Dan Lee
12-18-2008, 07:39 PM
Các nhà lãnh đạo Công giáo và Hồi giáo thảo luận về trách nhiệm khi xảy ra khủng hoảng
Vatican (CNA, VIS) – Hôm 15 tháng 12, các nhà lãnh đạo Công giáo và Hồi giáo đã họp tại Roma để thảo luận về đề tài “Trách nhiệm của các nhà lãnh đạo tôn giáo, đặc biệt là trong thời khủng hoảng.”
Cuộc Hội luận thứ XI được tổ chức do Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo và Hiệp hội Kêu gọi Hồi giáo Thế giới (World Islamic Call Society - WICS), một tổ chức Hồi giáo trụ sở đặt tại Tripoli, nước Lybia. Hội luận khai mạc ngày 15 và kết thúc sáng ngày 17 tháng 12 với buổi triều yết Đức giáo hoàng Bênêđictô.
Năm phiên họp trong Hội luận nhằm để cả hai phía Công giáo và Hồi giáo trình bầy và khai triển ba đề tài thảo luận: “Trách nhiệm tôn giáo”, “Trách nhiệm Văn hóa và Xã hội”, “Đối thoại Liên tôn giáo giữa Thời kỳ Khủng hoảng.”
Mỗi phía, Công giáo và Hồi giáo, có 12 viên chức và các chuyên gia từ nhiều nước đến tham dự Hội luận này, đồng chủ tọa là Đức Hồng y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo, và Tổng thư ký tổ chức WICS là Mohamed Ahmed Sherif.
Sau đây là thông cáo chung được công bố vào lúc kết thúc cuộc Hội luận:
Các tham dự viên Công giáo và Hồi giáo đã gặp Đức giáo hoàng sau buổi triều yết chung và đồng thuận những điểm sau đây:
1. Trách nhiệm trước tiên và quan trọng hơn hết của các nhà lãnh đạo tôn giáo là một trách nhiệm có tính cách tôn giáo, tùy theo truyền thống tôn giáo của mình, phải hoàn thành một cách trung thực qua công tác giảng dậy, việc làm tốt và gương mẫu tốt, do đó phục vụ cộng đồng vì vinh quang Thiên Chúa.
2. Xét rằng ngoài vai trò tôn giáo có thể và phải có trong xã hội, các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng còn có một vai trò về văn hóa và xã hội trong việc triển dương các giá trị đạo đức căn bản, như công bằng, đoàn kết, hòa bình, hài hòa xã hội và công ích của toàn thể xã hội, nhất là đối với những kẻ túng cực, kẻ yếu đuối, người di cư và những người bị áp bức.
3. Các nhà lãnh đạo tôn giáo có trách nhiệm đặc biệt đối với giới trẻ, họ cần sự quan tâm đặc biệt để không rơi vào cảnh làm nạn nhân cho chủ nghĩa cuồng tín và cực đoan về tôn giáo, mà trái lại, nhận được một nền giáo dục tốt đẹp do đó giúp họ trở thành những người xây dựng cây cầu đi tới và kiến tạo hòa bình.
4. Xét rằng những cuộc khủng hoảng với nhiều tính chất khác nhau, cả trong những mối liên lạc giữa các tôn giáo, là điều có thể xẩy ra trên bình diện quốc gia và quốc tế, các nhà lãnh đạo tôn giáo nên học cách ngăn ngừa, đương đầu với, và khắc phục những tình huống đặc biệt đó, tránh làm suy đồi ra thành những cuộc bạo động vì lý do tôn giáo. Điều này đòi hỏi một sự tương kính và hiểu biết lẫn nhau, vừa quý trọng các mối liên hệ cá nhân vừa xây dựng lòng tự tin và sự tin cậy lẫn nhau, để có thể cùng đương đầu với những cuộc khủng hoảng khi chúng xẩy ra.
Phụng Nghi
Vatican (CNA, VIS) – Hôm 15 tháng 12, các nhà lãnh đạo Công giáo và Hồi giáo đã họp tại Roma để thảo luận về đề tài “Trách nhiệm của các nhà lãnh đạo tôn giáo, đặc biệt là trong thời khủng hoảng.”
Cuộc Hội luận thứ XI được tổ chức do Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo và Hiệp hội Kêu gọi Hồi giáo Thế giới (World Islamic Call Society - WICS), một tổ chức Hồi giáo trụ sở đặt tại Tripoli, nước Lybia. Hội luận khai mạc ngày 15 và kết thúc sáng ngày 17 tháng 12 với buổi triều yết Đức giáo hoàng Bênêđictô.
Năm phiên họp trong Hội luận nhằm để cả hai phía Công giáo và Hồi giáo trình bầy và khai triển ba đề tài thảo luận: “Trách nhiệm tôn giáo”, “Trách nhiệm Văn hóa và Xã hội”, “Đối thoại Liên tôn giáo giữa Thời kỳ Khủng hoảng.”
Mỗi phía, Công giáo và Hồi giáo, có 12 viên chức và các chuyên gia từ nhiều nước đến tham dự Hội luận này, đồng chủ tọa là Đức Hồng y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo, và Tổng thư ký tổ chức WICS là Mohamed Ahmed Sherif.
Sau đây là thông cáo chung được công bố vào lúc kết thúc cuộc Hội luận:
Các tham dự viên Công giáo và Hồi giáo đã gặp Đức giáo hoàng sau buổi triều yết chung và đồng thuận những điểm sau đây:
1. Trách nhiệm trước tiên và quan trọng hơn hết của các nhà lãnh đạo tôn giáo là một trách nhiệm có tính cách tôn giáo, tùy theo truyền thống tôn giáo của mình, phải hoàn thành một cách trung thực qua công tác giảng dậy, việc làm tốt và gương mẫu tốt, do đó phục vụ cộng đồng vì vinh quang Thiên Chúa.
2. Xét rằng ngoài vai trò tôn giáo có thể và phải có trong xã hội, các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng còn có một vai trò về văn hóa và xã hội trong việc triển dương các giá trị đạo đức căn bản, như công bằng, đoàn kết, hòa bình, hài hòa xã hội và công ích của toàn thể xã hội, nhất là đối với những kẻ túng cực, kẻ yếu đuối, người di cư và những người bị áp bức.
3. Các nhà lãnh đạo tôn giáo có trách nhiệm đặc biệt đối với giới trẻ, họ cần sự quan tâm đặc biệt để không rơi vào cảnh làm nạn nhân cho chủ nghĩa cuồng tín và cực đoan về tôn giáo, mà trái lại, nhận được một nền giáo dục tốt đẹp do đó giúp họ trở thành những người xây dựng cây cầu đi tới và kiến tạo hòa bình.
4. Xét rằng những cuộc khủng hoảng với nhiều tính chất khác nhau, cả trong những mối liên lạc giữa các tôn giáo, là điều có thể xẩy ra trên bình diện quốc gia và quốc tế, các nhà lãnh đạo tôn giáo nên học cách ngăn ngừa, đương đầu với, và khắc phục những tình huống đặc biệt đó, tránh làm suy đồi ra thành những cuộc bạo động vì lý do tôn giáo. Điều này đòi hỏi một sự tương kính và hiểu biết lẫn nhau, vừa quý trọng các mối liên hệ cá nhân vừa xây dựng lòng tự tin và sự tin cậy lẫn nhau, để có thể cùng đương đầu với những cuộc khủng hoảng khi chúng xẩy ra.
Phụng Nghi