Dan Lee
12-18-2008, 08:12 PM
Chúa nhật 4 Mùa Vọng B
(2 Sm 7, 1-5.8b-12.14a.16; Rm 16, 25-27; Lc 1, 26-38)
KHIÊM HẠ ĐỂ ĐÓN NHẬN MẠC KHẢI CỦA THIÊN CHÚA !
Đa-vít - vị vua nổi tiếng trong Thánh Kinh Cựu Ước mà ít nhiều gì chúng ta đều được nghe nói về ông. Điểm son và điểm dễ nhất về hình ảnh của vị vua mà có người gán cho ông cái tên dễ thương nữa là vua thánh Đa-vít. Vì sao người ta lại gán cho ông cái tên này ? Vì lẽ ông quá sức tội lỗi, ông đã muốn cưới bà Bát Sê-va bằng cách giết U-ri-gia chồng của bà nhưng sau khi ông nghe lời tuyên sấm của Nathan, ông đã thay đổi cuộc đời bằng cách ăn chay, cầu nguyện và xin Đức Chúa – Chúa của ông tha lỗi cho ông.
Bài đọc thứ nhất mà chúng ta vừa nghe xong chúng ta cũng nghe Đức Chúa đã phán với Nathan vài điều để Nathan nói lại với vua Đavit "Hãy đi nói với tôi tớ của Ta là Đa-vít: ĐỨC CHÚA phán thế này: Ngươi mà xây nhà cho Ta ở sao ? Chính Ta đã cất nhắc ngươi, từ một kẻ lùa chiên ngoài đồng cỏ, lên làm người lãnh đạo dân Ta là Ít-ra-en. Ngươi đi đâu, Ta cũng đã ở với ngươi; mọi thù địch ngươi, Ta đã diệt trừ cho khuất mắt ngươi. Ta sẽ làm cho tên tuổi ngươi lẫy lừng, như tên tuổi những bậc vĩ nhân trên mặt đất. Ta sẽ cho dân Ta là Ít-ra-en một chỗ ở, Ta sẽ định cư chúng, và chúng sẽ ở luôn tại đó, chúng sẽ không còn run sợ, và quân gian ác cũng không còn tiếp tục áp bức chúng như thuở ban đầu, kể từ thời Ta đặt các thủ lãnh cai quản dân Ta là Ít-ra-en. Ta sẽ cho ngươi được thảnh thơi, không còn thù địch nào nữa, ĐỨC CHÚA báo cho ngươi biết là ĐỨC CHÚA lập cho ngươi một nhà. Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi -một người do chính ngươi sinh ra-, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền" (2 Sm 7, 8-11a)
Lời tuyên sấm này Đức Chúa muốn nói với Đavít rằng Ngài sẽ thiết lập cho Đavít một dòng dõi và dòng dõi ấy sẽ được vững bền với vương quyền của dòng dõi ấy. Đức Chúa còn cam kết thêm: Đối với nó, Ta sẽ là cha, đối với Ta, nó sẽ là con. Nhà của ngươi và vương quyền của ngươi sẽ tồn tại mãi mãi trước mặt Ta; ngai vàng của ngươi sẽ vững bền mãi mãi. (2 Sm 7, 8-11b)
Và chúng ta cũng nên nhìn lại thái độ, tâm tư của vị vua đặc biệt này qua trang sách Samuel: Vua Đa-vít vào ngồi chầu trước nhan ĐỨC CHÚA và thưa: "Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, con là ai và nhà của con là gì, mà Ngài đã đưa con tới địa vị này? Nhưng lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, Ngài còn coi đó là quá ít; Ngài lại hứa cho nhà của tôi tớ Ngài một tương lai lâu dài. Phải chăng đó là luật chung cho con người, lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng? Đa-vít còn nói được gì thêm với Ngài ? Ngài biết tôi tớ Ngài, lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng! Vì lời Ngài đã phán và theo như lòng Ngài muốn, Ngài đã thực hiện tất cả công trình vĩ đại này, để làm cho tôi tớ Ngài được biết. Vì thế, lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, Ngài thật vĩ đại: không ai sánh được như Ngài; và không có Thiên Chúa nào khác ngoại trừ Ngài, theo như mọi điều tai chúng con đã từng được nghe. Dưới đất có một dân tộc nào được như dân Ngài là Ít-ra-en? Thiên Chúa đã đến cứu chuộc dân này để làm thành dân của Ngài, đặt tên cho nó, thực hiện cho nó những điều vĩ đại và khủng khiếp, hầu xua đuổi các dân tộc và các thần của chúng cho khuất mắt dân mà Ngài đã cứu chuộc từ Ai-cập về cho mình. Ngài đã lập Ít-ra-en, dân Ngài, để nó thành dân Ngài mãi mãi; còn Ngài, lạy ĐỨC CHÚA, Ngài đã trở thành Thiên Chúa của chúng. Giờ đây, lạy ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa, lời Ngài đã phán về tôi tớ Ngài và nhà của nó, xin Ngài giữ mãi mãi, và xin hành động như Ngài đã phán. Danh Ngài sẽ vĩ đại mãi mãi và người ta sẽ nói: "ĐỨC CHÚA các đạo binh là Thiên Chúa thống trị Ít-ra-en. Nhà của tôi tớ Ngài là Đa-vít sẽ vững bền trước nhan Ngài. Thật vậy, lạy ĐỨC CHÚA các đạo binh, Thiên Chúa của Ít-ra-en, chính Ngài đã mặc khải cho tôi tớ Ngài rằng: Ta sẽ xây cho ngươi một nhà. Vì thế tôi tớ Ngài đủ can đảm dâng lên Ngài lời cầu nguyện ấy. Giờ đây, lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, chính Ngài là Thiên Chúa, những lời Ngài phán là chân lý, và Ngài đã hứa ban cho tôi tớ Ngài điều tốt đẹp ấy. Vậy giờ đây, cúi xin Ngài giáng phúc cho nhà của tôi tớ Ngài, để nhà ấy được tồn tại mãi trước nhan Ngài. Bởi vì, lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, chính Ngài đã phán, và nhờ Ngài giáng phúc mà nhà của tôi tớ Ngài sẽ được chúc lành mãi mãi." (2 Sm 7, 18-29)
Qua lời cầu nguyện đơn sơ trên đây của Đavit ta thấy Thiên Chúa quyền năng đã làm những điều kỳ diệu trên con người khiêm hạ của Đavit. Nếu Đavit không khiêm hạ, Đavit sẽ không nghe lời tuyên sấm của Nathan để quay đầu trở về với Thiên Chúa. Biết mình yếu đuối, biết mình tội lỗi nhưng Đavit đã quay đầu trở lại với Đức Chúa để rồi Đức Chúa đã tin tưởng, đã giao phó, đã thiết lập cho ông một dòng dõi mang tên ông.
Một lần kia ông đã tâm sự với Chúa:
Lòng con chẳng dám tự cao,
mắt con chẳng dám tự hào, CHÚA ơi!
Đường cao vọng, chẳng đời nào bước,
việc diệu kỳ vượt sức, chẳng cầu;
hồn con, con vẫn trước sau
giữ cho thinh lặng, giữ sao thanh bình.
Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ,
trong con, hồn lặng lẽ an vui.
Cậy vào CHÚA, Ít-ra-en ơi,
từ nay đến mãi muôn đời muôn năm.
(Tv 131, 1-3)
Hình ảnh của một người khiêm hạ trong Cựu Ước thật đẹp, thật dễ thương. Nhìn trẻ thơ nép mình vào lòng mẹ thật dễ thương. Mẹ như là cùng đích, như lẽ sống của cuộc đời con để rồi khi con nép mình vào lòng Mẹ con sẽ cảm thấy không còn bận tâm, không còn lo lắng điều gì nữa.
Con người, vốn mang trong mình dòng máu của kiêu ngạo nên đã đánh mất đi tình yêu, lòng mến, sự che chở, sự bao bọc, sự che chở của Thiên Chúa là Cha, là Chúa của mình. Sự kiêu ngạo ấy đã trải dài suốt lịch sử cứu độ, suốt hành trình về Đất Hứa.
Thời Tân Ước, tưởng người ta nhận thấy bài học chua xót, cay đắng từ sự kiêu ngạo để tỏ lòng khiêm hạ trước Thiên Chúa nhưng không. Chúng ta thấy người Do Thái vẫn cao ngạo, vẫn không nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa, tình thương xót bao la của Ngài trên cuộc đời của họ. Đức Trinh Nữ Maria, là người nữ Do Thái mới. Mẹ không như những người Do Thái đương thời, Mẹ đã đến trần gian này với lòng khiêm hạ đến cực độ. Mẹ là hình ảnh đối lập với Eva xuẩn động ngày xưa. Eva đã đi tìm cho mình vị trí bằng Thiên Chúa để rồi phạm tội ăn trái cấm. Eva xưa đã cao ngạo trước tình yêu bao la của Thiên Chúa. Không chỉ một mình mình phạm tội mà Eva còn rủ chồng mình cùng chung số phận như vậy. Mẹ Maria hoàn toàn sống khiêm hạ, sống vâng theo Thánh Chúa trên cuộc đời Mẹ. Nếu như Mẹ cũng cao ngạo như những người Do Thái chắc có lẽ Mẹ cũng sẽ chẳng đón nhận được mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể trong lòng Mẹ.
Trang Tin mừng theo Thánh Luca mà chúng ta vừa nghe thuật lại thái độ, tâm tư, tấm lòng khiêm hạ của Mẹ. Quá choáng ngợp với ơn của Thiên Chúa qua miệng sứ thần, Mẹ với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! " Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được."
Sau khi nghe sứ thần giải thích, Mẹ Maria lặng lẽ thưa "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói."
Mẹ Maria khiêm hạ để rồi Thiên Chúa mạc khải mầu nhiệm Nhập Thể vĩ đại cho Mẹ. Thiên Chúa vẫn thích hiện diện nơi những tâm hồn khiêm hạ. Chỉ có những ai khiêm hạ, những ai tin mới thấy được mầu nhiệm của Thiên Chúa. Các thánh tông đồ xưa là những người tạm gọi là đầu tiên tin Chúa và đã rao giảng mầu nhiệm ấy. Sau khi tin vào Chúa thì các môn ra đi loan báo Tin mừng như Đức Maria vậy. Sau khi đón nhận mầu nhiệm Nhập Thể nơi cung lòng của mình, Mẹ đã đi loan báo Tin mừng ấy, không chỉ loan báo mà Mẹ còn hành động cụ thể bằng cách chia sẻ niềm vui cho bà chị họ. Các môn đệ cũng loan báo Tin mừng bằng cách hy sinh cả mạng sống của mình. Ra di trong hân hoan, ra đi trong hạnh phúc vì có Chúa ở cùng.
Trong niềm hân hoan ấy, Thánh Phaolô tông đồ đã gửi tâm thư của mình cho cộng đoàn Rôma mà chúng ta vừa nghe: “Vinh danh Thiên Chúa, Đấng có quyền năng làm cho anh em được vững mạnh theo Tin Mừng tôi loan báo, khi rao giảng Đức Giê-su Ki-tô. Tin Mừng đó mặc khải mầu nhiệm vốn được giữ kín tự ngàn xưa nhưng nay lại được biểu lộ như lời các ngôn sứ trong Sách Thánh. Theo lệnh của Thiên Chúa, Đấng hằng có đời đời, mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết, để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa”. (Rm 16, 25-27)
Hôm nay, qua các lời ngôn sứ từ Nathan loan báo cho Đavit về dòng dõi mà Thiên Chúa thiết lập trên ông đến lời sứ thần loan báo mầu nhiệm Nhập Thể nơi Đức Trinh Nữ chúng ta thấy điểm chung hay nói đúng hơn điểm son nơi hai nhân vật điển hình ấy chính là sự khiêm hạ. Biến cố Emmanuel Nhập Thể mà chúng ta sẽ mừng trong vài ngày nữa cũng chỉ tỏ lộ nơi những con người nghèo, những con người nhỏ bé như những mục đồng nghèo ở cái làng Belem năm nao.
Đứng trước một Thiên Chúa toàn năng, danh Người là Thánh, chắc có lẽ tâm tình hay nhất mà chúng ta phải có đó chính là tâm tình khiêm hạ.
Xin Chúa cho chúng ta mặc lấy tâm tình khiêm hạ của vua Thánh Đavit cũng như tấm lòng khiêm cung nơi Đức Trinh Nữ Maria để quyền năng, tình yêu Thiên Chúa tỏ lộ nơi cuộc đời mỗi người chúng ta như Chúa đã từng biểu lộ nơi vua thánh Đavit và Đức Trinh Nữ Maria.
Anmai CSsR
(2 Sm 7, 1-5.8b-12.14a.16; Rm 16, 25-27; Lc 1, 26-38)
KHIÊM HẠ ĐỂ ĐÓN NHẬN MẠC KHẢI CỦA THIÊN CHÚA !
Đa-vít - vị vua nổi tiếng trong Thánh Kinh Cựu Ước mà ít nhiều gì chúng ta đều được nghe nói về ông. Điểm son và điểm dễ nhất về hình ảnh của vị vua mà có người gán cho ông cái tên dễ thương nữa là vua thánh Đa-vít. Vì sao người ta lại gán cho ông cái tên này ? Vì lẽ ông quá sức tội lỗi, ông đã muốn cưới bà Bát Sê-va bằng cách giết U-ri-gia chồng của bà nhưng sau khi ông nghe lời tuyên sấm của Nathan, ông đã thay đổi cuộc đời bằng cách ăn chay, cầu nguyện và xin Đức Chúa – Chúa của ông tha lỗi cho ông.
Bài đọc thứ nhất mà chúng ta vừa nghe xong chúng ta cũng nghe Đức Chúa đã phán với Nathan vài điều để Nathan nói lại với vua Đavit "Hãy đi nói với tôi tớ của Ta là Đa-vít: ĐỨC CHÚA phán thế này: Ngươi mà xây nhà cho Ta ở sao ? Chính Ta đã cất nhắc ngươi, từ một kẻ lùa chiên ngoài đồng cỏ, lên làm người lãnh đạo dân Ta là Ít-ra-en. Ngươi đi đâu, Ta cũng đã ở với ngươi; mọi thù địch ngươi, Ta đã diệt trừ cho khuất mắt ngươi. Ta sẽ làm cho tên tuổi ngươi lẫy lừng, như tên tuổi những bậc vĩ nhân trên mặt đất. Ta sẽ cho dân Ta là Ít-ra-en một chỗ ở, Ta sẽ định cư chúng, và chúng sẽ ở luôn tại đó, chúng sẽ không còn run sợ, và quân gian ác cũng không còn tiếp tục áp bức chúng như thuở ban đầu, kể từ thời Ta đặt các thủ lãnh cai quản dân Ta là Ít-ra-en. Ta sẽ cho ngươi được thảnh thơi, không còn thù địch nào nữa, ĐỨC CHÚA báo cho ngươi biết là ĐỨC CHÚA lập cho ngươi một nhà. Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi -một người do chính ngươi sinh ra-, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền" (2 Sm 7, 8-11a)
Lời tuyên sấm này Đức Chúa muốn nói với Đavít rằng Ngài sẽ thiết lập cho Đavít một dòng dõi và dòng dõi ấy sẽ được vững bền với vương quyền của dòng dõi ấy. Đức Chúa còn cam kết thêm: Đối với nó, Ta sẽ là cha, đối với Ta, nó sẽ là con. Nhà của ngươi và vương quyền của ngươi sẽ tồn tại mãi mãi trước mặt Ta; ngai vàng của ngươi sẽ vững bền mãi mãi. (2 Sm 7, 8-11b)
Và chúng ta cũng nên nhìn lại thái độ, tâm tư của vị vua đặc biệt này qua trang sách Samuel: Vua Đa-vít vào ngồi chầu trước nhan ĐỨC CHÚA và thưa: "Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, con là ai và nhà của con là gì, mà Ngài đã đưa con tới địa vị này? Nhưng lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, Ngài còn coi đó là quá ít; Ngài lại hứa cho nhà của tôi tớ Ngài một tương lai lâu dài. Phải chăng đó là luật chung cho con người, lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng? Đa-vít còn nói được gì thêm với Ngài ? Ngài biết tôi tớ Ngài, lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng! Vì lời Ngài đã phán và theo như lòng Ngài muốn, Ngài đã thực hiện tất cả công trình vĩ đại này, để làm cho tôi tớ Ngài được biết. Vì thế, lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, Ngài thật vĩ đại: không ai sánh được như Ngài; và không có Thiên Chúa nào khác ngoại trừ Ngài, theo như mọi điều tai chúng con đã từng được nghe. Dưới đất có một dân tộc nào được như dân Ngài là Ít-ra-en? Thiên Chúa đã đến cứu chuộc dân này để làm thành dân của Ngài, đặt tên cho nó, thực hiện cho nó những điều vĩ đại và khủng khiếp, hầu xua đuổi các dân tộc và các thần của chúng cho khuất mắt dân mà Ngài đã cứu chuộc từ Ai-cập về cho mình. Ngài đã lập Ít-ra-en, dân Ngài, để nó thành dân Ngài mãi mãi; còn Ngài, lạy ĐỨC CHÚA, Ngài đã trở thành Thiên Chúa của chúng. Giờ đây, lạy ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa, lời Ngài đã phán về tôi tớ Ngài và nhà của nó, xin Ngài giữ mãi mãi, và xin hành động như Ngài đã phán. Danh Ngài sẽ vĩ đại mãi mãi và người ta sẽ nói: "ĐỨC CHÚA các đạo binh là Thiên Chúa thống trị Ít-ra-en. Nhà của tôi tớ Ngài là Đa-vít sẽ vững bền trước nhan Ngài. Thật vậy, lạy ĐỨC CHÚA các đạo binh, Thiên Chúa của Ít-ra-en, chính Ngài đã mặc khải cho tôi tớ Ngài rằng: Ta sẽ xây cho ngươi một nhà. Vì thế tôi tớ Ngài đủ can đảm dâng lên Ngài lời cầu nguyện ấy. Giờ đây, lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, chính Ngài là Thiên Chúa, những lời Ngài phán là chân lý, và Ngài đã hứa ban cho tôi tớ Ngài điều tốt đẹp ấy. Vậy giờ đây, cúi xin Ngài giáng phúc cho nhà của tôi tớ Ngài, để nhà ấy được tồn tại mãi trước nhan Ngài. Bởi vì, lạy ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng, chính Ngài đã phán, và nhờ Ngài giáng phúc mà nhà của tôi tớ Ngài sẽ được chúc lành mãi mãi." (2 Sm 7, 18-29)
Qua lời cầu nguyện đơn sơ trên đây của Đavit ta thấy Thiên Chúa quyền năng đã làm những điều kỳ diệu trên con người khiêm hạ của Đavit. Nếu Đavit không khiêm hạ, Đavit sẽ không nghe lời tuyên sấm của Nathan để quay đầu trở về với Thiên Chúa. Biết mình yếu đuối, biết mình tội lỗi nhưng Đavit đã quay đầu trở lại với Đức Chúa để rồi Đức Chúa đã tin tưởng, đã giao phó, đã thiết lập cho ông một dòng dõi mang tên ông.
Một lần kia ông đã tâm sự với Chúa:
Lòng con chẳng dám tự cao,
mắt con chẳng dám tự hào, CHÚA ơi!
Đường cao vọng, chẳng đời nào bước,
việc diệu kỳ vượt sức, chẳng cầu;
hồn con, con vẫn trước sau
giữ cho thinh lặng, giữ sao thanh bình.
Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ,
trong con, hồn lặng lẽ an vui.
Cậy vào CHÚA, Ít-ra-en ơi,
từ nay đến mãi muôn đời muôn năm.
(Tv 131, 1-3)
Hình ảnh của một người khiêm hạ trong Cựu Ước thật đẹp, thật dễ thương. Nhìn trẻ thơ nép mình vào lòng mẹ thật dễ thương. Mẹ như là cùng đích, như lẽ sống của cuộc đời con để rồi khi con nép mình vào lòng Mẹ con sẽ cảm thấy không còn bận tâm, không còn lo lắng điều gì nữa.
Con người, vốn mang trong mình dòng máu của kiêu ngạo nên đã đánh mất đi tình yêu, lòng mến, sự che chở, sự bao bọc, sự che chở của Thiên Chúa là Cha, là Chúa của mình. Sự kiêu ngạo ấy đã trải dài suốt lịch sử cứu độ, suốt hành trình về Đất Hứa.
Thời Tân Ước, tưởng người ta nhận thấy bài học chua xót, cay đắng từ sự kiêu ngạo để tỏ lòng khiêm hạ trước Thiên Chúa nhưng không. Chúng ta thấy người Do Thái vẫn cao ngạo, vẫn không nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa, tình thương xót bao la của Ngài trên cuộc đời của họ. Đức Trinh Nữ Maria, là người nữ Do Thái mới. Mẹ không như những người Do Thái đương thời, Mẹ đã đến trần gian này với lòng khiêm hạ đến cực độ. Mẹ là hình ảnh đối lập với Eva xuẩn động ngày xưa. Eva đã đi tìm cho mình vị trí bằng Thiên Chúa để rồi phạm tội ăn trái cấm. Eva xưa đã cao ngạo trước tình yêu bao la của Thiên Chúa. Không chỉ một mình mình phạm tội mà Eva còn rủ chồng mình cùng chung số phận như vậy. Mẹ Maria hoàn toàn sống khiêm hạ, sống vâng theo Thánh Chúa trên cuộc đời Mẹ. Nếu như Mẹ cũng cao ngạo như những người Do Thái chắc có lẽ Mẹ cũng sẽ chẳng đón nhận được mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể trong lòng Mẹ.
Trang Tin mừng theo Thánh Luca mà chúng ta vừa nghe thuật lại thái độ, tâm tư, tấm lòng khiêm hạ của Mẹ. Quá choáng ngợp với ơn của Thiên Chúa qua miệng sứ thần, Mẹ với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! " Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được."
Sau khi nghe sứ thần giải thích, Mẹ Maria lặng lẽ thưa "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói."
Mẹ Maria khiêm hạ để rồi Thiên Chúa mạc khải mầu nhiệm Nhập Thể vĩ đại cho Mẹ. Thiên Chúa vẫn thích hiện diện nơi những tâm hồn khiêm hạ. Chỉ có những ai khiêm hạ, những ai tin mới thấy được mầu nhiệm của Thiên Chúa. Các thánh tông đồ xưa là những người tạm gọi là đầu tiên tin Chúa và đã rao giảng mầu nhiệm ấy. Sau khi tin vào Chúa thì các môn ra đi loan báo Tin mừng như Đức Maria vậy. Sau khi đón nhận mầu nhiệm Nhập Thể nơi cung lòng của mình, Mẹ đã đi loan báo Tin mừng ấy, không chỉ loan báo mà Mẹ còn hành động cụ thể bằng cách chia sẻ niềm vui cho bà chị họ. Các môn đệ cũng loan báo Tin mừng bằng cách hy sinh cả mạng sống của mình. Ra di trong hân hoan, ra đi trong hạnh phúc vì có Chúa ở cùng.
Trong niềm hân hoan ấy, Thánh Phaolô tông đồ đã gửi tâm thư của mình cho cộng đoàn Rôma mà chúng ta vừa nghe: “Vinh danh Thiên Chúa, Đấng có quyền năng làm cho anh em được vững mạnh theo Tin Mừng tôi loan báo, khi rao giảng Đức Giê-su Ki-tô. Tin Mừng đó mặc khải mầu nhiệm vốn được giữ kín tự ngàn xưa nhưng nay lại được biểu lộ như lời các ngôn sứ trong Sách Thánh. Theo lệnh của Thiên Chúa, Đấng hằng có đời đời, mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết, để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa”. (Rm 16, 25-27)
Hôm nay, qua các lời ngôn sứ từ Nathan loan báo cho Đavit về dòng dõi mà Thiên Chúa thiết lập trên ông đến lời sứ thần loan báo mầu nhiệm Nhập Thể nơi Đức Trinh Nữ chúng ta thấy điểm chung hay nói đúng hơn điểm son nơi hai nhân vật điển hình ấy chính là sự khiêm hạ. Biến cố Emmanuel Nhập Thể mà chúng ta sẽ mừng trong vài ngày nữa cũng chỉ tỏ lộ nơi những con người nghèo, những con người nhỏ bé như những mục đồng nghèo ở cái làng Belem năm nao.
Đứng trước một Thiên Chúa toàn năng, danh Người là Thánh, chắc có lẽ tâm tình hay nhất mà chúng ta phải có đó chính là tâm tình khiêm hạ.
Xin Chúa cho chúng ta mặc lấy tâm tình khiêm hạ của vua Thánh Đavit cũng như tấm lòng khiêm cung nơi Đức Trinh Nữ Maria để quyền năng, tình yêu Thiên Chúa tỏ lộ nơi cuộc đời mỗi người chúng ta như Chúa đã từng biểu lộ nơi vua thánh Đavit và Đức Trinh Nữ Maria.
Anmai CSsR