Dan Lee
12-21-2008, 10:35 PM
BÀN TIỆC LỜI CHÚA TRONG GIA ĐÌNH
Cảm nghiệm Sống # 75 :
Các nghị phụ Thượng Hội Đồng Giám Mục thứ 12 về Lời Chúa trong Gia đình, đã ước ao mỗi Gia đình có một cuốn Kinh Thánh riêng, và cổ võ việc đọc Kinh Thánh trong gia đình.
1-Trong cuộc nghiên cứu: gần đây tại 10 nước Âu Châu cho thấy sự dốt nát kinh khủng của các Tín hữu về những ý niệm sơ đẳng liên quan tới Kinh Thánh. Sự dốt nát như thế là mảnh đất màu mỡ cho các Giáo phái Kitô khác phat triển như Tin Lành, Anh Giáo…Nên để ý tới khía cạnh đại kết đó, vì sự chú ý tới Lời Chúa sẽ làm cho Giáo hội xích gần lại các hệ phái Kitô khác trong sự tìm kiếm chung.
2- Các khoá học Kinh Thánh: Giáo hội có nhiều học viện với những môn học biệt lập; nhưng lại coi nhẹ những kiến thức căn bản về Kinh Thánh, không thực thi được điều cần có về phương diện Mục vụ Kinh Thánh. Nên cần có những khoá học về Kinh Thánh mà không cần phải có bằng cấp, như thế mọi Tín hữu có thể tham dự các khoá học đó dễ dàng hơn ở mọi Cộng đoàn, mọi Giáo xứ…
3- Đức Mẹ đón nhận Lời Chúa: Mẹ là mẫu gương cho các Tín hữu trong việc nghe Lời Chúa, là chìa khoá để hiểu Kinh Thánh, giữ và suy đi lại nghĩ trong lòng (Lc 2, 19). Qua sự kết hợp với Lời Chúa của Mẹ, bạn có thể đọc Kinh Thánh và hiểu rõ về Chúa Kitô qua việc suy niệm các mầu nhiệm trong khi đọc Kinh Mân Côi. Vì Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo hội dạy bạn lắng nghe, đón nhận và can đảm công bố Lời Chúa một cách trọn vẹn cho người khác.
4- Cha Lucien Legrand nói: Người Tin Lành học Kinh Thánh, còn các Tín hữu Công giáo nói về Kinh Thánh. Người Tin lành nhớ thuộc lòng, trưng dẫn phần lớn Kinh Thánh, còn chúng ta không thể trưng dẫn một câu Kinh Thánh chính xác. Chúa Giêsu là nhà kể chuyện rất tài tình, còn ta nói chuyện về Ngài đôi khi nhạt nhẽo, dạy luân lý một cách tầm thường không có sự sống, biến Lời Chúa thành trừu tượng.
5- Đức Cha Ignatius Kaigama đề nghị: Mỗi Tín hữu Công giáo cần có một cuốn Kinh Thánh riêng để chắc chắn giúp họ yêu mến và sống Lời Chúa. Nhất là khi họ phải biết đọc Kinh Thánh trước khi được lãnh nhận Bí tích Rửa tội, Thêm Sức và phép Hôn phối. Riêng các em nhỏ, cha mẹ phải giữ cho con đến khi em có thể đọc được. Chúng tôi cũng khuyến khích các Gia trưởng đặt Kinh Thánh trên bàn thờ và chia sẻ Kinh Thánh tại gia trong giờ cầu nguyện chung, để Lời Chúa là sức sống cho các phần tử trong Gia đình.
6- Đức Thượng Phụ Bartolomaios I: Giáo Chủ Chính Thống được Đức Thánh Cha mời tham dự Thượng HĐGM nhận định rằng: “Chúng ta đã hành động một cách kiêu hãnh và dửng dưng đối với thiên nhiên thụ tạo, từ chối chiêm ngưỡng Lời Chuá trong các đại dương trên trái đất. Chúng ta đã chối bỏ chính bản chất, vốn đã kêu gọi chúng ta khiêm tốn lắng nghe Lời Chúa, nếu chúng ta muốn trở thành những người tham gia vào bản tính Thiên Chúa.” (2 Pr 1, 4)
7- Sứ điệp Thượng HĐGM: Các nghị phụ nhấn mạnh sự kiện Lời Chúa có trước và vượt ra ngoài Kinh Thánh; lịch sử cứu độ và một nhân vật là Đức Giêsu Kitô. Lời Thiên Chúa nhập thể làm người . Vì thế, người đọc Kinh Thánh luôn luôn cần khiêm tốn và lắng nghe Chúa Thánh Linh dẫn dắt đến chân lý toàn vẹn (Ga 16, 13).
Các Tín hữu dù là người đơn sơ nhất cũng nhớ rằng Lời Chúa mang hình thức những lời cụ thể, để mọi người nghe và hiểu. Đừng chỉ hiểu theo nghĩa đen và cần phải hiểu theo nghĩa bóng. Tín hữu cần đi tham dự đầy đủ bữa tiệc Lời Chúa, là phần đầu của Thánh lễ với ba bài đọc và bài giảng, thật cụ thể để Tín hữu dễ nhớ thực hành.
8- Bàn tiệc Lời Chúa trong Gia đình: Các gia trưởng được coi như là Linh mục tại gia, có trách nhiệm giữ gìn Kinh Thánh, hãy đọc và cùng nhau chia sẻ giữa cha mẹ, vợ chồng con cháu trong các buổi sinh hoạt và giờ kinh tối Gia đình. Hãy thinh lặng và lắng nghe thật sự với cả con tim, để Lời Chúa thấm nhập, ở lại và sống với mọi người. Những câu, đoạn Kinh Thánh vừa đọc sẽ trở thành những chứng tá sống động trong đời sống Gia đình và ngoài xã hội.
Các cha mẹ là Linh mục Gia đình hãy làm cho Lời Chúa vang dội vào đầu mỗi ngày trong vợ chồng, con cháu, và vào các buổi tối, là sức sống dồi dào của mọi phần tử trong Gia đình. ( Ga 10, 10)
Mỗi năm kỷ niệm mừng Chúa Giáng Sinh, Gia đình tôi hãy là một Gia đình êm ấm trong thanh bần, cùng Mẹ Maria suy gẫm Lời Chúa với Thánh Giuse để đem ra thực hành. Như thánh Phaolô đã xác quyết: “Chân đi giầy là lòng hăng say loan báo Tin Mừng bình an...Hãy đội mũ chiến là ơn cứu độ và cầm gươm của Thần Khí ban cho, tức là Lời Thiên Chúa.” (x. Ep 6, 14-17)
Phó tế: JB Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Cảm nghiệm Sống # 75 :
Các nghị phụ Thượng Hội Đồng Giám Mục thứ 12 về Lời Chúa trong Gia đình, đã ước ao mỗi Gia đình có một cuốn Kinh Thánh riêng, và cổ võ việc đọc Kinh Thánh trong gia đình.
1-Trong cuộc nghiên cứu: gần đây tại 10 nước Âu Châu cho thấy sự dốt nát kinh khủng của các Tín hữu về những ý niệm sơ đẳng liên quan tới Kinh Thánh. Sự dốt nát như thế là mảnh đất màu mỡ cho các Giáo phái Kitô khác phat triển như Tin Lành, Anh Giáo…Nên để ý tới khía cạnh đại kết đó, vì sự chú ý tới Lời Chúa sẽ làm cho Giáo hội xích gần lại các hệ phái Kitô khác trong sự tìm kiếm chung.
2- Các khoá học Kinh Thánh: Giáo hội có nhiều học viện với những môn học biệt lập; nhưng lại coi nhẹ những kiến thức căn bản về Kinh Thánh, không thực thi được điều cần có về phương diện Mục vụ Kinh Thánh. Nên cần có những khoá học về Kinh Thánh mà không cần phải có bằng cấp, như thế mọi Tín hữu có thể tham dự các khoá học đó dễ dàng hơn ở mọi Cộng đoàn, mọi Giáo xứ…
3- Đức Mẹ đón nhận Lời Chúa: Mẹ là mẫu gương cho các Tín hữu trong việc nghe Lời Chúa, là chìa khoá để hiểu Kinh Thánh, giữ và suy đi lại nghĩ trong lòng (Lc 2, 19). Qua sự kết hợp với Lời Chúa của Mẹ, bạn có thể đọc Kinh Thánh và hiểu rõ về Chúa Kitô qua việc suy niệm các mầu nhiệm trong khi đọc Kinh Mân Côi. Vì Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo hội dạy bạn lắng nghe, đón nhận và can đảm công bố Lời Chúa một cách trọn vẹn cho người khác.
4- Cha Lucien Legrand nói: Người Tin Lành học Kinh Thánh, còn các Tín hữu Công giáo nói về Kinh Thánh. Người Tin lành nhớ thuộc lòng, trưng dẫn phần lớn Kinh Thánh, còn chúng ta không thể trưng dẫn một câu Kinh Thánh chính xác. Chúa Giêsu là nhà kể chuyện rất tài tình, còn ta nói chuyện về Ngài đôi khi nhạt nhẽo, dạy luân lý một cách tầm thường không có sự sống, biến Lời Chúa thành trừu tượng.
5- Đức Cha Ignatius Kaigama đề nghị: Mỗi Tín hữu Công giáo cần có một cuốn Kinh Thánh riêng để chắc chắn giúp họ yêu mến và sống Lời Chúa. Nhất là khi họ phải biết đọc Kinh Thánh trước khi được lãnh nhận Bí tích Rửa tội, Thêm Sức và phép Hôn phối. Riêng các em nhỏ, cha mẹ phải giữ cho con đến khi em có thể đọc được. Chúng tôi cũng khuyến khích các Gia trưởng đặt Kinh Thánh trên bàn thờ và chia sẻ Kinh Thánh tại gia trong giờ cầu nguyện chung, để Lời Chúa là sức sống cho các phần tử trong Gia đình.
6- Đức Thượng Phụ Bartolomaios I: Giáo Chủ Chính Thống được Đức Thánh Cha mời tham dự Thượng HĐGM nhận định rằng: “Chúng ta đã hành động một cách kiêu hãnh và dửng dưng đối với thiên nhiên thụ tạo, từ chối chiêm ngưỡng Lời Chuá trong các đại dương trên trái đất. Chúng ta đã chối bỏ chính bản chất, vốn đã kêu gọi chúng ta khiêm tốn lắng nghe Lời Chúa, nếu chúng ta muốn trở thành những người tham gia vào bản tính Thiên Chúa.” (2 Pr 1, 4)
7- Sứ điệp Thượng HĐGM: Các nghị phụ nhấn mạnh sự kiện Lời Chúa có trước và vượt ra ngoài Kinh Thánh; lịch sử cứu độ và một nhân vật là Đức Giêsu Kitô. Lời Thiên Chúa nhập thể làm người . Vì thế, người đọc Kinh Thánh luôn luôn cần khiêm tốn và lắng nghe Chúa Thánh Linh dẫn dắt đến chân lý toàn vẹn (Ga 16, 13).
Các Tín hữu dù là người đơn sơ nhất cũng nhớ rằng Lời Chúa mang hình thức những lời cụ thể, để mọi người nghe và hiểu. Đừng chỉ hiểu theo nghĩa đen và cần phải hiểu theo nghĩa bóng. Tín hữu cần đi tham dự đầy đủ bữa tiệc Lời Chúa, là phần đầu của Thánh lễ với ba bài đọc và bài giảng, thật cụ thể để Tín hữu dễ nhớ thực hành.
8- Bàn tiệc Lời Chúa trong Gia đình: Các gia trưởng được coi như là Linh mục tại gia, có trách nhiệm giữ gìn Kinh Thánh, hãy đọc và cùng nhau chia sẻ giữa cha mẹ, vợ chồng con cháu trong các buổi sinh hoạt và giờ kinh tối Gia đình. Hãy thinh lặng và lắng nghe thật sự với cả con tim, để Lời Chúa thấm nhập, ở lại và sống với mọi người. Những câu, đoạn Kinh Thánh vừa đọc sẽ trở thành những chứng tá sống động trong đời sống Gia đình và ngoài xã hội.
Các cha mẹ là Linh mục Gia đình hãy làm cho Lời Chúa vang dội vào đầu mỗi ngày trong vợ chồng, con cháu, và vào các buổi tối, là sức sống dồi dào của mọi phần tử trong Gia đình. ( Ga 10, 10)
Mỗi năm kỷ niệm mừng Chúa Giáng Sinh, Gia đình tôi hãy là một Gia đình êm ấm trong thanh bần, cùng Mẹ Maria suy gẫm Lời Chúa với Thánh Giuse để đem ra thực hành. Như thánh Phaolô đã xác quyết: “Chân đi giầy là lòng hăng say loan báo Tin Mừng bình an...Hãy đội mũ chiến là ơn cứu độ và cầm gươm của Thần Khí ban cho, tức là Lời Thiên Chúa.” (x. Ep 6, 14-17)
Phó tế: JB Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com