PDA

View Full Version : N - Năm mà Tất Cả Chúng Ta trở thành Thệ Phản



Dan Lee
12-16-2008, 07:26 PM
Năm mà Tất Cả Chúng Ta trở thành Thệ Phản

Bài của Cha Thomas D. Williams, LC, giáo sư thần học luân lý tại Đại Học Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ tại Rôma, được đăng trên Tuần Báo National Catholic Register số ra ngày Nov. 9, 2008.

Về mọi phương diện, năm 1968 là một năm của những biến cố sôi động. Cùng với một vài dấu hiệu tích cực như việc Đội Tigers của Detroit đã chiến thắng Đội Cardinals của St. Louis cách vẻ vang để đoạt giải quán quân thế giới, là sự khởi đầu của những năm dấy động, bất ổn và nổi loạn. Những thành quả như việc phóng Phi Thuyền Apollo VIII đánh dấu lần đầu tiên con người đặt chân lên mặt trăng đã bị che khuất bởi những cuộc biểu tình và bạo động đấu tranh cho dân quyền, những cuộc biểu tình phản đối chiến tranh tại Việtnam, và hai cuộc ám sát Dr. Martin Luther King Jr. và Robert F. Kennedy.

Xã hội nói chung có thay đổi nhiều trong năm 1968, tuy nhiên, những hiệu quả này không sâu đậm, kéo dài và lan rộng như những thay đổi đã xảy ra trong Hội Thánh Công Giáo; tất cả đều vì việc phát hành một lá thư của 8,000 chữ của Đức Giáo Hoàng. Giữa sự hỗn loạn về dân sự và xã hội, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã cho phát hành thông điệp cuối cùng của ngài-Thông Điệp Humanae Vitae (Sự Sống Con Người), tái xác định giáo huấn truyền thống của Giáo Hội về việc điều hoà sinh sản. Văn kiện này đã tạo ra một sự thay đổi có tính kiến tạo trong một cách thức mà vô số tín hữu Công Giáo từ đó sẽ đánh giá Giáo Hội và giáo huấn của Hội Thánh.

Với những ai trong số độc giả muốn bài này mang tựa đề thật kêu ‘Thệ Phản hóa Giáo Hội’ là tốt nhất cho dễ nghe hay tệ hơn cả là ‘phản đại kết một cách nguy hiểm’, tôi xin các bạn khoan hồng để tôi giải thích. Ở đây tôi không có ý hạ giá anh em Thệ Phản hoặc làm chậm bước những kết quả đáng phục của phong trào đại kết. Tôi chỉ có ý giúp chiếu sáng vào cuộc cách mạng sâu xa nhất nơi giáo hội trong lịch sự hiện đại.

Suy cho cùng, cái gì là sự khác biệt căn bản nhất giữa những người Thệ Phản và Công Giáo? Đó chắc chắn không phải là tín điều Công Giáo về Luyện Ngục. Đó không phải là Đức Mẹ Đồng Trinh Maria. Đó không phải là Thánh Thể hay Thừa Tác Vụ Linh Mục. Đó không phải ngay cả là câu hỏi ray rức về việc công chính hóa đã từng làm Martin Luther và các môn đệ ông khắc khoải. Sự khác biệt chính yếu giữa những người Thệ Phản và Công Giáo là câu hỏi về thẩm quyền, được hiểu không phải là quyền bính nhưng là nguồn tin cậy của sự thật. Đó là câu hỏi ở đâu ta có thể tin tưởng tỉm đến để gặp được giáo huấn Chúa Kitô được chuyển tải trong tất cả sự ngay chính của nó. Đó là câu hỏi của ngôi giáo hoàng.

Khi Martin Luther tuyên bố rằng chỉ có một nguồn sự thật thánh thiêng gọi là Thánh Kinh, chắc chắn ông ta đã thành thật nói thế. Điều mà ông không nhận ra đó là tín điều sola scriptura (duy Thánh Kinh) là một sự không thể thực hiện đối với con người. Thẩm quyền của Thánh Kinh lập tức được chia thành hai thẩm quyền sinh đôi giữa Thánh Kinh và sự giải thích Thánh Kinh một cách chủ quan. Với những người Thệ Phản, sự giải thích này theo thần học xảy ra ở mức độ cá nhân người tín hữu, nhưng thường cũng cho phép các thẩm quyền song song, như các bút tích của vị sáng lập giáo phái hoặc ngay cả lời dạy của các mục sư hay thừa tác viên địa phương. Thuyết chủ quan này cho phép và thực sự đòi hỏi đa nguyên của những niềm tin giữa các người Thệ Phản về tín điều Kitô giáo và về luật luân lý.

Các tín hữu Công Giáo, mặt khác, luôn tin rằng Chúa Kitô đã có ý gìn giữ sự hiệp nhất trong niềm tin về luân lý và tín lý trong Hội Thánh qua giáo huấn chân thực của những mục tử được xức dầu của Hội Thánh. Khi các nghi vấn được nêu lên-như hiển nhiên sẽ có và đã có-chính huấn quyền sẽ giải đáp những nghi vấn ấy, không phải bằng cách áp đặt một ý kiến hay tìm đến một sự thoả thuận, nhưng bằng cách trình bày sự thật của Thiên Chúa.

Chúng ta hãy thực tế. Trước hết, tại sao tôi tin có Luyện Ngục? Phải chăng vì tôi nghiền ngẫm Thánh Kinh và sau nhiều năm đã tìm được niềm xác tín rằng Thánh Kinh chứng thực sự hiện hữu của Luyện Ngục? Không phải thế! Chỉ đơn giản là vì Hội Thánh dạy thế, và tôi tin tưởng nơi Hội Thánh. Niềm tin của tôi nơi Hội Thánh Công Giáo là một với niềm tin của tôi nơi Chúa Kitô, vì Hội Thánh là thân mình và người chứa đựng và bảo vệ sự thật cứu độ của Người.

Đây là lý do tại sao các biến cố của năm 1968 đánh phá những tín hữu Công Giáo theo một cách không bao giờ xảy ra với những ngườiThệ Phản-hay đối với xã hội rộng hơn. Những khẩu hiệu hiệu dán sau xe gồm lại thành “Chất Vấn Thẩm Quyền” chỉ làm gia tăng nỗi cảm xúc sẵn có giữa các người Thệ Phản và những công dân tốt, nó đưa ra một sự tu sửa chữa triệt để trong liên hệ của họ đối với Hội Thánh Giảng Dạy.

Câu hỏi về thẩm quyền này được nhập thể trong sự phản kháng có tổ chức và hệ thống đối với giáo huấn của Humanae Vitae ở giữa giáo sân, các nhà thần học và ngay cả các giám mục. Nó xem ra như một sự đơn giản: một câu hỏi đơn giản giữa quá nhiều đề tài quan trọng. Một sự thiếu vâng phục đối với một giáo huấn vầ luân lý chắc chắn không thể thỏa hiệp căn tính hay tính hợp lệ của quá nhiều tín hữu Công Giáo có ý ngay lành. Nhưng, đó là điều đã thực sự xảy ra, và lý do thật đơn giản.

Một khi một thành tố của giáo huấn Công Giáo chính thức (bất kể đó là giáo huấn gì) bị bác bỏ, một điều siêu việt xảy ra. Điểm quy chiếu về sự thật luân lý đã thay đổi. Huấn quyền không còn là nguồn đáng tin cậy của sự thật thần thiêng nữa. Đó là cá nhân. Giờ đây đó là cá nhân (có lẽ được ủng hộ bởi đa số, hoặc ý kiến hay những cuộc nghiên cứu của những nhà tư tưởng hay ‘chuyên gia’ hay không) là người định đoạt sự thật luân lý. Người lọc lựa và phán quyết cuối cùng về sự thật là phán quyết của cá nhân.

Nhưng những điều gì trong tất cả vô vàn những giáo huấn khác, cả về luân lý và tín lý, nơi mà cá nhân vẫn còn gặp gỡ với Hội Thánh? Làm sao một sự tách ly một cách nghiêm trọng có thể hoà hợp liên hệ của một người với Hội Thánh như Thầy Dậy của mình? Bởi vì khi quan điểm của tôi đạp đổ giáo huấn của Hội Thánh trong bất kỳ lãnh vực nào, thì nó đạp đổ Hội Thánh trong mọi lãnh vực. Chỉ còn một lý do khiến tôi chấp nhận những giáo huấn khác của Hội Thánh là vì chúng không đi ngược với các kết luận có lý của tôi (hoặc trong hầu hết trường hợp là vì chúng không thách thức các khuynh hướng của tôi). Nếu chúng đi ngược với tôi, tất nhiên tôi cũng sẽ bác bỏ chúng!

Từ năm 1968 trở đi, một số đông đảo người Công Giáo bắt đầu liên hệ với Hội Thánh theo lối các tín hữu Thệ Phản liên hệ với các giáo phái của họ. Họ cân đo ‘lập trường của Rôma’, lượng giá nó, và tiến hành việc phán quyết cho chính họ điều gì là tốt hay là thật. Không cần giao chiến, nhiều người Công Giáo đã từ bỏ một trong những báu vật quý nhất của họ: lòng tin cậy nơi sự đáng tin của Hội Thánh giảng dạy. Cuộc khủng hoảng luân lý hiện nay của chúng ta không phải là cuộc khủng hoảng về lương tâm; đó là cuộc khủng hoảng về đức tin.

Trong những năm gần đây, Hội Thánh đã có thực hiện những cố gắng hài hòa để chứng tỏ sự hợp lý của những giáo huấn luân lý của mình. Điều này vừa tốt vừa quan trọng. Chúng ta phải nhận thức rằng Chúa chỉ đòi hỏi điều tốt cho chúng ta và Người làm thế vì Người yêu mến chúng ta. Chúng ta cũng phải được trang bị để trình bày giáo huấn luân lý Công Giáo một cách đầy xác tín cho một thế giới không chia sẻ các xác tín của chúng ta. Mặt khác, nếu sự chấp nhận giáo huấn luân lý Công Giáo cũa chúng ta dựa trên sự hiểu biết của chúng ta về giáo huấn ấy, thì chúng ta sẽ thấy chính mình ở trong một thế đứng đáng ngại.

Hồng ân huấn quyền tỏa sáng trong tất cả ánh quang của nó không phải khi sự thật luân lý hiển nhiên với mọi người, nhưng là khi sự hoang mang ngự trị. Chúng ta không cần huấn quyền bảo chúng ta ăn trộm xe là sự dữ hay ngoại tình thì mất lòng Chúa. Chính khi những người tốt lành, thánh thiện và thông minh bất đồng ý kiến về những câu hỏi luân lý, lúc ấy giá trị của huấn quyền giáo hoàng mới bày tỏ chính mình.

Kỷ niệm 40 năm của thông điệp gây tranh luận của ĐứcGiáo Hoàng Phaolô VI cho người Công Giáo chúng ta một cơ may rạng ngời để suy nghĩ lại đức tin của chính chúng ta và liên hệ của chúng ta với Hội Thánh. Một cuộc cách mạng đã xảy ra 40 năm trước. Có lẽ một cuộc cách mạng khác có thể xảy ra hôm nay.
LM JBT Phạm Quốc Hưng, CSsR