Dan Lee
12-20-2008, 04:19 PM
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (65)
651. Hai lời khấn của Đức Mẹ Maria
Khi biết mình là Mẹ của Con Đức Chúa Trời, Đức Maria xưng mình là tôi tớ của Đức Chúa Trời.
Khi nói mình là tôi tớ của Đức Chúa Trời, Đức Maria nói một cách chân thành, khiêm cung, xác tín, chứ không phải nói một cách giả hình giả bộ.
Khi nói lên sự vâng phục của mình như người tôi tớ của Chúa: “Nầy tôi là tôi tớ Đức Chúa Trời”, Đức Maria nói lên lời khấn thứ hai của mình, lời khấn Đức Vâng phục. Lời khấn thứ nhất của Đức Maria là lời khấn khiết tịnh, lời khấn mà Đức Maria đã nói ra cho thiên thần biết: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào được vì tôi không biết đến việc vợ chồng.”
652. Đức Mẹ Maria bồng Chúa Hài Nhi
Hình ảnh Đức Mẹ bồng Chúa Hài Nhi có giá tri rất hấp dẫn đối với nền văn hóa Á Đông.
Người Á Đông trân trọng người mẹ, xem người mẹ là hạnh phúc của đời mình: phúc đức tại mẫu, được hạnh phúc, được đạo đức, đó là nhờ bà mẹ của mình. Bởi đó, khi nghe các nhà truyền giáo nói về Đức Mẹ là “Mẹ của Đức Chúa Trời”, “Mẹ của Con Thiên Chúa”, “Mẹ của loài người ”, người Á Đông chấp nhận dễ dàng, vì qua những tước hiệu nầy, tâm hồn của người Á Đông gợi lên được những hình ảnh về gia đình, về tôn giáo mà họ ôm ấp trìu mến.
Gương thánh Phanxicô Xaviê giảng đạo: khi nói về Chúa Giêsu, mà nói thêm về Mẹ Maria nữa, thì người Á Đông nghe một cách chăm chú và sung sướng.
653. Gương Đức Mẹ Maria vâng phục
Khi nói lên lời khấn Vâng Phục “Nầy tôi là tôi tớ Đức Chúa Trời”, Đức Mẹ muốn nói lên cho Thiên Chúa biết rằng Ngài sẽ tuyệt đối vâng phục, vâng phục như một người tôi tớ.
Qua lời chào của thiên sứ “Kính chào bà đầy ơn phước”, qua lời ngợi khen của bà thánh Isave “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm”, Đức Maria biết rõ địa vị của mình trước mặt Thiên Chúa thật là cao sang. Dầu vậy, Đức Maria vẫn không bao giờ vịn vào một lý do nào để gạt Chúa ra một bên. Trái lại, Đức Maria luôn tìm cách vâng phục thánh ý Thiên Chúa một cách tối đa, trọn vẹn.
Biết Con của mình là Con Thiên Chúa toàn năng yêu thương mình, mình muốn gì thì Con Thiên Chúa cũng cho, Đức Maria vẫn không ỷ chức làm Mẹ của mình để bắt Chúa Giêsu vâng phục. Trái lại, Đức Maria luôn tìm cách vâng phục Chúa Giêsu và đề cao Con Thiên Chúa trước mặt mọi người.
Tại Cana, khi thấy gia đình đám cưới hết rượu, Đức Maria sốt sắng xin Chúa Giêsu can thiệp. Và sau khi chỉ dẫn cách thức để các người giúp việc thực hiện mệnh lệnh của Con mình, Đức Mẹ rút lui ngay vào trong bóng tối để Chúa Giêsu nổi bật lên trong phép lạ làm cho nước lã hoá thành rượu ngon, phép lạ đầu tiên tỏ ra vinh quang của Chúa và để làm cho các môn đệ tin vào Thầy của mình.
654. Đến với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria! Ad Jesum per Mariam!
Thánh Louis-Marie Grignion de Monfort nói:
- “Chúa đã muốn đến với chúng ta nhờ Mẹ Maria thì Ngài cũng muốn chúng ta đến với Ngài nhờ Mẹ Maria.”
Và thánh nầy chọn khẩu hiệu cho mình là: “AD JESUM PER MARIAM!” (Đến với Chúa Giêsu nhờ Mẹ Maria!)
Nhìn vào cách hành động của Chúa Giêsu tại thế, chúng ta thấy rõ Ngài muốn nhờ Mẹ của mình để nhập thể làm người, để ban ơn phước cho người khác (thánh Gioan Tẩy Giả được sạch tội tổ tông trong bụng me; phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới Cana).
655. Đức Mẹ Maria là Mẹ của chúng ta!
Ngày kia, thánh Gioan Bosco rao giảng về vinh quang của Đức Mẹ Maria tại nhà thờ chính tòa Torino.
Đang lúc giảng về đề tài nầy, ngài bỗng dừng lại, thinh lặng một hồi lâu, rồi đặt câu hỏi với cọng đoàn phụng vụ đang nghe ngài giảng: "Ai trong anh chị em có thể nói cho tôi biết Đức Mẹ là ai?"
Có người thưa:
- "Thưa Cha, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa".
Thánh Gioan Bosco gật đầu, nói tiếp:
- "Đúng thế, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Nhưng nói thế, vẫn chưa đủ. Tôi muốn anh chị em kể hết những tước hiệu của Đức Mẹ”.
Liền sau đó, bổn đạo thi nhau kể ra tất cả những tước hiệu của Đức Mẹ: Mẹ là cửa Thiên Đàng, Mẹ là Đấng phù trợ các tín hữu, Mẹ là Đấng an ủi kẻ âu lo, v.v...
Sau khi nghe kể hết những tước hiệu mà người ta gán cho Đức Mẹ Maria, thánh Gioan Bosco mỉm cười nói tiếp:
- "Đức Mẹ là tất cả những gì anh chị em vừa kể ra, nhưng vẫn chưa hết. Tôi muốn nói thêm về một tước hiệu đặc biệt của Đức Maria Mẹ."
Chờ mãi vẫn không thấy có câu trả lời nào, thánh nhân mới nói:
- "Tôi xin được nói với anh chị em Đức Mẹ Maria là ai. Ngài là Mẹ chúng ta. Phải, Mẹ chúng ta. Đó là điều đáng nói nhất về Đức Mẹ Maria. Trên trần gian này, không ai có thể gần gũi thiết thân với chúng ta cho bằng mẹ chúng ta, không ai yêu thương chúng ta hơn mẹ chúng ta. Cũng thế trên Thiên Đàng, không có vị thánh nào yêu thương chúng ta và sẵn sàng lắng nghe chúng ta cho bằng Đức Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta."
656.Kiến và chim bồ câu
Một con kiến khát nước, liền đến bên bờ suối để uống nước, bất ngờ, một trận gió thổi qua, cuốn nó xuống suối.
Chim bồ câu đang đậu trên cành gần đấy, thấy kiến đang gặp nguy hiểm, liền vứt một lá cây xuống suối.
Kiến cố sức bò lên để vào bờ an toàn. Nó rất biết ơn bồ câu, nhưng không biết làn thế nào để báo đáp.
Ngay lúc đó, bên đường, có một người thợ săn nhìn thấy chim bồ câu, bèn giơ súng bắn.
Trong lúc đắc ý, nghĩ chắc chắn mình sẽ bắn được, thì kiến nhanh chóng bò lên tay anh ta và đốt một cái thật đau.
Người thợ săn đau quá, làm rơi súng xuống. Thấy động, chim bồ câu bay đi, thoát thân.
Khi chúng ta giơ tay giúp đỡ người khác một cách không toan tính, thì khi ta gặp khó khăn, cũng sẽ được giúp đỡ như vậy. (Truyện Nhỏ - Đạo Lý Lớn)
657. Qua sống bên Mỹ, chắc đâu đã được hạnh phúc.
Có một cụ già Việt Nam đã được người con trưởng bảo lãnh qua Mỹ.
Cụ có ba người con. Người con gái có chồng là người Nhật. Người con trai thứ ở cách cụ một tiểu bang. Cả hai chưa một lần thăm cha già, kể từ ngày cụ qua Mỹ tới giờ.
Suốt năm năm qua, cụ như chiếc bóng câm nín trong nhà. Con dâu cho ăn chi, cụ ăn nấy, không bao giờ xin một đồng bạc, và con cái cũng không bao giờ hỏi xem cụ có thiếu thốn gì?
Ngày ngày, dù mưa hay nắng, cụ cũng nhất định ra Hội Người Già, ở đó, cụ gặp gỡ đồng hương và thỉnh thoảng cụ cũng được chia sớt năm, ba đồng để tiêu xài.
Một lần ngủ dậy, trong ngày nọ, con cái trong nhà đi hết, cụ leo qua chiếc cổng … và bị ngã trẹo chân. (Lẽ Sống II)
658. Cửa hàng như thế, liệu có đáng để khách hàng tín nhiệm không?
Nhiều trường hợp khách hàng đến yêu cầu cửa hàng sửa chữa thì được nghe trả lời như sau:
- “Đúng đấy ạ! Cái nầy là mua ở chỗ chúng tôi. Chúng tôi sẽ sửa chữa lại cho ông (bà). Nhưng giấy bảo hành của ông (bà) đâu ạ.
- “Mất rồi!” - Khách hàng trả lời.
- “Thật quả không dám. Nhưng đã mất rồi, thì chúng tôi chẳng thể nào làm khác được ạ.” - Cửa hàng trả lời.
Cửa hàng đã thừa nhận sản phẩm mua ở cửa hàng mình. Thế thì tại sao lại từ chối không sửa chữa? Có lẽ cửa hàng muốn nói phải có chế độ. Nhưng cái chế độ đó nói lên điều gì? Chẳng qua họ muốn mượn cái cớ giấy bảo hành để đẩy trách nhiệm cho người tiêu dùng. Cho dù người tiêu dùng đã tự trách mình tại sao không giữ tốt giấy bảo hành, nhưng trong lòng, họ vẫn cảm thấy ấm ức, khó chịu, vẫn oán trách cửa hàng.
Rõ ràng biết là hàng mua tại đây, thế mà vẫn cố ý không chịu sửa.
Cửa hàng như thế, liệu có đáng để khách hàng tín nhiệm không? (Sức Mạnh Của Lời Xin Lỗi)
659. Biết sống chung với đau khổ
Sarah Bemhardt là một minh chứng điển hình về một người biết sống chung với đau khổ.
Trong gần nửa thế kỷ, bà là một nữ hoàng trên màn bạc – được mọi người trên trái đất nầy hết mực yêu mến.
Ở tuổi 71, bà mất hết tiền tài. Bác sĩ nói bà sẽ bị cắt bỏ đôi chân.
Khi băng qua vùng Đại Tây Dương, trong một cơn bão, bà rơi xuống khoang tàu, hai chân bà bị thương. Bệnh viêm tĩnh mạch bắt đầu hành hạ bà. Hai chân co rút. Cơn đau khiến bà phải cắt bỏ hai chânl
Ngay khi thông báo tin dữ nầy, bác sĩ sợ bà sẽ kích động và chết trước khi giải phẩu. Nhưng ông đã lầm. Sarah nhìn vị bác sĩ hồi lâu và khẽ nói: “Nếu sự việc đến nông nổi nầy, thì cứ để nó tự nhiên.” Đó chính là số phận!
Khi trên đường đến phòng mổ, con trai bà đứng bên cạnh, khóc nức nở. Bà vẫy hai tay mà lòng vô cùng thoải mái: “Đừng đi đâu nhé con, ta sẽ trở lại ngay thôi!”
Cũng trên đường đến phòng mổ, bà còn ngân nga một đoạn trích trong một vở diễn của mình.
Một người thắc mắc có phải bà làm thế là để trấn an tinh thần mình hay không, bà nói:
- “Tôi làm thế để trấn an bác sĩ và y tá đấy chứ. Dù sao, đây cũng là một sự kiện căng thẳng đối với họ.”
Sau đó, cuộc phẫu thuật diễn ra thành công.
Sarah tiếp tục lưu diễn và phục vụ công chúng bảy năm nữa. (Giảm Bớt Lo Âu)
660. Gương của một người phụ nữ thất học
Có một phụ nữ nhiều năm sống nhờ vào nhặt rác để nuôi ba đứa con ăn học, trong đó, có một đứa con trai vào Đại Học, một người chuẩn bị thi nghiên cứu sinh.
Nhận thấy những gian lao cực khổ của mẹ, tư tưởng của người con nầy đã dao động. Nào ngờ, người mẹ nầy nói:
- “Chỉ cần con thi đậu. Hãy an tâm mà học! Còn mẹ đây thì các con sẽ không phải chịu thiệt thòi! Không những con phải học, mà ngay em trai con đang học trung học, mẹ cũng muốn nó lên đại học.”
Câu truyện nầy rất điển hình nên thu hút sự chú ý của giới báo chí.
Khi có một số phóng viên hỏi người mẹ nghĩ gì, bà rất thật thà nói:
- “Tôi thất học, nên không thể để con tôi cũng thất học. Có học vấn, tương lai bất kể là đối với xã hội hay đối với bản thân, đều hữu dụng!”
Lại có phóng viên hỏi bà từ sáng đến tối, quanh năm suốt tháng tiếp xúc với rác, bà có cảm giác khổ sở không, bà nói:
- “Nhìn thấy ba đứa con tôi ngoan ngoãn, biết nghe lời, hiếu thuận, trong lòng tôi đã cảm thấy rất hạnh phúc, rất mãn nguyện rồi.”
Những người đang mưu cầu hạnh phúc, có ý kiến gì từ thân phận người phụ nữ thất học nầy? (Lòng Tự Tin)
LM Nguyễn Vinh Gioang
651. Hai lời khấn của Đức Mẹ Maria
Khi biết mình là Mẹ của Con Đức Chúa Trời, Đức Maria xưng mình là tôi tớ của Đức Chúa Trời.
Khi nói mình là tôi tớ của Đức Chúa Trời, Đức Maria nói một cách chân thành, khiêm cung, xác tín, chứ không phải nói một cách giả hình giả bộ.
Khi nói lên sự vâng phục của mình như người tôi tớ của Chúa: “Nầy tôi là tôi tớ Đức Chúa Trời”, Đức Maria nói lên lời khấn thứ hai của mình, lời khấn Đức Vâng phục. Lời khấn thứ nhất của Đức Maria là lời khấn khiết tịnh, lời khấn mà Đức Maria đã nói ra cho thiên thần biết: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào được vì tôi không biết đến việc vợ chồng.”
652. Đức Mẹ Maria bồng Chúa Hài Nhi
Hình ảnh Đức Mẹ bồng Chúa Hài Nhi có giá tri rất hấp dẫn đối với nền văn hóa Á Đông.
Người Á Đông trân trọng người mẹ, xem người mẹ là hạnh phúc của đời mình: phúc đức tại mẫu, được hạnh phúc, được đạo đức, đó là nhờ bà mẹ của mình. Bởi đó, khi nghe các nhà truyền giáo nói về Đức Mẹ là “Mẹ của Đức Chúa Trời”, “Mẹ của Con Thiên Chúa”, “Mẹ của loài người ”, người Á Đông chấp nhận dễ dàng, vì qua những tước hiệu nầy, tâm hồn của người Á Đông gợi lên được những hình ảnh về gia đình, về tôn giáo mà họ ôm ấp trìu mến.
Gương thánh Phanxicô Xaviê giảng đạo: khi nói về Chúa Giêsu, mà nói thêm về Mẹ Maria nữa, thì người Á Đông nghe một cách chăm chú và sung sướng.
653. Gương Đức Mẹ Maria vâng phục
Khi nói lên lời khấn Vâng Phục “Nầy tôi là tôi tớ Đức Chúa Trời”, Đức Mẹ muốn nói lên cho Thiên Chúa biết rằng Ngài sẽ tuyệt đối vâng phục, vâng phục như một người tôi tớ.
Qua lời chào của thiên sứ “Kính chào bà đầy ơn phước”, qua lời ngợi khen của bà thánh Isave “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm”, Đức Maria biết rõ địa vị của mình trước mặt Thiên Chúa thật là cao sang. Dầu vậy, Đức Maria vẫn không bao giờ vịn vào một lý do nào để gạt Chúa ra một bên. Trái lại, Đức Maria luôn tìm cách vâng phục thánh ý Thiên Chúa một cách tối đa, trọn vẹn.
Biết Con của mình là Con Thiên Chúa toàn năng yêu thương mình, mình muốn gì thì Con Thiên Chúa cũng cho, Đức Maria vẫn không ỷ chức làm Mẹ của mình để bắt Chúa Giêsu vâng phục. Trái lại, Đức Maria luôn tìm cách vâng phục Chúa Giêsu và đề cao Con Thiên Chúa trước mặt mọi người.
Tại Cana, khi thấy gia đình đám cưới hết rượu, Đức Maria sốt sắng xin Chúa Giêsu can thiệp. Và sau khi chỉ dẫn cách thức để các người giúp việc thực hiện mệnh lệnh của Con mình, Đức Mẹ rút lui ngay vào trong bóng tối để Chúa Giêsu nổi bật lên trong phép lạ làm cho nước lã hoá thành rượu ngon, phép lạ đầu tiên tỏ ra vinh quang của Chúa và để làm cho các môn đệ tin vào Thầy của mình.
654. Đến với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria! Ad Jesum per Mariam!
Thánh Louis-Marie Grignion de Monfort nói:
- “Chúa đã muốn đến với chúng ta nhờ Mẹ Maria thì Ngài cũng muốn chúng ta đến với Ngài nhờ Mẹ Maria.”
Và thánh nầy chọn khẩu hiệu cho mình là: “AD JESUM PER MARIAM!” (Đến với Chúa Giêsu nhờ Mẹ Maria!)
Nhìn vào cách hành động của Chúa Giêsu tại thế, chúng ta thấy rõ Ngài muốn nhờ Mẹ của mình để nhập thể làm người, để ban ơn phước cho người khác (thánh Gioan Tẩy Giả được sạch tội tổ tông trong bụng me; phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới Cana).
655. Đức Mẹ Maria là Mẹ của chúng ta!
Ngày kia, thánh Gioan Bosco rao giảng về vinh quang của Đức Mẹ Maria tại nhà thờ chính tòa Torino.
Đang lúc giảng về đề tài nầy, ngài bỗng dừng lại, thinh lặng một hồi lâu, rồi đặt câu hỏi với cọng đoàn phụng vụ đang nghe ngài giảng: "Ai trong anh chị em có thể nói cho tôi biết Đức Mẹ là ai?"
Có người thưa:
- "Thưa Cha, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa".
Thánh Gioan Bosco gật đầu, nói tiếp:
- "Đúng thế, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Nhưng nói thế, vẫn chưa đủ. Tôi muốn anh chị em kể hết những tước hiệu của Đức Mẹ”.
Liền sau đó, bổn đạo thi nhau kể ra tất cả những tước hiệu của Đức Mẹ: Mẹ là cửa Thiên Đàng, Mẹ là Đấng phù trợ các tín hữu, Mẹ là Đấng an ủi kẻ âu lo, v.v...
Sau khi nghe kể hết những tước hiệu mà người ta gán cho Đức Mẹ Maria, thánh Gioan Bosco mỉm cười nói tiếp:
- "Đức Mẹ là tất cả những gì anh chị em vừa kể ra, nhưng vẫn chưa hết. Tôi muốn nói thêm về một tước hiệu đặc biệt của Đức Maria Mẹ."
Chờ mãi vẫn không thấy có câu trả lời nào, thánh nhân mới nói:
- "Tôi xin được nói với anh chị em Đức Mẹ Maria là ai. Ngài là Mẹ chúng ta. Phải, Mẹ chúng ta. Đó là điều đáng nói nhất về Đức Mẹ Maria. Trên trần gian này, không ai có thể gần gũi thiết thân với chúng ta cho bằng mẹ chúng ta, không ai yêu thương chúng ta hơn mẹ chúng ta. Cũng thế trên Thiên Đàng, không có vị thánh nào yêu thương chúng ta và sẵn sàng lắng nghe chúng ta cho bằng Đức Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta."
656.Kiến và chim bồ câu
Một con kiến khát nước, liền đến bên bờ suối để uống nước, bất ngờ, một trận gió thổi qua, cuốn nó xuống suối.
Chim bồ câu đang đậu trên cành gần đấy, thấy kiến đang gặp nguy hiểm, liền vứt một lá cây xuống suối.
Kiến cố sức bò lên để vào bờ an toàn. Nó rất biết ơn bồ câu, nhưng không biết làn thế nào để báo đáp.
Ngay lúc đó, bên đường, có một người thợ săn nhìn thấy chim bồ câu, bèn giơ súng bắn.
Trong lúc đắc ý, nghĩ chắc chắn mình sẽ bắn được, thì kiến nhanh chóng bò lên tay anh ta và đốt một cái thật đau.
Người thợ săn đau quá, làm rơi súng xuống. Thấy động, chim bồ câu bay đi, thoát thân.
Khi chúng ta giơ tay giúp đỡ người khác một cách không toan tính, thì khi ta gặp khó khăn, cũng sẽ được giúp đỡ như vậy. (Truyện Nhỏ - Đạo Lý Lớn)
657. Qua sống bên Mỹ, chắc đâu đã được hạnh phúc.
Có một cụ già Việt Nam đã được người con trưởng bảo lãnh qua Mỹ.
Cụ có ba người con. Người con gái có chồng là người Nhật. Người con trai thứ ở cách cụ một tiểu bang. Cả hai chưa một lần thăm cha già, kể từ ngày cụ qua Mỹ tới giờ.
Suốt năm năm qua, cụ như chiếc bóng câm nín trong nhà. Con dâu cho ăn chi, cụ ăn nấy, không bao giờ xin một đồng bạc, và con cái cũng không bao giờ hỏi xem cụ có thiếu thốn gì?
Ngày ngày, dù mưa hay nắng, cụ cũng nhất định ra Hội Người Già, ở đó, cụ gặp gỡ đồng hương và thỉnh thoảng cụ cũng được chia sớt năm, ba đồng để tiêu xài.
Một lần ngủ dậy, trong ngày nọ, con cái trong nhà đi hết, cụ leo qua chiếc cổng … và bị ngã trẹo chân. (Lẽ Sống II)
658. Cửa hàng như thế, liệu có đáng để khách hàng tín nhiệm không?
Nhiều trường hợp khách hàng đến yêu cầu cửa hàng sửa chữa thì được nghe trả lời như sau:
- “Đúng đấy ạ! Cái nầy là mua ở chỗ chúng tôi. Chúng tôi sẽ sửa chữa lại cho ông (bà). Nhưng giấy bảo hành của ông (bà) đâu ạ.
- “Mất rồi!” - Khách hàng trả lời.
- “Thật quả không dám. Nhưng đã mất rồi, thì chúng tôi chẳng thể nào làm khác được ạ.” - Cửa hàng trả lời.
Cửa hàng đã thừa nhận sản phẩm mua ở cửa hàng mình. Thế thì tại sao lại từ chối không sửa chữa? Có lẽ cửa hàng muốn nói phải có chế độ. Nhưng cái chế độ đó nói lên điều gì? Chẳng qua họ muốn mượn cái cớ giấy bảo hành để đẩy trách nhiệm cho người tiêu dùng. Cho dù người tiêu dùng đã tự trách mình tại sao không giữ tốt giấy bảo hành, nhưng trong lòng, họ vẫn cảm thấy ấm ức, khó chịu, vẫn oán trách cửa hàng.
Rõ ràng biết là hàng mua tại đây, thế mà vẫn cố ý không chịu sửa.
Cửa hàng như thế, liệu có đáng để khách hàng tín nhiệm không? (Sức Mạnh Của Lời Xin Lỗi)
659. Biết sống chung với đau khổ
Sarah Bemhardt là một minh chứng điển hình về một người biết sống chung với đau khổ.
Trong gần nửa thế kỷ, bà là một nữ hoàng trên màn bạc – được mọi người trên trái đất nầy hết mực yêu mến.
Ở tuổi 71, bà mất hết tiền tài. Bác sĩ nói bà sẽ bị cắt bỏ đôi chân.
Khi băng qua vùng Đại Tây Dương, trong một cơn bão, bà rơi xuống khoang tàu, hai chân bà bị thương. Bệnh viêm tĩnh mạch bắt đầu hành hạ bà. Hai chân co rút. Cơn đau khiến bà phải cắt bỏ hai chânl
Ngay khi thông báo tin dữ nầy, bác sĩ sợ bà sẽ kích động và chết trước khi giải phẩu. Nhưng ông đã lầm. Sarah nhìn vị bác sĩ hồi lâu và khẽ nói: “Nếu sự việc đến nông nổi nầy, thì cứ để nó tự nhiên.” Đó chính là số phận!
Khi trên đường đến phòng mổ, con trai bà đứng bên cạnh, khóc nức nở. Bà vẫy hai tay mà lòng vô cùng thoải mái: “Đừng đi đâu nhé con, ta sẽ trở lại ngay thôi!”
Cũng trên đường đến phòng mổ, bà còn ngân nga một đoạn trích trong một vở diễn của mình.
Một người thắc mắc có phải bà làm thế là để trấn an tinh thần mình hay không, bà nói:
- “Tôi làm thế để trấn an bác sĩ và y tá đấy chứ. Dù sao, đây cũng là một sự kiện căng thẳng đối với họ.”
Sau đó, cuộc phẫu thuật diễn ra thành công.
Sarah tiếp tục lưu diễn và phục vụ công chúng bảy năm nữa. (Giảm Bớt Lo Âu)
660. Gương của một người phụ nữ thất học
Có một phụ nữ nhiều năm sống nhờ vào nhặt rác để nuôi ba đứa con ăn học, trong đó, có một đứa con trai vào Đại Học, một người chuẩn bị thi nghiên cứu sinh.
Nhận thấy những gian lao cực khổ của mẹ, tư tưởng của người con nầy đã dao động. Nào ngờ, người mẹ nầy nói:
- “Chỉ cần con thi đậu. Hãy an tâm mà học! Còn mẹ đây thì các con sẽ không phải chịu thiệt thòi! Không những con phải học, mà ngay em trai con đang học trung học, mẹ cũng muốn nó lên đại học.”
Câu truyện nầy rất điển hình nên thu hút sự chú ý của giới báo chí.
Khi có một số phóng viên hỏi người mẹ nghĩ gì, bà rất thật thà nói:
- “Tôi thất học, nên không thể để con tôi cũng thất học. Có học vấn, tương lai bất kể là đối với xã hội hay đối với bản thân, đều hữu dụng!”
Lại có phóng viên hỏi bà từ sáng đến tối, quanh năm suốt tháng tiếp xúc với rác, bà có cảm giác khổ sở không, bà nói:
- “Nhìn thấy ba đứa con tôi ngoan ngoãn, biết nghe lời, hiếu thuận, trong lòng tôi đã cảm thấy rất hạnh phúc, rất mãn nguyện rồi.”
Những người đang mưu cầu hạnh phúc, có ý kiến gì từ thân phận người phụ nữ thất học nầy? (Lòng Tự Tin)
LM Nguyễn Vinh Gioang