Dan Lee
12-19-2008, 03:35 PM
Chế Ngự Hay Ðè Nén
Mặt ông ta tái mét khi ông ta nghe tin ấy. Ðây là một trong những điều khó chấp nhận hơn cả. làm thế nào để đối phó với một loại tin như thế?
Buổi tối hôm ấy, người con trai của ông ngồi ở bàn ăn nói chuyện về trận đá bóng, về người bạn gái của nó và các hoạt động tại trường học. Thế rồi đến 11 giờ đêm, cảnh sát gọi điện thoại báo tin. Ngay sau đó cả nhà chạy vào bệnh viện. Khi họ đến nơi thì đã quá trễ. Người con trai đã chết. Một tấm khăn trắng phủ lên thân hình trầy trụa vết thương của anh ta. Chỉ năm tiếng đồng hồ trước đó anh ta vẫn còn là một thanh niên mạnh khỏe.
Người cha kêu lên: "Lạy Chúa, làm sao lại có thể xảy ra như thế này được!"
Nhưng người bạn kể rằng: Ông ấy can đảm nhận lấy sự thật đau xót ấy mà không nhỏ một giọt nước mắt. Khi đến giờ tang lễ, người cha cố ngăn dòng nước mắt bằng cách cắn vào môi mạnh đến nỗi máu chảy ra mà ông không hay. Ông ấy cố giữ thái độ bình thản.
Người cha cố đè nén xúc cảm, ngăn chặn từ bên trong. Nhưng dần dần việc ngăn chặn đó đã làm hư cả hệ thống xúc cảm của ông ta.
*
* *
Khi đối diện với một sự thật như vậy, nước mắt của bạn và những dấu hiệu buồn bã khác là những cái van an toàn để giữ cho tinh thần bạn được quân bình.
Người ta thường tưởng lầm rằng một người đàn ông khóc là biểu hiện của yếu hèn. Vì vậy người đàn ông thường cắn môi đè nén xúc cảm. Trên căn bản, tất cả xúc cảm cần được lộ ra trong một giới hạn nào đó nếu những xúc cảm ấy hữu ích. Ta phải phân biệt rõ giữa chế ngự xúc cảm và đè nén chúng.
Xúc cảm được chế ngự bằng biểu lộ và bị đè nén khi ta sợ không dám để chúng biểu lộ ra. Những người biết kiểm soát chế ngự xúc cảm của mình, biết cách biểu lộ chúng sẽ loại trừ được sự cháy âm ỉ bên trong, hay là cơn bộc phát giận dữ sai chỗ. Tuy nhiên, có nhiều người không bao giờ học cách biểu lộ đúng xúc cảm của mình.
Học biết sự khác biệt giữa đè nén xúc cảm và chế ngự xúc cảm có thể làm cho đời ta hạnh phúc và không còn sống bất mãn nữa.
Của Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu
Mặt ông ta tái mét khi ông ta nghe tin ấy. Ðây là một trong những điều khó chấp nhận hơn cả. làm thế nào để đối phó với một loại tin như thế?
Buổi tối hôm ấy, người con trai của ông ngồi ở bàn ăn nói chuyện về trận đá bóng, về người bạn gái của nó và các hoạt động tại trường học. Thế rồi đến 11 giờ đêm, cảnh sát gọi điện thoại báo tin. Ngay sau đó cả nhà chạy vào bệnh viện. Khi họ đến nơi thì đã quá trễ. Người con trai đã chết. Một tấm khăn trắng phủ lên thân hình trầy trụa vết thương của anh ta. Chỉ năm tiếng đồng hồ trước đó anh ta vẫn còn là một thanh niên mạnh khỏe.
Người cha kêu lên: "Lạy Chúa, làm sao lại có thể xảy ra như thế này được!"
Nhưng người bạn kể rằng: Ông ấy can đảm nhận lấy sự thật đau xót ấy mà không nhỏ một giọt nước mắt. Khi đến giờ tang lễ, người cha cố ngăn dòng nước mắt bằng cách cắn vào môi mạnh đến nỗi máu chảy ra mà ông không hay. Ông ấy cố giữ thái độ bình thản.
Người cha cố đè nén xúc cảm, ngăn chặn từ bên trong. Nhưng dần dần việc ngăn chặn đó đã làm hư cả hệ thống xúc cảm của ông ta.
*
* *
Khi đối diện với một sự thật như vậy, nước mắt của bạn và những dấu hiệu buồn bã khác là những cái van an toàn để giữ cho tinh thần bạn được quân bình.
Người ta thường tưởng lầm rằng một người đàn ông khóc là biểu hiện của yếu hèn. Vì vậy người đàn ông thường cắn môi đè nén xúc cảm. Trên căn bản, tất cả xúc cảm cần được lộ ra trong một giới hạn nào đó nếu những xúc cảm ấy hữu ích. Ta phải phân biệt rõ giữa chế ngự xúc cảm và đè nén chúng.
Xúc cảm được chế ngự bằng biểu lộ và bị đè nén khi ta sợ không dám để chúng biểu lộ ra. Những người biết kiểm soát chế ngự xúc cảm của mình, biết cách biểu lộ chúng sẽ loại trừ được sự cháy âm ỉ bên trong, hay là cơn bộc phát giận dữ sai chỗ. Tuy nhiên, có nhiều người không bao giờ học cách biểu lộ đúng xúc cảm của mình.
Học biết sự khác biệt giữa đè nén xúc cảm và chế ngự xúc cảm có thể làm cho đời ta hạnh phúc và không còn sống bất mãn nữa.
Của Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu