Dan Lee
12-19-2008, 04:02 PM
Bài chia sẻ lễ Nửa Đêm Giáng Sinh
Kính thưa…,
Chúng ta đến nhà thờ trong tâm trạng vui vẽ thoái mái, cùng với tiếng nhạc Giáng sinh tưng bừng đưa ta vào một niềm vui lưng lưng khó tả để cùng nhau mừng lễ Sinh Nhật Chúa Giêsu lần thứ 2008. Chúng ta đến đây chỉ để nghe hát, xem lễ cho vui mà thôi hay còn gì hơn thế nữa ? Có khi nào ta tự đặt một câu hỏi cho riêng mình: tại sao thế nhĩ ? Chúa Giêsu là ai mà cứ đến ngày 25 tháng 12 Dương lịch, cả thế giới lại tổ chức ăn mừng lễ sinh nhật cho Ngài ? Bây giờ thiên hạ tiến bộ và khôn ngoan lắm rồi, không ai dại gì mà tốn tiền tốn của bỏ ra mừng sinh nhật cho một con người đã chết. Tại sao thế nhỉ ?
Để lý giải thắc mắc vừa nêu trên đây, ta hãy khởi đi từ một câu chuyện rất đỗi thân quen của nhà văn Ngô Thừa Ân: chuyện Tây Du Ký. Đây là một tác phẩm được nhiều người Á Đông biết đến và điện ảnh Trung Quốc cũng đã dựng thành phim, rất hấp dẫn nhiều giới.
Đầu thập niên 90, năm 1994 đăng trên tờ Thế Giới Mới, nhà văn Trương Quốc Dũng đã hư cấu lại thành một Tây Du Ký khác trong truyện ngắn mang tựa đề: “Đường Tăng”. Đại khái, chuyện kể thế này:
… đêm cuối cùng của cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai vào yết kiến Như Lai để nhập cõi Phật. Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Suốt đời tu luyện, giờ đây sắp trút bỏ kiếp người, ông bổng thấy lòng ray rứt không sao ngủ được. Ông thương người, thế nhưng đêm nay, trước ranh giới cuối cùng của kiếp người và cõi Phật, ông chợt hiểu ra cuội rễ của tình thương ấy. Trong tim nhói buốt, ông trở mình thở dài: “Không là người ta sẽ là ai ?” Mở mắt thấy các đồ đệ đang đứng bên giường nhìn ông lo âu. Ông cố nén lòng khẽ nói: không sao đâu các con ạ, ta chỉ chợt nhớ ngày xưa. Nói xong, ông nhắm mắt lại.
Ngộ Không nói: Xin thầy đừng dối lòng, thầy đang nhớ cả kiếp người. Mở mắt nhìn Ngộ Không, ông chợt rùng mình... Ngộ Không từ đá sinh ra, coi thường cả thần thánh yêu ma và chỉ mong được thành người. Đường Tăng đã là người lại tự bỏ mình đi tìm hồn phách khác. Đêm nay sao không khỏi xót xa.
Bát Giới cười khà khà nói: Làm người có gì vui, chúng ta đã dốc lòng theo đạo, ngày mai được lên chốn thần tiên sung sướng biết bao –Thầy đừng luyến tiếc làm chi.
Sa Tăng an ủi: thầy trò mình sắp hóa Phật, mang đạo xuống giúp loài người, công quả là vĩ đại.
Đường Tăng lắc đầu nằm im hồi lâu rồi nói: ta ước gì đêm nay trời đừng sáng, ta đau đớn cho mười mấy năm viễn du, rồi khẽ kêu: Ngộ Không ơi, một đời con muốn thành người thì bị ép theo ta để thành Phật. Còn ta, không còn là người, không phải là người thì làm sao đồng cảm và cứu vớt con người được. Ngộ Không sụp xuống nắm lấy tay thầy nghẹn ngào: Thầy đã nhận ra chân lý, nhưng chậm quá rồi: không là người, thì làm sao mà đồng cảm yêu thương để cứu vớt con người được…
Cuộc đối thoại rất ngắn của thầy trò Đường Tăng, cách nào đó ta hiểu được sứ mạng làm người của Thiên Chúa. Quả thế, nếu Thiên Chúa đến trần gian để làm vua hay làm thánh thì chẳng có gì để nói, bởi vì tự bản tính Người là Đấng chí Thánh. Nhưng Ngài đã làm người, trở nên giống người trong mọi sự, chịu thử thách về mọi phương diện như ta. Nói chung, Ngài không xuất hiện như một siêu nhân, hay một thần đồng, vươn vai lớn lên như Phù Đổng, mạnh mẽ phi thường khiến hùm beo phải sợ, mà Ngài chỉ làm người như một người phàm bình thường, ngoại trừ tội lỗi.
Trái lại, chúng ta đang làm người, vậy mà ai cũng muốn trút bỏ sứ mạng cao cả này; ai cũng khao trở nên quân tử hay thánh nhân hơn là làm người. Thật thế, ai cũng muốn danh thơm tiếng tốt, được kính nể hoặc là hơn người ở điểm này điểm nọ chứ không muốn làm một kẻ tầm thường. Chối từ làm người vẫn luôn là một cám dỗ. Cám dỗ này bắt nguồn ngay trong vườn địa đàng, khi con người muốn trở thành thần như lời dụ dỗ của con rắn. Vì vậy mà muôn người phấn đấu để trở nên ông này bà nọ, muốn làm quan, làm trùm, làm lãnh tụ, làm anh làm chị chứ không chỉ làm người. Con người cứ ngỡ rằng muốn lên thiên đàng thì phải trở thành thánh sống. Trong khi đó Đức Kitô giáng trần lại dạy rằng: nước thiên đàng là của trẻ thơ và những người giống như chúng; Thiên Đàng không chỉ dành riêng cho những bậc thánh nhân quân tử hay những bậc anh hùng hào kiệt, mà cho tất cả mọi người, kể cả những người tội lỗi, miễn là họ nhận ra lỗi lầm, rồi thật lòng cúi đầu xin ơn tha thứ. Đức Kitô giáng thế làm người là để đến với con người và dạy họ biết cách làm người như Ngài đã làm.
Làm người nghĩa là sống thực, sống với cuộc đời thật: có sinh ra, lớn lên, có lao động, có tiếp xúc với trăm công ngàn việc: cày ruộng, nuôi cá, dệt vải, đi chợ, vào rừng, nấu cơm, giặt quần áo, nộp thuế, đi xe, đi tàu, đi hội họp, cũng có thể ra hầu tòa, tham dự chiến trường, và cũng có thể là ngồi tù, thậm chí là có ra pháp trường, cũng như giữ chức vị quan trọng trong xã hội quốc gia, quốc tế ở mọi lĩnh vực, kinh tế, ngoại giao.... Làm người là như vậy, là hành động do sự chọn lựa và quyết định của mình giữa muôn vàn khả năng mở ra nhiều lối: im lặng hay cãi vả dành phần thắng. Mang đi hay để lại. Tiến tới hay tháo lui… Muôn vàn nẻo buộc ta phải chon lựa !
Đức Kitô giáng trần làm người là để giúp con người thực hiện khả năng làm người đang tiềm ẩn ở trong lòng họ. Ngài không lừa bịp, không mị dân, không hứa hẹn thiên đường ở trần gian, không hề ru ngủ bằng sự dễ dãi rẻ tiền. Ngược lại, phải chong đèn tỉnh thức, cảnh giác cầu nguyện, vào cửa hẹp… Vì cuộc sống hàng ngày có biết bao cuộc sống nho nhỏ: mưa nắng, đau ốm, lỡ tàu, lỡ xe, vợ chồng con cái, thời tiết, hàng xóm... bao nhiêu việc là bấy nhiêu chọn lựa…
Nếu muốn cứu chúng ta, Đức Kitô không làm người thì sẽ làm gì? Vì Thiên Chúa không phải là Đấng khôn ngoan và tuyệt đối ở bên ngoài thế giới, không màng gì đến nổi thống khổ của con người đã và đang chịu hôm nay. Trái lại, Ngài là Đấng san sẻ thân phận làm người và hiệp thông vào định mệnh cao cả của họ, Ngài có trách nhiệm với tạo vật của Ngài, đặc biệt nhất là con người. vì Ngài là Thiên Chúa tình yêu ở giữa nhân loại – Ngài là Emmanuel: nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Kinh thánh gọi Đức Kitô là Hoàng tử hoà bình. Đêm Ngài giáng sinh được gọi là đêm an bình. Giáo huấn của Ngài, đặc biệt là bài giảng trên núi, trở thành hiến chương hoà bình cho Liên Hiệp Quốc. Giới luật yêu thương, mệnh lệnh không được giận ghét đã trở thành kim chỉ nam cho cuộc sống con người. Lời kêu gọi tâm huyết nhất của Ngài là “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
Khát vọng tình yêu mãi còn đó, nhưng xem ra cuộc sống lại thiếu vắng hơn bao giờ. Cũng chính vì thế mà người đời càng ngưỡng mộ những ai dám hiến trọn cho tình yêu. Khoáng vật ngăn lối tình yêu là lòng ích kỷ. Tình yêu làm nên tất cả và ích kỷ đục khoét tất cả, do vậy tình yêu mời gọi tự huỷ, cho không, là chơi đẹp với nhau…
Xin Chúa Hài Đồng giáng sinh đêm nay ban muôn ơn lành và bình an của Ngài xuống trên tất cả mọi người chúng ta. Amen !
Antôn Lãng Điền
Kính thưa…,
Chúng ta đến nhà thờ trong tâm trạng vui vẽ thoái mái, cùng với tiếng nhạc Giáng sinh tưng bừng đưa ta vào một niềm vui lưng lưng khó tả để cùng nhau mừng lễ Sinh Nhật Chúa Giêsu lần thứ 2008. Chúng ta đến đây chỉ để nghe hát, xem lễ cho vui mà thôi hay còn gì hơn thế nữa ? Có khi nào ta tự đặt một câu hỏi cho riêng mình: tại sao thế nhĩ ? Chúa Giêsu là ai mà cứ đến ngày 25 tháng 12 Dương lịch, cả thế giới lại tổ chức ăn mừng lễ sinh nhật cho Ngài ? Bây giờ thiên hạ tiến bộ và khôn ngoan lắm rồi, không ai dại gì mà tốn tiền tốn của bỏ ra mừng sinh nhật cho một con người đã chết. Tại sao thế nhỉ ?
Để lý giải thắc mắc vừa nêu trên đây, ta hãy khởi đi từ một câu chuyện rất đỗi thân quen của nhà văn Ngô Thừa Ân: chuyện Tây Du Ký. Đây là một tác phẩm được nhiều người Á Đông biết đến và điện ảnh Trung Quốc cũng đã dựng thành phim, rất hấp dẫn nhiều giới.
Đầu thập niên 90, năm 1994 đăng trên tờ Thế Giới Mới, nhà văn Trương Quốc Dũng đã hư cấu lại thành một Tây Du Ký khác trong truyện ngắn mang tựa đề: “Đường Tăng”. Đại khái, chuyện kể thế này:
… đêm cuối cùng của cuộc trường chinh đầy gian khổ, ngày mai vào yết kiến Như Lai để nhập cõi Phật. Đường Tăng trằn trọc không sao ngủ được. Suốt đời tu luyện, giờ đây sắp trút bỏ kiếp người, ông bổng thấy lòng ray rứt không sao ngủ được. Ông thương người, thế nhưng đêm nay, trước ranh giới cuối cùng của kiếp người và cõi Phật, ông chợt hiểu ra cuội rễ của tình thương ấy. Trong tim nhói buốt, ông trở mình thở dài: “Không là người ta sẽ là ai ?” Mở mắt thấy các đồ đệ đang đứng bên giường nhìn ông lo âu. Ông cố nén lòng khẽ nói: không sao đâu các con ạ, ta chỉ chợt nhớ ngày xưa. Nói xong, ông nhắm mắt lại.
Ngộ Không nói: Xin thầy đừng dối lòng, thầy đang nhớ cả kiếp người. Mở mắt nhìn Ngộ Không, ông chợt rùng mình... Ngộ Không từ đá sinh ra, coi thường cả thần thánh yêu ma và chỉ mong được thành người. Đường Tăng đã là người lại tự bỏ mình đi tìm hồn phách khác. Đêm nay sao không khỏi xót xa.
Bát Giới cười khà khà nói: Làm người có gì vui, chúng ta đã dốc lòng theo đạo, ngày mai được lên chốn thần tiên sung sướng biết bao –Thầy đừng luyến tiếc làm chi.
Sa Tăng an ủi: thầy trò mình sắp hóa Phật, mang đạo xuống giúp loài người, công quả là vĩ đại.
Đường Tăng lắc đầu nằm im hồi lâu rồi nói: ta ước gì đêm nay trời đừng sáng, ta đau đớn cho mười mấy năm viễn du, rồi khẽ kêu: Ngộ Không ơi, một đời con muốn thành người thì bị ép theo ta để thành Phật. Còn ta, không còn là người, không phải là người thì làm sao đồng cảm và cứu vớt con người được. Ngộ Không sụp xuống nắm lấy tay thầy nghẹn ngào: Thầy đã nhận ra chân lý, nhưng chậm quá rồi: không là người, thì làm sao mà đồng cảm yêu thương để cứu vớt con người được…
Cuộc đối thoại rất ngắn của thầy trò Đường Tăng, cách nào đó ta hiểu được sứ mạng làm người của Thiên Chúa. Quả thế, nếu Thiên Chúa đến trần gian để làm vua hay làm thánh thì chẳng có gì để nói, bởi vì tự bản tính Người là Đấng chí Thánh. Nhưng Ngài đã làm người, trở nên giống người trong mọi sự, chịu thử thách về mọi phương diện như ta. Nói chung, Ngài không xuất hiện như một siêu nhân, hay một thần đồng, vươn vai lớn lên như Phù Đổng, mạnh mẽ phi thường khiến hùm beo phải sợ, mà Ngài chỉ làm người như một người phàm bình thường, ngoại trừ tội lỗi.
Trái lại, chúng ta đang làm người, vậy mà ai cũng muốn trút bỏ sứ mạng cao cả này; ai cũng khao trở nên quân tử hay thánh nhân hơn là làm người. Thật thế, ai cũng muốn danh thơm tiếng tốt, được kính nể hoặc là hơn người ở điểm này điểm nọ chứ không muốn làm một kẻ tầm thường. Chối từ làm người vẫn luôn là một cám dỗ. Cám dỗ này bắt nguồn ngay trong vườn địa đàng, khi con người muốn trở thành thần như lời dụ dỗ của con rắn. Vì vậy mà muôn người phấn đấu để trở nên ông này bà nọ, muốn làm quan, làm trùm, làm lãnh tụ, làm anh làm chị chứ không chỉ làm người. Con người cứ ngỡ rằng muốn lên thiên đàng thì phải trở thành thánh sống. Trong khi đó Đức Kitô giáng trần lại dạy rằng: nước thiên đàng là của trẻ thơ và những người giống như chúng; Thiên Đàng không chỉ dành riêng cho những bậc thánh nhân quân tử hay những bậc anh hùng hào kiệt, mà cho tất cả mọi người, kể cả những người tội lỗi, miễn là họ nhận ra lỗi lầm, rồi thật lòng cúi đầu xin ơn tha thứ. Đức Kitô giáng thế làm người là để đến với con người và dạy họ biết cách làm người như Ngài đã làm.
Làm người nghĩa là sống thực, sống với cuộc đời thật: có sinh ra, lớn lên, có lao động, có tiếp xúc với trăm công ngàn việc: cày ruộng, nuôi cá, dệt vải, đi chợ, vào rừng, nấu cơm, giặt quần áo, nộp thuế, đi xe, đi tàu, đi hội họp, cũng có thể ra hầu tòa, tham dự chiến trường, và cũng có thể là ngồi tù, thậm chí là có ra pháp trường, cũng như giữ chức vị quan trọng trong xã hội quốc gia, quốc tế ở mọi lĩnh vực, kinh tế, ngoại giao.... Làm người là như vậy, là hành động do sự chọn lựa và quyết định của mình giữa muôn vàn khả năng mở ra nhiều lối: im lặng hay cãi vả dành phần thắng. Mang đi hay để lại. Tiến tới hay tháo lui… Muôn vàn nẻo buộc ta phải chon lựa !
Đức Kitô giáng trần làm người là để giúp con người thực hiện khả năng làm người đang tiềm ẩn ở trong lòng họ. Ngài không lừa bịp, không mị dân, không hứa hẹn thiên đường ở trần gian, không hề ru ngủ bằng sự dễ dãi rẻ tiền. Ngược lại, phải chong đèn tỉnh thức, cảnh giác cầu nguyện, vào cửa hẹp… Vì cuộc sống hàng ngày có biết bao cuộc sống nho nhỏ: mưa nắng, đau ốm, lỡ tàu, lỡ xe, vợ chồng con cái, thời tiết, hàng xóm... bao nhiêu việc là bấy nhiêu chọn lựa…
Nếu muốn cứu chúng ta, Đức Kitô không làm người thì sẽ làm gì? Vì Thiên Chúa không phải là Đấng khôn ngoan và tuyệt đối ở bên ngoài thế giới, không màng gì đến nổi thống khổ của con người đã và đang chịu hôm nay. Trái lại, Ngài là Đấng san sẻ thân phận làm người và hiệp thông vào định mệnh cao cả của họ, Ngài có trách nhiệm với tạo vật của Ngài, đặc biệt nhất là con người. vì Ngài là Thiên Chúa tình yêu ở giữa nhân loại – Ngài là Emmanuel: nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Kinh thánh gọi Đức Kitô là Hoàng tử hoà bình. Đêm Ngài giáng sinh được gọi là đêm an bình. Giáo huấn của Ngài, đặc biệt là bài giảng trên núi, trở thành hiến chương hoà bình cho Liên Hiệp Quốc. Giới luật yêu thương, mệnh lệnh không được giận ghét đã trở thành kim chỉ nam cho cuộc sống con người. Lời kêu gọi tâm huyết nhất của Ngài là “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
Khát vọng tình yêu mãi còn đó, nhưng xem ra cuộc sống lại thiếu vắng hơn bao giờ. Cũng chính vì thế mà người đời càng ngưỡng mộ những ai dám hiến trọn cho tình yêu. Khoáng vật ngăn lối tình yêu là lòng ích kỷ. Tình yêu làm nên tất cả và ích kỷ đục khoét tất cả, do vậy tình yêu mời gọi tự huỷ, cho không, là chơi đẹp với nhau…
Xin Chúa Hài Đồng giáng sinh đêm nay ban muôn ơn lành và bình an của Ngài xuống trên tất cả mọi người chúng ta. Amen !
Antôn Lãng Điền