Dan Lee
12-23-2008, 10:35 AM
Lễ CHÚA GIÁNG SINH
Lễ Giáng Sinh là một dịp để suy niệm
về ý nghĩa và giá trị của cuộc đời chúng ta.
Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh trong buổi triều yết chung vào ngày Thứ Tư 17/12/2008 tại Đại Sảnh Phaolô VI. Bài này được chuyển ngữ từ nguyên văn bằng tiếng Ý, vì chưa có bản dịch tiếng Anh.
Anh chị em thân mến,
Chính hôm nay là ngày bắt đầu của những ngày Mùa Vọng mà chúng ta sửa soạn gần để mừng Lễ Giáng Sinh của Chúa: chúng ta đang ở trong Tuần Cửu Nhật mà trong đó nhiều cộng đồng Kitô hữu cử hành phụng vụ có nhiều đoạn Thánh Kinh phong phú, tất cả đều nhắm đến việc nuôi dưỡng sự mong chờ ngày giáng sinh của Đấng Cứu Thế. Thực ra, toàn thể Hội Thánh chăm chú hướng đôi mắt Đức Tin về ngày lễ đang đến gần mà chúng ta giờ đây đang sửa soạn, như mọi năm, để hợp cùng bài hát vui mừng của các Thiên Thần, là những vị công bố cho các mục đồng giữa đêm khuya về biến cố phi thường là Đấng Cứu Thế đã sinh ra, mời họ thăm viếng hang đá Bethlehem. Ở đó Đấng Emmanuel, Đấng Tạo Hóa trở thành tạo vật, được bọc trong khăn và nằm trong máng cỏ nghèo hèn (x. Lc 2:13-14).
Vì bầu không khí đặc biệt của nó, Lễ Chúa Giáng Sinh là một ngày hội chung. Thực ra, ngay cả những người không nhận mình là tín hữu cũng coi ngày lễ hằng năm của Kitô giáo này là điều gì phi thường và siêu việt, là điều gì nói với họ tận đáy tâm hồn. Đây là một buổi lễ hát mừng ân sủng sự sống. Việc sinh ra của một một em bé phải luôn luôn là một biến cố vui mừng, và việc ôm ấp một em bé trong tay thường gây cho chúng ta một cảm xúc về quan tâm và săn sóc, về tình cảm và sự dịu dàng. Lễ Giáng Sinh là cuộc gặp gỡ một hài nhi đang khóc trong một hang đá bần cùng. Khi chiêm ngưỡng Chúa trong máng cỏ, làm sao chúng ta không nghĩ đến nhiều trẻ em vẫn còn chào đời trong cảnh bần cùng ở nhiều vùng trên thế giới? Làm sao chúng ta không nghĩ đến các trẻ sơ sinh không được tiếp đón mà còn bị khai trừ, đến các trẻ sơ sinh không thể sống sót được vì thiếu sự săn sóc và quan tâm? Làm sao chúng ta cũng không nghĩ đến những gia đình muốn hưởng niềm vui có một đứa con, nhưng ý nguyện của họ không thành? Tiếc thay, dưới sự thúc đẩy của một khuynh hướng duy tiêu thụ hưởng lạc, Lễ Giáng Sinh có nguy cơ mất đi ý nghĩa tinh thần của nó, để chỉ hạ xuống thành dịp mua bán thương mại và trao đổi qùa cáp! Nhưng thật ra, những khó khăn, những bất ổn, và cuộc khủng hoảng kinh tế, mà nhiều gia đình đang sống trong những tháng gần đây, điều này ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại, có thể là một động cơ giúp chúng ta tái khám phá ra cái đầm ấm của sự đơn giản, tình bằng hữu và liên đới, là những giá trị đặc thù của Lễ Giáng Sinh. Khi được lột bỏ những tàn tích của chủ thuyết tiêu thụ và duy vật, Lễ Giáng Sinh có thể trở thành một dịp để chúng ta tiếp nhận, như một món quà cá nhân, sứ điệp hy vọng đang lan tỏa ra từ mầu nhiệm giáng sinh của Đức Kitô.
Nhưng tất cả những điều ấy vẫn chưa đủ để giúp chúng ta nhận ra giá trị trọn vẹn của ngày lễ mà chúng ta đang sửa soạn. Chúng ta biết rằng lễ này mừng biến cố chính yếu của lịch sử: việc Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa để cứu độ nhân loại. Thánh Leô Cả trong một bài giảng Lễ Giáng Sinh đã kêu lên thế này: “Anh chị em thân mến, chúng ta hãy vui mừng trong Chúa và hãy mở rộng tâm hồn cho niềm vui tinh tuyền nhất. Vì ngày đã ló rạng cho chúng ta có nghĩa là ơn cứu độ mới, việc chuẩn bị cũ, niềm hạnh phúc vĩnh cửu. Thật vậy, mầu nhiệm cao cả về ơn cứu độ được hứa từ ban đầu và được ban cho chúng ta trong thời sau hết, cùng được sắp xếp để kéo dài đến vô tận” (Homilia XXII) được canh tân cho chúng ta trong chu kỳ phụng vụ hàng năm. Thánh Phaolô cũng đã nhắc lại nhiều lần về chân lý nền tảng này trong các thư của ngài. Chẳng hạn như trong thư gửi tín hữu Galatê ngài viết: ”Khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến, sinh ra bởi một người phụ nữ, và dưới Lề Luật,... để cho chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (4:4). Trong thư gửi tín hữu Roma ngài nhấn mạnh đến các hiệu quả hợp lý và sự đòi hỏi của biến cố cứu độ này như sau: “Vậy nếu là con, thì cũng là người thừa kế, thừa kế của Thiên Chúa, và đồng thừa kế với Ðức Kitô; miễn là chúng ta cùng chịu đau khổ với Người, để chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người” (Rm 8,17). Nhưng đặc biệt là thánh Gioan trong phần dẫn nhập của Tin Mừng thứ tư, đã suy niệm một cách sâu sắc về mầu nhiệm Nhập Thể. Vì thế dẫn nhập này là phần của phụng vụ lễ Giáng Sinh ngay từ thời xa xưa: Quả thật đoạn Tin Mừng này là một tóm lược xác thực nhất và sâu sắc nhất của Lễ này và là nền tảng cho niềm vui của chúng ta. Thánh Gioan viết: “Et Verbum caro factum est et habitavit in nobis / Và Ngôi Lời đã trở thành nhục thể, và ở giữa chúng ta” (Ga 1:14).
Cho nên trong Lễ Giáng Sinh chúng ta không chỉ giới hạn trong việc tưởng niệm ngày sinh của một vĩ nhân; chúng ta không chỉ cử hành một cách trừu tượng mầu nhiệm sinh ra của người ta nói chung, hay mầu nhiệm của sự sống; chứ đừng nói đến mừng viêc bắt đầu một mùa mới. Trong Lễ Giáng Sinh chúng ta nhớ tới một cái gì rất cụ thể và quan trọng đối với con người, một cái gì cốt yếu đối với Đức Tin Kitô giáo, một Chân Lý mà thánh Gioan đã tóm tắt trong vài lời: “Ngôi Lời đã thành nhục thể”. Đây là một biến cố lịch sử mà Thánh Sử Luca đã quan tâm đặt vào trong một khung cảnh được xác định rõ ràng: trong những ngày mà hoàng đế Xêdarê Augustô ra chiếu chỉ kiểm kê dân số lần đầu tiên, khi quan Quirinô làm thống đốc Syria (x. Lc 2:1-7). Vậy trong một đêm được xác định trong lịch sử, biến cố cứu độ mà dân Israel mong đợi từ bao thế kỷ đã xảy ra. Trong bóng tối của đêm đen ở Bethlêhem một ánh sáng vĩ đại đã được thắp lên: Đấng Tạo Hóa của con người kết hợp với bản tính nhân loại của chúng ta một cách bất khả phân ly, đến nỗi Người thật sự là “Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng” và đồng thời cũng là người, người thật. Điều mà thánh Gioan gọi bằng tiếng Hy Lạp là “ho Logos” - dịch sang tiếng Latinh là “Verbum” và sang tiếng Ý là “il Verbo” [Ngôi Lời], cũng có nghĩa là “Ý Nghĩa”. Vì vậy chúng ta có thể hiểu những lời của thánh Gioan là “Ý Nghĩa vĩnh cửu” của thế giới đã trở thành hữu hình đối với các giác quan và trí khôn của chúng ta: giờ đây chúng ta có thể chạm đến và chiêm ngưỡng (x. Ga 1:1). “Ý Nghĩa” đã trở thành nhục thể đó không chỉ đơn thuần là một tư tưởng tổng quát được biểu hiện trên thế gian; nhưng là một “Lời” được nói với chúng ta. Logos [Ngôi Lời] biết chúng ta, gọi chúng ta, và hướng dẫn chúng ta. Người không phải là một luật phổ quát mà trong đó chúng ta đóng một vai trò nào đó, mà là một Ngôi Vị quan tâm đến từng người trong chúng ta, là Con Thiên Chúa hằng sống, Đấng đã làm người tại Bethlêhem.
Đối với nhiều người, và một cách nào đó đối với tất cả chúng ta, điều này xem ra khó tin (quá tốt lành để cho là thật). Thật ra, chúng ta nhắc lại ở đây: vâng, có một ý nghĩa, và ý nghĩa ấy không phải là một phản kháng bất lực chống lại điều phi lý. Ý Nghĩa ấy có quyền năng: chính là Thiên Chúa. Một Thiên Chúa tốt lành, không được lẫn lộn với một đấng quá cao vời và quá xa cách nào đó, mà con người không bao giờ đi đến được, nhưng một Thiên Chúa trở thành người lân cận với chúng ta, và rất gần gũi chúng ta, có thời giờ cho từng người trong chúng ta, cùng đến để ở lại với chúng ta. Và như thế chúng ta tức khắc tự hỏi: “Một điều như thế có thể xảy ra được sao? Việc Thiên Chúa trở thành hài nhi có xứng hợp không?” Để có thể mở rộng tâm hồn chúng ta đón nhận Chân Lý này, là Chân Lý chiếu soi toàn thể sự hiện hữu của nhân loại, chúng ta phải cúi đầu nhìn nhận những giới hạn của trí khôn mình. Trong hang Bethlêhem Thiên Chúa tỏ mình cho chúng ta như một “hài nhi” khiêm tốn để khuất phục tính kiêu căng của chúng ta. Có lẽ chúng ta sẽ dễ dàng đầu hàng hơn trước quyền lực, trước sự khôn ngoan; nhưng Người không muốn sự đầu hàng của chúng ta; trái lại, Người mời gọi tâm hồn chúng ta và sự quyết định tự do của chúng ta để chấp nhận tình yêu của Người. Người đã trở thành bé nhỏ để giải thoát chúng ta khỏi đòi hỏi được làm lớn của con người phát sinh từ tính kiêu ngạo của chúng ta, Người đã tự nguyện làm người để làm cho chúng ta được thật sự được tự do, tự do để yêu mến Người.
Anh chị em thân mến, Lễ Giáng Sinh là một dịp cho chúng ta suy niệm về ý nghĩa và giá trị của đời sống chúng ta. Sự cận kề của đại lễ này, một đằng giúp chúng ta suy nghĩ về thảm kịch trong lịch sử mà trong đó loài người, bị tội lỗi làm tổn thương, vẫn không ngừng tìm hạnh phúc cùng một ý nghĩa tốt đẹp về cuộc đời và về cái chết; đằng khác nó cũng thúc giục chúng ta phải suy niệm về sự tốt lành nhân hậu của Thiên Chúa, là Đấng đã đến gặp loài người để trực tiếp truyền thông cho họ Chân Lý cứu độ, và để cho họ được thông phần vào tình bằng hữu và sự sống của Người. Vì thế chúng ta hãy sửa soạn mừng Lễ Giáng Sinh với lòng khiêm nhường và đơn giản, để chúng ta sẵn sàng lãnh nhận ơn ánh sáng, niềm vui và bình an, là những điều được chiếu tỏa ra từ mầu nhiệm này. Chúng ta hãy đón nhận Lễ Giáng Sinh của Đức Kitô như một biến cố có thể canh tân đời sống chúng ta hôm nay. Chớ gì cuộc gặp gỡ với Chúa Hài Đồng biến chúng ta thành những người không còn chỉ nghĩ đến mình, nhưng mở rộng tâm hồn để đáp lại những mong ước và nhu cầu của các anh chị em của mình. Bằng cách này, chúng ta cũng sẽ trở thành những nhân chứng của ánh sáng mà Lễ Giáng Sinh chiếu tỏa trên nhân loại của thiên niên thứ ba. Chúng ta hãy cầu xin Mẹ Rất Thánh Maria, nhà tạm của Ngôi Lời Nhập Thể, và Thánh Giuse, chứng nhân âm thầm của các biến cố cứu độ, truyền thông cho chúng ta những tâm tình mà các Ngài đã cảm thấy trong khi chờ đợi Chúa Giêsu sinh ra, để chúng ta có thể chuẩn bị cứ hành Lễ Giáng Sinh sắp tới một cách thánh thiện, trong niềm vui của Đức Tin, và bằng sự dấn thân của một cuộc hoán cải chân thành.
Chúc tất cả anh chị em một Lễ Giáng Sinh vui vẻ!
ĐGH Bênêđictô XVI
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Lễ Giáng Sinh là một dịp để suy niệm
về ý nghĩa và giá trị của cuộc đời chúng ta.
Dưới đây là bản dịch bài huấn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh trong buổi triều yết chung vào ngày Thứ Tư 17/12/2008 tại Đại Sảnh Phaolô VI. Bài này được chuyển ngữ từ nguyên văn bằng tiếng Ý, vì chưa có bản dịch tiếng Anh.
Anh chị em thân mến,
Chính hôm nay là ngày bắt đầu của những ngày Mùa Vọng mà chúng ta sửa soạn gần để mừng Lễ Giáng Sinh của Chúa: chúng ta đang ở trong Tuần Cửu Nhật mà trong đó nhiều cộng đồng Kitô hữu cử hành phụng vụ có nhiều đoạn Thánh Kinh phong phú, tất cả đều nhắm đến việc nuôi dưỡng sự mong chờ ngày giáng sinh của Đấng Cứu Thế. Thực ra, toàn thể Hội Thánh chăm chú hướng đôi mắt Đức Tin về ngày lễ đang đến gần mà chúng ta giờ đây đang sửa soạn, như mọi năm, để hợp cùng bài hát vui mừng của các Thiên Thần, là những vị công bố cho các mục đồng giữa đêm khuya về biến cố phi thường là Đấng Cứu Thế đã sinh ra, mời họ thăm viếng hang đá Bethlehem. Ở đó Đấng Emmanuel, Đấng Tạo Hóa trở thành tạo vật, được bọc trong khăn và nằm trong máng cỏ nghèo hèn (x. Lc 2:13-14).
Vì bầu không khí đặc biệt của nó, Lễ Chúa Giáng Sinh là một ngày hội chung. Thực ra, ngay cả những người không nhận mình là tín hữu cũng coi ngày lễ hằng năm của Kitô giáo này là điều gì phi thường và siêu việt, là điều gì nói với họ tận đáy tâm hồn. Đây là một buổi lễ hát mừng ân sủng sự sống. Việc sinh ra của một một em bé phải luôn luôn là một biến cố vui mừng, và việc ôm ấp một em bé trong tay thường gây cho chúng ta một cảm xúc về quan tâm và săn sóc, về tình cảm và sự dịu dàng. Lễ Giáng Sinh là cuộc gặp gỡ một hài nhi đang khóc trong một hang đá bần cùng. Khi chiêm ngưỡng Chúa trong máng cỏ, làm sao chúng ta không nghĩ đến nhiều trẻ em vẫn còn chào đời trong cảnh bần cùng ở nhiều vùng trên thế giới? Làm sao chúng ta không nghĩ đến các trẻ sơ sinh không được tiếp đón mà còn bị khai trừ, đến các trẻ sơ sinh không thể sống sót được vì thiếu sự săn sóc và quan tâm? Làm sao chúng ta cũng không nghĩ đến những gia đình muốn hưởng niềm vui có một đứa con, nhưng ý nguyện của họ không thành? Tiếc thay, dưới sự thúc đẩy của một khuynh hướng duy tiêu thụ hưởng lạc, Lễ Giáng Sinh có nguy cơ mất đi ý nghĩa tinh thần của nó, để chỉ hạ xuống thành dịp mua bán thương mại và trao đổi qùa cáp! Nhưng thật ra, những khó khăn, những bất ổn, và cuộc khủng hoảng kinh tế, mà nhiều gia đình đang sống trong những tháng gần đây, điều này ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại, có thể là một động cơ giúp chúng ta tái khám phá ra cái đầm ấm của sự đơn giản, tình bằng hữu và liên đới, là những giá trị đặc thù của Lễ Giáng Sinh. Khi được lột bỏ những tàn tích của chủ thuyết tiêu thụ và duy vật, Lễ Giáng Sinh có thể trở thành một dịp để chúng ta tiếp nhận, như một món quà cá nhân, sứ điệp hy vọng đang lan tỏa ra từ mầu nhiệm giáng sinh của Đức Kitô.
Nhưng tất cả những điều ấy vẫn chưa đủ để giúp chúng ta nhận ra giá trị trọn vẹn của ngày lễ mà chúng ta đang sửa soạn. Chúng ta biết rằng lễ này mừng biến cố chính yếu của lịch sử: việc Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa để cứu độ nhân loại. Thánh Leô Cả trong một bài giảng Lễ Giáng Sinh đã kêu lên thế này: “Anh chị em thân mến, chúng ta hãy vui mừng trong Chúa và hãy mở rộng tâm hồn cho niềm vui tinh tuyền nhất. Vì ngày đã ló rạng cho chúng ta có nghĩa là ơn cứu độ mới, việc chuẩn bị cũ, niềm hạnh phúc vĩnh cửu. Thật vậy, mầu nhiệm cao cả về ơn cứu độ được hứa từ ban đầu và được ban cho chúng ta trong thời sau hết, cùng được sắp xếp để kéo dài đến vô tận” (Homilia XXII) được canh tân cho chúng ta trong chu kỳ phụng vụ hàng năm. Thánh Phaolô cũng đã nhắc lại nhiều lần về chân lý nền tảng này trong các thư của ngài. Chẳng hạn như trong thư gửi tín hữu Galatê ngài viết: ”Khi đến thời viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến, sinh ra bởi một người phụ nữ, và dưới Lề Luật,... để cho chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử” (4:4). Trong thư gửi tín hữu Roma ngài nhấn mạnh đến các hiệu quả hợp lý và sự đòi hỏi của biến cố cứu độ này như sau: “Vậy nếu là con, thì cũng là người thừa kế, thừa kế của Thiên Chúa, và đồng thừa kế với Ðức Kitô; miễn là chúng ta cùng chịu đau khổ với Người, để chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người” (Rm 8,17). Nhưng đặc biệt là thánh Gioan trong phần dẫn nhập của Tin Mừng thứ tư, đã suy niệm một cách sâu sắc về mầu nhiệm Nhập Thể. Vì thế dẫn nhập này là phần của phụng vụ lễ Giáng Sinh ngay từ thời xa xưa: Quả thật đoạn Tin Mừng này là một tóm lược xác thực nhất và sâu sắc nhất của Lễ này và là nền tảng cho niềm vui của chúng ta. Thánh Gioan viết: “Et Verbum caro factum est et habitavit in nobis / Và Ngôi Lời đã trở thành nhục thể, và ở giữa chúng ta” (Ga 1:14).
Cho nên trong Lễ Giáng Sinh chúng ta không chỉ giới hạn trong việc tưởng niệm ngày sinh của một vĩ nhân; chúng ta không chỉ cử hành một cách trừu tượng mầu nhiệm sinh ra của người ta nói chung, hay mầu nhiệm của sự sống; chứ đừng nói đến mừng viêc bắt đầu một mùa mới. Trong Lễ Giáng Sinh chúng ta nhớ tới một cái gì rất cụ thể và quan trọng đối với con người, một cái gì cốt yếu đối với Đức Tin Kitô giáo, một Chân Lý mà thánh Gioan đã tóm tắt trong vài lời: “Ngôi Lời đã thành nhục thể”. Đây là một biến cố lịch sử mà Thánh Sử Luca đã quan tâm đặt vào trong một khung cảnh được xác định rõ ràng: trong những ngày mà hoàng đế Xêdarê Augustô ra chiếu chỉ kiểm kê dân số lần đầu tiên, khi quan Quirinô làm thống đốc Syria (x. Lc 2:1-7). Vậy trong một đêm được xác định trong lịch sử, biến cố cứu độ mà dân Israel mong đợi từ bao thế kỷ đã xảy ra. Trong bóng tối của đêm đen ở Bethlêhem một ánh sáng vĩ đại đã được thắp lên: Đấng Tạo Hóa của con người kết hợp với bản tính nhân loại của chúng ta một cách bất khả phân ly, đến nỗi Người thật sự là “Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng” và đồng thời cũng là người, người thật. Điều mà thánh Gioan gọi bằng tiếng Hy Lạp là “ho Logos” - dịch sang tiếng Latinh là “Verbum” và sang tiếng Ý là “il Verbo” [Ngôi Lời], cũng có nghĩa là “Ý Nghĩa”. Vì vậy chúng ta có thể hiểu những lời của thánh Gioan là “Ý Nghĩa vĩnh cửu” của thế giới đã trở thành hữu hình đối với các giác quan và trí khôn của chúng ta: giờ đây chúng ta có thể chạm đến và chiêm ngưỡng (x. Ga 1:1). “Ý Nghĩa” đã trở thành nhục thể đó không chỉ đơn thuần là một tư tưởng tổng quát được biểu hiện trên thế gian; nhưng là một “Lời” được nói với chúng ta. Logos [Ngôi Lời] biết chúng ta, gọi chúng ta, và hướng dẫn chúng ta. Người không phải là một luật phổ quát mà trong đó chúng ta đóng một vai trò nào đó, mà là một Ngôi Vị quan tâm đến từng người trong chúng ta, là Con Thiên Chúa hằng sống, Đấng đã làm người tại Bethlêhem.
Đối với nhiều người, và một cách nào đó đối với tất cả chúng ta, điều này xem ra khó tin (quá tốt lành để cho là thật). Thật ra, chúng ta nhắc lại ở đây: vâng, có một ý nghĩa, và ý nghĩa ấy không phải là một phản kháng bất lực chống lại điều phi lý. Ý Nghĩa ấy có quyền năng: chính là Thiên Chúa. Một Thiên Chúa tốt lành, không được lẫn lộn với một đấng quá cao vời và quá xa cách nào đó, mà con người không bao giờ đi đến được, nhưng một Thiên Chúa trở thành người lân cận với chúng ta, và rất gần gũi chúng ta, có thời giờ cho từng người trong chúng ta, cùng đến để ở lại với chúng ta. Và như thế chúng ta tức khắc tự hỏi: “Một điều như thế có thể xảy ra được sao? Việc Thiên Chúa trở thành hài nhi có xứng hợp không?” Để có thể mở rộng tâm hồn chúng ta đón nhận Chân Lý này, là Chân Lý chiếu soi toàn thể sự hiện hữu của nhân loại, chúng ta phải cúi đầu nhìn nhận những giới hạn của trí khôn mình. Trong hang Bethlêhem Thiên Chúa tỏ mình cho chúng ta như một “hài nhi” khiêm tốn để khuất phục tính kiêu căng của chúng ta. Có lẽ chúng ta sẽ dễ dàng đầu hàng hơn trước quyền lực, trước sự khôn ngoan; nhưng Người không muốn sự đầu hàng của chúng ta; trái lại, Người mời gọi tâm hồn chúng ta và sự quyết định tự do của chúng ta để chấp nhận tình yêu của Người. Người đã trở thành bé nhỏ để giải thoát chúng ta khỏi đòi hỏi được làm lớn của con người phát sinh từ tính kiêu ngạo của chúng ta, Người đã tự nguyện làm người để làm cho chúng ta được thật sự được tự do, tự do để yêu mến Người.
Anh chị em thân mến, Lễ Giáng Sinh là một dịp cho chúng ta suy niệm về ý nghĩa và giá trị của đời sống chúng ta. Sự cận kề của đại lễ này, một đằng giúp chúng ta suy nghĩ về thảm kịch trong lịch sử mà trong đó loài người, bị tội lỗi làm tổn thương, vẫn không ngừng tìm hạnh phúc cùng một ý nghĩa tốt đẹp về cuộc đời và về cái chết; đằng khác nó cũng thúc giục chúng ta phải suy niệm về sự tốt lành nhân hậu của Thiên Chúa, là Đấng đã đến gặp loài người để trực tiếp truyền thông cho họ Chân Lý cứu độ, và để cho họ được thông phần vào tình bằng hữu và sự sống của Người. Vì thế chúng ta hãy sửa soạn mừng Lễ Giáng Sinh với lòng khiêm nhường và đơn giản, để chúng ta sẵn sàng lãnh nhận ơn ánh sáng, niềm vui và bình an, là những điều được chiếu tỏa ra từ mầu nhiệm này. Chúng ta hãy đón nhận Lễ Giáng Sinh của Đức Kitô như một biến cố có thể canh tân đời sống chúng ta hôm nay. Chớ gì cuộc gặp gỡ với Chúa Hài Đồng biến chúng ta thành những người không còn chỉ nghĩ đến mình, nhưng mở rộng tâm hồn để đáp lại những mong ước và nhu cầu của các anh chị em của mình. Bằng cách này, chúng ta cũng sẽ trở thành những nhân chứng của ánh sáng mà Lễ Giáng Sinh chiếu tỏa trên nhân loại của thiên niên thứ ba. Chúng ta hãy cầu xin Mẹ Rất Thánh Maria, nhà tạm của Ngôi Lời Nhập Thể, và Thánh Giuse, chứng nhân âm thầm của các biến cố cứu độ, truyền thông cho chúng ta những tâm tình mà các Ngài đã cảm thấy trong khi chờ đợi Chúa Giêsu sinh ra, để chúng ta có thể chuẩn bị cứ hành Lễ Giáng Sinh sắp tới một cách thánh thiện, trong niềm vui của Đức Tin, và bằng sự dấn thân của một cuộc hoán cải chân thành.
Chúc tất cả anh chị em một Lễ Giáng Sinh vui vẻ!
ĐGH Bênêđictô XVI
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ