Dan Lee
12-19-2008, 11:52 PM
Mầu nhiệm được giữ kín từ đời đời…
Chú giải Thánh Thư Chúa Nhật IV Mùa Vọng – B (Rm 16:5-27)
Hôm nay là Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng, Hội Thánh dùng Vinh Tụng Ca kết thúc thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma để giúp chúng ta suy nghĩ về mầu nhiệm của Đức Kitô, Đấng đã giáng trần làm người để cứu độ chúng ta. Thường thì Thánh Phaolô kết thúc các thư của ngài bằng những lời thăm hỏi và cầu chúc. Ở đây Thánh Phaolô sau những lời thăm hỏi, dặn dò lại thêm Vinh Tụng Ca này vào cuối thư. Vì thế nên nhiều học giả Thánh Kinh hiện đại cho rằng Vinh Tụng Ca này không có trong thư chính của Thánh Phaolô, nhưng được thêm vào sau này.
Thánh Phaolô cũng dùng Vinh Tụng Ca ở nhiều thư khác, như trong Gal 1:5; Eph 3:21; Phil 4:20 và 1 Tim 1:17, không kể Dt 13:20. Nhưng bài Vinh Tụng Ca này là bài chi tiết nhất và tóm tắt tất cả những điểm chính của Thư mà Thánh Nhân gửi tín hữu Rôma.
Câu 25 - Kính chúc Đấng có quyền năng làm cho anh em được vững vàng theo Phúc Âm tôi loan truyền, và lời giảng dạy của Chúa Giêsu Kitô, theo mạc khải mầu nhiệm được giữ kín từ đời đời,
Thánh Phaolô chúc tụng Thiên Chúa là Đấng có quyền năng làm cho chúng ta được vững mạnh theo Tin Mừng của ngài. Quyền năng của Thiên Chúa không phải là bạo lực bắt mọi người phải tùng phục mình như quyền năng của các đế quốc trên thế gian. Chúng ta có thể cảm thấy và nhận ra dễ dàng ảnh hưởng cũng như sức mạnh của những quyền năng này. Nhưng quyền năng của Thiên Chúa là một sức mạnh âm thầm từ bên trong, thường thì được thể hiện qua sự yếu hèn của chúng ta. Thiên Chúa làm cho chúng ta ra mạnh mẽ không phải để giúp chúng ta thi tố tài năng hay quyền hành, mà để chúng ta phục vụ tha nhân. Sức mạnh này không phải để chế ngự người khác mà để chế ngự chính bản thân và những đam mê xấu của mình.
Muốn có sức mạnh này thì chúng ta cần những ơn thiêng liêng (x. Rm 1:11 -12). Những ơn thiêng liêng này chỉ nhận được qua Chúa Thánh Thần (x. Cv 1:8). Chúa Thánh Thần giúp chúng ta hiệp thông với Đức Kitô trong Hội Thánh là Nhiệm Thể của Người và qua các Bí Tích. Nếu chúng ta gắn bó với Đức Kitô như cảnh nho gắn liên với cây nho (Ga 15:1-5), nếu nhúng ta được nuôi dưỡng bở Bánh Hằng Sống là Mình và Máu Đức Kitô trong Bí Tích Thánh Thể (Ga 6), thì chúng ta sẽ nhận được sức mạnh của Người như cành nho nhận được nhựa sống từ cây nho và tế bào nhận được sức sống từ thân thể.
Phúc Âm hay Tin Mừng mà Thánh Phaolô loan truyền không phải là bốn Sách Phúc Âm như chúng ta có ngày nay, nhưng là lời rao giảng về Đức Kitô Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh. Tin Mừng này là chính Đức Kitô và giáo huấn của Người được truyền lại cho chúng ta qua lời giảng dạy của các Thánh Tông Đồ và những người kế vị các ngài. Tin Mừng này là Kho Tàng Đức Tin được trung thành truyền lại cho chúng ta qua Hội Thánh.
Muốn hiểu mầu nhiệm của Thiên Chúa thì phải có một tâm hồn đơn sơ, bé mọn. Chính Chúa Giêsu cũng chúc tụng Chúa Cha: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, Con chúc tụng Cha vì Cha đã giấu không cho các người khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải chúng cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì như thế là điều đẹp ý Cha.” (Lc 10:21). Còn Thánh Phaolô thì khiêm nhường nhận mình là người bé mọn nhất trong các thánh, nên Thiên Chúa đã ban cho ngài “ân sủng này, là rao giảng cho các Dân Ngoại về sự phong phú khôn lường của Ðức Kitô, và làm cho cho mọi người thấy thế nào là chương trình mầu nhiệm, đã được giữ kín từ muôn thuở nơi Thiên Chúa là Ðấng tạo thành vạn vật, để giờ đây, nhờ Hội Thánh, mà mọi quản thần và quyền thần trên trời biết được sự khôn ngoan muôn mặt của Thiên Chúa. Theo ý định từ muôn thuở mà Ngài đã thực hiện nơi Ðức Chúa Giêsu Kitô của chúng ta. Trong Người chúng ta được mạnh dạn và tin tưởng đến gần Chúa Cha nhờ tin vào Người” (Eph 3:8-12).
Câu 26 - nhưng nay được tỏ bày, và nhờ các tiên tri ghi chép theo lệnh của Thiên Chúa hằng hữu, được thông tri cho các Dân Ngoại, để dẫn đưa họ về vâng phục đức tin.
Mầu nhiệm được giữ kín từ đời đời được bày tỏ ở cao điểm của lịch sử chính là mầu nhiệm cứu độ toàn thể nhân loại qua Tin Mừng của Đức Kitô mà Thánh Phaolô cũng như các Thánh Tông Đồ khác rao giảng. Mầu nhiệm ấy là việc toàn thể nhân loại, kể cả nhân loại được Thiên Chúa mời gọi trở về làm con cái Ngài qua Đức Kitô.
Mầu nhiệm này không phải là một điều gì khó hiểu hay phức tạp, nhưng là một ân huệ Thiên Chúa ban cho những ai có tâm hồn bé nhỏ, sẵn sàng đón nhận và vâng phục Lời Chúa. Mầu nhiệm này được giữ kín từ muôn đời, nhưng đã được Thiên Chúa nói đến qua các ngôn sứ. Thật ra Thiên Chúa đã tỏ lộ cho dân Israel nhiều lần nhưng họ không hiểu. Và Ngài đã ra lệnh cho các ngôn sứ ghi chép mầu nhiệm này trong các sách Tiên Tri.
Sở dĩ người Do Thái thời Chúa Giêsu không hiểu được mầu nhiệm này vì họ đã cắt nghĩa các lời tiên tri theo sự khôn ngoan của loài người, chứ không phải dựa vào sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Thánh Phaolô viết: “chúng tôi giảng sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Sự khôn ngoan đã được giữ kín trong một mầu nhiệm, mà Thiên Chúa đã tiền định từ trước muôn đời, cho chúng ta được vinh hiển” (1 cor 2:7-8). Đó “là mầu nhiệm đã được giấu kín từ muôn đời, qua bao thế hệ, nhưng nay đã được tỏ ra cho các thánh của Ngài, là những người mà Thiên Chúa đã chọn để tỏ cho biết sự vinh quang phong phú của mầu nhiệm này giữa các Dân Ngoại, đó là chính Ðức Kitô đang ngự trong anh em, là niềm hy vọng của vinh quang” (Col 1:26-27).
Chỉ có những ai được Thiên Chúa mời gọi và đáp lại lời mời gọi này bằng sự vâng phục trong đức tìn thì đối với họ: “cả Do Thái lẫn Hy Lạp, Đức Kitô lại là quyền năng và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì sự điên rồ của Thiên Chúa còn hơn sự khôn ngoan của loài người, và sự yếu đuối của Thiên Chúa còn mạnh hơn sức mạnh của loài người” (1 Cor 1:24).
Nhiều người Tin Lành cho rằng chỉ cần có Đức Tin là được cứu độ (faith alone). Thật sự thì đúng là muốn được cứu độ cần phải Tin vào mặc khải của Thiên Chúa qua Đức Chúa Chúa Giêsu Kitô. Nhưng trong cuộc hành trình Đức Tin, vâng phục trong Đức Tin là điều cần thiết, như Thánh Phaolô viết: “Ðó là Tin Mừng về Con của Ngài, là Ðấng sinh ra bởi dòng dõi vua Ðavid theo xác thịt. Nhưng đã được tuyên xưng là Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng theo tinh thần thánh thiện, qua việc sống lại từ cõi chết, là Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nhờ Người, chúng tôi đã nhận được ân sủng và chức vụ Tông Ðồ, để làm cho tất cả các Dân Ngoại vâng phục đức tin, vì danh Người” (Rm 1:3-5).
Công Đồng Vaticanô II rằng “phải bày tỏ ‘sự vâng phục của đức tin’ (x. Rm 16,26; Rm 1,5; 2 Cor 10,5-6) đối với Thiên Chúa mạc khải. Nhờ sự vâng phục đó, con người phó thác toàn thân cho Thiên Chúa một cách tự do ‘dâng lên Thiên Chúa mạc khải sự qui phục hoàn toàn của lý trí và ý chí’, đồng thời sẵn lòng chấp nhận mạc khải Ngài ban cho. Ðể được niềm tin này, cần có ân sủng Thiên Chúa đi trước giúp đỡ và sự trợ giúp bên trong của Chúa Thánh Thần: Ngài thúc đẩy và quy hướng con tim về cùng Thiên Chúa, mở mắt lý trí và làm cho ‘mọi người cảm thấy dịu ngọt khi đón nhận và tin theo chân lý’. Và để việc hiểu biết mạc khải được sâu rộng thêm mãi, cũng chính Chúa Thánh Thần không ngừng kiện toàn đức tin qua các ơn của Ngài (Dei Verbum 1,5).
Việc vâng phục Đức Tin như thế nào được Thánh Phaolô trình bày cách chi tiết trong các chương 6-8 và 15-12 của Thư Rôma. Nhờ việc vâng phục Đức Tin này mà chúng ta được nên công chính trong Đức Kitô mà qua đó Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng đời sống mới trong Bí Tích Thánh Tẩy, là được cùng chết và sống lại với Người, được thành một con người mới, một phần tử của Hội Thánh là Nhiệm Thể Đức Kitô. Đức Tin này không phải là một Đức Tin chết, nhưng một Đức Tin sống động, linh hoạt, và cần thiết để giúp chúng ta bền vững đến cùng. Việc vâng phục Đức Tin này giúp chúng ta hoán cải liên tục để mỗi ngày một nên giống Đức Kitô hơn trong niềm vui, trong đau khổ, trong tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân.
Câu 27 - Kính chúc Thiên Chúa, Đấng khôn ngoan độc nhất, nhờ Chúa Giêsu Kitô, kính chúc Người vinh quang muôn đời! Amen.
Chỉ có một mình Thiên Chúa là Đấng Khôn ngoan. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa “là sự khôn ngoan mà không một thủ lãnh nào của thế gian này đã biết” (1 Cor 2:8). Đôi khi chúng ta lầm lẫn khôn ngoan với tài khéo. Tài khéo cách tốt lành cũng là ân sủng của Thiên Chúa. Còn sự khôn ngoan tài khéo theo kiểu thế gian, là mưu mô, là mánh lới xảo quyệt, v.v… do ma quỷ mà ra. Điều đó xem ra là khôn ngoan, nhưng trước mặt Thiên Chúa là sự điên rồ. “Thiên Chúa đã chọn những gì điên dại trong thế gian để làm cho những kẻ khôn ngoan phải xấu hổ, và Thiên Chúa đã chọn những gì yếu kém trong thế gian để làm cho những kẻ hùng mạnh phải bẽ bàng” (1 Cor 1:27). “Vì sự điên rồ của Thiên Chúa còn hơn sự khôn ngoan của loài người, và sự yếu đuối của Thiên Chúa còn mạnh hơn sức mạnh của loài người” (1 Cor 1:25).
Vì Thiên Chúa đã giấu người khôn ngoan uyên bác, mà chỉ mặc khải cho những người bé nhỏ (x. Mt 11:25; Lc 10:21). Cho nên, muốn được Thiên Chúa ban cho sự khôn ngoan của Ngài, chúng ta phải trở nên bé nhỏ, phải biết phó thác mọi sự vào tay Thiên Chúa. Và trên hết phải biết “kính sợ Thiên Chúa” vì “Kính sợ CHÚA là đầu mối khôn ngoan” (x. Tv 111:10; Cn 9:10; Hc 1:14), “là bước đầu của tri thức” (Cn 1:7). Kính sợ Thiên Chúa là thái độ của một người khiêm nhuờng biết lắng nghe và chấp nhận những gì ngoài khả năng hiểu biết của mình.
“Chân lý của Thiên Chúa chính là sự khôn ngoan của Ngài” (GLCG 216). Sự khôn ngoan này đạt đến sung mãn nơi Đức Chúa Giêsu Kitô, khi Người xuống thế để mặc khải cho chúng ta ý định yêu thương nhân lành của Thiên Chúa và chết để giao hoà chúng ta với Ngài. Cho nên đón nhận sự khôn ngoan của Thiên Chúa là sống trong mối liên hệ mật thiết với Đức Kitô. Đó là khôn ngoan thật, sự khôn ngoan làm cho chúng ta được thoả mãn cả về trí khôn lẫn tinh thần, và cũng làm cho Đức Kitô được vinh quang muôn đời.
Kết Luận:
Lời của Thiên Chúa hứa với Vua Đavid qua ngôn sứ Nathan trong Bài Đọc Thứ Nhất đã được thể hiện cách bí mật và giấu ẩn trong việc Thiên Thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ. Trong lúc dân Do Thái mong chờ một vương quốc trần thế của Đấng Mêsia. Đức Mẹ Maria lại chấp nhận một tương lai mù mịt vì biết rằng lời “Xin Vâng” của Mẹ sẽ đưa Mẹ đến ô nhục và ngay cả cái chết. Nhưng Mẹ đã “Xin Vâng” vì Mẹ tin rằng “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được" (Lc 1:37). Mẹ chính là gương “vâng phục Đức Tin” cho tất cả chúng ta. Tin và phó thác vào tay Thiên Chúa, dù điều mình tin vượt quá tầm hiểu biết của mình.
Lạy Chúa xin ban cho con một tấm lòng khiêm nhường để con biết kính sợ Chúa và tin tưởng vào Chúa. Xin ban cho con ơn khôn ngoan để biết dùng Lời Chúa làm mẫu mực mà do mọi việc con làm. Xin cho con luôn biết vâng phục Chúa trong Đức Tin. Amen.
Câu hỏi để suy nghĩ và thảo luận
1. “Mầu nhiệm được giữ kín từ đời đời” mà Thánh Phaolô nói đến là mầu nhiệm gì?
2. Tại sao mầu nhiệm này đã được các ngôn sứ nói trước mà người Do Thái không hiểu? Có khi nào tôi cũng có cùng một thái độ như người Do Thái đối với những mặc khải của Thiên Chúa không?
3. Tại sao cuối cùng mầu nhiệm này được tỏ lộ? và tỏ lộ như thế nào?
4. Làm thế nào để tôi có thể hiểu được và chấp nhận mầu nhiệm mà Thánh Phaolô nói đến hôm nay?
5. Tôi đang sửa soạn đón mừng Sinh Nhật Chúa Giêsu, là sự khôn ngoan sung mãn của Thiên Chúa thế nào? Trong tuần qua, tôi đã dành bao nhiêu phần trăm thời giờ cho Chúa?
6. Tôi đã mất bao nhiêu thì giờ để sửa soạn bề ngoài (mua sắm, trang trí nhà cửa, viết thư,…) và bao nhiêu thì giờ để sửa soạn bề trong để đón Chúa? Như thế tôi khôn hay dại? Tại sao?
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Chú giải Thánh Thư Chúa Nhật IV Mùa Vọng – B (Rm 16:5-27)
Hôm nay là Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng, Hội Thánh dùng Vinh Tụng Ca kết thúc thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma để giúp chúng ta suy nghĩ về mầu nhiệm của Đức Kitô, Đấng đã giáng trần làm người để cứu độ chúng ta. Thường thì Thánh Phaolô kết thúc các thư của ngài bằng những lời thăm hỏi và cầu chúc. Ở đây Thánh Phaolô sau những lời thăm hỏi, dặn dò lại thêm Vinh Tụng Ca này vào cuối thư. Vì thế nên nhiều học giả Thánh Kinh hiện đại cho rằng Vinh Tụng Ca này không có trong thư chính của Thánh Phaolô, nhưng được thêm vào sau này.
Thánh Phaolô cũng dùng Vinh Tụng Ca ở nhiều thư khác, như trong Gal 1:5; Eph 3:21; Phil 4:20 và 1 Tim 1:17, không kể Dt 13:20. Nhưng bài Vinh Tụng Ca này là bài chi tiết nhất và tóm tắt tất cả những điểm chính của Thư mà Thánh Nhân gửi tín hữu Rôma.
Câu 25 - Kính chúc Đấng có quyền năng làm cho anh em được vững vàng theo Phúc Âm tôi loan truyền, và lời giảng dạy của Chúa Giêsu Kitô, theo mạc khải mầu nhiệm được giữ kín từ đời đời,
Thánh Phaolô chúc tụng Thiên Chúa là Đấng có quyền năng làm cho chúng ta được vững mạnh theo Tin Mừng của ngài. Quyền năng của Thiên Chúa không phải là bạo lực bắt mọi người phải tùng phục mình như quyền năng của các đế quốc trên thế gian. Chúng ta có thể cảm thấy và nhận ra dễ dàng ảnh hưởng cũng như sức mạnh của những quyền năng này. Nhưng quyền năng của Thiên Chúa là một sức mạnh âm thầm từ bên trong, thường thì được thể hiện qua sự yếu hèn của chúng ta. Thiên Chúa làm cho chúng ta ra mạnh mẽ không phải để giúp chúng ta thi tố tài năng hay quyền hành, mà để chúng ta phục vụ tha nhân. Sức mạnh này không phải để chế ngự người khác mà để chế ngự chính bản thân và những đam mê xấu của mình.
Muốn có sức mạnh này thì chúng ta cần những ơn thiêng liêng (x. Rm 1:11 -12). Những ơn thiêng liêng này chỉ nhận được qua Chúa Thánh Thần (x. Cv 1:8). Chúa Thánh Thần giúp chúng ta hiệp thông với Đức Kitô trong Hội Thánh là Nhiệm Thể của Người và qua các Bí Tích. Nếu chúng ta gắn bó với Đức Kitô như cảnh nho gắn liên với cây nho (Ga 15:1-5), nếu nhúng ta được nuôi dưỡng bở Bánh Hằng Sống là Mình và Máu Đức Kitô trong Bí Tích Thánh Thể (Ga 6), thì chúng ta sẽ nhận được sức mạnh của Người như cành nho nhận được nhựa sống từ cây nho và tế bào nhận được sức sống từ thân thể.
Phúc Âm hay Tin Mừng mà Thánh Phaolô loan truyền không phải là bốn Sách Phúc Âm như chúng ta có ngày nay, nhưng là lời rao giảng về Đức Kitô Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh. Tin Mừng này là chính Đức Kitô và giáo huấn của Người được truyền lại cho chúng ta qua lời giảng dạy của các Thánh Tông Đồ và những người kế vị các ngài. Tin Mừng này là Kho Tàng Đức Tin được trung thành truyền lại cho chúng ta qua Hội Thánh.
Muốn hiểu mầu nhiệm của Thiên Chúa thì phải có một tâm hồn đơn sơ, bé mọn. Chính Chúa Giêsu cũng chúc tụng Chúa Cha: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, Con chúc tụng Cha vì Cha đã giấu không cho các người khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải chúng cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì như thế là điều đẹp ý Cha.” (Lc 10:21). Còn Thánh Phaolô thì khiêm nhường nhận mình là người bé mọn nhất trong các thánh, nên Thiên Chúa đã ban cho ngài “ân sủng này, là rao giảng cho các Dân Ngoại về sự phong phú khôn lường của Ðức Kitô, và làm cho cho mọi người thấy thế nào là chương trình mầu nhiệm, đã được giữ kín từ muôn thuở nơi Thiên Chúa là Ðấng tạo thành vạn vật, để giờ đây, nhờ Hội Thánh, mà mọi quản thần và quyền thần trên trời biết được sự khôn ngoan muôn mặt của Thiên Chúa. Theo ý định từ muôn thuở mà Ngài đã thực hiện nơi Ðức Chúa Giêsu Kitô của chúng ta. Trong Người chúng ta được mạnh dạn và tin tưởng đến gần Chúa Cha nhờ tin vào Người” (Eph 3:8-12).
Câu 26 - nhưng nay được tỏ bày, và nhờ các tiên tri ghi chép theo lệnh của Thiên Chúa hằng hữu, được thông tri cho các Dân Ngoại, để dẫn đưa họ về vâng phục đức tin.
Mầu nhiệm được giữ kín từ đời đời được bày tỏ ở cao điểm của lịch sử chính là mầu nhiệm cứu độ toàn thể nhân loại qua Tin Mừng của Đức Kitô mà Thánh Phaolô cũng như các Thánh Tông Đồ khác rao giảng. Mầu nhiệm ấy là việc toàn thể nhân loại, kể cả nhân loại được Thiên Chúa mời gọi trở về làm con cái Ngài qua Đức Kitô.
Mầu nhiệm này không phải là một điều gì khó hiểu hay phức tạp, nhưng là một ân huệ Thiên Chúa ban cho những ai có tâm hồn bé nhỏ, sẵn sàng đón nhận và vâng phục Lời Chúa. Mầu nhiệm này được giữ kín từ muôn đời, nhưng đã được Thiên Chúa nói đến qua các ngôn sứ. Thật ra Thiên Chúa đã tỏ lộ cho dân Israel nhiều lần nhưng họ không hiểu. Và Ngài đã ra lệnh cho các ngôn sứ ghi chép mầu nhiệm này trong các sách Tiên Tri.
Sở dĩ người Do Thái thời Chúa Giêsu không hiểu được mầu nhiệm này vì họ đã cắt nghĩa các lời tiên tri theo sự khôn ngoan của loài người, chứ không phải dựa vào sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Thánh Phaolô viết: “chúng tôi giảng sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Sự khôn ngoan đã được giữ kín trong một mầu nhiệm, mà Thiên Chúa đã tiền định từ trước muôn đời, cho chúng ta được vinh hiển” (1 cor 2:7-8). Đó “là mầu nhiệm đã được giấu kín từ muôn đời, qua bao thế hệ, nhưng nay đã được tỏ ra cho các thánh của Ngài, là những người mà Thiên Chúa đã chọn để tỏ cho biết sự vinh quang phong phú của mầu nhiệm này giữa các Dân Ngoại, đó là chính Ðức Kitô đang ngự trong anh em, là niềm hy vọng của vinh quang” (Col 1:26-27).
Chỉ có những ai được Thiên Chúa mời gọi và đáp lại lời mời gọi này bằng sự vâng phục trong đức tìn thì đối với họ: “cả Do Thái lẫn Hy Lạp, Đức Kitô lại là quyền năng và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì sự điên rồ của Thiên Chúa còn hơn sự khôn ngoan của loài người, và sự yếu đuối của Thiên Chúa còn mạnh hơn sức mạnh của loài người” (1 Cor 1:24).
Nhiều người Tin Lành cho rằng chỉ cần có Đức Tin là được cứu độ (faith alone). Thật sự thì đúng là muốn được cứu độ cần phải Tin vào mặc khải của Thiên Chúa qua Đức Chúa Chúa Giêsu Kitô. Nhưng trong cuộc hành trình Đức Tin, vâng phục trong Đức Tin là điều cần thiết, như Thánh Phaolô viết: “Ðó là Tin Mừng về Con của Ngài, là Ðấng sinh ra bởi dòng dõi vua Ðavid theo xác thịt. Nhưng đã được tuyên xưng là Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng theo tinh thần thánh thiện, qua việc sống lại từ cõi chết, là Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nhờ Người, chúng tôi đã nhận được ân sủng và chức vụ Tông Ðồ, để làm cho tất cả các Dân Ngoại vâng phục đức tin, vì danh Người” (Rm 1:3-5).
Công Đồng Vaticanô II rằng “phải bày tỏ ‘sự vâng phục của đức tin’ (x. Rm 16,26; Rm 1,5; 2 Cor 10,5-6) đối với Thiên Chúa mạc khải. Nhờ sự vâng phục đó, con người phó thác toàn thân cho Thiên Chúa một cách tự do ‘dâng lên Thiên Chúa mạc khải sự qui phục hoàn toàn của lý trí và ý chí’, đồng thời sẵn lòng chấp nhận mạc khải Ngài ban cho. Ðể được niềm tin này, cần có ân sủng Thiên Chúa đi trước giúp đỡ và sự trợ giúp bên trong của Chúa Thánh Thần: Ngài thúc đẩy và quy hướng con tim về cùng Thiên Chúa, mở mắt lý trí và làm cho ‘mọi người cảm thấy dịu ngọt khi đón nhận và tin theo chân lý’. Và để việc hiểu biết mạc khải được sâu rộng thêm mãi, cũng chính Chúa Thánh Thần không ngừng kiện toàn đức tin qua các ơn của Ngài (Dei Verbum 1,5).
Việc vâng phục Đức Tin như thế nào được Thánh Phaolô trình bày cách chi tiết trong các chương 6-8 và 15-12 của Thư Rôma. Nhờ việc vâng phục Đức Tin này mà chúng ta được nên công chính trong Đức Kitô mà qua đó Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng đời sống mới trong Bí Tích Thánh Tẩy, là được cùng chết và sống lại với Người, được thành một con người mới, một phần tử của Hội Thánh là Nhiệm Thể Đức Kitô. Đức Tin này không phải là một Đức Tin chết, nhưng một Đức Tin sống động, linh hoạt, và cần thiết để giúp chúng ta bền vững đến cùng. Việc vâng phục Đức Tin này giúp chúng ta hoán cải liên tục để mỗi ngày một nên giống Đức Kitô hơn trong niềm vui, trong đau khổ, trong tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân.
Câu 27 - Kính chúc Thiên Chúa, Đấng khôn ngoan độc nhất, nhờ Chúa Giêsu Kitô, kính chúc Người vinh quang muôn đời! Amen.
Chỉ có một mình Thiên Chúa là Đấng Khôn ngoan. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa “là sự khôn ngoan mà không một thủ lãnh nào của thế gian này đã biết” (1 Cor 2:8). Đôi khi chúng ta lầm lẫn khôn ngoan với tài khéo. Tài khéo cách tốt lành cũng là ân sủng của Thiên Chúa. Còn sự khôn ngoan tài khéo theo kiểu thế gian, là mưu mô, là mánh lới xảo quyệt, v.v… do ma quỷ mà ra. Điều đó xem ra là khôn ngoan, nhưng trước mặt Thiên Chúa là sự điên rồ. “Thiên Chúa đã chọn những gì điên dại trong thế gian để làm cho những kẻ khôn ngoan phải xấu hổ, và Thiên Chúa đã chọn những gì yếu kém trong thế gian để làm cho những kẻ hùng mạnh phải bẽ bàng” (1 Cor 1:27). “Vì sự điên rồ của Thiên Chúa còn hơn sự khôn ngoan của loài người, và sự yếu đuối của Thiên Chúa còn mạnh hơn sức mạnh của loài người” (1 Cor 1:25).
Vì Thiên Chúa đã giấu người khôn ngoan uyên bác, mà chỉ mặc khải cho những người bé nhỏ (x. Mt 11:25; Lc 10:21). Cho nên, muốn được Thiên Chúa ban cho sự khôn ngoan của Ngài, chúng ta phải trở nên bé nhỏ, phải biết phó thác mọi sự vào tay Thiên Chúa. Và trên hết phải biết “kính sợ Thiên Chúa” vì “Kính sợ CHÚA là đầu mối khôn ngoan” (x. Tv 111:10; Cn 9:10; Hc 1:14), “là bước đầu của tri thức” (Cn 1:7). Kính sợ Thiên Chúa là thái độ của một người khiêm nhuờng biết lắng nghe và chấp nhận những gì ngoài khả năng hiểu biết của mình.
“Chân lý của Thiên Chúa chính là sự khôn ngoan của Ngài” (GLCG 216). Sự khôn ngoan này đạt đến sung mãn nơi Đức Chúa Giêsu Kitô, khi Người xuống thế để mặc khải cho chúng ta ý định yêu thương nhân lành của Thiên Chúa và chết để giao hoà chúng ta với Ngài. Cho nên đón nhận sự khôn ngoan của Thiên Chúa là sống trong mối liên hệ mật thiết với Đức Kitô. Đó là khôn ngoan thật, sự khôn ngoan làm cho chúng ta được thoả mãn cả về trí khôn lẫn tinh thần, và cũng làm cho Đức Kitô được vinh quang muôn đời.
Kết Luận:
Lời của Thiên Chúa hứa với Vua Đavid qua ngôn sứ Nathan trong Bài Đọc Thứ Nhất đã được thể hiện cách bí mật và giấu ẩn trong việc Thiên Thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ. Trong lúc dân Do Thái mong chờ một vương quốc trần thế của Đấng Mêsia. Đức Mẹ Maria lại chấp nhận một tương lai mù mịt vì biết rằng lời “Xin Vâng” của Mẹ sẽ đưa Mẹ đến ô nhục và ngay cả cái chết. Nhưng Mẹ đã “Xin Vâng” vì Mẹ tin rằng “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được" (Lc 1:37). Mẹ chính là gương “vâng phục Đức Tin” cho tất cả chúng ta. Tin và phó thác vào tay Thiên Chúa, dù điều mình tin vượt quá tầm hiểu biết của mình.
Lạy Chúa xin ban cho con một tấm lòng khiêm nhường để con biết kính sợ Chúa và tin tưởng vào Chúa. Xin ban cho con ơn khôn ngoan để biết dùng Lời Chúa làm mẫu mực mà do mọi việc con làm. Xin cho con luôn biết vâng phục Chúa trong Đức Tin. Amen.
Câu hỏi để suy nghĩ và thảo luận
1. “Mầu nhiệm được giữ kín từ đời đời” mà Thánh Phaolô nói đến là mầu nhiệm gì?
2. Tại sao mầu nhiệm này đã được các ngôn sứ nói trước mà người Do Thái không hiểu? Có khi nào tôi cũng có cùng một thái độ như người Do Thái đối với những mặc khải của Thiên Chúa không?
3. Tại sao cuối cùng mầu nhiệm này được tỏ lộ? và tỏ lộ như thế nào?
4. Làm thế nào để tôi có thể hiểu được và chấp nhận mầu nhiệm mà Thánh Phaolô nói đến hôm nay?
5. Tôi đang sửa soạn đón mừng Sinh Nhật Chúa Giêsu, là sự khôn ngoan sung mãn của Thiên Chúa thế nào? Trong tuần qua, tôi đã dành bao nhiêu phần trăm thời giờ cho Chúa?
6. Tôi đã mất bao nhiêu thì giờ để sửa soạn bề ngoài (mua sắm, trang trí nhà cửa, viết thư,…) và bao nhiêu thì giờ để sửa soạn bề trong để đón Chúa? Như thế tôi khôn hay dại? Tại sao?
Phaolô Phạm Xuân Khôi