Dan Lee
12-20-2008, 10:22 PM
Giáng Sinh: Ngày Lễ của Thương Yêu và Hòa Giải
Giáng Sinh là ngày lễ của thương yêu, hòa giải và tha thứ. Giáng Sinh còn là ngày lễ của niềm vui Thiên Chúa và của cả nhân loại, vì ’’Đấng Cứu Nhân Độ Thế đã giáng trần, Người là Kitô Đức Chúa’’ (Lc 2, 11). Chúa Hài Đồng giáng sinh cách đây 2008 năm. Ngài là Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Như lời tiên tri đã phán, Thiên Chúa ban Đấng Thiên Sai (Messie) cứu chuộc tội nhân trần: ‘‘Ngài từ bỏ địa vị Thiên Chúa, mang thân phận người phục vụ giống như mọi phàm nhân’’ (Pl, 2 6-7). Sau cùng, Giáng Sinh là ngày lễ của những người khiêm hạ, vì Ngôi Hai xuống trần mặc thân phận người phàm. Sau đây, ta lần luợt đề cập lễ Giáng Sinh về hai phương diện lịch sử và văn học. I - Lễ Giáng Sinh về mặt lịch sử:
http://www.vietcatholic.org/pics/81220hangbelem.jpg
Ngôi sao bạc đặt nơi Chúa Giêsu giáng sinh
Theo từ vựng Việt Nam, ‘‘Giáng (降) là xuống, hạ xuống. Giáng thế: xuống thế, ra đời. Giáng sinh (降 生): Sinh ra đời.’’ (Paulus Huỳnh Tînh Của, Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, Saigon, Imprimerie Rey, Curiol, 1895, trang 369). Trước công trình ngữ học của học giả Paulus tám năm, Pétrus Trương Vĩnh Ký gọi lễ Giáng sinh là ‘‘lễ sinh (sanh) nhựt Đức chúa Giê-giu’’ (Trương Vĩnh Ký, Vocabulaire annamite-français, Saigon, Bản in Nhà hàng Rey et Curiol, 1887, trang 184). Ngày nay, danh từ Giáng sinh ghi trong Đại Nam Quốc Âm Tự Vị trở nên thông dụng. Trong Hán tự, Giáng (降) bộ Phụ (阜) có nghĩa là thịnh vượng, to lớn (Không phải là Giáng (洚) bộ Thủy (水). Tiếng Pháp có chữ Nativité chỉ ngày sinh của Đức Kitô. Nativité (xuất hiện từ thế kỷ XII, do tiếng latinh nativitas) còn đưọc dùng để chỉ định sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria và thánh Gioan Tẩy Giả (J.-B.). Chữ Noël (xuất hiện khoảng 1120, do chữ latinh Natalis) để chỉ lễ Giáng sinh của Chúa Kitô. Từ ngữ này trở nên phổ thông và được quốc tế hóa. Chúng ta quen gọi là lễ Nô en. Trong khi ‘‘la Noël’’ là lễ Noël hoặc ca khúc Noël, ‘‘le Noël’’ được dùng để chỉ quà tặng Giáng sinh. Thành ngữ Pháp có câu: Noël au balcon, Pâques au tison (Giáng sinh ngoài bao lơn, Phục sinh trong củi lửa): Nếu khí hậu Nô en ấm áp, trời sẽ rất lạnh vào dịp Phục sinh.
Ngày nay, kỷ nguyên Kytô (ère chrétienne) hay Kỷ nguyên Công giáo (viết tắt là Công nguyên) được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Các tôn giáo khác giữ niên lịch riêng chỉ dùng trong phạm vi nội bộ: Năm 2008 sẽ là năm 5768 của Do Thái giáo, năm 1427 của Hồi giáo v.v.
Sau khi lược bàn về lễ Giáng sinh về phương diện ngôn ngữ, chúng ta cùng nhau bước qua lãnh vực sử học.
I. Hộ tịch Chúa Cứu Thế:
Ngày nay, mỗi khi có một hài nhi ra đời, xã hội cấp giấy khai sinh trên đó ghi tên do cha mẹ đặt cho, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên cha mẹ. Còn Chúa Giêsu Kitô thì sao? Khi nhập thể, giấy khai sinh của Ngài chính là lịch sử cứu độ, đồng thời là lịch sử nhân loại. Có thể tóm tắt từng đề mục trong ‘‘hộ tịch’’ (état civil) Chúa Giêsu như sau:
Họ và tên: Tài liệu sử học bằng tiếng Pháp ghi tên Ngài là Jésus le Nazaréen (Giêsu Nazareth). Giêsu là tên Ngài. Còn Nazaréen (người Nazareth) là một biệt danh (surnom) để chỉ nơi sinh của Ngài: Nazareth. Trong thư gửi tín hữu Phi-líp-phê, thánh Phaolô viết: ‘‘Thiên Chúa đã siêu tôn Người (exalté au-dessus de tout) và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dướt đất và trong nơi âm phủ (enfer), muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: Đức Giêsu Kitô là Chúa.’’
Trong Cựu Ước, sách I-sai-a chép:‘‘Chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu chỉ: Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en.’’. (Emmanuel có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta: Dieu est avec nous).
Ngày sinh: Ngày lễ Giáng sinh 25-12 được ấn định trong lịch phụng vụ của Giáo hội vào đầu thế kỷ IV. Nhà văn Công giáo Clément d’Alexandrie (150-215) dựa vào thánh sử Luca về việc các mục tử nghỉ đêm ngoài đồng, cho rằng Chúa Kitô ra đời vào mùa xuân hơn là mùa đông, nên đề nghị ngày 6-1. Sau cùng, lễ Giáng sinh được định vào 25-12 như hiện nay, vì 25-12 là ngày lễ của thần mặt trời Mithra, trùng hợp với tiết Đông chí (solstice). Sự ấn định này căn cứ vào sách Malachie: ‘‘Mặt trời công lý sẽ mọc trên các ngươi là kẻ kính sợ Thánh Danh ta’’ (Mais sur vous, qui craignez mon nom, se lèvera le soleil de justice). Theo ý chúng tôi, sự ấn định này rất có ý nghĩa: Chúa Giêsu Cứu thế được sánh với mặt trời công lý. Ngài đến thế gian để cứu chuộc nhân loại đắm chìm trong tối tăm.
Nơi sinh: Linh mục Lagrange trong cuốn Évangile selon saint Marc (Phúc âm theo thánh Mác-cô) phân biệt giữa thành phố (ville), làng mạc (pays: petite ville, village) và quốc gia (patrie). Các đơn vị địa lý này có thể là nơi sinh (lieu de naissance), không nhất thiết là nguyên quán (lieu d’origine). (Thí dụ: một em bé Việt Nam sinh ra ở Pháp nhưng nguyên quán vẫn ở Việt Nam). Vì vậy, theo hai thánh sử Mát-thêu và Lu-ca, Nazareth là nguyên quán của Chúa Giêsu. Theo Mát-thêu 2,1, Chúa Giêsu sinh ở Bê Lem. Luca 2,4 nói thêm Bê Lem là thành phố của vua David. Theo Mát-thêu, Thánh Cả Giuse và Thánh Mẫu Maria cư ngụ ở Bê Lem trước khi sinh hạ Chúa Giêsu. Theo thánh Luca, Thánh gia từ Nazereth tới Bê Lem để tham gia cuộc kiểm tra dân số. Bê Lem (Beit Lehem, tiếng Do Thái, có nghĩa là nhà làm bánh mì) cách Giêrusalem khoảng 5 km về phía nam. Địa danh này được ghi chép lần đầu tiên trong sách Sáng thế (St 34, 19): ‘‘Rachel chết và được an táng trên đường Ephrata, nghĩa là Bê Lem’’ (Rachel mourut et fut enterré sur la route d’Ephrata, c’est-à-dire Bethléem’’ (Gn 34, 19) (La Bible TOB 1977, tr. 61).
Tên cha mẹ: Theo sử sách, Thánh Mẫu tên là Mariam. Tên Thánh Cả là Giuse. Các nhà sử học cho rằng thánh Mác-cô đã giải thích trung thực danh hiệu ‘‘le fils du charpentier’’ (con trai người thợ mộc). Cách ghi chép này trong cổ ngữ araméen có nghĩa là ‘‘le charpentier’’ (người thợ mộc). Theo thánh Luca, thánh Giuse là dưỡng phụ (père nourricier) của Chúa Giêsu. Ngày 19-3 là lễ kính Thánh Cả Giuse.
Phúc âm theo thánh Luca thuật lại lịch sử Đức Thánh Mẫu (Lc I, 36), Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ: nhờ ơn Chúa Thánh Thần, Đức Trinh Nữ sinh hạ một hài nhi đặt tên là Chúa Con (Fils de Dieu). Đại lễ kính Đức Thánh Mẫu là ngày 15-8. Từ cuối thế kỷ 18, Đức Mẹ hiện ra trước tiên tại La Vang, sau đó là nhiều nơi khác, theo thứ tự thời gian như sau:
- La Vang (Việt Nam): 1798 - Giáo dân tôn kính Đức Trinh Nữ với danh hiệu Đức Mẹ La Vang.
- Paris (rue du Bac): 1830.
- La Salette (Pháp): 1846
- Lộ Đức (Lourdes): 1858.
- Pontmain (Pháp): 1871.
- Fatima: 1917, Cách mạng tháng 10 biến nước Nga thành cộng sản.
Các dĩa nhạc Noë ngợi ca Đức Mẹ qua bản Ave Maria của Franz Schubert (1797-1828), Mozart (1756-1791), Bruckner (1824-1896), Gounod (1818-1893) v.v. Các ca khúc này tôn vinh Đức Mẹ trong lễ Giáng sinh và lịch sử cứu độ. Vì vậy, đoạn sau sẽ được dành để triển khai chủ đề Thánh Mẫu.
- Đức Trinh Nữ trong lịch sử cứu độ:
Đức Trinh Nữ Maria còn gọi là Myriam, mẹ của Chúa Giêsu Nazareth (Jésus de Nazareth). Làng, hoặc thị trấn nhỏ Nazareth (bourgade de Nazareth) nằm trong tỉnh Galilée ở phía Bắc Do Thái, giáp ranh Liban, thường được mệnh danh là Galilée des nations: xứ sở của những người di cư tỵ nan.
Nhà thờ Saint Praxède có bức bích họa (fresque) và nhà thờ Saint-Clément có bức tranh gồm nhiều viên gạch vuông nhỏ ghép lại (mosaĩque) thành hình Đức Mẹ. Hai công trình mỹ thuật này được thực hiện vào thế kỷ thứ VIII minh họa Đức Mẹ ngồi trên ngai, có Chúa Hài Đồng ngự trong lòng. Cả hai cùng nhìn về một hướng.
Nhà thờ Đức Bà ở Bruges (Belgique) có tượng Đức Bà với khuôn mặt cực kỳ thanh tú. Tại Ba Lan, quê hương Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, có tượng Đức Trinh Nữ mầu đen (Vierge noire), mô phỏng theo hình ảnh Mẹ-Đất (Terre-Mère). Về nguồn gốc của danh hiệu Đức Bà (Notre-Dame): tại châu Âu, danh hiệu Đức Bà xuất hiện đồng thời với ảnh tượng Đức Mẹ mầu đen. Trong ngôn ngữ Ấn-Âu, Dame có nghĩa là nữ chủ nhân (maîtresse), nữ hoàng (souveraine).
Người ta truyền tụng câu chuyện sau đây về Đức Bà thành Puy, thủ phủ hạt Haute-Loire (Pháp): Một phụ nữ bị sốt nặng. Đức Mẹ hiện ra và bảo bà tới nằm trên tảng đá chữa bệnh sốt (pierre des fièvres). Người đàn bà vâng lời, liền được khỏi bệnh. Người phụ nữ này thuật chuyện cho đức giám mục sở tại. Ngài tới quan sát tảng đá chữa bệnh (rocher guérisseur). Lúc đó là mùa hè nhưng có lớp tuyết dầy phủ trên phiến đá và cả khu vực xung quanh. Một con nai hiền chợt xuất hiện trước vị giám mục, dẫm chân trên tuyết trắng, vẽ thành một họa đồ kiến trúc. Để khỏi mất vết chân nai, vị giáo chủ cho trồng dậu gai trên đường đi của nai. Ngày hôm sau, dậu gai biến thành hàng tường vi nở hoa (églantier fleuri). Ngôi giáo đường ngày nay được dựng từ lớp chân nai để vinh danh Đức Mẹ. Đó là một công trình kiến trúc tuyệt mỹ, dung hợp giữa kiến trúc La Mã và kiến trúc Đông phương. Trong nhà thờ có bức tượng Đức Bà Thành Puy nổi tiếng. Mái nhà trên cung thánh là sáu vòm cung (coupoles).
II - Lễ Giáng Sinh trong văn học:
Noël là thời gian Trời mới - Đất mới giao hòa. Trong những ngày này, nhạc và thơ hòa điệu, mỹ thuật gặp gỡ văn học. Các nhà văn, nhà thơ nhặt sao sáng, lượm cỏ rơm còn thơm mùi lúa mới, cảm nhận hơi ấm bò lừa và sự rung động của tâm hồn kết thành máng cỏ thi văn. Sử học nhìn sự việc một cách khách quan. Văn học chú ý nhửng cảm xúc chủ quan. Vì vậy, nếu phần I của bài viết là lịch sử ngàn năm thì phần II được bổ túc bằng những rung động, tuy nhất thời mà trở thành thiên thu bất diệt. Phần thứ II gồm ba mục:
A - Thánh Phanxicô và sự tích hang đá.
B - Tinh thần Phanxicô trong thơ Giáng sinh của Hàn Mặc Tử.
C - Giáng sinh trong văn học Pháp.
A - Thánh Phanxicô và sự tích hang đá:
Phanxicô (1181-1226) trước hết là vị thánh của nhân đức khó nghèo. Vì vậy, ngài có biệt danh là ‘’il Poverello’’ (người nghèo khiêm hạ). Tuy là vị thánh lập Dòng các Anh em hèn mọn (Ordre des Frères mineurs, viết tắt: OFM), ngài tự nguyện là phó tế vĩnh viễn. Hang đá Bê Lem là biểu tượng của khó nghèo. Vì vậy, thánh nhân yêu mến lễ Giáng sinh. Chính Ngài đã nghĩ ra việc dựng máng cỏ Noël để tôn kính Chúa Hài đồng và Thánh gia. Trước khi thuật lại chiếc máng cỏ Noël đầu tiên được thực hiện theo sáng kiến của thánh Phanxicô, thiết tưởng nên nhắc lại một tích xưa nói lên nhân đức khó nghèo của thánh lập dòng Phanxicô. Năm 1223, thánh nhân từ thành Assise đến Rôma để thỉnh cầu Đức Thánh Cha Honorius IV (1210-1287) phê chuẩn luật dòng. Nhân dịp này, Đức Hồng y Hugolin mời thánh nhân dùng bữa trưa cùng với một số vị khác. Thánh nhân tới bàn tiệc, rút trong tay thụng nâu vài mẩu bánh mì đen bình dân vừa xin được ngoài phố, mời các vị khách. Vị giáo chủ không vui trước việc làm của thánh nhân, vì ngài khoản đãi bữa tiệc theo nghi lễ (repas protocolaire). Nhưng tất cả đều vui lòng san sẻ cùng thánh nhân bánh mì xin được. Sau bữa tiệc, vị giáo chủ nói với thánh nhân:
- Người anh em ơi, tại sao lại làm ta phải cực lòng vì phải ăn xin, trong khi con là khách quý của ta? Con không biết nhà ta chính là nhà của con, và những gì có trong nhà này là của con hay sao?
- Lạy Ngài, thánh nhân lễ phép thưa lại, bởi vì không có gì làm đẹp lòng Thiên Chúa hơn nhân đức Khó nghèo. Không phải là con muốn làm Ngài phải xấu hổ. Trái lại, con muốn làm vinh danh Ngài nên nghênh đón Chúa ngự trong nhà Ngài. Thiên Chúa đã chấp nhận sống nghèo ở trần gian chỉ vì yêu mến chúng ta.
- Con ơi, ĐHY Hugolin ôm chầm lấy thánh nhân nghẹn ngào nói tiếp, con cứ làm theo ý con đi. Bởi vì, thật rõ như ban ngày, Thiên Chúa ở cùng con. Chính Ngài đã dẫn dắt đường đi nước bước của con.
Sau mẩu đối thoại làm xao xuyến lòng người vừa kể, xin trở lại hang đá của thánh nhân. Theo tác giả Omer Englebert, hai tuần lễ trước Giáng sinh năm 1223, trên đường từ Rôma về Assise, thánh nhân dừng chân ở thị trấn Greccio (khoảng giữa đường từ Roma tới Assise), và gặp Jean Velita, một điền chủ giầu có vừa từ bỏ binh nghiệp để nhập dòng. Kế cận Greccio là dải núi đá bao quanh một thung lũng rộng. Trên núi đá thẳng đứng có một cái hang, được che khuất bằng một hàng cây. Phanxicô nói: ‘‘Ta mong ước cử hành lễ Giáng sinh để suy tôn Chúa ra đời ở Bê Lem, nhưng làm sao thể hiện được nỗi cơ cực và khổ đau của Ngài ngay từ thuở còn thơ để cứu chuộc nhân loại. Vì vậy, ta xin con làm một hang đá giống như thật với cỏ khô. Con dẫn theo một con lừa và một con bò, giống như bò lừa đã chầu quanh Chúa Hài đồng năm xưa.’’
Theo Celano kể lại, trong đêm Noël, các anh em ẩn sĩ quanh vùng và dân làng đốt đuốc sáng trưng địa điểm hành lễ. Đoàn người lặn lội men theo đường núi gập ghềnh, khúc khuỷu tới trước hang đá. Bao nhiêu hang động xung quanh dội lại lời ca nguyện của các thầy trợ sĩ, chen lẫn đồng ca điệp khúc của cộng đoàn. Thánh lễ cử hành trên một bàn thờ treo. Thánh nhân bận chiếc áo thụng (dalmatique) của thầy phó tế, giúp vị chủ lễ. Ngài hát bài phúc âm, công bố Tin Mừng cho những người thiện tâm và chia sẻ lời Chúa. Ngài dùng những lời dịu ngọt để nhắc lại sự tích vị ‘‘Hoàng đế nghèo’’ sống trước thánh nhân 12 thế kỷ, chào đời ở Bê Lem. Người ta kêu ngài là Giêsu, hoặc Hài đồng Bê Lem (Enfant de Bethléem). Thánh Phanxicô bắt chước tiếng chiên lừa khi phát âm hai tiếng: ‘’Bethléem’’ (____onçant Bethléem comme un agneau qui bêle). Jean Velita kể lại lúc thánh nhân bắt chước tiếng chiên lừa, hài nhi Giêsu đang ngủ yên trong hang đá chợt thức giấc, nhoẻn miệng cười. Trong bút ký của thánh Bonaventura có đoạn chép rằng: ‘‘Ba năm trước khi từ trần, thánh Phanxicô quyết định mừng lễ Giáng sinh trọng thể. Sau khi được Đức Thánh Cha cho phép, Ngài sai làm máng cỏ, bảo người mang cỏ khô và dẫn một con lừa và một con bò (il avait obtenu, du pape, les autorirations nécessaires. Il fit donc préparer une crèche, apporter du foin, amener un âne et un boeuf). Máng cỏ Greccio đã ban ơn thiêng cho nhiều người và cho cả những gia súc bị bệnh tới gậm cỏ khô. Kể từ máng cỏ đầu tiên tại Greccio (1223), hàng năm, tại các giáo đường và tư gia trên khắp thế giới, người ta lại bầy máng cỏ cùng với cây thông để mừng lễ Giáng sinh.
Tiếp nối truyền thống của thánh Phanxicô, trong số các nhà văn, nhà thơ công giáo Việt Nam khai triển đề tài Giáng Sinh có thi sĩ Hàn Mặc Tử.
B - Tinh thần Phan sinh trong thơ Hàn Mặc Tử:
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí (1912-1940). Ông cố thi sĩ là Phạm Nhượng, vì can dự vào một vụ án chính trị nên phải đổi thành họ Nguyễn. Khi chịu phép rửa tội, thi sĩ nhận tên thánh là Phêrô. Tới khi chịu phép thêm sức thêm tên thánh Phanxicô. Trong di ngôn bằng tiếng Pháp nhan đề ‘‘Pureté de l’âme’’ (Tâm hồn trắng trong), thi nhân đã bầy tỏ tinh thần Phanxicô không những qua chữ ký: François Trí, mà còn bầy tỏ lòng tôn kính sự tinh tuyền (blancheur immaculée), bình an (paix). Niềm vui Phan sinh (joie franciscaine) cùng với nhân đức khó nghèo và lòng bác ái là ba đạo hạnh Phan sinh.
Tập Xuân Như Ý có bài thơ ‘‘Ra Đời’’, kết thúc bằng hai câu: ‘‘Chàng ơi, chàng ơi, sự lạ đêm qua, Mùa xuân tới mà không ai biết cả’’. Theo cách nhìn của thi nhân, tuy nhân gian gian vẫn còn là mùa đông, mùa xuân đã thực sự trở về trong lịch sử cứu chuộc. Vì vậy, cung điệu của bài thơ ‘‘Ra Đời’’ ngây ngất, ‘‘hương cám dỗ mê người trong khoái lạc’’. Bài thơ này đã được cố nhạc sư Hải Linh phổ nhạc và trở thành ca khúc Giáng sinh quen thuộc.
C - Giáng sinh trong văn học Pháp:
Sự kiện Chúa ra đời nơi hang đá Be Lem được cả hai thánh sử Mát-thêu và Lu-ca ghi chép. Cùng một sự kiện này đã gây nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn, nhà thơ. Vì khuôn khổ giới hạn của bài báo, chúng tôi chỉ giới thiệu một số sáng tác tiêu biểu trong văn học Pháp, cả văn xuôi (prose) lẫn văn vần (poésie).
Văn xuôi:
Trong các áng văn xuôi trình thuật việc Chúa ra đời, phải kể tới các công trình của Blaise Pascal, Ernest Renan và François Mauriac.
Trước hết là Pascal (1623-1662). Ông vừa là nhà văn, vừa là nhà khoa học. Năm 1642, ông phát minh ra ‘‘máy số học’’ (machine arithmétique) đưa đến việc phát sinh ra các máy tinh sau này. Sau hai năm suy nghĩ, ông quyết định dâng mình cho Chúa.
Bản tóm lược cuộc đời Chúa Giêsu-Kitô (Abrégé de la vie de Jésus-Christ) của ông gồm 354 đoạn có đánh số. Ba đoạn 6, 7, 8 trình thuật việc Chúa ra đời: ‘‘Ngày 25-12, Chúa Giêsu-Kitô ra đời ở Bê Lem thuộc miền Judée. Salomon kể lại gia phả trong Mat. 1 1, và Nathan kể lại trong Luc 3 23. Các thiên thần báo tin Chúa giáng sinh để các mục đòng tới thờ lạy. Sau tám ngày, vào ngày 1-1, Hài nhi được được đặt tên là Giêsu’’.
Tiếp theo, Ernest Renan (1823-1892) là một học giả am tường cổ ngữ Do Thái. Trong thời gian diễn giảng ở Collège de France, ông viết tác phẩm Cuộc đời Chúa Giêsu (Vie de Jésus), giải thích các sử liệu một cách khoa học. Trong đoạn 2, ông viết ‘’Giêsu ra đời ở Nazareth, một thị trấn nhỏ miền Galilée, trước đó chưa ai biết tiếng. Lúc sinh thời, ngài được gọi là ‘‘người quê quán Nazareth’’ (Nazaréen). (...) Danh hiệu Giêsu là một biến đổi của chữ Josué.’’
Sau cùng là François Mauriac (1885-1970), một nhà văn hiện đại. Cuộc đời Chúa Giêsu (La Vie de Jésus) ấn hành năm 1936 được nhiều người đọc nhất trong số các tác phẩm của ông. Ngay đoạn 1: Đêm Nazareth (La nuit de Nazareth), ông chứng tỏ hành văn sáng sủa, bút pháp mới lạ, khác với các bút ký lịch sử viết về cùng đề tài. Thay vì mô tả lại sự kiện, ông nhắc lại lời tiên tri Michée: ‘‘Hỡi Bethléem d’Ephrata, tuy nhà ngươi là một chi tộc bé nhỏ trong các chi tộc Juda, nơi nhà ngươi sẽ sinh ra thủ lãnh nước Israël’’.
Các tiểu luận lược thuật trên đây chỉ trình bầy khác đi cùng một sự kiện. Ngược lại, trong thi ca (poésie), nhiều bài thơ lấy cảm hứng từ Giáng sinh đưa ra nhiều hình ảnh mới lạ.
Văn vần:
Trong văn học Pháp, thơ Giáng sinh tuy không nhiều nhưng mang tính sáng tạo. Người ta tìm thấy sự tươi mát trong những bài thơ Giáng sinh. Tuy sự việc Chúa Giáng sinh xảy ra cách đây 2008 năm, nhưng cảm xúc của thi nhân luôn mới mẻ. Đó là làn sương sớm (thi ca) che phủ một thực tại có chiều dầy lịch sử (giáng sinh). Trong số thi ca lấy đề tài Giáng sinh có bài thơ Noël của Théophile Gautier (1811-1872), văn phong giản dị nên rất dễ thương:
Le ciel est noir, la terre est blanche:
- Cloches, carillonnez gaîment! –
Jésus est né. - La Vierge penche
Sur son visage charmant.
(Trời đen đất trắng nhân trần:
- Chuông ơi, réo rắt xa gần điệu ru.
Hài nhi Cứu thế Giêsu,
Mẹ hiền trông xuống Hài đồng dễ thương)
Victor Hugo (1802-1885), nhà văn lớn nhất trong văn học sử Pháp, trước tác trường thi 132 câu, vần liên tiếp, đặt tên là Celui qui est venu.
Trong bản trường ca Giáng sinh này, tác giả Notre-Dame de Paris đã lược thuật cuộc đời Chúa Cứu Thế. Trong đoạn 2, Victor Hugo viết:
On racontait sa vie, et qu’il avait été
Par une vierge au fond d’une étable enfanté
Sous une claire étoile et dans la nuit sereine;
L’âne et le boeuf, pensifs, l’ignorance et la peine,
Etaient à sa naissance, et sous le firmement
Se penchaient, ayant l’air espérer vaguement
(Lời truyền Đức Mẹ vào hang,
Hạ sinh Thiên Chúa chẳng màng khó khăn.
Vì sao thắp sáng long lanh,
Bò lừa ngẫm nghĩ điềm lành thế gian.
Cúi đầu ấp ủ Ngôi Hai,
Hài nhi bé nhỏ một mai cứu đời)
Nhiều nhà thơ thuộc các khuynh hướng thi ca khác nhau như Alfred de Vigny, Lamartine, Verlaine cũng sáng tác những bài thơ công giáo đầy rung cảm. Tuy nhiên, vì đề tài của các bài thơ này không liên hệ đến lễ Giáng sinh nên không chép lại ở đây.
Kết luận:
Giáng Sinh là ngày lễ của những người khiêm hạ. Trong bài giảng Nửa đêm tại Thánh điện Vatican năm ngoái (2007), Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã chứng minh vì sao Thiên Chúa không bỏ loài người trong khi một phần nhân loại dường như không còn dành cho Ngài địa vị tôn kính nữa. Ngài mời gọi các tín hữu hãy ra khỏi tháp ngà để lo cho những người bị gạt ra ngoài lề xã hội. Chúng tôi viết bài này vào mùa vọng tại Paris, trời về đêm tuyết sương lạnh dưới không độ C. Nhớ lại lời dặn dò của Đức Thánh Cha, chúng tôi có bài thơ như sau.
Bê Lem Không Nhà
Một ngàn năm như gió cuốn mây bay (2 Pr 3,8),
Đêm hôm trước Bê Lem còn ngây ngất.
Một trời sao, hội hoa đăng đường mật.
Và thần linh tấu khúc nhạc mê say.
Nhạc âm vang đánh thức trẻ mục đồng,
Cùng chiên lừa theo sao sáng phương Đông.
Sương khuya lạnh, tuyết cơ hàn rét mướt,
Nơi Bê Lem vừa giáng thế Hài Đồng.
Ngàn năm sau thiên niên kỷ thứ ba (2 Pr 3,8),
Kẻ cùng đinh sống vất vưởng không nhà.
Khác mục đồng, lòng thiên hạ dửng dưng,
Không nhường cơm sẻ áo nghĩa mặn mà.
Lạy Hài Nhi nơi hang lừa buốt giá,
Xin sót thương bao kiếp sống đọa đầy.
Niềm thương đau hàng ngày trên Thập giá,
Xin mưa ơn cứu độ cõi ngàn mây.
Paris, Giáng Sinh 2008
Lê Đình Thông
Giáng Sinh là ngày lễ của thương yêu, hòa giải và tha thứ. Giáng Sinh còn là ngày lễ của niềm vui Thiên Chúa và của cả nhân loại, vì ’’Đấng Cứu Nhân Độ Thế đã giáng trần, Người là Kitô Đức Chúa’’ (Lc 2, 11). Chúa Hài Đồng giáng sinh cách đây 2008 năm. Ngài là Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Như lời tiên tri đã phán, Thiên Chúa ban Đấng Thiên Sai (Messie) cứu chuộc tội nhân trần: ‘‘Ngài từ bỏ địa vị Thiên Chúa, mang thân phận người phục vụ giống như mọi phàm nhân’’ (Pl, 2 6-7). Sau cùng, Giáng Sinh là ngày lễ của những người khiêm hạ, vì Ngôi Hai xuống trần mặc thân phận người phàm. Sau đây, ta lần luợt đề cập lễ Giáng Sinh về hai phương diện lịch sử và văn học. I - Lễ Giáng Sinh về mặt lịch sử:
http://www.vietcatholic.org/pics/81220hangbelem.jpg
Ngôi sao bạc đặt nơi Chúa Giêsu giáng sinh
Theo từ vựng Việt Nam, ‘‘Giáng (降) là xuống, hạ xuống. Giáng thế: xuống thế, ra đời. Giáng sinh (降 生): Sinh ra đời.’’ (Paulus Huỳnh Tînh Của, Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, Saigon, Imprimerie Rey, Curiol, 1895, trang 369). Trước công trình ngữ học của học giả Paulus tám năm, Pétrus Trương Vĩnh Ký gọi lễ Giáng sinh là ‘‘lễ sinh (sanh) nhựt Đức chúa Giê-giu’’ (Trương Vĩnh Ký, Vocabulaire annamite-français, Saigon, Bản in Nhà hàng Rey et Curiol, 1887, trang 184). Ngày nay, danh từ Giáng sinh ghi trong Đại Nam Quốc Âm Tự Vị trở nên thông dụng. Trong Hán tự, Giáng (降) bộ Phụ (阜) có nghĩa là thịnh vượng, to lớn (Không phải là Giáng (洚) bộ Thủy (水). Tiếng Pháp có chữ Nativité chỉ ngày sinh của Đức Kitô. Nativité (xuất hiện từ thế kỷ XII, do tiếng latinh nativitas) còn đưọc dùng để chỉ định sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria và thánh Gioan Tẩy Giả (J.-B.). Chữ Noël (xuất hiện khoảng 1120, do chữ latinh Natalis) để chỉ lễ Giáng sinh của Chúa Kitô. Từ ngữ này trở nên phổ thông và được quốc tế hóa. Chúng ta quen gọi là lễ Nô en. Trong khi ‘‘la Noël’’ là lễ Noël hoặc ca khúc Noël, ‘‘le Noël’’ được dùng để chỉ quà tặng Giáng sinh. Thành ngữ Pháp có câu: Noël au balcon, Pâques au tison (Giáng sinh ngoài bao lơn, Phục sinh trong củi lửa): Nếu khí hậu Nô en ấm áp, trời sẽ rất lạnh vào dịp Phục sinh.
Ngày nay, kỷ nguyên Kytô (ère chrétienne) hay Kỷ nguyên Công giáo (viết tắt là Công nguyên) được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Các tôn giáo khác giữ niên lịch riêng chỉ dùng trong phạm vi nội bộ: Năm 2008 sẽ là năm 5768 của Do Thái giáo, năm 1427 của Hồi giáo v.v.
Sau khi lược bàn về lễ Giáng sinh về phương diện ngôn ngữ, chúng ta cùng nhau bước qua lãnh vực sử học.
I. Hộ tịch Chúa Cứu Thế:
Ngày nay, mỗi khi có một hài nhi ra đời, xã hội cấp giấy khai sinh trên đó ghi tên do cha mẹ đặt cho, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, tên cha mẹ. Còn Chúa Giêsu Kitô thì sao? Khi nhập thể, giấy khai sinh của Ngài chính là lịch sử cứu độ, đồng thời là lịch sử nhân loại. Có thể tóm tắt từng đề mục trong ‘‘hộ tịch’’ (état civil) Chúa Giêsu như sau:
Họ và tên: Tài liệu sử học bằng tiếng Pháp ghi tên Ngài là Jésus le Nazaréen (Giêsu Nazareth). Giêsu là tên Ngài. Còn Nazaréen (người Nazareth) là một biệt danh (surnom) để chỉ nơi sinh của Ngài: Nazareth. Trong thư gửi tín hữu Phi-líp-phê, thánh Phaolô viết: ‘‘Thiên Chúa đã siêu tôn Người (exalté au-dessus de tout) và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dướt đất và trong nơi âm phủ (enfer), muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: Đức Giêsu Kitô là Chúa.’’
Trong Cựu Ước, sách I-sai-a chép:‘‘Chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu chỉ: Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en.’’. (Emmanuel có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta: Dieu est avec nous).
Ngày sinh: Ngày lễ Giáng sinh 25-12 được ấn định trong lịch phụng vụ của Giáo hội vào đầu thế kỷ IV. Nhà văn Công giáo Clément d’Alexandrie (150-215) dựa vào thánh sử Luca về việc các mục tử nghỉ đêm ngoài đồng, cho rằng Chúa Kitô ra đời vào mùa xuân hơn là mùa đông, nên đề nghị ngày 6-1. Sau cùng, lễ Giáng sinh được định vào 25-12 như hiện nay, vì 25-12 là ngày lễ của thần mặt trời Mithra, trùng hợp với tiết Đông chí (solstice). Sự ấn định này căn cứ vào sách Malachie: ‘‘Mặt trời công lý sẽ mọc trên các ngươi là kẻ kính sợ Thánh Danh ta’’ (Mais sur vous, qui craignez mon nom, se lèvera le soleil de justice). Theo ý chúng tôi, sự ấn định này rất có ý nghĩa: Chúa Giêsu Cứu thế được sánh với mặt trời công lý. Ngài đến thế gian để cứu chuộc nhân loại đắm chìm trong tối tăm.
Nơi sinh: Linh mục Lagrange trong cuốn Évangile selon saint Marc (Phúc âm theo thánh Mác-cô) phân biệt giữa thành phố (ville), làng mạc (pays: petite ville, village) và quốc gia (patrie). Các đơn vị địa lý này có thể là nơi sinh (lieu de naissance), không nhất thiết là nguyên quán (lieu d’origine). (Thí dụ: một em bé Việt Nam sinh ra ở Pháp nhưng nguyên quán vẫn ở Việt Nam). Vì vậy, theo hai thánh sử Mát-thêu và Lu-ca, Nazareth là nguyên quán của Chúa Giêsu. Theo Mát-thêu 2,1, Chúa Giêsu sinh ở Bê Lem. Luca 2,4 nói thêm Bê Lem là thành phố của vua David. Theo Mát-thêu, Thánh Cả Giuse và Thánh Mẫu Maria cư ngụ ở Bê Lem trước khi sinh hạ Chúa Giêsu. Theo thánh Luca, Thánh gia từ Nazereth tới Bê Lem để tham gia cuộc kiểm tra dân số. Bê Lem (Beit Lehem, tiếng Do Thái, có nghĩa là nhà làm bánh mì) cách Giêrusalem khoảng 5 km về phía nam. Địa danh này được ghi chép lần đầu tiên trong sách Sáng thế (St 34, 19): ‘‘Rachel chết và được an táng trên đường Ephrata, nghĩa là Bê Lem’’ (Rachel mourut et fut enterré sur la route d’Ephrata, c’est-à-dire Bethléem’’ (Gn 34, 19) (La Bible TOB 1977, tr. 61).
Tên cha mẹ: Theo sử sách, Thánh Mẫu tên là Mariam. Tên Thánh Cả là Giuse. Các nhà sử học cho rằng thánh Mác-cô đã giải thích trung thực danh hiệu ‘‘le fils du charpentier’’ (con trai người thợ mộc). Cách ghi chép này trong cổ ngữ araméen có nghĩa là ‘‘le charpentier’’ (người thợ mộc). Theo thánh Luca, thánh Giuse là dưỡng phụ (père nourricier) của Chúa Giêsu. Ngày 19-3 là lễ kính Thánh Cả Giuse.
Phúc âm theo thánh Luca thuật lại lịch sử Đức Thánh Mẫu (Lc I, 36), Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ: nhờ ơn Chúa Thánh Thần, Đức Trinh Nữ sinh hạ một hài nhi đặt tên là Chúa Con (Fils de Dieu). Đại lễ kính Đức Thánh Mẫu là ngày 15-8. Từ cuối thế kỷ 18, Đức Mẹ hiện ra trước tiên tại La Vang, sau đó là nhiều nơi khác, theo thứ tự thời gian như sau:
- La Vang (Việt Nam): 1798 - Giáo dân tôn kính Đức Trinh Nữ với danh hiệu Đức Mẹ La Vang.
- Paris (rue du Bac): 1830.
- La Salette (Pháp): 1846
- Lộ Đức (Lourdes): 1858.
- Pontmain (Pháp): 1871.
- Fatima: 1917, Cách mạng tháng 10 biến nước Nga thành cộng sản.
Các dĩa nhạc Noë ngợi ca Đức Mẹ qua bản Ave Maria của Franz Schubert (1797-1828), Mozart (1756-1791), Bruckner (1824-1896), Gounod (1818-1893) v.v. Các ca khúc này tôn vinh Đức Mẹ trong lễ Giáng sinh và lịch sử cứu độ. Vì vậy, đoạn sau sẽ được dành để triển khai chủ đề Thánh Mẫu.
- Đức Trinh Nữ trong lịch sử cứu độ:
Đức Trinh Nữ Maria còn gọi là Myriam, mẹ của Chúa Giêsu Nazareth (Jésus de Nazareth). Làng, hoặc thị trấn nhỏ Nazareth (bourgade de Nazareth) nằm trong tỉnh Galilée ở phía Bắc Do Thái, giáp ranh Liban, thường được mệnh danh là Galilée des nations: xứ sở của những người di cư tỵ nan.
Nhà thờ Saint Praxède có bức bích họa (fresque) và nhà thờ Saint-Clément có bức tranh gồm nhiều viên gạch vuông nhỏ ghép lại (mosaĩque) thành hình Đức Mẹ. Hai công trình mỹ thuật này được thực hiện vào thế kỷ thứ VIII minh họa Đức Mẹ ngồi trên ngai, có Chúa Hài Đồng ngự trong lòng. Cả hai cùng nhìn về một hướng.
Nhà thờ Đức Bà ở Bruges (Belgique) có tượng Đức Bà với khuôn mặt cực kỳ thanh tú. Tại Ba Lan, quê hương Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, có tượng Đức Trinh Nữ mầu đen (Vierge noire), mô phỏng theo hình ảnh Mẹ-Đất (Terre-Mère). Về nguồn gốc của danh hiệu Đức Bà (Notre-Dame): tại châu Âu, danh hiệu Đức Bà xuất hiện đồng thời với ảnh tượng Đức Mẹ mầu đen. Trong ngôn ngữ Ấn-Âu, Dame có nghĩa là nữ chủ nhân (maîtresse), nữ hoàng (souveraine).
Người ta truyền tụng câu chuyện sau đây về Đức Bà thành Puy, thủ phủ hạt Haute-Loire (Pháp): Một phụ nữ bị sốt nặng. Đức Mẹ hiện ra và bảo bà tới nằm trên tảng đá chữa bệnh sốt (pierre des fièvres). Người đàn bà vâng lời, liền được khỏi bệnh. Người phụ nữ này thuật chuyện cho đức giám mục sở tại. Ngài tới quan sát tảng đá chữa bệnh (rocher guérisseur). Lúc đó là mùa hè nhưng có lớp tuyết dầy phủ trên phiến đá và cả khu vực xung quanh. Một con nai hiền chợt xuất hiện trước vị giám mục, dẫm chân trên tuyết trắng, vẽ thành một họa đồ kiến trúc. Để khỏi mất vết chân nai, vị giáo chủ cho trồng dậu gai trên đường đi của nai. Ngày hôm sau, dậu gai biến thành hàng tường vi nở hoa (églantier fleuri). Ngôi giáo đường ngày nay được dựng từ lớp chân nai để vinh danh Đức Mẹ. Đó là một công trình kiến trúc tuyệt mỹ, dung hợp giữa kiến trúc La Mã và kiến trúc Đông phương. Trong nhà thờ có bức tượng Đức Bà Thành Puy nổi tiếng. Mái nhà trên cung thánh là sáu vòm cung (coupoles).
II - Lễ Giáng Sinh trong văn học:
Noël là thời gian Trời mới - Đất mới giao hòa. Trong những ngày này, nhạc và thơ hòa điệu, mỹ thuật gặp gỡ văn học. Các nhà văn, nhà thơ nhặt sao sáng, lượm cỏ rơm còn thơm mùi lúa mới, cảm nhận hơi ấm bò lừa và sự rung động của tâm hồn kết thành máng cỏ thi văn. Sử học nhìn sự việc một cách khách quan. Văn học chú ý nhửng cảm xúc chủ quan. Vì vậy, nếu phần I của bài viết là lịch sử ngàn năm thì phần II được bổ túc bằng những rung động, tuy nhất thời mà trở thành thiên thu bất diệt. Phần thứ II gồm ba mục:
A - Thánh Phanxicô và sự tích hang đá.
B - Tinh thần Phanxicô trong thơ Giáng sinh của Hàn Mặc Tử.
C - Giáng sinh trong văn học Pháp.
A - Thánh Phanxicô và sự tích hang đá:
Phanxicô (1181-1226) trước hết là vị thánh của nhân đức khó nghèo. Vì vậy, ngài có biệt danh là ‘’il Poverello’’ (người nghèo khiêm hạ). Tuy là vị thánh lập Dòng các Anh em hèn mọn (Ordre des Frères mineurs, viết tắt: OFM), ngài tự nguyện là phó tế vĩnh viễn. Hang đá Bê Lem là biểu tượng của khó nghèo. Vì vậy, thánh nhân yêu mến lễ Giáng sinh. Chính Ngài đã nghĩ ra việc dựng máng cỏ Noël để tôn kính Chúa Hài đồng và Thánh gia. Trước khi thuật lại chiếc máng cỏ Noël đầu tiên được thực hiện theo sáng kiến của thánh Phanxicô, thiết tưởng nên nhắc lại một tích xưa nói lên nhân đức khó nghèo của thánh lập dòng Phanxicô. Năm 1223, thánh nhân từ thành Assise đến Rôma để thỉnh cầu Đức Thánh Cha Honorius IV (1210-1287) phê chuẩn luật dòng. Nhân dịp này, Đức Hồng y Hugolin mời thánh nhân dùng bữa trưa cùng với một số vị khác. Thánh nhân tới bàn tiệc, rút trong tay thụng nâu vài mẩu bánh mì đen bình dân vừa xin được ngoài phố, mời các vị khách. Vị giáo chủ không vui trước việc làm của thánh nhân, vì ngài khoản đãi bữa tiệc theo nghi lễ (repas protocolaire). Nhưng tất cả đều vui lòng san sẻ cùng thánh nhân bánh mì xin được. Sau bữa tiệc, vị giáo chủ nói với thánh nhân:
- Người anh em ơi, tại sao lại làm ta phải cực lòng vì phải ăn xin, trong khi con là khách quý của ta? Con không biết nhà ta chính là nhà của con, và những gì có trong nhà này là của con hay sao?
- Lạy Ngài, thánh nhân lễ phép thưa lại, bởi vì không có gì làm đẹp lòng Thiên Chúa hơn nhân đức Khó nghèo. Không phải là con muốn làm Ngài phải xấu hổ. Trái lại, con muốn làm vinh danh Ngài nên nghênh đón Chúa ngự trong nhà Ngài. Thiên Chúa đã chấp nhận sống nghèo ở trần gian chỉ vì yêu mến chúng ta.
- Con ơi, ĐHY Hugolin ôm chầm lấy thánh nhân nghẹn ngào nói tiếp, con cứ làm theo ý con đi. Bởi vì, thật rõ như ban ngày, Thiên Chúa ở cùng con. Chính Ngài đã dẫn dắt đường đi nước bước của con.
Sau mẩu đối thoại làm xao xuyến lòng người vừa kể, xin trở lại hang đá của thánh nhân. Theo tác giả Omer Englebert, hai tuần lễ trước Giáng sinh năm 1223, trên đường từ Rôma về Assise, thánh nhân dừng chân ở thị trấn Greccio (khoảng giữa đường từ Roma tới Assise), và gặp Jean Velita, một điền chủ giầu có vừa từ bỏ binh nghiệp để nhập dòng. Kế cận Greccio là dải núi đá bao quanh một thung lũng rộng. Trên núi đá thẳng đứng có một cái hang, được che khuất bằng một hàng cây. Phanxicô nói: ‘‘Ta mong ước cử hành lễ Giáng sinh để suy tôn Chúa ra đời ở Bê Lem, nhưng làm sao thể hiện được nỗi cơ cực và khổ đau của Ngài ngay từ thuở còn thơ để cứu chuộc nhân loại. Vì vậy, ta xin con làm một hang đá giống như thật với cỏ khô. Con dẫn theo một con lừa và một con bò, giống như bò lừa đã chầu quanh Chúa Hài đồng năm xưa.’’
Theo Celano kể lại, trong đêm Noël, các anh em ẩn sĩ quanh vùng và dân làng đốt đuốc sáng trưng địa điểm hành lễ. Đoàn người lặn lội men theo đường núi gập ghềnh, khúc khuỷu tới trước hang đá. Bao nhiêu hang động xung quanh dội lại lời ca nguyện của các thầy trợ sĩ, chen lẫn đồng ca điệp khúc của cộng đoàn. Thánh lễ cử hành trên một bàn thờ treo. Thánh nhân bận chiếc áo thụng (dalmatique) của thầy phó tế, giúp vị chủ lễ. Ngài hát bài phúc âm, công bố Tin Mừng cho những người thiện tâm và chia sẻ lời Chúa. Ngài dùng những lời dịu ngọt để nhắc lại sự tích vị ‘‘Hoàng đế nghèo’’ sống trước thánh nhân 12 thế kỷ, chào đời ở Bê Lem. Người ta kêu ngài là Giêsu, hoặc Hài đồng Bê Lem (Enfant de Bethléem). Thánh Phanxicô bắt chước tiếng chiên lừa khi phát âm hai tiếng: ‘’Bethléem’’ (____onçant Bethléem comme un agneau qui bêle). Jean Velita kể lại lúc thánh nhân bắt chước tiếng chiên lừa, hài nhi Giêsu đang ngủ yên trong hang đá chợt thức giấc, nhoẻn miệng cười. Trong bút ký của thánh Bonaventura có đoạn chép rằng: ‘‘Ba năm trước khi từ trần, thánh Phanxicô quyết định mừng lễ Giáng sinh trọng thể. Sau khi được Đức Thánh Cha cho phép, Ngài sai làm máng cỏ, bảo người mang cỏ khô và dẫn một con lừa và một con bò (il avait obtenu, du pape, les autorirations nécessaires. Il fit donc préparer une crèche, apporter du foin, amener un âne et un boeuf). Máng cỏ Greccio đã ban ơn thiêng cho nhiều người và cho cả những gia súc bị bệnh tới gậm cỏ khô. Kể từ máng cỏ đầu tiên tại Greccio (1223), hàng năm, tại các giáo đường và tư gia trên khắp thế giới, người ta lại bầy máng cỏ cùng với cây thông để mừng lễ Giáng sinh.
Tiếp nối truyền thống của thánh Phanxicô, trong số các nhà văn, nhà thơ công giáo Việt Nam khai triển đề tài Giáng Sinh có thi sĩ Hàn Mặc Tử.
B - Tinh thần Phan sinh trong thơ Hàn Mặc Tử:
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí (1912-1940). Ông cố thi sĩ là Phạm Nhượng, vì can dự vào một vụ án chính trị nên phải đổi thành họ Nguyễn. Khi chịu phép rửa tội, thi sĩ nhận tên thánh là Phêrô. Tới khi chịu phép thêm sức thêm tên thánh Phanxicô. Trong di ngôn bằng tiếng Pháp nhan đề ‘‘Pureté de l’âme’’ (Tâm hồn trắng trong), thi nhân đã bầy tỏ tinh thần Phanxicô không những qua chữ ký: François Trí, mà còn bầy tỏ lòng tôn kính sự tinh tuyền (blancheur immaculée), bình an (paix). Niềm vui Phan sinh (joie franciscaine) cùng với nhân đức khó nghèo và lòng bác ái là ba đạo hạnh Phan sinh.
Tập Xuân Như Ý có bài thơ ‘‘Ra Đời’’, kết thúc bằng hai câu: ‘‘Chàng ơi, chàng ơi, sự lạ đêm qua, Mùa xuân tới mà không ai biết cả’’. Theo cách nhìn của thi nhân, tuy nhân gian gian vẫn còn là mùa đông, mùa xuân đã thực sự trở về trong lịch sử cứu chuộc. Vì vậy, cung điệu của bài thơ ‘‘Ra Đời’’ ngây ngất, ‘‘hương cám dỗ mê người trong khoái lạc’’. Bài thơ này đã được cố nhạc sư Hải Linh phổ nhạc và trở thành ca khúc Giáng sinh quen thuộc.
C - Giáng sinh trong văn học Pháp:
Sự kiện Chúa ra đời nơi hang đá Be Lem được cả hai thánh sử Mát-thêu và Lu-ca ghi chép. Cùng một sự kiện này đã gây nguồn cảm hứng cho nhiều nhà văn, nhà thơ. Vì khuôn khổ giới hạn của bài báo, chúng tôi chỉ giới thiệu một số sáng tác tiêu biểu trong văn học Pháp, cả văn xuôi (prose) lẫn văn vần (poésie).
Văn xuôi:
Trong các áng văn xuôi trình thuật việc Chúa ra đời, phải kể tới các công trình của Blaise Pascal, Ernest Renan và François Mauriac.
Trước hết là Pascal (1623-1662). Ông vừa là nhà văn, vừa là nhà khoa học. Năm 1642, ông phát minh ra ‘‘máy số học’’ (machine arithmétique) đưa đến việc phát sinh ra các máy tinh sau này. Sau hai năm suy nghĩ, ông quyết định dâng mình cho Chúa.
Bản tóm lược cuộc đời Chúa Giêsu-Kitô (Abrégé de la vie de Jésus-Christ) của ông gồm 354 đoạn có đánh số. Ba đoạn 6, 7, 8 trình thuật việc Chúa ra đời: ‘‘Ngày 25-12, Chúa Giêsu-Kitô ra đời ở Bê Lem thuộc miền Judée. Salomon kể lại gia phả trong Mat. 1 1, và Nathan kể lại trong Luc 3 23. Các thiên thần báo tin Chúa giáng sinh để các mục đòng tới thờ lạy. Sau tám ngày, vào ngày 1-1, Hài nhi được được đặt tên là Giêsu’’.
Tiếp theo, Ernest Renan (1823-1892) là một học giả am tường cổ ngữ Do Thái. Trong thời gian diễn giảng ở Collège de France, ông viết tác phẩm Cuộc đời Chúa Giêsu (Vie de Jésus), giải thích các sử liệu một cách khoa học. Trong đoạn 2, ông viết ‘’Giêsu ra đời ở Nazareth, một thị trấn nhỏ miền Galilée, trước đó chưa ai biết tiếng. Lúc sinh thời, ngài được gọi là ‘‘người quê quán Nazareth’’ (Nazaréen). (...) Danh hiệu Giêsu là một biến đổi của chữ Josué.’’
Sau cùng là François Mauriac (1885-1970), một nhà văn hiện đại. Cuộc đời Chúa Giêsu (La Vie de Jésus) ấn hành năm 1936 được nhiều người đọc nhất trong số các tác phẩm của ông. Ngay đoạn 1: Đêm Nazareth (La nuit de Nazareth), ông chứng tỏ hành văn sáng sủa, bút pháp mới lạ, khác với các bút ký lịch sử viết về cùng đề tài. Thay vì mô tả lại sự kiện, ông nhắc lại lời tiên tri Michée: ‘‘Hỡi Bethléem d’Ephrata, tuy nhà ngươi là một chi tộc bé nhỏ trong các chi tộc Juda, nơi nhà ngươi sẽ sinh ra thủ lãnh nước Israël’’.
Các tiểu luận lược thuật trên đây chỉ trình bầy khác đi cùng một sự kiện. Ngược lại, trong thi ca (poésie), nhiều bài thơ lấy cảm hứng từ Giáng sinh đưa ra nhiều hình ảnh mới lạ.
Văn vần:
Trong văn học Pháp, thơ Giáng sinh tuy không nhiều nhưng mang tính sáng tạo. Người ta tìm thấy sự tươi mát trong những bài thơ Giáng sinh. Tuy sự việc Chúa Giáng sinh xảy ra cách đây 2008 năm, nhưng cảm xúc của thi nhân luôn mới mẻ. Đó là làn sương sớm (thi ca) che phủ một thực tại có chiều dầy lịch sử (giáng sinh). Trong số thi ca lấy đề tài Giáng sinh có bài thơ Noël của Théophile Gautier (1811-1872), văn phong giản dị nên rất dễ thương:
Le ciel est noir, la terre est blanche:
- Cloches, carillonnez gaîment! –
Jésus est né. - La Vierge penche
Sur son visage charmant.
(Trời đen đất trắng nhân trần:
- Chuông ơi, réo rắt xa gần điệu ru.
Hài nhi Cứu thế Giêsu,
Mẹ hiền trông xuống Hài đồng dễ thương)
Victor Hugo (1802-1885), nhà văn lớn nhất trong văn học sử Pháp, trước tác trường thi 132 câu, vần liên tiếp, đặt tên là Celui qui est venu.
Trong bản trường ca Giáng sinh này, tác giả Notre-Dame de Paris đã lược thuật cuộc đời Chúa Cứu Thế. Trong đoạn 2, Victor Hugo viết:
On racontait sa vie, et qu’il avait été
Par une vierge au fond d’une étable enfanté
Sous une claire étoile et dans la nuit sereine;
L’âne et le boeuf, pensifs, l’ignorance et la peine,
Etaient à sa naissance, et sous le firmement
Se penchaient, ayant l’air espérer vaguement
(Lời truyền Đức Mẹ vào hang,
Hạ sinh Thiên Chúa chẳng màng khó khăn.
Vì sao thắp sáng long lanh,
Bò lừa ngẫm nghĩ điềm lành thế gian.
Cúi đầu ấp ủ Ngôi Hai,
Hài nhi bé nhỏ một mai cứu đời)
Nhiều nhà thơ thuộc các khuynh hướng thi ca khác nhau như Alfred de Vigny, Lamartine, Verlaine cũng sáng tác những bài thơ công giáo đầy rung cảm. Tuy nhiên, vì đề tài của các bài thơ này không liên hệ đến lễ Giáng sinh nên không chép lại ở đây.
Kết luận:
Giáng Sinh là ngày lễ của những người khiêm hạ. Trong bài giảng Nửa đêm tại Thánh điện Vatican năm ngoái (2007), Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã chứng minh vì sao Thiên Chúa không bỏ loài người trong khi một phần nhân loại dường như không còn dành cho Ngài địa vị tôn kính nữa. Ngài mời gọi các tín hữu hãy ra khỏi tháp ngà để lo cho những người bị gạt ra ngoài lề xã hội. Chúng tôi viết bài này vào mùa vọng tại Paris, trời về đêm tuyết sương lạnh dưới không độ C. Nhớ lại lời dặn dò của Đức Thánh Cha, chúng tôi có bài thơ như sau.
Bê Lem Không Nhà
Một ngàn năm như gió cuốn mây bay (2 Pr 3,8),
Đêm hôm trước Bê Lem còn ngây ngất.
Một trời sao, hội hoa đăng đường mật.
Và thần linh tấu khúc nhạc mê say.
Nhạc âm vang đánh thức trẻ mục đồng,
Cùng chiên lừa theo sao sáng phương Đông.
Sương khuya lạnh, tuyết cơ hàn rét mướt,
Nơi Bê Lem vừa giáng thế Hài Đồng.
Ngàn năm sau thiên niên kỷ thứ ba (2 Pr 3,8),
Kẻ cùng đinh sống vất vưởng không nhà.
Khác mục đồng, lòng thiên hạ dửng dưng,
Không nhường cơm sẻ áo nghĩa mặn mà.
Lạy Hài Nhi nơi hang lừa buốt giá,
Xin sót thương bao kiếp sống đọa đầy.
Niềm thương đau hàng ngày trên Thập giá,
Xin mưa ơn cứu độ cõi ngàn mây.
Paris, Giáng Sinh 2008
Lê Đình Thông