Dan Lee
12-22-2008, 10:43 PM
Lễ Giáng Sinh (Thánh lễ đêm)
ĐÊM HÂN HOAN, ĐÊM BÌNH AN…
Lc 2, 1-14
Lễ Giáng sinh, đêm Noel không còn là ngày lễ của riêng người Kytô mà là ngày lễ cho toàn thể nhân loại, mang đến một chiều kích hoàn vũ, đại đồng. Thật thế, trình thuật Tin mừng cho thấy Con Thiên Chúa Giáng sinh không chỉ cho dân tộc Dothái mà còn cho hết mọi dân tộc, cho hết mọi màu da, ngôn ngữ và giai cấp. Chính vì thế, chúng ta hiểu vì sao đêm Noel là đêm của trời đất giao hoà, là đêm an bình, đêm tràn ngập ánh sáng, niềm vui hạnh phúc của hết mọi dân tộc trên toàn thể địa cầu.
Thánh sử Luca mượn yếu tố lịch sử là cuộc tổng kiểm tra dân số của hoàng đế Rôma Augúttô, trị vì từ năm 29BC đến năm 14 AC, để dẫn đến việc Chúa Giêsu hạ sinh tại Bêlem theo như Kinh thánh đã loan báo. Với lệnh tổng kiểm tra này, tất cả những người gốc Bêlem đang làm ăn sinh sống ở phương xa đều phải trở về nguyên quán để kê khai nhân khẩu. Gia đình thánh Giuse lúc đó đang ngụ cư tại Nazarét thuộc miền bắc Galilê cũng phải khăn gói “Nam tiến” để thực hiện nghĩa vụ công dân của mình. Các ngài đâu biết rằng các ngài đang thực hiện đúng thánh ý của Thiên Chúa về việc hạ sinh của Ngôi Hai Thiên Chúa ngay chính tại quê hương của vua David – tổ tiên của các ngài.
Khác với cảnh hạ sinh của Gioan Tẩy Giả vốn được sinh ra trong cảnh ấm cúng của gia đình tư tế có thế giá; Chúa Giêsu sinh ra trong cảnh lạc lõng, bơ vơ giữa muôn vàn khách lạ. Khách lỡ đường đua nhau chen lấn để tìm được một nơi trọ qua đêm, thánh Giuse và bên cạnh là Đức Maria đang bụng mang dạ chửa di chuyển chạm chạp làm sao cạnh tranh được. Thế là đành phải tìm đến hơi ấm của những cọng rơm được những mục đồng chuẩn bị cho đàn chiên và dựa vào hơi thở ấm áp của đàn chiên trong đêm sương giá lạnh. Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng sinh trong hoàn cảnh thật khốn cùng.
Hình ảnh Đức Maria trong ngày hạ sinh Chúa Cứu Thế cho chúng ta thấy nơi Mẹ, toát lên lòng yêu thương tuyệt diệu. Mẹ dường như quên hết những tháng ngày mang nặng và quặn đau để sinh con. Mẹ hẳn phải đau lòng lắm khi thấy con mình sinh ra trong hoàn cảnh hết sức bi đát. Chính vì thế, bao khó khăn, bao hiểm nguy đối với Mẹ giờ đây không đáng là gì, Mẹ chịu đựng tất cả để dồn tình yêu của người Mẹ dành cho người con bé bỏng. Tin mừng đã ghi lại cảnh Mẹ chăm sóc Hài nhi Giêsu thật cảm động. “Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ”.
Thế nhưng ngay trong chính hoàn cảnh tưởng chừng bơ vơ, lặng lẽ và u ám ấy, lại bừng lên ánh sáng rạng ngời, tin mừng được loan báo, thiên sứ vui mừng tung hô, cả đất trời cùng mở hội giao duyên chúc mừng Con Thiên Chúa Giáng sinh làm người.
Đấng Cứu thế không chọn cho mình nơi cung điện nguy nga tráng lệ, có kẻ hầu người hạ để sinh ra; Người hạ sinh trong máng cỏ của đàn gia súc, làm bạn với đàn chiên và mọi giống côn trùng nỉ non bản hợp xướng đưa Người vào giấc ngủ. Những người đầu tiên được đón nhận mạc khải Giáng sinh cũng không phải là những bậc vị vọng tôn giáo hay chính quyền mà là những con người mạt rệp cùng đinh trong xã hội đương thời, những người vốn được xem như những kẻ đầu trộm đuôi cướp- những kẻ chăn chiên. Đây chính là đối tượng của Con Thiên Chúa. Chính Người sau này đã ưu tiên gần gũi, sống thân mật, đồng bàn với họ nhằm cứu thoát họ khỏi mọi sự dữ.
Cả trời đất mừng vui hoan hỷ, tụng ca Thánh danh Thiên Chúa, mừng ngày Ngôi Hai giáng trần. Ngày trọng đại đó, toàn thể vũ trụ được chứng kiến bao thiên sứ của Thiên Chúa không ngớt lời tôn vinh : “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”. Đất trời mừng vui, mở hội giao duyên. Từ đây một kỷ nguyên mới khai sinh. Đấng Cứu độ đến giữa lòng nhân loại để thi ân giáng phúc và đem bình an cho nhân loại.
Đêm Noel là đêm của vui mừng, là đêm của bình an đêm của hồng phúc đến từ Thiên Chúa. Chúng ta hãy tận hưởng tặng phẩm Thần linh mà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta. Đồng thời chúng ta cũng không quên bắt chước các mục đồng trong đêm Giáng sinh là ra đi, đến khắp mọi miền để “tôn vinh chúc tụng Thiên Chúa” và loan báo Tin mừng cho hết mọi người.
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
ĐÊM HÂN HOAN, ĐÊM BÌNH AN…
Lc 2, 1-14
Lễ Giáng sinh, đêm Noel không còn là ngày lễ của riêng người Kytô mà là ngày lễ cho toàn thể nhân loại, mang đến một chiều kích hoàn vũ, đại đồng. Thật thế, trình thuật Tin mừng cho thấy Con Thiên Chúa Giáng sinh không chỉ cho dân tộc Dothái mà còn cho hết mọi dân tộc, cho hết mọi màu da, ngôn ngữ và giai cấp. Chính vì thế, chúng ta hiểu vì sao đêm Noel là đêm của trời đất giao hoà, là đêm an bình, đêm tràn ngập ánh sáng, niềm vui hạnh phúc của hết mọi dân tộc trên toàn thể địa cầu.
Thánh sử Luca mượn yếu tố lịch sử là cuộc tổng kiểm tra dân số của hoàng đế Rôma Augúttô, trị vì từ năm 29BC đến năm 14 AC, để dẫn đến việc Chúa Giêsu hạ sinh tại Bêlem theo như Kinh thánh đã loan báo. Với lệnh tổng kiểm tra này, tất cả những người gốc Bêlem đang làm ăn sinh sống ở phương xa đều phải trở về nguyên quán để kê khai nhân khẩu. Gia đình thánh Giuse lúc đó đang ngụ cư tại Nazarét thuộc miền bắc Galilê cũng phải khăn gói “Nam tiến” để thực hiện nghĩa vụ công dân của mình. Các ngài đâu biết rằng các ngài đang thực hiện đúng thánh ý của Thiên Chúa về việc hạ sinh của Ngôi Hai Thiên Chúa ngay chính tại quê hương của vua David – tổ tiên của các ngài.
Khác với cảnh hạ sinh của Gioan Tẩy Giả vốn được sinh ra trong cảnh ấm cúng của gia đình tư tế có thế giá; Chúa Giêsu sinh ra trong cảnh lạc lõng, bơ vơ giữa muôn vàn khách lạ. Khách lỡ đường đua nhau chen lấn để tìm được một nơi trọ qua đêm, thánh Giuse và bên cạnh là Đức Maria đang bụng mang dạ chửa di chuyển chạm chạp làm sao cạnh tranh được. Thế là đành phải tìm đến hơi ấm của những cọng rơm được những mục đồng chuẩn bị cho đàn chiên và dựa vào hơi thở ấm áp của đàn chiên trong đêm sương giá lạnh. Ngôi Hai Thiên Chúa Giáng sinh trong hoàn cảnh thật khốn cùng.
Hình ảnh Đức Maria trong ngày hạ sinh Chúa Cứu Thế cho chúng ta thấy nơi Mẹ, toát lên lòng yêu thương tuyệt diệu. Mẹ dường như quên hết những tháng ngày mang nặng và quặn đau để sinh con. Mẹ hẳn phải đau lòng lắm khi thấy con mình sinh ra trong hoàn cảnh hết sức bi đát. Chính vì thế, bao khó khăn, bao hiểm nguy đối với Mẹ giờ đây không đáng là gì, Mẹ chịu đựng tất cả để dồn tình yêu của người Mẹ dành cho người con bé bỏng. Tin mừng đã ghi lại cảnh Mẹ chăm sóc Hài nhi Giêsu thật cảm động. “Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ”.
Thế nhưng ngay trong chính hoàn cảnh tưởng chừng bơ vơ, lặng lẽ và u ám ấy, lại bừng lên ánh sáng rạng ngời, tin mừng được loan báo, thiên sứ vui mừng tung hô, cả đất trời cùng mở hội giao duyên chúc mừng Con Thiên Chúa Giáng sinh làm người.
Đấng Cứu thế không chọn cho mình nơi cung điện nguy nga tráng lệ, có kẻ hầu người hạ để sinh ra; Người hạ sinh trong máng cỏ của đàn gia súc, làm bạn với đàn chiên và mọi giống côn trùng nỉ non bản hợp xướng đưa Người vào giấc ngủ. Những người đầu tiên được đón nhận mạc khải Giáng sinh cũng không phải là những bậc vị vọng tôn giáo hay chính quyền mà là những con người mạt rệp cùng đinh trong xã hội đương thời, những người vốn được xem như những kẻ đầu trộm đuôi cướp- những kẻ chăn chiên. Đây chính là đối tượng của Con Thiên Chúa. Chính Người sau này đã ưu tiên gần gũi, sống thân mật, đồng bàn với họ nhằm cứu thoát họ khỏi mọi sự dữ.
Cả trời đất mừng vui hoan hỷ, tụng ca Thánh danh Thiên Chúa, mừng ngày Ngôi Hai giáng trần. Ngày trọng đại đó, toàn thể vũ trụ được chứng kiến bao thiên sứ của Thiên Chúa không ngớt lời tôn vinh : “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”. Đất trời mừng vui, mở hội giao duyên. Từ đây một kỷ nguyên mới khai sinh. Đấng Cứu độ đến giữa lòng nhân loại để thi ân giáng phúc và đem bình an cho nhân loại.
Đêm Noel là đêm của vui mừng, là đêm của bình an đêm của hồng phúc đến từ Thiên Chúa. Chúng ta hãy tận hưởng tặng phẩm Thần linh mà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta. Đồng thời chúng ta cũng không quên bắt chước các mục đồng trong đêm Giáng sinh là ra đi, đến khắp mọi miền để “tôn vinh chúc tụng Thiên Chúa” và loan báo Tin mừng cho hết mọi người.
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn