Dan Lee
12-18-2008, 06:54 PM
NGÔI LỜI NHẬP THỂ: TỰ DO VÀ HỒNG ÂN
Con người vốn được sống trong hạnh phúc. Đó là tình thân nghĩa với Thiên Chúa, là mối giao hòa giữa con người với vạn vật. Thế nhưng, con người đã khước từ vâng phục Thiên Chúa, tự định lấy điều lành điều dữ cho mình. Từ đó, con người trở thành nô lệ của tội lỗi.
Nhiều lần và nhièu cách, Thiên Chúa vẫn luôn tỏ tình thương của Người đối với nhân loại. Thánh vịnh đáp ca (Tv 88, 2-5) trong Phụng vụ Lời Chúa của Chúa nhật IV Mùa vọng được mở đầu bằng những lời nhắc tới tình thương và lòng thành tín của Thiên Chúa cũng như lời Người hứa với Đavít: cho dòng dõi ông được trường cửu. (Tv 88, 29.38).
Bài đọc II là một bản vinh tụng ca, đúc kết những đề tài chính yếu của bức thư gửi tín hữu Rôma. Thánh PhaoLô nói: Mầu nhiệm vốn là chương trình bí mật của Thiên Chúa, nay đã được tỏ bày.
Tiếp theo là trình thuật của Tin mừng Lc 1, 26-38 về biến cố truyền tin, khởi sự việc Thiên Chúa thực hiện lời của Ngườì trên nhà Đavít: Khi trinh nữ tên là Maria, ở một thành thuộc miền Galilê, gọi là Nadarét, đã đính hôn với một người tên là Giuse, thì sứ thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến đưa tin: "Này đây, bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu". Maria bèn tiết lộ cho biết mình đã quyết định giữ mình đồng trinh, nên bà thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng"...Nhưng không sao - sứ thần trả lời: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ Tỏa bóng trên bà". Bối rối, nhưng tin tưởng, Maria khiêm tốn chấp nhận, xin vâng theo ý Chúa, và tự xưng là nữ tỳ của Người. Lời xin vâng của Đức Maria kết thúc cuộc đối thoại cởi mở và chân thành, mở đầu cho công cuộc nhập thể của Ngôi Lời.
Bản văn Tin Mừng giúp chúng ta khám phá sâu xa ý nghĩa của Mầu nhiệm Nhập Thể, tức sự kiện Con Thiên Chúa đã hóa thành "xác phàm" (Ga 1,14), trở nên con của Đức Maria.
Đức tin cho biết, Đức Giêsu Kitô là "Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Chúa Cha từ trước muôn đời," nhờ Thần Khí tác động đã "sinh bởi bà Maria đồng trinh". Theo Sách Giáo Lý giải thích: Con Một của Chúa Cha ngay từ khi tượng thai làm người trong cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria đã là "Kitô", nghĩa là Đấng được Thánh Thần xức dầu, cho dù Ngài chỉ tỏ mình từng bước cho các mục đồng, các đạo sĩ, cho Gioan Tẩy giả, cho các môn đệ. Trọn cuộc đời của Đức Kitô tỏ cho thấy "Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Ngài như thế nào".(số 486)
Đức tin cũng quả quyết rằng: Đức Giêsu là con người toàn vẹn như chúng ta, chỉ trừ tội lỗi. Vì trước mắt thiên hạ, Ngài xuất hiện như là con ông Giuse thợ mộc và bà Maria. Như vậy, để thực hiện chương trình cứu độ nhân loại, Ngôi hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Hội Thánh dùng từ "Nhập Thể" để gọi mầu nhiệm của sự kết hợp tuyệt vời của thần tính và nhân tính trong ngôi vị thần linh duy nhất của Ngôi Lời.
Thiên Chúa đã xức dầu Đức Giêsu bằng "Thánh Thần và quyền năng", và sai Ngài đi "loan báo Tin mừng cho kẻ nghèo hèn...trả tự do cho người bị áp bức, và công bố một năm hồng ân của Chúa" (Lc 4, 18-19): đó là sứ vụ của Đức Kitô, và mục đích sứ vụ ấy là niềm hy vọng của chúng ta: tự do và hồng ân.
Nước Trời là của người nghèo khó, thấp hèn (Mt 5, 3).Chúa Giêsu đã đựơc sai đến để loan báo Tin mừng ấy cho họ. Ngài muốn mọi sự phải tới tận tay mọi người, ngõ hầu tất cả đều đựơc hưởng hạnh phúc. Nếu người giàu biết phân chia tài sản thì người nghèo vui sướng, nhưng người giàu lại có được niềm vui to lớn hơn, vì như Chúa phán: "Cho thì có phúc hơn là nhận" (Cv 20, 35). Chính quyền các quốc gia có thiện chí muốn dựa vào nhân quyền để xây dựng đất nước mình. Nước Trời thì ngược lại: tuy toàn thể nhân loại được mời gọi vào Nước Trời, nhưng không phải ai muốn vào cũng được, bởi có nhận được ơn mới được vào. Thật ra, mọi người đều có bổn phận đáp lại lời mời gọi này. Nhưng cần phải lựa chọn: dựa vào bổn phận hay dựa vào quyền bính: -bổn phận thì vị tha, quyền bính thì vị kỷ -bổn phận thì phân phát, quyền bính thì phung phí -bổn phận thì nhìn ra kẻ khác, quyền bính thì chỉ biết quy về mình -bổn phận thì từ bỏ, quyền bính thì tích lũy....Quyền bính của Chúa là tình thương, dành ưu tiên cho những ai bị gạt ra ngoài lề xã hội, cho những người đáng thương, như Chúa đã cho thấy qua dụ ngôn về bữa tiệc (x. Lc 14, 21).
Nhân loại đã tiến bộ nhiều: không còn thuộc địa, trình độ giáo dục được nâng cao, tưởng như đã lên tới "thiên đường". Nhưng khi mở mắt nhìn rõ, con người mới thấy mình đang là nô lệ: ngoài xã hội là tôi đòi của giai cấp chính trị, của kinh tế thị trường,...trong nội tâm là nô lệ của tham lam và dục vọng,...hoặc là nạn nhân của bệnh tât, và cuối cùng làm mồi cho sự chết. Ngôi Lời nhập thể để giải thoát con người khỏi ách nô lệ tội lỗi, trả tự do cho họ. Ngài đã hiến mình làm giá cứu chuộc để hiệp nhất chúng ta nên một với Ngài. Chúa vẫn tiếp tục hiện diện trong Bí tích Thánh Thể để ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Do đó, niềm hy vọng của Kitô hữu không nằm ở tương lai, nhưng hiển hiện rõ ngay nơi Đức Giêsu: kết hợp với Ngài là được tự do cùng với Ngài. Đức Maria đã đón Ngài vào cung lòng mình. Còn chúng ta hôm nay cũng đón Ngài vào cung lòng chúng ta mỗi khi tham dự Bí tích Thánh Thể. Vậy chúng ta đã chuẩn bị đón Ngài như thế nào ?
Phanxicô Xaviê
Con người vốn được sống trong hạnh phúc. Đó là tình thân nghĩa với Thiên Chúa, là mối giao hòa giữa con người với vạn vật. Thế nhưng, con người đã khước từ vâng phục Thiên Chúa, tự định lấy điều lành điều dữ cho mình. Từ đó, con người trở thành nô lệ của tội lỗi.
Nhiều lần và nhièu cách, Thiên Chúa vẫn luôn tỏ tình thương của Người đối với nhân loại. Thánh vịnh đáp ca (Tv 88, 2-5) trong Phụng vụ Lời Chúa của Chúa nhật IV Mùa vọng được mở đầu bằng những lời nhắc tới tình thương và lòng thành tín của Thiên Chúa cũng như lời Người hứa với Đavít: cho dòng dõi ông được trường cửu. (Tv 88, 29.38).
Bài đọc II là một bản vinh tụng ca, đúc kết những đề tài chính yếu của bức thư gửi tín hữu Rôma. Thánh PhaoLô nói: Mầu nhiệm vốn là chương trình bí mật của Thiên Chúa, nay đã được tỏ bày.
Tiếp theo là trình thuật của Tin mừng Lc 1, 26-38 về biến cố truyền tin, khởi sự việc Thiên Chúa thực hiện lời của Ngườì trên nhà Đavít: Khi trinh nữ tên là Maria, ở một thành thuộc miền Galilê, gọi là Nadarét, đã đính hôn với một người tên là Giuse, thì sứ thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến đưa tin: "Này đây, bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu". Maria bèn tiết lộ cho biết mình đã quyết định giữ mình đồng trinh, nên bà thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng"...Nhưng không sao - sứ thần trả lời: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ Tỏa bóng trên bà". Bối rối, nhưng tin tưởng, Maria khiêm tốn chấp nhận, xin vâng theo ý Chúa, và tự xưng là nữ tỳ của Người. Lời xin vâng của Đức Maria kết thúc cuộc đối thoại cởi mở và chân thành, mở đầu cho công cuộc nhập thể của Ngôi Lời.
Bản văn Tin Mừng giúp chúng ta khám phá sâu xa ý nghĩa của Mầu nhiệm Nhập Thể, tức sự kiện Con Thiên Chúa đã hóa thành "xác phàm" (Ga 1,14), trở nên con của Đức Maria.
Đức tin cho biết, Đức Giêsu Kitô là "Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Chúa Cha từ trước muôn đời," nhờ Thần Khí tác động đã "sinh bởi bà Maria đồng trinh". Theo Sách Giáo Lý giải thích: Con Một của Chúa Cha ngay từ khi tượng thai làm người trong cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria đã là "Kitô", nghĩa là Đấng được Thánh Thần xức dầu, cho dù Ngài chỉ tỏ mình từng bước cho các mục đồng, các đạo sĩ, cho Gioan Tẩy giả, cho các môn đệ. Trọn cuộc đời của Đức Kitô tỏ cho thấy "Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Ngài như thế nào".(số 486)
Đức tin cũng quả quyết rằng: Đức Giêsu là con người toàn vẹn như chúng ta, chỉ trừ tội lỗi. Vì trước mắt thiên hạ, Ngài xuất hiện như là con ông Giuse thợ mộc và bà Maria. Như vậy, để thực hiện chương trình cứu độ nhân loại, Ngôi hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Hội Thánh dùng từ "Nhập Thể" để gọi mầu nhiệm của sự kết hợp tuyệt vời của thần tính và nhân tính trong ngôi vị thần linh duy nhất của Ngôi Lời.
Thiên Chúa đã xức dầu Đức Giêsu bằng "Thánh Thần và quyền năng", và sai Ngài đi "loan báo Tin mừng cho kẻ nghèo hèn...trả tự do cho người bị áp bức, và công bố một năm hồng ân của Chúa" (Lc 4, 18-19): đó là sứ vụ của Đức Kitô, và mục đích sứ vụ ấy là niềm hy vọng của chúng ta: tự do và hồng ân.
Nước Trời là của người nghèo khó, thấp hèn (Mt 5, 3).Chúa Giêsu đã đựơc sai đến để loan báo Tin mừng ấy cho họ. Ngài muốn mọi sự phải tới tận tay mọi người, ngõ hầu tất cả đều đựơc hưởng hạnh phúc. Nếu người giàu biết phân chia tài sản thì người nghèo vui sướng, nhưng người giàu lại có được niềm vui to lớn hơn, vì như Chúa phán: "Cho thì có phúc hơn là nhận" (Cv 20, 35). Chính quyền các quốc gia có thiện chí muốn dựa vào nhân quyền để xây dựng đất nước mình. Nước Trời thì ngược lại: tuy toàn thể nhân loại được mời gọi vào Nước Trời, nhưng không phải ai muốn vào cũng được, bởi có nhận được ơn mới được vào. Thật ra, mọi người đều có bổn phận đáp lại lời mời gọi này. Nhưng cần phải lựa chọn: dựa vào bổn phận hay dựa vào quyền bính: -bổn phận thì vị tha, quyền bính thì vị kỷ -bổn phận thì phân phát, quyền bính thì phung phí -bổn phận thì nhìn ra kẻ khác, quyền bính thì chỉ biết quy về mình -bổn phận thì từ bỏ, quyền bính thì tích lũy....Quyền bính của Chúa là tình thương, dành ưu tiên cho những ai bị gạt ra ngoài lề xã hội, cho những người đáng thương, như Chúa đã cho thấy qua dụ ngôn về bữa tiệc (x. Lc 14, 21).
Nhân loại đã tiến bộ nhiều: không còn thuộc địa, trình độ giáo dục được nâng cao, tưởng như đã lên tới "thiên đường". Nhưng khi mở mắt nhìn rõ, con người mới thấy mình đang là nô lệ: ngoài xã hội là tôi đòi của giai cấp chính trị, của kinh tế thị trường,...trong nội tâm là nô lệ của tham lam và dục vọng,...hoặc là nạn nhân của bệnh tât, và cuối cùng làm mồi cho sự chết. Ngôi Lời nhập thể để giải thoát con người khỏi ách nô lệ tội lỗi, trả tự do cho họ. Ngài đã hiến mình làm giá cứu chuộc để hiệp nhất chúng ta nên một với Ngài. Chúa vẫn tiếp tục hiện diện trong Bí tích Thánh Thể để ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Do đó, niềm hy vọng của Kitô hữu không nằm ở tương lai, nhưng hiển hiện rõ ngay nơi Đức Giêsu: kết hợp với Ngài là được tự do cùng với Ngài. Đức Maria đã đón Ngài vào cung lòng mình. Còn chúng ta hôm nay cũng đón Ngài vào cung lòng chúng ta mỗi khi tham dự Bí tích Thánh Thể. Vậy chúng ta đã chuẩn bị đón Ngài như thế nào ?
Phanxicô Xaviê