Dan Lee
12-20-2008, 10:04 PM
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (62)
611. Đức Mẹ Maria sống trong hiện tại
Sống trong ngày hôm nay mà không đốt giai đoạn, không kéo dài thời gian. Đức Maria đâu có đẻ non, sinh con thiếu tháng. Người cũng đã không kéo dài thời gian mật thiết ấm cúng đó với Đức Giêsu, lúc mà Giêsu đang ở trong lòng Người; Người đã không tìm giữ Ngài lại. Một cách đơn giản, thời gian đã đến lúc mãn kỳ, Người sinh con.
Đức Maria dạy chúng ta đơn sơ đón nhận thời gian, sự sống, ân huệ của Chúa mỗi ngày.
Thiên Chúa ban lương thực ngày lại ngày, như đã ban cho người Hi-pri manna trong sa mạc.
Manna không giữ được lâu. Cũng vậy, chúng ta không thể để dành ân sủng cho ngày mai.
Ân huệ của ngày hôm nay là để sống ngày hôm nay, ân huệ của ngày mai là để sống cho ngày mai.
Ngày mai, “lòng từ bi của Thiên Chúa sẽ mọc lên cho chúng ta trước cả mặt trời” như một thánh thi của những thế kỷ đầu, đã khẳng định. (Tin Mừng Theo Đức Maria)
612. Đức Mẹ luôn sống đời “vâng, dạ”
Tôi tớ là kẻ phải luôn luôn nói tiếng “vâng, dạ” để sẵn sàng làm theo ý của chủ.
Trong buổi truyền tin, Đức Mẹ đã thề hứa “vâng, dạ” Chúa bất cứ lúc nào và bất kỳ ở đâu. Vì thế, Đức Mẹ sẵn sàng lặp lại sự “vâng, dạ” trong suốt đời mình:
- tại Nadarét khi khấn vâng phục,
- tại Bêlem khi sinh con trong hang chiên lừa,
- tại Giêrusalem khi dâng Con vào Đền,
- tại Ai Cập khi di cư lánh nạn,
- tại Nadarét khi hồi cư sống vất vả,
- tại Cana khi can thiệp với Con mình để giúp người ta,
- tại Gôngôta khi đau khổ nhìn Con hấp hối,
- tại Nhà Tiệc Ly khi theo lệnh Con, làm cố vấn cho Giáo Hội sơ khai.
613. Vâng phục Chúa thì cũng làm tôi mọi người vì Chúa
Hơn ai hết, Đức Mẹ biết rõ: mến Chúa thì phải yêu người, vâng phục Chúa thì cũng phải làm tôi mọi người vì Chúa. Vì thế, trong suốt đời mình, Đức Maria luôn sống thân phận người tôi tớ đối với mọi người.
Đức Mẹ không làm mất lòng ai, không giận ghét ai, không chỉ trích ai, không than van, không cải lý, không tránh trút trách nhiệm đối với ai.
Dù thiên thần không nói gì về việc đi thăm viếng giúp đỡ bà thánh Isave, Đức Mẹ vẫn lên đường đi làm công việc khó khăn của người tôi tớ giúp hai vợ chồng già trong lúc sinh đẻ.
Dù khi về lại nhà, bị thánh Giuse hiểu lầm vì mang thai sau ba tháng vắng bóng, Đức Mẹ vẫn khiêm nhượng và bình tĩnh thi hành những công việc của một người nội trợ thức khuya dậy sớm trong gia đình.
Dù khi tới Bêlem, bị các đồng bào thị trấn hất hủi, Đức Mẹ vẫn không cằn nhằn, không đòi hỏi gì.
Trong cuộc đời làm Mẹ của Con Thiên Chúa trên trần gian nầy, Đức Mẹ không bao giờ xem mình quan trọng hơn kẻ khác, không cầu cho ai để ý đến mình, không tìm sự giúp đỡ của kẻ khác. Trái lại, Đức Mẹ chỉ tìm cách trở nên người tôi tớ phục vụ đắc lực cho mọi người, luôn luôn thi hành những công việc mọn hèn của người tôi tớ.
614. Vâng phục vì những lý do siêu nhiên
Khi vâng lời vì Chúa, chúng ta loại bỏ những gì tiêu cực
- như vâng lời tự nhiên: vâng lời khi lệnh bề trên đưa ra hợp với tư tưởng, sở thích và quyền lợi của mình; vâng lời khi thấy bề trên giao cho mình những công việc lớn lao, to tát;
- như vâng lời bề ngoài: vâng lời cực chẳng đã bên ngoài, nhưng bên trongthì cằn nhằn, bất mãn;
- như vâng lời ác ý: tìm những gì mình cho là khuyết điểm nơi bề trên, xoi mói những hành vi và thái độ của bề trên, xúi giục kẻ khác đừng vâng lời bề trên, đưa ra những lý lẽ để bàu chữa cho sự không vâng lời của mình.
615. Vâng phục là một trong những nhân đức khó nhất
Tự bản tính tự nhiên, ai cũng muốn sống theo ý riêng của mình, ai cũng muốn tự do làm những điều mình thích, ai cũng cảm thấy khó khăn trong việc phải vâng lời một điều có thể là không hoàn toàn xác đáng, hoặc khi phải vâng lời một người có thể là thua sút mình, hoặc khi phải vâng lời trong một hoàn cảnh oan ức, phủ phàng.
Các thánh đều công nhận đức vâng phục là một nhân đức khó nhất trong các nhân đức luân lý.
Thánh Phanxicô Salêsiô nói: “Theo bản tính tự nhiên, ai cũng muốn điều khiển và ai cũng không muốn vâng phục.”
Thánh Bônaventura nói: ‘Người vâng phục được sánh như một vị thánh tử đạo vì họ giống như kẻ bị chặt đầu trong ý riêng của mình.”
Thánh Philiphê Nêri nói: “Vâng phục là lễ vật tuyệt hảo nhất mà ta có thể dâng lên cho Chúa trên bàn thờ của trái tim ta.”
616. Đừng sống và làm việc vì lời khen
Được nghe những lời khen là một phần thưởng cho những cố gắng của bạn, nhưng đừng chỉ vì những lời khen mà quên đi mục đích thật sự và ý nghĩa việc bạn đang làm.
Bạn cứ đón nhận lời khen nhưng hãy luôn nổ lực trên từng chặng đường đi tới thành công với cảm nhận thực sự của riêng mình.
Thành công không phải để được người khác ca tụng, mà điều quan trọng, là chính bạn phải hài lòng (Jones và Berglas) (Bí Quyể Của Thành Công),
617. Năm phương thức để cảm nhận cuộc sống sung túc
1. Mỗi ngày, hãy điểm lại những điều may mắn bạn đang hưởng trong đời.
2. Hãy cùng bạn bè và người thân trong gia đình ăn mừng những thành công mà bạn gặt hái được.
3. Hãy nghĩ đến việc bạn được thoả mãn điều mình mơ ước, chứ đừng nghĩ rằng mình không có được chúng.
4. Đừng so sánh cuộc sống hay tiền tài của bạn với người khác vì mỗi người đều có một cuộc đời khác nhau.
5. Hãy luôn đặt giá trị của tình cảm lên trên tiền bạc. (Hạnh Phúc Ở Trong Ta)
618. Tập cho được thói quen tốt
Thói quen là thứ khó thay đổi nhưng nó lại có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời.
Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta, trên tất cả các mặt của cuộc sống, học tập hay làm việc, …, cần phải có thói quen tốt.
Nếu luyện tập cho mình thói quen tốt, cuộc đời bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công. (50 Điều Quan Trọng Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn)
619. Tài năng do đâu mà có?
Tài năng của con người không phải là bẩm sinh, mà chính là dựa vào sự cố gắng kiên trì đến cùng, được đổi bằng sự cần cù phấn đấu mười phân vẹn mười.
Einstein đã nói:
- “Mọi người đều quy những thành công của tôi là thuộc thiên tài. Kỳ thực, thiên tài của tôi đều vì sự khắc khổ mà có được.” (Tài và Đức)
620. Hãy cám ơn và hãy cảm kích!
Hãy cám ơn người đã làm tổn thương bạn vì họ đã rèn luyện tâm trí của bạn.
Hãy cảm kích người quật ngã bạn vì họ đã làm cho đôi chân của bạn cứng rắn hơn.
Hãy cảm kích những người đã lừa dối bạn vì họ đã làm cho những kiến thức của bạn nâng cao hơn.
Hãy cảm kích những người đã coi thường bạn vì họ đã nhắc nhở bạn phải tự trọng.
Hãy cảm kích những người đánh đập bạn vì họ đã xoá bỏ nghiệp chướng của bạn.
Hãy cảm kích người đã xa lánh bạn vì họ đã bảo cho bạn biết độc lập.
Hãy cảm kích những người khiển trách bạn vì họ làm cho trí tuệ của bạn phát triển. (x.3 Điều Nên Biết)
LM Nguyễn Vinh Gioang
611. Đức Mẹ Maria sống trong hiện tại
Sống trong ngày hôm nay mà không đốt giai đoạn, không kéo dài thời gian. Đức Maria đâu có đẻ non, sinh con thiếu tháng. Người cũng đã không kéo dài thời gian mật thiết ấm cúng đó với Đức Giêsu, lúc mà Giêsu đang ở trong lòng Người; Người đã không tìm giữ Ngài lại. Một cách đơn giản, thời gian đã đến lúc mãn kỳ, Người sinh con.
Đức Maria dạy chúng ta đơn sơ đón nhận thời gian, sự sống, ân huệ của Chúa mỗi ngày.
Thiên Chúa ban lương thực ngày lại ngày, như đã ban cho người Hi-pri manna trong sa mạc.
Manna không giữ được lâu. Cũng vậy, chúng ta không thể để dành ân sủng cho ngày mai.
Ân huệ của ngày hôm nay là để sống ngày hôm nay, ân huệ của ngày mai là để sống cho ngày mai.
Ngày mai, “lòng từ bi của Thiên Chúa sẽ mọc lên cho chúng ta trước cả mặt trời” như một thánh thi của những thế kỷ đầu, đã khẳng định. (Tin Mừng Theo Đức Maria)
612. Đức Mẹ luôn sống đời “vâng, dạ”
Tôi tớ là kẻ phải luôn luôn nói tiếng “vâng, dạ” để sẵn sàng làm theo ý của chủ.
Trong buổi truyền tin, Đức Mẹ đã thề hứa “vâng, dạ” Chúa bất cứ lúc nào và bất kỳ ở đâu. Vì thế, Đức Mẹ sẵn sàng lặp lại sự “vâng, dạ” trong suốt đời mình:
- tại Nadarét khi khấn vâng phục,
- tại Bêlem khi sinh con trong hang chiên lừa,
- tại Giêrusalem khi dâng Con vào Đền,
- tại Ai Cập khi di cư lánh nạn,
- tại Nadarét khi hồi cư sống vất vả,
- tại Cana khi can thiệp với Con mình để giúp người ta,
- tại Gôngôta khi đau khổ nhìn Con hấp hối,
- tại Nhà Tiệc Ly khi theo lệnh Con, làm cố vấn cho Giáo Hội sơ khai.
613. Vâng phục Chúa thì cũng làm tôi mọi người vì Chúa
Hơn ai hết, Đức Mẹ biết rõ: mến Chúa thì phải yêu người, vâng phục Chúa thì cũng phải làm tôi mọi người vì Chúa. Vì thế, trong suốt đời mình, Đức Maria luôn sống thân phận người tôi tớ đối với mọi người.
Đức Mẹ không làm mất lòng ai, không giận ghét ai, không chỉ trích ai, không than van, không cải lý, không tránh trút trách nhiệm đối với ai.
Dù thiên thần không nói gì về việc đi thăm viếng giúp đỡ bà thánh Isave, Đức Mẹ vẫn lên đường đi làm công việc khó khăn của người tôi tớ giúp hai vợ chồng già trong lúc sinh đẻ.
Dù khi về lại nhà, bị thánh Giuse hiểu lầm vì mang thai sau ba tháng vắng bóng, Đức Mẹ vẫn khiêm nhượng và bình tĩnh thi hành những công việc của một người nội trợ thức khuya dậy sớm trong gia đình.
Dù khi tới Bêlem, bị các đồng bào thị trấn hất hủi, Đức Mẹ vẫn không cằn nhằn, không đòi hỏi gì.
Trong cuộc đời làm Mẹ của Con Thiên Chúa trên trần gian nầy, Đức Mẹ không bao giờ xem mình quan trọng hơn kẻ khác, không cầu cho ai để ý đến mình, không tìm sự giúp đỡ của kẻ khác. Trái lại, Đức Mẹ chỉ tìm cách trở nên người tôi tớ phục vụ đắc lực cho mọi người, luôn luôn thi hành những công việc mọn hèn của người tôi tớ.
614. Vâng phục vì những lý do siêu nhiên
Khi vâng lời vì Chúa, chúng ta loại bỏ những gì tiêu cực
- như vâng lời tự nhiên: vâng lời khi lệnh bề trên đưa ra hợp với tư tưởng, sở thích và quyền lợi của mình; vâng lời khi thấy bề trên giao cho mình những công việc lớn lao, to tát;
- như vâng lời bề ngoài: vâng lời cực chẳng đã bên ngoài, nhưng bên trongthì cằn nhằn, bất mãn;
- như vâng lời ác ý: tìm những gì mình cho là khuyết điểm nơi bề trên, xoi mói những hành vi và thái độ của bề trên, xúi giục kẻ khác đừng vâng lời bề trên, đưa ra những lý lẽ để bàu chữa cho sự không vâng lời của mình.
615. Vâng phục là một trong những nhân đức khó nhất
Tự bản tính tự nhiên, ai cũng muốn sống theo ý riêng của mình, ai cũng muốn tự do làm những điều mình thích, ai cũng cảm thấy khó khăn trong việc phải vâng lời một điều có thể là không hoàn toàn xác đáng, hoặc khi phải vâng lời một người có thể là thua sút mình, hoặc khi phải vâng lời trong một hoàn cảnh oan ức, phủ phàng.
Các thánh đều công nhận đức vâng phục là một nhân đức khó nhất trong các nhân đức luân lý.
Thánh Phanxicô Salêsiô nói: “Theo bản tính tự nhiên, ai cũng muốn điều khiển và ai cũng không muốn vâng phục.”
Thánh Bônaventura nói: ‘Người vâng phục được sánh như một vị thánh tử đạo vì họ giống như kẻ bị chặt đầu trong ý riêng của mình.”
Thánh Philiphê Nêri nói: “Vâng phục là lễ vật tuyệt hảo nhất mà ta có thể dâng lên cho Chúa trên bàn thờ của trái tim ta.”
616. Đừng sống và làm việc vì lời khen
Được nghe những lời khen là một phần thưởng cho những cố gắng của bạn, nhưng đừng chỉ vì những lời khen mà quên đi mục đích thật sự và ý nghĩa việc bạn đang làm.
Bạn cứ đón nhận lời khen nhưng hãy luôn nổ lực trên từng chặng đường đi tới thành công với cảm nhận thực sự của riêng mình.
Thành công không phải để được người khác ca tụng, mà điều quan trọng, là chính bạn phải hài lòng (Jones và Berglas) (Bí Quyể Của Thành Công),
617. Năm phương thức để cảm nhận cuộc sống sung túc
1. Mỗi ngày, hãy điểm lại những điều may mắn bạn đang hưởng trong đời.
2. Hãy cùng bạn bè và người thân trong gia đình ăn mừng những thành công mà bạn gặt hái được.
3. Hãy nghĩ đến việc bạn được thoả mãn điều mình mơ ước, chứ đừng nghĩ rằng mình không có được chúng.
4. Đừng so sánh cuộc sống hay tiền tài của bạn với người khác vì mỗi người đều có một cuộc đời khác nhau.
5. Hãy luôn đặt giá trị của tình cảm lên trên tiền bạc. (Hạnh Phúc Ở Trong Ta)
618. Tập cho được thói quen tốt
Thói quen là thứ khó thay đổi nhưng nó lại có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời.
Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta, trên tất cả các mặt của cuộc sống, học tập hay làm việc, …, cần phải có thói quen tốt.
Nếu luyện tập cho mình thói quen tốt, cuộc đời bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công. (50 Điều Quan Trọng Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn)
619. Tài năng do đâu mà có?
Tài năng của con người không phải là bẩm sinh, mà chính là dựa vào sự cố gắng kiên trì đến cùng, được đổi bằng sự cần cù phấn đấu mười phân vẹn mười.
Einstein đã nói:
- “Mọi người đều quy những thành công của tôi là thuộc thiên tài. Kỳ thực, thiên tài của tôi đều vì sự khắc khổ mà có được.” (Tài và Đức)
620. Hãy cám ơn và hãy cảm kích!
Hãy cám ơn người đã làm tổn thương bạn vì họ đã rèn luyện tâm trí của bạn.
Hãy cảm kích người quật ngã bạn vì họ đã làm cho đôi chân của bạn cứng rắn hơn.
Hãy cảm kích những người đã lừa dối bạn vì họ đã làm cho những kiến thức của bạn nâng cao hơn.
Hãy cảm kích những người đã coi thường bạn vì họ đã nhắc nhở bạn phải tự trọng.
Hãy cảm kích những người đánh đập bạn vì họ đã xoá bỏ nghiệp chướng của bạn.
Hãy cảm kích người đã xa lánh bạn vì họ đã bảo cho bạn biết độc lập.
Hãy cảm kích những người khiển trách bạn vì họ làm cho trí tuệ của bạn phát triển. (x.3 Điều Nên Biết)
LM Nguyễn Vinh Gioang