Dan Lee
12-24-2008, 11:34 PM
BÀI GIẢNG LỄ ĐÊM GIÁNG SINH 08
Sự sống của Thiên Chúa trên nẻo đường nhân loại !
Dẫn nhập đầu lễ: Kính thưa ông bà và anh chị em
Đặc biệt, kính thưa tất cả quý vị, quý bạn trẻ và các em thiếu nhi, cùng tất cả những người đang hiện diện trong khuôn viên thánh đường,
Một lần nữa, “Đêm Thánh vô cùng” lại về với chúng ta, với toàn thể nhân loại. Noel trở về với hết mọi người, không phân biệt chủng tộc màu da, tín ngưỡng hay văn hóa, vô thần hay hữu thần, thôn quê hay thành thị, nghèo khố rách áo ôm hay giàu nhà cao cửa rộng…
Cùng với những bước chân thời gian vội vã của những ngày cuối năm để chuẩn bị bước sang một cuộc hành trình của Năm Mới, Giáng Sinh, Noel đang mang đến cho tất cả chúng ta một thông điệp đầy tin yêu hy vọng như nhận định của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trong bài huấn từ về ý nghĩa Giáng Sinh trong buổi triều yết chung hôm 17.12 vừa qua tại Vatican:
“Vì bầu không khí đặc biệt của nó, Lễ Chúa Giáng Sinh là một ngày hội chung. Thực ra, ngay cả những người không nhận mình là tín hữu cũng coi ngày lễ hằng năm của Kitô giáo này là điều gì phi thường và siêu việt, là điều gì nói với họ tận đáy tâm hồn. Đây là một buổi lễ hát mừng ân sủng sự sống.”
Vâng, Niềm vui Giáng sinh và Hạnh phúc Năm Mới đó chính là lời chúc mừng xin được gởi đến toàn thể anh chị em như tâm tình quý mến và món quà Noel chân tình của tôi trong Đêm Thánh nầy. Merry Christmas and Happy New Year ! (Vỗ tay).
Giờ đây, trong tâm tình hiệp thông cảm tạ tình yêu Thiên Chúa và nguyện cầu Chúa Giáng Sinh ban muôn ân lộc xác hồn, cộng đoàn chúng ta hãy thành tâm sám hối tội lỗi để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
Giảng Lời Chúa:
Kính thưa Ông Bà Anh Chị em giáo dân, Kính thưa Quý Vị và các bạn ngoài Kitô giáo,
Trước hết, thay mặt cho bà con giáo dân giáo xứ Tuy Hòa, xin được trân trọng gởi đến quý vị không có chung niềm tin Kitô đang có mặt ở đây hôm nay lời cám ơn chân tình và lời chúc mừng Giáng Sinh tốt đẹp nhất.
Chúng tôi cám ơn quý vị, quý bạn đã đến đây để chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với chúng tôi, để tham quan ngôi từ đường của đại gia đình kitô hữu, để chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ, để nghe những bài thánh ca Noel và giờ đây đang nghiêm túc sốt sắng cùng chúng tôi dâng lễ Tạ Ơn, một hành vi hoàn toàn xuất phát từ tấm lòng tín ngưỡng và mến mộ, huynh đệ và hiệp thông.
Chúng tôi cám ơn Quý vị về nghĩa cử đặc biệt nầy. Vì chúng tôi cứ ngỡ rằng, nếu quý vị đã từng đọc cuôn “Tây Dương Gia tô bí lục” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 1981 với số lượng 20.500 bản, chắc các bạn sẽ không còn chút cảm tình và tin tưởng nào về ngày lễ Giáng Sinh của một Hài Nhi Giêsu. Vì mục đích của tác phẩm nầy là để bôi nhọ và giải thể Kitô giáo, một thứ tà đạo đi ngược lại với văn hóa dân tộc.
Và cách đây vài năm, khi thế giới ầm ĩ cả lên với cuốn tiểu thuyết trinh thám giả tưởng “Mật mã Đa Vinci” của Dan Brown và kế tiếp cuốn phim cùng tên được hãng Sony tung ra thị trường thế giới, với động lực và mục đích hạ bệ thần tượng và trần tục hóa nhân vật Giêsu, thì chúng tôi lại sợ rằng: chắc niềm tin nếu có về Đức Giêsu của quý vị, các bạn sẽ bị xói mòn hoặc sụp đổ hoàn toàn.
Nhất là, mới đây, với một thời gian dài được nghe, được đọc qua các kênh thông tin của nhà nước về sự kiện Thái Hà và Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội, chúng tôi cũng lo rằng: chắc quý vị quý bạn sẽ không dám đặt chân tới Nhà thờ Công Giáo, không đủ can đảm để liên hệ với người Công Giáo, vì phạm trù Công giáo trong một thời điểm nhất định nào đó gần như gắn liền với phản động, với vọng ngoại, với bán nước.
Thế nhưng đêm nay, đúng hơn, trong nhiều ngày của tuần lễ nầy, khuôn viên nhà thờ chúng tôi vẫn đầy ắp những dấu chân thân thương của quý vị, vẫn ngập tràn những ánh mắt, nụ cười thân thiện tươi vui và thấm đẫm tình bạn, tình người, tình tự trân trọng tín ngưỡng và tình cảm sẻ chia niềm tin của quý vị.
Chúng tôi cám ơn quý vị về nghĩa cử đầy tính hiệp thông và khoan dung nhân ái. Chúng tôi cám ơn quý vị đã biểu lộ tâm tình trân trọng, kính tôn đối với Chúa Giêsu, một Đấng mà chắc chắn quý vị còn rất mù mờ, có khi được hiểu cách lệch lạc và được thông tin với một ý đồ không mấy thiện chí, nếu không muốn nói là thù nghịch.
Thì ra, huyền nhiệm Giáng Sinh có một sức thu hút lạ kỳ mà không một quyền lực nào của loài người có thể khuất phục, không một sức mạnh nào có thể triệt tiêu, điển hình như cuộc tàn sát các trẻ em Bêlem của bạo vương Hêrôđê khi hài nhi Giêsu mới xuất hiện, hay những cuộc bách hại đẩm máu dưới thời hoàng đế Nêrô của đế quốc La mã khi Giáo Hội của Ngài mới vừa nhen nhúm trong xã hội loài người.
Với sự hiện diện đông đảo và thân tình của Quý vị trong giờ phút linh thiêng nầy, chúng tôi tin rằng niềm vui Giáng Sinh, chân lý Giáng Sinh, huyền nhiệm Giáng Sinh đã nối kết tất cả chúng ta, để chúng ta có thể mạnh mẽ tuyên bố rằng: cho dù có khác biệt về niềm tin, về ý thức hệ, về quan niệm sống, về cung cách ứng xử, thì chúng ta vẫn có thể nói chung một ngôn ngữ, ngôn ngữ của tình bạn, tình người, vẫn có thể để cùng đọng lại một tâm tình, tâm tình yêu thương, nhân ái và vẫn có thể chung xây một ước nguyện, ước nguyện cho hòa bình, hiệp nhất, khoan dung, tự do và phát triển.
Chúng tôi ước mong và xác tín rằng: chút nữa đây, khi từ giã ngôi nhà thờ nầy để trở về với mái ấm gia đình, quý vị sẽ mang theo hình ảnh của Hài Nhi Giêsu dễ thương cùng với lời chúc phúc bình an của Ngài; sẽ mang về hình ảnh của Mẹ Maria dịu hiền khả ái với bàn tay che chở bảo bọc của Ngài; và mang theo hình ảnh thánh Giuse với trái tim cương nghị và trách nhiệm làm cha làm chồng của Ngài. Và như thế, quý vị sẽ trở về với một tâm hồn bình an và một niềm hy vọng tươi sáng, hạnh phúc cho cuộc đời vì quý vị cùng với thái độ hiếu khách, huynh đệ, mến thương của tất cả chúng tôi, những đồ đệ của Giêsu, những người được Ngài trao sứ mệnh làm chứng rằng: “Người ta cứ dấu nầy mà nhận biết anh em là môn sinh của Thầy, đó là anh em hãy mến thương nhau”.
Giờ đây, xin quý vị cho phép tôi được ngỏ lời với anh chị em của chung tôi, cộng đoàn giáo dân thuộc giáo xứ Tuy Hòa.
Hình như, cứ mỗi độ Giáng Sinh về là mỗi lần chúng ta lại tìm được một ý nghĩa mới cho cuộc hành trình của nhịp sống đức tin. Năm nay, tôi xin được chia sẻ cùng ông bà anh chị em ý nghĩa nầy: GIÁNG SINH: MÓN QUÀ SỰ SỐNG KHÔNG NGỪNG ĐƯỢC BAN TẶNG.
Phải chăng, ý nghĩa đầu tiên và cuối cùng của mầu nhiệm Thiên Chúa Giáng Sinh chính là “sự sống thần linh, là ơn cứu độ của Thiên Chúa dành cho nhân loại, cho mỗi người chúng ta qua chính Người Con Một của Ngài”, đúng như lời khẳng định trong Tin Mừng Thánh Gioan:
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16)
Và chân lý đó đã được sứ ngôn Isaia tiên báo trong bối cảnh sự chết đang bao trùm lên dân Chúa trong thời nộ lệ Babylon mà trích đoạn của BĐ1 hôm nay đã vừa nhắc lại:
“Đoàn người bước đi trong tăm tối, đã nhìn thấy ánh sáng bao la, ánh sáng bừng lên trên những miền âm u sự chết…vì một Hài nhi đã sinh ra cho chúng ta, một Người con đã được ban tặng cho chúng ta”.
Nhưng Thiên Chúa đã ban tặng “Sự sống” đó cho chúng ta bằng cách nào ?
Sự sống của Thiên Chúa trên nẻo đường nhân loại !
Dẫu cho bao ngàn năm mong đợi hy vọng Đấng Cứu Thế sẽ xuất hiện cách diệu kỳ ngoài nẻo bước thường tình của kiếp nhân sinh: “Trời cao hỡi, nào hãy gieo sương, mây hãy đổ mưa, mưa Đấng Công chính, đất rộng mở, cho xuất hiện Vị Cứu Tinh ơi “ (Is 45,8); thì sau lời “Xin vâng” của Đức Trinh nữ Maria, Ngôi Lời đã trở thành một thai nhi. Con Thiên Chúa mang lấy thân phận và cuộc sống loài người. Sự sống của Thiên Chúa đã được ban tặng trên nẻo đường nhân loại. Và kể từ đó, Ngôi Hai Thiên Chúa đã bắt đầu chọn đi trên nẻo bấp bênh của kiếp phận con người: lớn lên chín tháng trong lòng mẹ như bao vạn triệu con người để rồi cất tiếng khóc oa oa chào đời giữa đêm đông giá rét.
Ngài đã không chọn cách kiểu vào đời oai phong lẫm lẫm bước xuống từ trời như một thiên sứ giáng lâm, mà Ngài cần sự sống được chuyển thông từ dòng sửa mẹ, để đi ra cuộc đời bằng xác thân mỏng manh yếu đuối.
Ngài không chọn gác tía lầu son để xa xôi cách biệt giữa Thiên Chúa Tối Cao với đớn hèn nhân loại, nhưng đã sẻ chia trọn vẹn phận người như ta ngoại trừ tội lỗi.
Ngài không đã không bước đi trên nhung lụa mượt mà của giàu sang, an nhàn sung sướng, nhưng là cuộc hành trình mang theo tất cả buồn vui, âu lo, trăn trở; sẽ đong đầy nước mắt đoạn trường, sẽ dập dìu những đau thương khổ lụy, như cách diễn đạt của thi sĩ linh mục F.X. Nguyễn Xuân Văn, trong lời thơ mở đầu tác phẩm “Sứ điệp tình thương”:
Lời Hằng Sống mang tình thương nổi nhớ
Dựng nên đời và sống giữa lòng đời…
Lời Nhập Thể vào cõi đời hoang lạnh,
Để cùng ta chia sẻ kiếp phù sinh.
Và một khi chọn sự sống nhân loại là sự sống của chính mình, Thiên Chúa đã hết lòng trân trọng và yêu cuộc sống nhân loại lầm than đó:
Vì yêu cuộc sống, Ngài đâu dám xem thường lưỡi gươm truy sát của bạo chúa Hêrôđê nên đã tất tả trốn sang Ai Cập; Vì yêu cuộc sống đó nên Ngài đã chấp nhận lao động vất vả bằng nghề thợ mộc để nuôi sống bản thân và phụng dưỡng cha mẹ.
Vì yêu cuộc sống đó nên Ngài đã mủi lòng trước những giọt nước mắt của người chị mất em (Matta, Maria Beetania), mẹ già mất con trai yêu dấu (Bà góa thành Naim), người cha mất đứa con gái rượu (Ông Giai-rô), và đã quyết định thi thố quyền năng “hoàn sanh cải tử”, trao trả sự sống lại cho những con người đang thất vọng nảo nề trước cái chết.
Vì yêu cuộc sống vốn là tạo vật tuyệt vời mang ảnh hình Thiên Chúa, nên Ngài cảm thông nổi thất vọng ê chề của những người mà cuộc đời và thân xác đã trở nên bất hạnh, tàn phế: phong cùi, mù què, câm, điếc, quỷ ám, bại liệt…và Ngài đã ra tay phục hoạt chữa lành.
Vì yêu cuộc sống vốn được Thiên Chúa ban hơi thở Thần Linh, nên Ngài đã đem niềm hy vọng làm lại cuộc đời cho Mai-đệ-liên, xóa đi nổi hổ thẹn ê chề của người phụ nữ ngoại tình bị loài người kết án.
Vì yêu cuộc sống vốn đã được Thiên Chúa trao ban cho vũ trụ như một vườn địa đàng để hưởng hạnh phúc tròn đầy, nên Ngài đã động lòng xót thương mấy ngàn người bơ vơ trong hoang mạc đói khát như chiên không người chăn và đã làm phép lạ bánh, cá hóa nhiều để cho họ no lòng chắc dạ trên đường từ hoang mạc về nhà…
Vì yêu cuộc sống, nên trong tâm tưởng và môi miệng của Ngài đều tràn ngập những hình ảnh đáng yêu của sự sống: “cây huệ ngoài đồng”, con chim sẻ trên cây, đàn chiên trên đồng cỏ”
Và vì yêu cuộc sống, cuộc sống vĩnh cửu đã bị đánh mất, cuộc sống hạnh phúc vĩnh hằng trong sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa đã bị cất đi do Nguyên tội, nên Ngài đã chấp nhận “trở thành hạt lúa mì chôn vào lòng đất”, chấp nhận đi qua nẻo tối tăm bất hạnh cuối cùng của thân phận nhân loại đó là cái chết để đem về sự sống vinh quang cho hết thảy chúng sinh.
Khi dấn bước vào đời, phải chăng Con Thiên Chúa muốn đích thân kết bạn với chúng ta cho dù tội lỗi đã làm cho ta mất đi sự sống thần linh, mất đi khuôn mặt giống ảnh hình Thiên Chúa.
Vì thế, mừng lễ Giáng Sinh đó chính là “chào mừng sự sống”, như lời của Đức Thánh Cha Bênêđictô:
“Đó là lễ hát mừng ơn sự sống. Biến cố một trẻ em sinh ra đáng lý phải luôn luôn là một biến cố đem lại niềm vui. Việc ôm ấp một trẻ sơ sinh thường khơi dậy các tâm tình của sự chú ý, mau mắn, cảm động và dịu hiền. Giáng Sinh là cuộc gặp gỡ với một trẻ thơ khóc oe oe trong một hang đá khó nghèo. Khi chiêm ngưỡng Chúa trong hang đá, làm sao chúng ta lại không nghĩ tới biết bao nhiêu trẻ em chào đời trong cảnh bần cùng tại nhiều nơi trên thế giới này? Làm sao không nghĩ tới các trẻ sơ sinh bị khước từ không được tiếp đón, các trẻ sơ sinh không sống còn vì thiếu săn sóc và chú ý? Làm sao không nghĩ tới biết bao nhiêu gia đình muốn nếm hưởng niềm vui có đựơc đứa con, nhưng không được toại nguyện? Rất tiếc là dưới sự thúc đẩy của một khuynh hướng duy tiêu thụ hưởng lạc, lễ Giáng Sinh có nguy cơ mất đi ý nghĩa thiêng liêng của nó, để chỉ còn là dịp mua bán sắm sửa và trao đổi qùa cáp. Nhưng thật ra các khó khăn, các bất ổn, và chính cuộc khủng hoảng kinh tế mà biết bao nhiêu gia đình đang phải sống trong các tháng này, có thể là một khích lệ giúp tái khám phá ra hơi ấm của sự đơn sơ, của tình bạn và tình liên đới, là các giá trị đặc thù của lễ Giáng Sinh.
Quả thật, khi mang lấy khuôn mặt loài người, Ngôi Lời đã dạy chúng ta phải yêu sự sống, yêu thương con người, bởi vì kể từ biến cố nầy, khuôn mặt của nhân loại sẽ lại được tái tạo sao cho giống ảnh hình của Thiên Chúa, con của một Cha, anh em một nhà, cho dù khác nhau về màu da, tôn giáo, ngôn ngữ, ý thức hệ…
Trong một thế giới mà nạn tàn phá môi trường đã trở nên báo động và nạn tàn sát sự sống thai nhi đã đến hồi nghiêm trọng cảnh báo, một thế giới mà nạn chiến tranh, khủng bố, bạo lực lan tràn khắp chốn, “Sứ điệp Giáng Sinh” hôm nay quả thật cần thiết biết bao !
Người Kitô hữu phải là chứng nhân của tình yêu sự sống và hãy luôn biết trở thành quà tặng sự sống. Mọi biểu hiện của sự khinh thường, xúc phạm đến sự sống như: bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ và trẻ em, bóc lột sức lao động, sử dụng xì ke ma túy, chà đạp quyền con người, đối xử bất công xã hội…phải được loại trừ, như lời hiệu triệu đầy biểu tượng của sứ ngôn Isaia:
“Vì cái ách đè lên cổ dân, cây gậy đập xuống vai họ, và ngọn roi của kẻ hà hiếp, Ngài đều bẻ gãy như trong ngày chiến thắng Mađian. Vì mọi giày lính nện xuống rần rần, và mọi áo choàng đẩm máu sẽ bị đem thiêu, làm mồi cho lửa. Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta…”
Riêng đối với cộng đoàn chúng ta, mừng lễ Giáng Sinh chỉ thật sự ý nghĩa, nếu sau đó luôn đi kèm một quyết tâm xây dựng một cuộc sống mới: mới trong tương quan với Chúa: Yêu mến Thánh Thể hơn vì đây chính là nguồn mạch sự sống; biết lắng nghe và thực hiện Lời Chúa hơn, vì đó là những con đường dẫn đến sự sống; siêng năng lãnh nhận bí tích Giải tội hơn vì đó là phương thế để Chúa phục hồi sự sống; trung thành với những việc đạo đức: Chuổi Mân Côi, kinh tối sáng…đó chính là những hương vị cần thiết mà nếu thiếu cuộc sống thiêng liêng sẽ nhạt nhòa. Và mới trong quan hệ ứng xử với nhau: vợ chồng kính trọng, thuận hòa, cha mẹ yêu thương làm gương sáng cho con cái, luôn quảng đại, phục vụ, khoan dung với mọi ngươi xung quanh và sẵn sàng đoàn kết, hiệp nhất chung tay xây dựng mái nhà chung giáo xứ, là địa chỉ thường xuyên nâng đỡ sự sống của chúng ta từ khi mở mắt chào đời cho đến khi xuôi tay nhắm mắt.
Đó cũng chính là những gọi mời của ĐTC dành cho chúng ta trong mùa Giáng Sinh nầy như lời kết của bài huấn dụ hôm 17.12:
Vì thế chúng ta hãy chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh với lòng khiêm tốn và đơn sơ, hầu sẵn sàng lãnh nhận ơn ánh sáng, niềm vui và hòa bình tỏa rạng từ mầu nhiệm này. Chúng ta hãy đón nhận lễ Giáng Sinh của Chúa Kitô như một biến cố có thể canh tân cuộc sống chúng ta ngày nay. Cuộc gặp gỡ với Chúa Hài Nhi biến chúng ta trở thành những người rộng mở cho các chờ mong và nhu cầu của các anh chị em khác. Và như thế chúng ta cũng sẽ trở thành các chứng nhân của ánh sáng mà lễ Giáng Sinh dãi tỏa trên nhân loại của ngàn năm thứ ba. Chúng ta hãy xin Mẹ Maria Rất Thánh, nhà tạm của Ngôi Lời nhập thể, và thánh Giuse chứng nhân thinh lặng của các biến cố cứu độ, thông truyền cho chúng ta các tâm tình của các Ngài để chúng ta chuẩn bị cứ hành lễ Giáng Sinh sắp tới một cách thánh thiện, trong niềm vui của lòng tin và sự dấn thân của một cuộc hoán cải đích thực.
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Trong mùa Giáng Sinh nầy chúng ta đã từng nhận được rất nhiều cánh thiệp chúc mừng Giáng Sinh, và chắc chắn ai trong chúng ta cũng ước mơ những lời chúc ấy sẽ trở thành hiện thực. Riêng tôi, tôi ước mong anh chị em phải biến cuộc đời mình, gia đình mình, cộng đoàn mình thành Tin Mừng Giáng Sinh, thành một Quà Tặng Sự sống, quà tặng của sự trung thành và hy sinh trong mái ấm gia đình, quà tặng của yêu thương và phục vụ ở giữa cộng đoàn, quà tặng của bác ái vị tha với mọi người chung quanh, quà tặng của bao dung tha thứ dành cho những người ghét ghen đố kỵ và xúc phạm đến mình. Chắc chắn, khi có được những quà tặng như thế, chúng ta sẽ nhận được “chiếc hộp vàng đựng nụ hôn chúc phúc của Chúa Hài Nhi Giêsu”, nụ hôn của niềm vui và an bình, nụ hôn của tin yêu và hạnh phúc hôm nay để dẫn dắt chúng ta đi trót cuộc hành trình dương thế để nhận được nụ hôn của Ba Ngôi Thiên Chúa trong hạnh phúc vĩnh hằng. Bởi vì, đó chính là lời chúc mà các thiên sứ đã hát lên trong đêm Giáng Sinh đầu tiên ở Bê-lem: ”Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương”; và đó cũng chính tiêu đích của cuộc Nhập thể - Giáng sinh mà chính Chúa Giêsu đã từng khẳng định: “Ta đến để chúng được sống và sống phong phú”. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Sự sống của Thiên Chúa trên nẻo đường nhân loại !
Dẫn nhập đầu lễ: Kính thưa ông bà và anh chị em
Đặc biệt, kính thưa tất cả quý vị, quý bạn trẻ và các em thiếu nhi, cùng tất cả những người đang hiện diện trong khuôn viên thánh đường,
Một lần nữa, “Đêm Thánh vô cùng” lại về với chúng ta, với toàn thể nhân loại. Noel trở về với hết mọi người, không phân biệt chủng tộc màu da, tín ngưỡng hay văn hóa, vô thần hay hữu thần, thôn quê hay thành thị, nghèo khố rách áo ôm hay giàu nhà cao cửa rộng…
Cùng với những bước chân thời gian vội vã của những ngày cuối năm để chuẩn bị bước sang một cuộc hành trình của Năm Mới, Giáng Sinh, Noel đang mang đến cho tất cả chúng ta một thông điệp đầy tin yêu hy vọng như nhận định của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trong bài huấn từ về ý nghĩa Giáng Sinh trong buổi triều yết chung hôm 17.12 vừa qua tại Vatican:
“Vì bầu không khí đặc biệt của nó, Lễ Chúa Giáng Sinh là một ngày hội chung. Thực ra, ngay cả những người không nhận mình là tín hữu cũng coi ngày lễ hằng năm của Kitô giáo này là điều gì phi thường và siêu việt, là điều gì nói với họ tận đáy tâm hồn. Đây là một buổi lễ hát mừng ân sủng sự sống.”
Vâng, Niềm vui Giáng sinh và Hạnh phúc Năm Mới đó chính là lời chúc mừng xin được gởi đến toàn thể anh chị em như tâm tình quý mến và món quà Noel chân tình của tôi trong Đêm Thánh nầy. Merry Christmas and Happy New Year ! (Vỗ tay).
Giờ đây, trong tâm tình hiệp thông cảm tạ tình yêu Thiên Chúa và nguyện cầu Chúa Giáng Sinh ban muôn ân lộc xác hồn, cộng đoàn chúng ta hãy thành tâm sám hối tội lỗi để xứng đáng cử hành mầu nhiệm thánh.
Giảng Lời Chúa:
Kính thưa Ông Bà Anh Chị em giáo dân, Kính thưa Quý Vị và các bạn ngoài Kitô giáo,
Trước hết, thay mặt cho bà con giáo dân giáo xứ Tuy Hòa, xin được trân trọng gởi đến quý vị không có chung niềm tin Kitô đang có mặt ở đây hôm nay lời cám ơn chân tình và lời chúc mừng Giáng Sinh tốt đẹp nhất.
Chúng tôi cám ơn quý vị, quý bạn đã đến đây để chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với chúng tôi, để tham quan ngôi từ đường của đại gia đình kitô hữu, để chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ, để nghe những bài thánh ca Noel và giờ đây đang nghiêm túc sốt sắng cùng chúng tôi dâng lễ Tạ Ơn, một hành vi hoàn toàn xuất phát từ tấm lòng tín ngưỡng và mến mộ, huynh đệ và hiệp thông.
Chúng tôi cám ơn Quý vị về nghĩa cử đặc biệt nầy. Vì chúng tôi cứ ngỡ rằng, nếu quý vị đã từng đọc cuôn “Tây Dương Gia tô bí lục” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 1981 với số lượng 20.500 bản, chắc các bạn sẽ không còn chút cảm tình và tin tưởng nào về ngày lễ Giáng Sinh của một Hài Nhi Giêsu. Vì mục đích của tác phẩm nầy là để bôi nhọ và giải thể Kitô giáo, một thứ tà đạo đi ngược lại với văn hóa dân tộc.
Và cách đây vài năm, khi thế giới ầm ĩ cả lên với cuốn tiểu thuyết trinh thám giả tưởng “Mật mã Đa Vinci” của Dan Brown và kế tiếp cuốn phim cùng tên được hãng Sony tung ra thị trường thế giới, với động lực và mục đích hạ bệ thần tượng và trần tục hóa nhân vật Giêsu, thì chúng tôi lại sợ rằng: chắc niềm tin nếu có về Đức Giêsu của quý vị, các bạn sẽ bị xói mòn hoặc sụp đổ hoàn toàn.
Nhất là, mới đây, với một thời gian dài được nghe, được đọc qua các kênh thông tin của nhà nước về sự kiện Thái Hà và Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội, chúng tôi cũng lo rằng: chắc quý vị quý bạn sẽ không dám đặt chân tới Nhà thờ Công Giáo, không đủ can đảm để liên hệ với người Công Giáo, vì phạm trù Công giáo trong một thời điểm nhất định nào đó gần như gắn liền với phản động, với vọng ngoại, với bán nước.
Thế nhưng đêm nay, đúng hơn, trong nhiều ngày của tuần lễ nầy, khuôn viên nhà thờ chúng tôi vẫn đầy ắp những dấu chân thân thương của quý vị, vẫn ngập tràn những ánh mắt, nụ cười thân thiện tươi vui và thấm đẫm tình bạn, tình người, tình tự trân trọng tín ngưỡng và tình cảm sẻ chia niềm tin của quý vị.
Chúng tôi cám ơn quý vị về nghĩa cử đầy tính hiệp thông và khoan dung nhân ái. Chúng tôi cám ơn quý vị đã biểu lộ tâm tình trân trọng, kính tôn đối với Chúa Giêsu, một Đấng mà chắc chắn quý vị còn rất mù mờ, có khi được hiểu cách lệch lạc và được thông tin với một ý đồ không mấy thiện chí, nếu không muốn nói là thù nghịch.
Thì ra, huyền nhiệm Giáng Sinh có một sức thu hút lạ kỳ mà không một quyền lực nào của loài người có thể khuất phục, không một sức mạnh nào có thể triệt tiêu, điển hình như cuộc tàn sát các trẻ em Bêlem của bạo vương Hêrôđê khi hài nhi Giêsu mới xuất hiện, hay những cuộc bách hại đẩm máu dưới thời hoàng đế Nêrô của đế quốc La mã khi Giáo Hội của Ngài mới vừa nhen nhúm trong xã hội loài người.
Với sự hiện diện đông đảo và thân tình của Quý vị trong giờ phút linh thiêng nầy, chúng tôi tin rằng niềm vui Giáng Sinh, chân lý Giáng Sinh, huyền nhiệm Giáng Sinh đã nối kết tất cả chúng ta, để chúng ta có thể mạnh mẽ tuyên bố rằng: cho dù có khác biệt về niềm tin, về ý thức hệ, về quan niệm sống, về cung cách ứng xử, thì chúng ta vẫn có thể nói chung một ngôn ngữ, ngôn ngữ của tình bạn, tình người, vẫn có thể để cùng đọng lại một tâm tình, tâm tình yêu thương, nhân ái và vẫn có thể chung xây một ước nguyện, ước nguyện cho hòa bình, hiệp nhất, khoan dung, tự do và phát triển.
Chúng tôi ước mong và xác tín rằng: chút nữa đây, khi từ giã ngôi nhà thờ nầy để trở về với mái ấm gia đình, quý vị sẽ mang theo hình ảnh của Hài Nhi Giêsu dễ thương cùng với lời chúc phúc bình an của Ngài; sẽ mang về hình ảnh của Mẹ Maria dịu hiền khả ái với bàn tay che chở bảo bọc của Ngài; và mang theo hình ảnh thánh Giuse với trái tim cương nghị và trách nhiệm làm cha làm chồng của Ngài. Và như thế, quý vị sẽ trở về với một tâm hồn bình an và một niềm hy vọng tươi sáng, hạnh phúc cho cuộc đời vì quý vị cùng với thái độ hiếu khách, huynh đệ, mến thương của tất cả chúng tôi, những đồ đệ của Giêsu, những người được Ngài trao sứ mệnh làm chứng rằng: “Người ta cứ dấu nầy mà nhận biết anh em là môn sinh của Thầy, đó là anh em hãy mến thương nhau”.
Giờ đây, xin quý vị cho phép tôi được ngỏ lời với anh chị em của chung tôi, cộng đoàn giáo dân thuộc giáo xứ Tuy Hòa.
Hình như, cứ mỗi độ Giáng Sinh về là mỗi lần chúng ta lại tìm được một ý nghĩa mới cho cuộc hành trình của nhịp sống đức tin. Năm nay, tôi xin được chia sẻ cùng ông bà anh chị em ý nghĩa nầy: GIÁNG SINH: MÓN QUÀ SỰ SỐNG KHÔNG NGỪNG ĐƯỢC BAN TẶNG.
Phải chăng, ý nghĩa đầu tiên và cuối cùng của mầu nhiệm Thiên Chúa Giáng Sinh chính là “sự sống thần linh, là ơn cứu độ của Thiên Chúa dành cho nhân loại, cho mỗi người chúng ta qua chính Người Con Một của Ngài”, đúng như lời khẳng định trong Tin Mừng Thánh Gioan:
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16)
Và chân lý đó đã được sứ ngôn Isaia tiên báo trong bối cảnh sự chết đang bao trùm lên dân Chúa trong thời nộ lệ Babylon mà trích đoạn của BĐ1 hôm nay đã vừa nhắc lại:
“Đoàn người bước đi trong tăm tối, đã nhìn thấy ánh sáng bao la, ánh sáng bừng lên trên những miền âm u sự chết…vì một Hài nhi đã sinh ra cho chúng ta, một Người con đã được ban tặng cho chúng ta”.
Nhưng Thiên Chúa đã ban tặng “Sự sống” đó cho chúng ta bằng cách nào ?
Sự sống của Thiên Chúa trên nẻo đường nhân loại !
Dẫu cho bao ngàn năm mong đợi hy vọng Đấng Cứu Thế sẽ xuất hiện cách diệu kỳ ngoài nẻo bước thường tình của kiếp nhân sinh: “Trời cao hỡi, nào hãy gieo sương, mây hãy đổ mưa, mưa Đấng Công chính, đất rộng mở, cho xuất hiện Vị Cứu Tinh ơi “ (Is 45,8); thì sau lời “Xin vâng” của Đức Trinh nữ Maria, Ngôi Lời đã trở thành một thai nhi. Con Thiên Chúa mang lấy thân phận và cuộc sống loài người. Sự sống của Thiên Chúa đã được ban tặng trên nẻo đường nhân loại. Và kể từ đó, Ngôi Hai Thiên Chúa đã bắt đầu chọn đi trên nẻo bấp bênh của kiếp phận con người: lớn lên chín tháng trong lòng mẹ như bao vạn triệu con người để rồi cất tiếng khóc oa oa chào đời giữa đêm đông giá rét.
Ngài đã không chọn cách kiểu vào đời oai phong lẫm lẫm bước xuống từ trời như một thiên sứ giáng lâm, mà Ngài cần sự sống được chuyển thông từ dòng sửa mẹ, để đi ra cuộc đời bằng xác thân mỏng manh yếu đuối.
Ngài không chọn gác tía lầu son để xa xôi cách biệt giữa Thiên Chúa Tối Cao với đớn hèn nhân loại, nhưng đã sẻ chia trọn vẹn phận người như ta ngoại trừ tội lỗi.
Ngài không đã không bước đi trên nhung lụa mượt mà của giàu sang, an nhàn sung sướng, nhưng là cuộc hành trình mang theo tất cả buồn vui, âu lo, trăn trở; sẽ đong đầy nước mắt đoạn trường, sẽ dập dìu những đau thương khổ lụy, như cách diễn đạt của thi sĩ linh mục F.X. Nguyễn Xuân Văn, trong lời thơ mở đầu tác phẩm “Sứ điệp tình thương”:
Lời Hằng Sống mang tình thương nổi nhớ
Dựng nên đời và sống giữa lòng đời…
Lời Nhập Thể vào cõi đời hoang lạnh,
Để cùng ta chia sẻ kiếp phù sinh.
Và một khi chọn sự sống nhân loại là sự sống của chính mình, Thiên Chúa đã hết lòng trân trọng và yêu cuộc sống nhân loại lầm than đó:
Vì yêu cuộc sống, Ngài đâu dám xem thường lưỡi gươm truy sát của bạo chúa Hêrôđê nên đã tất tả trốn sang Ai Cập; Vì yêu cuộc sống đó nên Ngài đã chấp nhận lao động vất vả bằng nghề thợ mộc để nuôi sống bản thân và phụng dưỡng cha mẹ.
Vì yêu cuộc sống đó nên Ngài đã mủi lòng trước những giọt nước mắt của người chị mất em (Matta, Maria Beetania), mẹ già mất con trai yêu dấu (Bà góa thành Naim), người cha mất đứa con gái rượu (Ông Giai-rô), và đã quyết định thi thố quyền năng “hoàn sanh cải tử”, trao trả sự sống lại cho những con người đang thất vọng nảo nề trước cái chết.
Vì yêu cuộc sống vốn là tạo vật tuyệt vời mang ảnh hình Thiên Chúa, nên Ngài cảm thông nổi thất vọng ê chề của những người mà cuộc đời và thân xác đã trở nên bất hạnh, tàn phế: phong cùi, mù què, câm, điếc, quỷ ám, bại liệt…và Ngài đã ra tay phục hoạt chữa lành.
Vì yêu cuộc sống vốn được Thiên Chúa ban hơi thở Thần Linh, nên Ngài đã đem niềm hy vọng làm lại cuộc đời cho Mai-đệ-liên, xóa đi nổi hổ thẹn ê chề của người phụ nữ ngoại tình bị loài người kết án.
Vì yêu cuộc sống vốn đã được Thiên Chúa trao ban cho vũ trụ như một vườn địa đàng để hưởng hạnh phúc tròn đầy, nên Ngài đã động lòng xót thương mấy ngàn người bơ vơ trong hoang mạc đói khát như chiên không người chăn và đã làm phép lạ bánh, cá hóa nhiều để cho họ no lòng chắc dạ trên đường từ hoang mạc về nhà…
Vì yêu cuộc sống, nên trong tâm tưởng và môi miệng của Ngài đều tràn ngập những hình ảnh đáng yêu của sự sống: “cây huệ ngoài đồng”, con chim sẻ trên cây, đàn chiên trên đồng cỏ”
Và vì yêu cuộc sống, cuộc sống vĩnh cửu đã bị đánh mất, cuộc sống hạnh phúc vĩnh hằng trong sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa đã bị cất đi do Nguyên tội, nên Ngài đã chấp nhận “trở thành hạt lúa mì chôn vào lòng đất”, chấp nhận đi qua nẻo tối tăm bất hạnh cuối cùng của thân phận nhân loại đó là cái chết để đem về sự sống vinh quang cho hết thảy chúng sinh.
Khi dấn bước vào đời, phải chăng Con Thiên Chúa muốn đích thân kết bạn với chúng ta cho dù tội lỗi đã làm cho ta mất đi sự sống thần linh, mất đi khuôn mặt giống ảnh hình Thiên Chúa.
Vì thế, mừng lễ Giáng Sinh đó chính là “chào mừng sự sống”, như lời của Đức Thánh Cha Bênêđictô:
“Đó là lễ hát mừng ơn sự sống. Biến cố một trẻ em sinh ra đáng lý phải luôn luôn là một biến cố đem lại niềm vui. Việc ôm ấp một trẻ sơ sinh thường khơi dậy các tâm tình của sự chú ý, mau mắn, cảm động và dịu hiền. Giáng Sinh là cuộc gặp gỡ với một trẻ thơ khóc oe oe trong một hang đá khó nghèo. Khi chiêm ngưỡng Chúa trong hang đá, làm sao chúng ta lại không nghĩ tới biết bao nhiêu trẻ em chào đời trong cảnh bần cùng tại nhiều nơi trên thế giới này? Làm sao không nghĩ tới các trẻ sơ sinh bị khước từ không được tiếp đón, các trẻ sơ sinh không sống còn vì thiếu săn sóc và chú ý? Làm sao không nghĩ tới biết bao nhiêu gia đình muốn nếm hưởng niềm vui có đựơc đứa con, nhưng không được toại nguyện? Rất tiếc là dưới sự thúc đẩy của một khuynh hướng duy tiêu thụ hưởng lạc, lễ Giáng Sinh có nguy cơ mất đi ý nghĩa thiêng liêng của nó, để chỉ còn là dịp mua bán sắm sửa và trao đổi qùa cáp. Nhưng thật ra các khó khăn, các bất ổn, và chính cuộc khủng hoảng kinh tế mà biết bao nhiêu gia đình đang phải sống trong các tháng này, có thể là một khích lệ giúp tái khám phá ra hơi ấm của sự đơn sơ, của tình bạn và tình liên đới, là các giá trị đặc thù của lễ Giáng Sinh.
Quả thật, khi mang lấy khuôn mặt loài người, Ngôi Lời đã dạy chúng ta phải yêu sự sống, yêu thương con người, bởi vì kể từ biến cố nầy, khuôn mặt của nhân loại sẽ lại được tái tạo sao cho giống ảnh hình của Thiên Chúa, con của một Cha, anh em một nhà, cho dù khác nhau về màu da, tôn giáo, ngôn ngữ, ý thức hệ…
Trong một thế giới mà nạn tàn phá môi trường đã trở nên báo động và nạn tàn sát sự sống thai nhi đã đến hồi nghiêm trọng cảnh báo, một thế giới mà nạn chiến tranh, khủng bố, bạo lực lan tràn khắp chốn, “Sứ điệp Giáng Sinh” hôm nay quả thật cần thiết biết bao !
Người Kitô hữu phải là chứng nhân của tình yêu sự sống và hãy luôn biết trở thành quà tặng sự sống. Mọi biểu hiện của sự khinh thường, xúc phạm đến sự sống như: bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ và trẻ em, bóc lột sức lao động, sử dụng xì ke ma túy, chà đạp quyền con người, đối xử bất công xã hội…phải được loại trừ, như lời hiệu triệu đầy biểu tượng của sứ ngôn Isaia:
“Vì cái ách đè lên cổ dân, cây gậy đập xuống vai họ, và ngọn roi của kẻ hà hiếp, Ngài đều bẻ gãy như trong ngày chiến thắng Mađian. Vì mọi giày lính nện xuống rần rần, và mọi áo choàng đẩm máu sẽ bị đem thiêu, làm mồi cho lửa. Vì một trẻ thơ đã chào đời để cứu ta, một người con đã được ban tặng cho ta…”
Riêng đối với cộng đoàn chúng ta, mừng lễ Giáng Sinh chỉ thật sự ý nghĩa, nếu sau đó luôn đi kèm một quyết tâm xây dựng một cuộc sống mới: mới trong tương quan với Chúa: Yêu mến Thánh Thể hơn vì đây chính là nguồn mạch sự sống; biết lắng nghe và thực hiện Lời Chúa hơn, vì đó là những con đường dẫn đến sự sống; siêng năng lãnh nhận bí tích Giải tội hơn vì đó là phương thế để Chúa phục hồi sự sống; trung thành với những việc đạo đức: Chuổi Mân Côi, kinh tối sáng…đó chính là những hương vị cần thiết mà nếu thiếu cuộc sống thiêng liêng sẽ nhạt nhòa. Và mới trong quan hệ ứng xử với nhau: vợ chồng kính trọng, thuận hòa, cha mẹ yêu thương làm gương sáng cho con cái, luôn quảng đại, phục vụ, khoan dung với mọi ngươi xung quanh và sẵn sàng đoàn kết, hiệp nhất chung tay xây dựng mái nhà chung giáo xứ, là địa chỉ thường xuyên nâng đỡ sự sống của chúng ta từ khi mở mắt chào đời cho đến khi xuôi tay nhắm mắt.
Đó cũng chính là những gọi mời của ĐTC dành cho chúng ta trong mùa Giáng Sinh nầy như lời kết của bài huấn dụ hôm 17.12:
Vì thế chúng ta hãy chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh với lòng khiêm tốn và đơn sơ, hầu sẵn sàng lãnh nhận ơn ánh sáng, niềm vui và hòa bình tỏa rạng từ mầu nhiệm này. Chúng ta hãy đón nhận lễ Giáng Sinh của Chúa Kitô như một biến cố có thể canh tân cuộc sống chúng ta ngày nay. Cuộc gặp gỡ với Chúa Hài Nhi biến chúng ta trở thành những người rộng mở cho các chờ mong và nhu cầu của các anh chị em khác. Và như thế chúng ta cũng sẽ trở thành các chứng nhân của ánh sáng mà lễ Giáng Sinh dãi tỏa trên nhân loại của ngàn năm thứ ba. Chúng ta hãy xin Mẹ Maria Rất Thánh, nhà tạm của Ngôi Lời nhập thể, và thánh Giuse chứng nhân thinh lặng của các biến cố cứu độ, thông truyền cho chúng ta các tâm tình của các Ngài để chúng ta chuẩn bị cứ hành lễ Giáng Sinh sắp tới một cách thánh thiện, trong niềm vui của lòng tin và sự dấn thân của một cuộc hoán cải đích thực.
Kính thưa ông bà và anh chị em,
Trong mùa Giáng Sinh nầy chúng ta đã từng nhận được rất nhiều cánh thiệp chúc mừng Giáng Sinh, và chắc chắn ai trong chúng ta cũng ước mơ những lời chúc ấy sẽ trở thành hiện thực. Riêng tôi, tôi ước mong anh chị em phải biến cuộc đời mình, gia đình mình, cộng đoàn mình thành Tin Mừng Giáng Sinh, thành một Quà Tặng Sự sống, quà tặng của sự trung thành và hy sinh trong mái ấm gia đình, quà tặng của yêu thương và phục vụ ở giữa cộng đoàn, quà tặng của bác ái vị tha với mọi người chung quanh, quà tặng của bao dung tha thứ dành cho những người ghét ghen đố kỵ và xúc phạm đến mình. Chắc chắn, khi có được những quà tặng như thế, chúng ta sẽ nhận được “chiếc hộp vàng đựng nụ hôn chúc phúc của Chúa Hài Nhi Giêsu”, nụ hôn của niềm vui và an bình, nụ hôn của tin yêu và hạnh phúc hôm nay để dẫn dắt chúng ta đi trót cuộc hành trình dương thế để nhận được nụ hôn của Ba Ngôi Thiên Chúa trong hạnh phúc vĩnh hằng. Bởi vì, đó chính là lời chúc mà các thiên sứ đã hát lên trong đêm Giáng Sinh đầu tiên ở Bê-lem: ”Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương”; và đó cũng chính tiêu đích của cuộc Nhập thể - Giáng sinh mà chính Chúa Giêsu đã từng khẳng định: “Ta đến để chúng được sống và sống phong phú”. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền