Dan Lee
12-19-2008, 04:15 PM
ĐGH: Vatican phải hiện diện trên Internet bằng hình ảnh, âm thanh và chữ viết
VATICAN CITY (Zenit.org) – Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI nói ngài mong muốn sinh hoạt của Giáo hội, và đặc biệt là của Tòa thánh, hiện diện bằng âm thanh, văn bản và hình ảnh trên mạng lưới Internet.
http://vietcatholic.net/pics/VaticanRadio.jpg
Đài phát thanh Vatican
Đó là khuyến dụ ngài đưa ra cho các vị giám đốc và nhân viên Trung tâm Truyền hình Vatican hôm nay khi họ và gia đình được gặp gỡ ngài trong một buổi triều yết đánh dấu 25 năm ngày thành lập trung tâm này.
Đức giáo hoàng nói: “Ngày nay, “sự hội tụ” giữa nhiều phương tiện truyền thông được người ta nói tới một cách đúng đắn. Các biên giới ngăn cách từng phương tiện này biến mất và thành quả đã tăng tiến. Những khí cụ truyền thông xã hội phục vụ cho Tòa thánh cũng dĩ nhiên trải qua sự phát triển này, và chúng phải được liên kết, hòa nhập với nhau một cách có ý thức và tích cực.
Đức thánh cha ghi nhận rằng đã có sự cộng tác chặt chẽ giữa Đài Truyền hình Vatican với Đài Phát thanh Vatican và “sự cộng tác này đã lớn mạnh, bởi vì khi truyền đi, hình ảnh không thể tách rời khỏi âm thanh.”
Trong thực tế, cả hai dịch vụ truyền thanh và truyền hình cũng như văn phòng báo chí Tòa thánh hiện nay đều đặt dưới quyền lãnh đạo của cùng một vị giám đốc, đó là linh mục Dòng Tên Federico Lombardi.
Tuy nhiên, Đức giáo hoàng nói: “Ngày nay, Internet kêu gọi cần có một sự liên kết lớn mạnh hơn nữa giữa các thông tin bằng chữ viết, âm thanh, hình ảnh, và đề cao thách đố phải tăng cường thêm những cách thức cộng tác giữa các phương tiện truyền thông hiện đang phục vụ Giáo hội.”
Trong bối cảnh này, Đức giáo hoàng Bênêđictô nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “mối liên hệ tích cực” với Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, được ghi dấu bằng những sáng kiến và phát triển có hiệu quả.
Hậu cảnh
Trong diễn từ đọc trước Đức giáo hoàng vào dịp này, linh mục Lombardi giải thích rằng Đài Truyền hình Vatican “là một thực tại nhỏ bé nhưng mang một sứ mạng lớn lao.”
Cha minh xác rằng, trung tâm không phải là “một đài truyền hình có chương trình riêng rẽ, nhưng là một trung tâm sản xuất có nhiệm vụ ghi lại hình ảnh về những hoạt động của Đức thánh cha để sẵn sàng cung cấp cho các đài truyền hình trên thế giới, trực tiếp hoặc được thu hình trước, tùy theo hoàn cảnh.”
Bằng cách thức đó, theo lời cha Lombardi, khi hình ảnh của Đức giáo hoàng tại Vatican xuất hiện trên màn ảnh truyền hình của không biết bao nhiêu gia đình, thì “gần như hầu hết mọi trường hợp, những hình ảnh đó đều xuất phát từ chúng tôi, mặc dầu ít khi người ta nói rõ điều đó.”
Mỗi năm, Trung tâm Truyền hình Vatican trực tiếp phát hình 230 biến cố hay hoạt động, và lưu trữ khoảng 2000 giờ hình ảnh thu được.
Cha cảm tạ Đức giáo hoàng vì sẵn lòng làm chủ đề cho không biết bao nhiêu phim ảnh. Cha khẳng định: “Đôi mắt chúng con không khép kín. Hình ảnh chúng con truyền đi muốn được lúc nào cũng là để phục vụ các sứ điệp của Đức thánh cha, đáp ứng lại lòng mong đợi của không biết bao nhiêu người muốn được nghe, được thấy bước đi, được coi sự biểu lộ thân ái, mạnh mẽ, lịch lãm trên khuôn mặt của Đức thánh cha khi cầu nguyện hoặc khi lên tiếng nói với chúng con. Những người cầu xin cho được vững mạnh niềm tin, đã được thúc đẩy, khuyến khích trong cuộc lữ hành của họ.”
Phụng Nghi
VATICAN CITY (Zenit.org) – Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI nói ngài mong muốn sinh hoạt của Giáo hội, và đặc biệt là của Tòa thánh, hiện diện bằng âm thanh, văn bản và hình ảnh trên mạng lưới Internet.
http://vietcatholic.net/pics/VaticanRadio.jpg
Đài phát thanh Vatican
Đó là khuyến dụ ngài đưa ra cho các vị giám đốc và nhân viên Trung tâm Truyền hình Vatican hôm nay khi họ và gia đình được gặp gỡ ngài trong một buổi triều yết đánh dấu 25 năm ngày thành lập trung tâm này.
Đức giáo hoàng nói: “Ngày nay, “sự hội tụ” giữa nhiều phương tiện truyền thông được người ta nói tới một cách đúng đắn. Các biên giới ngăn cách từng phương tiện này biến mất và thành quả đã tăng tiến. Những khí cụ truyền thông xã hội phục vụ cho Tòa thánh cũng dĩ nhiên trải qua sự phát triển này, và chúng phải được liên kết, hòa nhập với nhau một cách có ý thức và tích cực.
Đức thánh cha ghi nhận rằng đã có sự cộng tác chặt chẽ giữa Đài Truyền hình Vatican với Đài Phát thanh Vatican và “sự cộng tác này đã lớn mạnh, bởi vì khi truyền đi, hình ảnh không thể tách rời khỏi âm thanh.”
Trong thực tế, cả hai dịch vụ truyền thanh và truyền hình cũng như văn phòng báo chí Tòa thánh hiện nay đều đặt dưới quyền lãnh đạo của cùng một vị giám đốc, đó là linh mục Dòng Tên Federico Lombardi.
Tuy nhiên, Đức giáo hoàng nói: “Ngày nay, Internet kêu gọi cần có một sự liên kết lớn mạnh hơn nữa giữa các thông tin bằng chữ viết, âm thanh, hình ảnh, và đề cao thách đố phải tăng cường thêm những cách thức cộng tác giữa các phương tiện truyền thông hiện đang phục vụ Giáo hội.”
Trong bối cảnh này, Đức giáo hoàng Bênêđictô nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “mối liên hệ tích cực” với Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, được ghi dấu bằng những sáng kiến và phát triển có hiệu quả.
Hậu cảnh
Trong diễn từ đọc trước Đức giáo hoàng vào dịp này, linh mục Lombardi giải thích rằng Đài Truyền hình Vatican “là một thực tại nhỏ bé nhưng mang một sứ mạng lớn lao.”
Cha minh xác rằng, trung tâm không phải là “một đài truyền hình có chương trình riêng rẽ, nhưng là một trung tâm sản xuất có nhiệm vụ ghi lại hình ảnh về những hoạt động của Đức thánh cha để sẵn sàng cung cấp cho các đài truyền hình trên thế giới, trực tiếp hoặc được thu hình trước, tùy theo hoàn cảnh.”
Bằng cách thức đó, theo lời cha Lombardi, khi hình ảnh của Đức giáo hoàng tại Vatican xuất hiện trên màn ảnh truyền hình của không biết bao nhiêu gia đình, thì “gần như hầu hết mọi trường hợp, những hình ảnh đó đều xuất phát từ chúng tôi, mặc dầu ít khi người ta nói rõ điều đó.”
Mỗi năm, Trung tâm Truyền hình Vatican trực tiếp phát hình 230 biến cố hay hoạt động, và lưu trữ khoảng 2000 giờ hình ảnh thu được.
Cha cảm tạ Đức giáo hoàng vì sẵn lòng làm chủ đề cho không biết bao nhiêu phim ảnh. Cha khẳng định: “Đôi mắt chúng con không khép kín. Hình ảnh chúng con truyền đi muốn được lúc nào cũng là để phục vụ các sứ điệp của Đức thánh cha, đáp ứng lại lòng mong đợi của không biết bao nhiêu người muốn được nghe, được thấy bước đi, được coi sự biểu lộ thân ái, mạnh mẽ, lịch lãm trên khuôn mặt của Đức thánh cha khi cầu nguyện hoặc khi lên tiếng nói với chúng con. Những người cầu xin cho được vững mạnh niềm tin, đã được thúc đẩy, khuyến khích trong cuộc lữ hành của họ.”
Phụng Nghi