Dan Lee
12-25-2008, 12:07 AM
Ân sủng của Thiên Chúa đã xuất hiện cho mọi người
Chú giải Thánh Thư Lễ Giáng Sinh - Lễ Nửa Đêm (Tt 2, 11-14)
Đêm Giáng Sinh, Hội Thánh dùng đoản ca của Thánh Phaolô trong thư gửi Thánh Titô để chúc tụng Tình Yêu Cứu Độ của Thiên Chúa đã được tỏ bầy qua Đức Kitô trong Mầu Nhiệm Nhập Thể. Đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải sống thế nào trong khi chờ đợi ngày trở lại của Người. Trong phần đầu của Chương 2 (1-10) gửi Thánh Titô, Thánh Phaolô đã dặn dò Thánh Titô phải dạy cho mỗi Kitô hữu biết làm tròn bổn phận của mình, dù bất cứ ở lứa tuổi hay địa vị nào trong xã hội. Nhờ làm như thế, họ làm sáng tỏ đạo lý của Thiên Chúa trong mọi sự. Tất cả những điều ấy là kết quả của ân sủng. Và Thiên Chúa chính là nguồn mạch của mọi ân sủng. Ngài ban ân sủng cho chúng ta qua Đức Kitô để chúng ta được cứu độ trong khi chờ đợi ngày trở lại của Người.
Câu 11 – Ân sủng của Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ chúng ta, đã xuất hiện cho mọi người,
Từ ân sủng là dịch chữ χαρις (charis) của Hy Lạp. Thực ra, Charis không những chỉ có nghĩa là ân sủng, mà còn có nghĩa là lòng khoan dung, lòng nhân từ, độ lượng…. Vậy chữ ân sủng của Thiên Chúa ở đây có thể được hiểu là lòng khoan dung và nhân hậu của Thiên Chúa mà cũng có thể được hiểu là ân sủng của Ngài. Lòng khoan dung này đã xuất hiện cho mọi người trong việc giáng trần của Ngôi Hai Thiên Chúa, Ngôi Lời Nhập Thể, để cứu độ chúng ta. Ân sủng còn là sự sống của Thiên Chúa mà Đức Kitô mang lại cho chúng ta. Thiên Chúa khoan dung đối với mọi người. Nhưng ân sủng của Ngài chỉ hoạt động nơi những ai sẵn lòng đón nhận lòng khoan dung này. Đối với chúng ta là những người đã đón nhận lòng khoan dung của Thiên Chúa, thì ân sủng này đang hoạt động nơi chúng ta để thánh hoá chúng ta, giúp cho chúng ta sống một cuốc đời thánh thiện. Đó cũng là nền tảng cho niềm hy vọng của chúng ta trong ngày Đức Kitô trở lại.
Như thế trong Mầu Nhiệm Nhập Thể, Thiên Chúa “muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1 Tm 2:4). Qua Mầu Nhiệm Phục Sinh, Đức Kitô, “Ðấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, tự hiến làm giá chuộc mọi người” (x. 1 Tm 2:5-6). Chúng ta được lãnh nhận ân sủng và được dự phần vào ơn Cứu Độ khi tin vào Người và vâng phục Đức Tin ấy bằng cách cùng chết và sống lại với Người qua Bí Tích Thánh Tẩy, đồng thời trung thành sống trong ân sủng của Người.
Câu 12 - dạy chúng ta từ bỏ gian tà và những dục vọng trần tục, để sống tiết độ, công minh và đạo đức ở đời này,
Nhưng tin không vẫn chưa đủ, chúng ta còn phải nghe theo giáo huấn của Đức Kitô và sự hướng dẫn của các môn đệ Người để luôn biết điều khiển cuộc sống của mình bằng cách từ bỏ gian tà và sống một đời thánh thiện đẹp lòng Thiên Chúa. Chính Đức Kitô đã dùng đời sống của Người mà dạy chúng ta. Người không bảo chúng ta phải làm điều này, phải tránh điều kia, nhưng dạy chúng ta “hãy học cùng Thầy vì Thầy hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11:29). Người không tránh bắt chúng ta phải khó nhọc còn Người thì vui sống an nhàn như những vị thầy thế gian, nhưng Người bảo chúng ta “hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Thầy” (Mt 16:24; Mc 8:34; Lc 9:23). Không những Người đã từ bỏ mình trước và vác thập giá trước để làm gương cho chúng ta, mà Người còn chết trên thập giá để đền tội chúng ta và đem lại sự sống cho chúng ta. Cho nên Thánh Phaolô khuyên chúng ta hãy sống tiết độ, công minh hay công bình và đạo đức ở đời này theo như giáo huấn của Đức Kitô.
Các môn đệ Đức Kitô cũng theo gương Thầy Chí Thánh. Các ngài không những chỉ rao giảng bằng lời nói, mà còn bằng việc làm, như Thánh Phaolô đã nhiều lần quả quyết: “Anh em hãy theo gương tôi, như tôi theo gương Đức Kitô” (1 Cor 11:1; x. 1 Cor 4:6; Ph 3:17; 2 Th 3:9). Ngày nay cũng thế. Những người rao giảng Đức Kitô chỉ có hiệu quả nếu họ thật sự theo gương Đức Kitô, và đem chính cách sống của mình ra làm những lời giảng dạy và hướng dẫn người khác như Thánh Phaolô đã làm.
Tiết độ và công chính là hai đức tính trong các đức tính nhân bản hay nhân đức. Nhân đức là những thái độ chắc chắn, khuynh hướng vững bền, thói quen hướng thiện của lý trí và ý chí; chúng điều khiển các hành động, các đam mê, và hướng dẫn cách ăn ở của ta theo lý trí và đức tin. Các đức tính này đem lại cho ta sự thoải mái, tự chủ và an vui, để sống một cuộc đời tốt đẹp. Người nhân đức tự nguyện làm điều lành. Muốn có các đức tính luân lý này, ta phải cố gắng luyện tập. Các đức tính hướng mọi năng lực của con người đến sự hiệp thông với tình yêu Thiên Chúa (x. GLCG 1804).
1. Tiết độ giúp ta kiềm chế sức lôi cuốn của lạc thú và sử dụng chừng mực của cải. Tiết độ giúp ý chí làm chủ các bản năng và kềm chế các ham muốn trong một giới hạn chính đáng (x. GLCG 1809).
2. Công bình được thể hiện qua quyết tâm trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa và cho tha nhân những gì thuộc về họ; đối với Thiên Chúa là "nhân đức thờ phượng"; đối với tha nhân, là tôn trọng quyền lợi của mỗi người, đối xử chính trực với họ và thực thi công ích, ngay cả trong tư tưởng (x. GLCG 1807).
3. Đạo đức đạo đức được thể hiện qua việc sống Đức Tin, Cậy và Mến, là những nhân đức đối thần. Các nhân đức này làm cho ta có khả năng thông phần bản tính Thiên Chúa. Các nhân này là nền tảng, linh hồn và nét đặc thù của hoạt động luân lý Kitô giáo. Thiên Chúa ban cho ta các nhân đức này để ta có khả năng hành động như con cái Ngài và đáng hưởng sự sống đời đời. Các nhân đức đối thần là bảo chứng Chúa Thánh Thần hiện diện và tác động trong những năng lực của con người. Có ba nhân đức đối thần là tin, cậy, mến (x. GLCG 1812-1813).
Nhờ sống tiết độ với mình, công bình với tha nhân và đạo đức với Thiên Chúa, chúng ta trở thành hiện thân của lòng nhân lành của Thiên Chúa giữa thế gian, trở thành những người mang Đức Kitô đến cho người khác và là nhân chứng cho niềm hy vọng Kitô giáo là niềm hy vọng được chia sẻ hạnh phúc với Thiên Chúa muôn đời.
Câu 13 - khi trông đợi niềm hy vọng hạnh phúc và cuộc xuất hiện sự vinh quang của Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa cao cả và là Đấng Cứu Độ chúng ta.
Nếu chúng ta học theo Đức Kitô khi còn sống ở đời này thì chúng ta sẽ vui mừng mong đợi niềm hy vọng hạnh phúc vĩnh cửu khi Người lại đến mà không sợ hãi gì cả.
Đức Thánh Cha Bênêđictô giải thích về niềm hy vọng vĩnh cửu của chúng ta rằng “chúng ta cần những hy vọng lớn nhỏ để sống ngày qua ngày. Nhưng những hy vọng này không đủ nếu thiếu một hy vọng cao cả, một thứ hy vọng phải vượt lên trên mọi thứ khác. Hy vọng cao cả này chỉ có thể là Thiên Chúa, Đấng bao gồm toàn thể thực tại và là Đấng ban phát cho chúng ta cái mà chúng ta, tự mình, không thể đạt được. Sự kiện là chúng ta có được niềm hy vọng này như một hồng ân Chúa ban cho thực sự đã là một phần của hy vọng. Thiên Chúa là nền tảng của hy vọng” (Spe Salvi, 31)
Nhưng chúng ta không phải là những kẻ ngồi không mà hy vọng. “Mọi hành động nghiêm chỉnh và đúng đắn của con người đều là niềm hy vọng bằng hành động. Trước tiên điều đó có nghĩa là chúng ta nỗ lực thực hiện các niềm hy vọng của chúng ta, nhỏ bé hay lớn lao hơn: hoàn thành công việc này hoặc công việc kia vốn quan trọng trong cuộc hành trình tiến lên của chúng ta, hoặc chúng ta hành động cho một thế giới tươi đẹp và nhân bản hơn để mở rộng cửa cho tương lai. Tuy nhiên những nỗ lực hằng ngày trong việc theo đuổi đời sống chúng ta và trong việc hành động cho tương lai của thế giới làm chúng ta mệt mỏi và biến thành cuồng tín, trừ phi chúng ta được chiếu sáng bởi vẻ huy hoàng của niềm hy vọng lớn lao vốn không thể bị huỷ diệt bởi những thất bại trong những việc nhỏ cũng như trong sự sụp đổ của những vấn đề có tầm quan trọng lịch sử “(Spe Salvi, 35).
“Đức Kitô là Thiên Chúa cao cả và là Đấng Cứu Độ chúng ta”. Ở đây Thánh Phaolô long trọng tuyên xưng Đức Kitô là Thiên Chúa. Câu này đánh đổ những luận điệu chối từ Thiên Tính của Đức Kitô của nhiều học giả Thánh Kinh ngày nay. Theo văn phạm Hy Lạp, thì chữ “Thiên Chúa cao cả” và “Đấng Cứu Độ” có cùng một mạo từ (article), nên phải chỉ một Đấng, và Đấng ấy là Đức Chúa Giêsu Kitô. Như thế Đức Kitô, Đấng Cứu Độ Chúng ta cũng là Thiên Chúa cao cả như Đức Chúa Cha.
Câu 14 - Người đã hiến thân cho chúng ta để cứu chuộc chúng ta khỏi mọi điều gian ác, luyện sạch chúng ta thành một dân tộc xứng đáng của Người, một dân tộc nhiệt tâm làm việc thiện.
Thánh Phaolô đã tóm tắt toàn thể học thuyết Cứu Độ trong câu này. Đức Kitô đã yêu thương chúng ta đến nỗi hy sinh mạng sống Người vì chúng ta (x. Ga 15:13), đã “hiến mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người” (Mt 20:28; Mc 10:45). Tình yêu của Đức Kitô dành cho chúng ta được thể hiện trong cuộc khổ nạn và cái chết của Người. Ở đây Thánh Phaolô đưa ra bốn yếu tố của ơn Cứu Độ: Việc tự hiến của Đức Kitô; cứu chúng ta khỏi tất cả mọi điều gian ác; luyện sạch hay thanh tẩy chúng ta; thành lập một dân tộc xứng đáng của Người.
Trước hết Đức Kitô đã hiến mình chịu chết cho chúng ta trên Thánh Giá (x. Gal 1:4; 2:20; Ep 5:2; 1 Tm 2:6). Nhờ Máu Người đổ ra mà chúng ta được giải thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi. Sự hy sinh của Đức Kitô đã đem lại tự do cho chúng ta như việc Thiên Chúa dẫn dân Do Thái qua Biển Đỏ vào tự do. Người nào muốn được thoát ly khỏi ách nô lệ Ai Cập thì phải cùng dân Israel vượt qua biển đỏ. Cũng thế ai muốn được cứu độ thì phải cùng chết với Đức Kitô qua Nước Rửa Tội.
Không những thế, chúng ta phải được thanh luyện như dân Do Thái ngày xưa phải thanh luyện 40 năm trong hoang địa. Đây là quan niệm khác nhau giữa học thuyết Cứu Độ của Công Giáo và hầu hết các giáo phái Tin Lành. Lutherô và hầu hết các nhà lãnh đạo Tin Lành theo sau ông dạy rằng, con người được nên công chính chỉ nhờ Đức tin mà thôi, chứ không cần phải thanh luyện. Theo Lutherô thì nhờ cái chết của Đức Kitô, Thiên Chúa tha bổng cho con người. Trước mặt Thiên Chúa, con người vẫn tội lỗi, nhưng nhờ sự công chính của Đức Kitô che phủ nên Thiên Chúa tuyên bố là con người vô tội và Ngài không còn nhìn đến tội lỗi người ấy nữa. Giống như một tội nhân được tổng thống ân xá. Tuy vẫn là một người ác, nhưng trước pháp luật vì được tổng thống ân xá, nên được tự do. Giống như một món quà dơ bẩn được phủ lên bằng một tấm khăn tuyệt đẹp. Tóm lại theo hầu hết các giáo phái Tin Lành thì con người được Thiên Chúa coi là công chính theo chỉ thị của Ngài, chứ không cần phải thật sự trở nên công chính. Còn Đạo Công Giáo thì dạy rằng, Nhờ cái chết của Đức Kitô, Thiên Chúa không những tha tôi chúng ta mà Ngài còn ban ân sủng để thanh luyện và thánh hoá chúng ta, để giúp chúng ta thật sự hoán cải và trở nên công chính, thánh thiên trước nhan Thiên Chúa.
Nhờ được thanh luyện chúng ta trở thành những phần tử của Dân Thiên Chúa (x. Ed 37:23). Như xưa kia Thiên Chúa chọn dân Do Thái làm Dân Riêng qua Giao Ước Sinai (x. Xh 19:5) thế nào, thì Đức Kitô qua Giao Ước Mới bằng Máu của Người đã thiết lập Hội Thánh là Dân Riêng của Người, bao gồm mọi dân tộc. Thánh Công Đồng Vaticanô II dạy rằng: “Cũng như dân Israel theo xác thịt, khi đang lữ hành trong sa mạc, đã được gọi là Hội Thánh của Thiên Chúa (x. 2Esd 13:1; Ds 20:4; Dnl 23:1tt), dân Israel mới tiến bước trong thời đại này đang tìm về thành thánh tương lai bất diệt (x. Dt 13:14) cũng được gọi là Hội Thánh của Đức Kitô (x. Mt 16:18). Thực vậy, chính Người đã lấy máu mình mà chuộc lấy Hội Thánh đó (x. Cv 20:28), Người đổ tràn Thánh Thần và ban các phương thế thích hợp để kết hiệp thành một xã hội hữu hình. Thiên Chúa triệu tập tất cả những người tin kính và mong đợi Đức Kitô, Ðấng ban ơn Cứu Độ và hiệp nhất, nguyên lý của sự hòa bình; Ngài thiết lập họ thành Hội Thánh để Hội Thánh trở nên bí tích hữu hình của sự hiệp nhất cứu độ ấy cho toàn thể và cho mỗi người. Với bổn phận phải lan rộng khắp thế giới, Hội Thánh đi sâu vào lịch sử nhân loại. Tuy nhiên Hội Thánh đồng thời cũng vượt thời gian và biên giới các dân tộc” (Lumen Gentium, 9).
Tóm Lại:
Lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa được tỏ bày qua hình ảnh Đức Kitô giáng sinh làm một hài nhi trong máng cỏ mời gọi chúng ta đáp lại tình yêu của Người. Một tình yêu không gì có thể diễn tả được. Chúa sinh ra để cứu độ chúng ta. Ơn cứu độ này tuy là ơn nhưng không Thiên Chúa ban, nhưng chúng ta không có quyền thụ động đón nhận như đón nhận một món quà bất động. Ơn này là ơn giao hòa giữa chúng ta với Thiên Chúa và tha nhân. Muốn cho ơn giao hòa này có kết quả, cần sự hợp tác của chúng ta bằng cách sống một cuộc sống tiết độ, công bình và đạo đức, từ bỏ gian tà và những dục vọng trần gian, sống hợp nhất với những chi thể khác của Nhiệm Thể Đức Kitô, là Hội Thánh. Có như thế, Mùa Giáng sinh sẽ đem lại cho chúng ta và toàn thế giới một hạnh phúc và và một niềm hy vọng thật trong Đức Kitô.
Lạy Chúa xin ban ơn cho con biết sống tiết độ, công bình và đạo đức như Thánh Phaolô khuyên nhủ hôm nay. Muốn được như thế, xin Chúa giúp con luôn ghi nhớ những lời này và tâm niệm trong lòng như Mẹ Thánh Chúa đã làm trong Đêm Cực Thánh năm xưa ở hang đá Bethlêhem. Amen.
Câu hỏi để suy nghĩ và thảo luận:
1) Ân sủng của Thiên Chúa đang hoạt động thế nào trong tôi? Ân sủng này có làm cho tôi sống khác những người khác không?
2) Tại sao Thánh Phaolô lại nhấn mạnh đến việc sống tiết độ? Sống tiết độ quan trọng thế nào đối với tôi trong đời sống hằng ngày? Trong đời sống vĩnh cửu?
3) Làm thế nào để tôi có thể xứng đáng là một phần tử của dân tộc mới của Đức Kitô? Tôi đã nhiệt tâm làm việc thiện như Đức Kitô mong mỏi chưa?
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Chú giải Thánh Thư Lễ Giáng Sinh - Lễ Nửa Đêm (Tt 2, 11-14)
Đêm Giáng Sinh, Hội Thánh dùng đoản ca của Thánh Phaolô trong thư gửi Thánh Titô để chúc tụng Tình Yêu Cứu Độ của Thiên Chúa đã được tỏ bầy qua Đức Kitô trong Mầu Nhiệm Nhập Thể. Đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải sống thế nào trong khi chờ đợi ngày trở lại của Người. Trong phần đầu của Chương 2 (1-10) gửi Thánh Titô, Thánh Phaolô đã dặn dò Thánh Titô phải dạy cho mỗi Kitô hữu biết làm tròn bổn phận của mình, dù bất cứ ở lứa tuổi hay địa vị nào trong xã hội. Nhờ làm như thế, họ làm sáng tỏ đạo lý của Thiên Chúa trong mọi sự. Tất cả những điều ấy là kết quả của ân sủng. Và Thiên Chúa chính là nguồn mạch của mọi ân sủng. Ngài ban ân sủng cho chúng ta qua Đức Kitô để chúng ta được cứu độ trong khi chờ đợi ngày trở lại của Người.
Câu 11 – Ân sủng của Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ chúng ta, đã xuất hiện cho mọi người,
Từ ân sủng là dịch chữ χαρις (charis) của Hy Lạp. Thực ra, Charis không những chỉ có nghĩa là ân sủng, mà còn có nghĩa là lòng khoan dung, lòng nhân từ, độ lượng…. Vậy chữ ân sủng của Thiên Chúa ở đây có thể được hiểu là lòng khoan dung và nhân hậu của Thiên Chúa mà cũng có thể được hiểu là ân sủng của Ngài. Lòng khoan dung này đã xuất hiện cho mọi người trong việc giáng trần của Ngôi Hai Thiên Chúa, Ngôi Lời Nhập Thể, để cứu độ chúng ta. Ân sủng còn là sự sống của Thiên Chúa mà Đức Kitô mang lại cho chúng ta. Thiên Chúa khoan dung đối với mọi người. Nhưng ân sủng của Ngài chỉ hoạt động nơi những ai sẵn lòng đón nhận lòng khoan dung này. Đối với chúng ta là những người đã đón nhận lòng khoan dung của Thiên Chúa, thì ân sủng này đang hoạt động nơi chúng ta để thánh hoá chúng ta, giúp cho chúng ta sống một cuốc đời thánh thiện. Đó cũng là nền tảng cho niềm hy vọng của chúng ta trong ngày Đức Kitô trở lại.
Như thế trong Mầu Nhiệm Nhập Thể, Thiên Chúa “muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý” (1 Tm 2:4). Qua Mầu Nhiệm Phục Sinh, Đức Kitô, “Ðấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, tự hiến làm giá chuộc mọi người” (x. 1 Tm 2:5-6). Chúng ta được lãnh nhận ân sủng và được dự phần vào ơn Cứu Độ khi tin vào Người và vâng phục Đức Tin ấy bằng cách cùng chết và sống lại với Người qua Bí Tích Thánh Tẩy, đồng thời trung thành sống trong ân sủng của Người.
Câu 12 - dạy chúng ta từ bỏ gian tà và những dục vọng trần tục, để sống tiết độ, công minh và đạo đức ở đời này,
Nhưng tin không vẫn chưa đủ, chúng ta còn phải nghe theo giáo huấn của Đức Kitô và sự hướng dẫn của các môn đệ Người để luôn biết điều khiển cuộc sống của mình bằng cách từ bỏ gian tà và sống một đời thánh thiện đẹp lòng Thiên Chúa. Chính Đức Kitô đã dùng đời sống của Người mà dạy chúng ta. Người không bảo chúng ta phải làm điều này, phải tránh điều kia, nhưng dạy chúng ta “hãy học cùng Thầy vì Thầy hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11:29). Người không tránh bắt chúng ta phải khó nhọc còn Người thì vui sống an nhàn như những vị thầy thế gian, nhưng Người bảo chúng ta “hãy từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Thầy” (Mt 16:24; Mc 8:34; Lc 9:23). Không những Người đã từ bỏ mình trước và vác thập giá trước để làm gương cho chúng ta, mà Người còn chết trên thập giá để đền tội chúng ta và đem lại sự sống cho chúng ta. Cho nên Thánh Phaolô khuyên chúng ta hãy sống tiết độ, công minh hay công bình và đạo đức ở đời này theo như giáo huấn của Đức Kitô.
Các môn đệ Đức Kitô cũng theo gương Thầy Chí Thánh. Các ngài không những chỉ rao giảng bằng lời nói, mà còn bằng việc làm, như Thánh Phaolô đã nhiều lần quả quyết: “Anh em hãy theo gương tôi, như tôi theo gương Đức Kitô” (1 Cor 11:1; x. 1 Cor 4:6; Ph 3:17; 2 Th 3:9). Ngày nay cũng thế. Những người rao giảng Đức Kitô chỉ có hiệu quả nếu họ thật sự theo gương Đức Kitô, và đem chính cách sống của mình ra làm những lời giảng dạy và hướng dẫn người khác như Thánh Phaolô đã làm.
Tiết độ và công chính là hai đức tính trong các đức tính nhân bản hay nhân đức. Nhân đức là những thái độ chắc chắn, khuynh hướng vững bền, thói quen hướng thiện của lý trí và ý chí; chúng điều khiển các hành động, các đam mê, và hướng dẫn cách ăn ở của ta theo lý trí và đức tin. Các đức tính này đem lại cho ta sự thoải mái, tự chủ và an vui, để sống một cuộc đời tốt đẹp. Người nhân đức tự nguyện làm điều lành. Muốn có các đức tính luân lý này, ta phải cố gắng luyện tập. Các đức tính hướng mọi năng lực của con người đến sự hiệp thông với tình yêu Thiên Chúa (x. GLCG 1804).
1. Tiết độ giúp ta kiềm chế sức lôi cuốn của lạc thú và sử dụng chừng mực của cải. Tiết độ giúp ý chí làm chủ các bản năng và kềm chế các ham muốn trong một giới hạn chính đáng (x. GLCG 1809).
2. Công bình được thể hiện qua quyết tâm trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa và cho tha nhân những gì thuộc về họ; đối với Thiên Chúa là "nhân đức thờ phượng"; đối với tha nhân, là tôn trọng quyền lợi của mỗi người, đối xử chính trực với họ và thực thi công ích, ngay cả trong tư tưởng (x. GLCG 1807).
3. Đạo đức đạo đức được thể hiện qua việc sống Đức Tin, Cậy và Mến, là những nhân đức đối thần. Các nhân đức này làm cho ta có khả năng thông phần bản tính Thiên Chúa. Các nhân này là nền tảng, linh hồn và nét đặc thù của hoạt động luân lý Kitô giáo. Thiên Chúa ban cho ta các nhân đức này để ta có khả năng hành động như con cái Ngài và đáng hưởng sự sống đời đời. Các nhân đức đối thần là bảo chứng Chúa Thánh Thần hiện diện và tác động trong những năng lực của con người. Có ba nhân đức đối thần là tin, cậy, mến (x. GLCG 1812-1813).
Nhờ sống tiết độ với mình, công bình với tha nhân và đạo đức với Thiên Chúa, chúng ta trở thành hiện thân của lòng nhân lành của Thiên Chúa giữa thế gian, trở thành những người mang Đức Kitô đến cho người khác và là nhân chứng cho niềm hy vọng Kitô giáo là niềm hy vọng được chia sẻ hạnh phúc với Thiên Chúa muôn đời.
Câu 13 - khi trông đợi niềm hy vọng hạnh phúc và cuộc xuất hiện sự vinh quang của Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa cao cả và là Đấng Cứu Độ chúng ta.
Nếu chúng ta học theo Đức Kitô khi còn sống ở đời này thì chúng ta sẽ vui mừng mong đợi niềm hy vọng hạnh phúc vĩnh cửu khi Người lại đến mà không sợ hãi gì cả.
Đức Thánh Cha Bênêđictô giải thích về niềm hy vọng vĩnh cửu của chúng ta rằng “chúng ta cần những hy vọng lớn nhỏ để sống ngày qua ngày. Nhưng những hy vọng này không đủ nếu thiếu một hy vọng cao cả, một thứ hy vọng phải vượt lên trên mọi thứ khác. Hy vọng cao cả này chỉ có thể là Thiên Chúa, Đấng bao gồm toàn thể thực tại và là Đấng ban phát cho chúng ta cái mà chúng ta, tự mình, không thể đạt được. Sự kiện là chúng ta có được niềm hy vọng này như một hồng ân Chúa ban cho thực sự đã là một phần của hy vọng. Thiên Chúa là nền tảng của hy vọng” (Spe Salvi, 31)
Nhưng chúng ta không phải là những kẻ ngồi không mà hy vọng. “Mọi hành động nghiêm chỉnh và đúng đắn của con người đều là niềm hy vọng bằng hành động. Trước tiên điều đó có nghĩa là chúng ta nỗ lực thực hiện các niềm hy vọng của chúng ta, nhỏ bé hay lớn lao hơn: hoàn thành công việc này hoặc công việc kia vốn quan trọng trong cuộc hành trình tiến lên của chúng ta, hoặc chúng ta hành động cho một thế giới tươi đẹp và nhân bản hơn để mở rộng cửa cho tương lai. Tuy nhiên những nỗ lực hằng ngày trong việc theo đuổi đời sống chúng ta và trong việc hành động cho tương lai của thế giới làm chúng ta mệt mỏi và biến thành cuồng tín, trừ phi chúng ta được chiếu sáng bởi vẻ huy hoàng của niềm hy vọng lớn lao vốn không thể bị huỷ diệt bởi những thất bại trong những việc nhỏ cũng như trong sự sụp đổ của những vấn đề có tầm quan trọng lịch sử “(Spe Salvi, 35).
“Đức Kitô là Thiên Chúa cao cả và là Đấng Cứu Độ chúng ta”. Ở đây Thánh Phaolô long trọng tuyên xưng Đức Kitô là Thiên Chúa. Câu này đánh đổ những luận điệu chối từ Thiên Tính của Đức Kitô của nhiều học giả Thánh Kinh ngày nay. Theo văn phạm Hy Lạp, thì chữ “Thiên Chúa cao cả” và “Đấng Cứu Độ” có cùng một mạo từ (article), nên phải chỉ một Đấng, và Đấng ấy là Đức Chúa Giêsu Kitô. Như thế Đức Kitô, Đấng Cứu Độ Chúng ta cũng là Thiên Chúa cao cả như Đức Chúa Cha.
Câu 14 - Người đã hiến thân cho chúng ta để cứu chuộc chúng ta khỏi mọi điều gian ác, luyện sạch chúng ta thành một dân tộc xứng đáng của Người, một dân tộc nhiệt tâm làm việc thiện.
Thánh Phaolô đã tóm tắt toàn thể học thuyết Cứu Độ trong câu này. Đức Kitô đã yêu thương chúng ta đến nỗi hy sinh mạng sống Người vì chúng ta (x. Ga 15:13), đã “hiến mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người” (Mt 20:28; Mc 10:45). Tình yêu của Đức Kitô dành cho chúng ta được thể hiện trong cuộc khổ nạn và cái chết của Người. Ở đây Thánh Phaolô đưa ra bốn yếu tố của ơn Cứu Độ: Việc tự hiến của Đức Kitô; cứu chúng ta khỏi tất cả mọi điều gian ác; luyện sạch hay thanh tẩy chúng ta; thành lập một dân tộc xứng đáng của Người.
Trước hết Đức Kitô đã hiến mình chịu chết cho chúng ta trên Thánh Giá (x. Gal 1:4; 2:20; Ep 5:2; 1 Tm 2:6). Nhờ Máu Người đổ ra mà chúng ta được giải thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi. Sự hy sinh của Đức Kitô đã đem lại tự do cho chúng ta như việc Thiên Chúa dẫn dân Do Thái qua Biển Đỏ vào tự do. Người nào muốn được thoát ly khỏi ách nô lệ Ai Cập thì phải cùng dân Israel vượt qua biển đỏ. Cũng thế ai muốn được cứu độ thì phải cùng chết với Đức Kitô qua Nước Rửa Tội.
Không những thế, chúng ta phải được thanh luyện như dân Do Thái ngày xưa phải thanh luyện 40 năm trong hoang địa. Đây là quan niệm khác nhau giữa học thuyết Cứu Độ của Công Giáo và hầu hết các giáo phái Tin Lành. Lutherô và hầu hết các nhà lãnh đạo Tin Lành theo sau ông dạy rằng, con người được nên công chính chỉ nhờ Đức tin mà thôi, chứ không cần phải thanh luyện. Theo Lutherô thì nhờ cái chết của Đức Kitô, Thiên Chúa tha bổng cho con người. Trước mặt Thiên Chúa, con người vẫn tội lỗi, nhưng nhờ sự công chính của Đức Kitô che phủ nên Thiên Chúa tuyên bố là con người vô tội và Ngài không còn nhìn đến tội lỗi người ấy nữa. Giống như một tội nhân được tổng thống ân xá. Tuy vẫn là một người ác, nhưng trước pháp luật vì được tổng thống ân xá, nên được tự do. Giống như một món quà dơ bẩn được phủ lên bằng một tấm khăn tuyệt đẹp. Tóm lại theo hầu hết các giáo phái Tin Lành thì con người được Thiên Chúa coi là công chính theo chỉ thị của Ngài, chứ không cần phải thật sự trở nên công chính. Còn Đạo Công Giáo thì dạy rằng, Nhờ cái chết của Đức Kitô, Thiên Chúa không những tha tôi chúng ta mà Ngài còn ban ân sủng để thanh luyện và thánh hoá chúng ta, để giúp chúng ta thật sự hoán cải và trở nên công chính, thánh thiên trước nhan Thiên Chúa.
Nhờ được thanh luyện chúng ta trở thành những phần tử của Dân Thiên Chúa (x. Ed 37:23). Như xưa kia Thiên Chúa chọn dân Do Thái làm Dân Riêng qua Giao Ước Sinai (x. Xh 19:5) thế nào, thì Đức Kitô qua Giao Ước Mới bằng Máu của Người đã thiết lập Hội Thánh là Dân Riêng của Người, bao gồm mọi dân tộc. Thánh Công Đồng Vaticanô II dạy rằng: “Cũng như dân Israel theo xác thịt, khi đang lữ hành trong sa mạc, đã được gọi là Hội Thánh của Thiên Chúa (x. 2Esd 13:1; Ds 20:4; Dnl 23:1tt), dân Israel mới tiến bước trong thời đại này đang tìm về thành thánh tương lai bất diệt (x. Dt 13:14) cũng được gọi là Hội Thánh của Đức Kitô (x. Mt 16:18). Thực vậy, chính Người đã lấy máu mình mà chuộc lấy Hội Thánh đó (x. Cv 20:28), Người đổ tràn Thánh Thần và ban các phương thế thích hợp để kết hiệp thành một xã hội hữu hình. Thiên Chúa triệu tập tất cả những người tin kính và mong đợi Đức Kitô, Ðấng ban ơn Cứu Độ và hiệp nhất, nguyên lý của sự hòa bình; Ngài thiết lập họ thành Hội Thánh để Hội Thánh trở nên bí tích hữu hình của sự hiệp nhất cứu độ ấy cho toàn thể và cho mỗi người. Với bổn phận phải lan rộng khắp thế giới, Hội Thánh đi sâu vào lịch sử nhân loại. Tuy nhiên Hội Thánh đồng thời cũng vượt thời gian và biên giới các dân tộc” (Lumen Gentium, 9).
Tóm Lại:
Lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa được tỏ bày qua hình ảnh Đức Kitô giáng sinh làm một hài nhi trong máng cỏ mời gọi chúng ta đáp lại tình yêu của Người. Một tình yêu không gì có thể diễn tả được. Chúa sinh ra để cứu độ chúng ta. Ơn cứu độ này tuy là ơn nhưng không Thiên Chúa ban, nhưng chúng ta không có quyền thụ động đón nhận như đón nhận một món quà bất động. Ơn này là ơn giao hòa giữa chúng ta với Thiên Chúa và tha nhân. Muốn cho ơn giao hòa này có kết quả, cần sự hợp tác của chúng ta bằng cách sống một cuộc sống tiết độ, công bình và đạo đức, từ bỏ gian tà và những dục vọng trần gian, sống hợp nhất với những chi thể khác của Nhiệm Thể Đức Kitô, là Hội Thánh. Có như thế, Mùa Giáng sinh sẽ đem lại cho chúng ta và toàn thế giới một hạnh phúc và và một niềm hy vọng thật trong Đức Kitô.
Lạy Chúa xin ban ơn cho con biết sống tiết độ, công bình và đạo đức như Thánh Phaolô khuyên nhủ hôm nay. Muốn được như thế, xin Chúa giúp con luôn ghi nhớ những lời này và tâm niệm trong lòng như Mẹ Thánh Chúa đã làm trong Đêm Cực Thánh năm xưa ở hang đá Bethlêhem. Amen.
Câu hỏi để suy nghĩ và thảo luận:
1) Ân sủng của Thiên Chúa đang hoạt động thế nào trong tôi? Ân sủng này có làm cho tôi sống khác những người khác không?
2) Tại sao Thánh Phaolô lại nhấn mạnh đến việc sống tiết độ? Sống tiết độ quan trọng thế nào đối với tôi trong đời sống hằng ngày? Trong đời sống vĩnh cửu?
3) Làm thế nào để tôi có thể xứng đáng là một phần tử của dân tộc mới của Đức Kitô? Tôi đã nhiệt tâm làm việc thiện như Đức Kitô mong mỏi chưa?
Phaolô Phạm Xuân Khôi