our unvirtuous tendencies. Covetousness leaves us perpetually dissatisfied. Malice causes us fear and leads us to harm others. Wrong views hold beliefs that contradict the truth, which leads to difficulty understanding and accepting truths and stubbornly clinging to wrong views.

These are but a few examples of the ramifications of nonvirtue. Our present life results from our karma, our past actions. Our future situation, the conditions into which we shall be born, the opportunities we shall or shall not have to better our state in life, well depend on our karma in this life, our present acts.

Though our current situation has been determined by past behavior, we do remain responsible for our present actions. We have the ability and the responsibility to choose to direct our actions on a virtuous path.

When se weigh a particular act, to determine whether it is moral or spiritual, our criterion should be the quality of our motivation. When someone deliberalety makes a resolution not to steal, if he or she is simply motivated by the fear of getting caught and being punished by the law, it is doubtful whether engaging in that resolution is a moral act, since moral considerations have not dictated his or her choice.

In another instance, the resolution not to steal may be motivated by fear of public opinion: "What would my friends and neighbors think? All would scorn me. I would become and outcast." Though the act of making the resolution may be positive, whether it is a moral act is again doubtful.

Now, the same resolution may be taken with the thought "If I steal, I am acting against the divine law of God." Someone else may think, "Stealing is nonvirtuous, it causes other to suffer." When such considerations motivate one, the resolution is moral or ethical, it is also spiritual. In the practice of Buddha's doctrine, if you underlying considerationin avoiding a nonvirtuous act is that it would thwart your attainment of a state transcending sorrow, such restraint is a moral act.

Knowing the detailed aspect of the workings of karma is said to be limited to an omniscient mind.

AN OPEN HEART, page 66
DALAI LAMA