Dan Lee
12-26-2008, 12:12 AM
Nhân Lễ Giáng Sinh 2008 tại nhà thờ chính tòa Hà Nội, nhớ về một vài Lễ Giáng Sinh năm xưa
Vừa trở về sau cuộc xuất ngoại 2 tháng để cảm tạ, đội ơn Thiên Chúa và Đức Mẹ, Thánh Cả Giuse vì những ơn tôi đã được lãnh nhận trong thời gian 50 năm Linh mục và 28 năm Giám mục của mình, tôi được tin Lễ Giáng Sinh năm nay tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội và một số Nhà thờ trong khu vực Hà Nội sẽ không trang hoàng đèn nến đẹp đẽ như những năm xưa. Có tin cho rằng các đấng bề trên muốn dành những phí tổn trong dịp Giáng Sinh này cho người nghèo, những nạn nhân trận lũ lụt giữa lòng Thủ đô vừa qua... Thật là một cử chỉ đáng ca ngợi, chắc Chúa Hài Nhi sẽ hài lòng với cử chỉ này, rất hợp với cảnh khó nghèo Người đã được sinh ra trong hang đá năm xưa.
Song lại có dư luận cho rằng đây là cách "để tang" về việc mất nhà, mất đất, nhất là mất đi tượng Đức Mẹ vốn có dưới gốc cây đa cổ thụ hàng trăm năm là nơi linh thánh không chỉ với người Công giáo Thủ đô mà cả mọi người Việt Nam đang hướng về tâm linh trong xã hội ngày nay. Đức Mẹ trong những ngày Giáng Sinh này không biết tản cư đi đâu, có được trở về chốn xưa nơi cũ cùng với Chúa Hài Đồng trong những đêm giá lạnh của đợt gió mùa đông bắc tràn xuống miền bắc hiện nay?
Sự kiện các ngôi Nhà thờ không được trang hoàng lộng lẫy năm nay làm tôi nhớ đến một vài Lễ Giáng Sinh vào những năm 1960... Những năm đó chính quyền được thực hiện trên một nửa đất nước, nhưng có lẽ còn chịu ảnh hưởng của các nước Liên Xô cũ, chưa đi vào thời kỳ đổi mới, chính sách Tôn giáo còn cứng nhắc gây nhiều khó khăn không đáng có cho các Tôn giáo, nhất là đạo Công giáo. Dịp Giáng Sinh tới đây là thời gian thuận tiện để nhấn mạnh tới chính sách Tự Do Tín Ngưỡng đối với các Tôn giáo để chứng minh cho mọi người trong cũng như ngoài nước được biết.
Các Nhà thờ thường được khuyến khích nếu không phải là bó buộc phải trang hoàng cờ hoa đèn nến rực rỡ. Tác hại thay chính quyền lại dùng tới một Uỷ ban không được sự đồng tình của Giáo quyền và số đông giáo hữu lúc đó, như Ủy Ban Liên Lạc... Về mục đích và thành phần như thế nào chắc chúng ta đều rõ. Nhưng thực tế trong các buổi hội họp, báo chí...thường hay phê bình các chức sắc trong đạo, nhiều khi đến độ gay gắt làm mất đi uy tín của Uỷ ban.
Trong các Nhà thờ nội thành Hà Nội, có hai điểm đáng chú ý hơn cả là Nhà thờ Lớn và Nhà thờ Hàm Long đã tự thành lập các Hội Đồng Mục Vụ do UB Liên Lạc hỗ trợ, gồm một số ông chánh trương thường làm áp lực với Linh mục xứ đương thời, ví dụ ông chánh Hân ở Nhà thờ Hàm Long, hay là ông chánh Bưởi ở Nhà thờ Lớn Hà Nội. Có chuyện gì muốn gây áp lực với cha xứ thường qua các vị này làm phiền lòng các ngài rất nhiều, nhất là tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội do Cha Giuse Trịnh Văn Căn trông coi, vốn tính hiền hoà và dịu dàng nhưng rất cương quyết khi bảo vệ những quyền lợi chính đáng của đạo Công giáo.
Giáo phận Hà Nội lúc đó có cha tổng đại diện (cha chính) là Cha J.B. Nguyễn Văn Vinh, với tính cách cương trực, sốt sáng, trọng công bình và xã hội nên đã có nhiều câu chuyện rất anh hùng, gan dạ và dám đối lập với chính quyền thực dân lúc đó, điển hình là vụ De Lattre De Cassigni... Năm đó vào khoảng 1960, UB Liên Lạc Công giáo được lệnh vận động các cha xứ trang hoàng Nhà thờ trọng thể để đón Lễ Noel. Mục đích để phô bày cho thiên hạ biết chính sách Tự Do Tín Ngưỡng của nhà nước... Nhưng các Nhà thờ lúc đó rất nghèo nàn, các đồ trang hoàng không được như ngày nay, vừa đẹp lại rất rẻ. Do đó các cha xứ cũng phải cân nhắc trong việc chi tiêu ngân quỹ... Không rõ còn có ý kiến nào không hài lòng về sự phô bày có tính cách chính trị nào nữa chăng? Nhà thờ chính toà quen gọi là Nhà thờ Lớn Hà Nội do linh mục Giuse Trịnh Văn Căn làm cha xứ (sau này Ngài là Hồng Y) cũng quyết định không trang hoàng rực rỡ đèn nến tại cửa và quảng trường Nhà thờ. Điều đó đã bị "Ban Hành Giáo" do chánh trương Bưởi cầm đầu phản đối, tự động vượt quyền cha xứ, thuê thợ điện đến treo đèn nhấp nháy từ Thánh giá trở xuống. Linh mục Căn lúc đó còn nhút nhát đã báo tin cho cha chính Vinh được biết sự kiện. Cha chính rất thẳng thắn, liền đi ra quảng trường Nhà thờ, trèo lên tháp chuông lôi mấy người thợ điện xuống, giật các dây đèn và ra lệnh không được trang trí nữa.
Lúc đó có mấy người thuộc UB Liên Lạc được sự hậu thuẫn của công an chìm nổi xông tới giữ chặt cha chính Vinh và ra lệnh cho các thợ điện tiếp tục trang trí. Linh mục Căn thấy thế thì cuống cuồng sợ hãi, liền ra lệnh cho kéo chuông Nhà thờ báo động, các giáo hữu nghe được tiếng chuông đã kéo nhau đến Nhà thờ rất đông gây xôn xao liên tiếp trong mấy giờ liền. Sau cùng ông trưởng khu công an phải đến can thiệp ra lệnh ngừng kéo chuông và thôi trang trí... Một tháng sau, liên tiếp cha chính Vinh và linh mục Căn bị triệu ra "làm việc" và cũng bị đưa ra toà án về tội gây rối trật tự công cộng (như một số bị can ở Giáo xứ Thái Hà vừa qua). Sau đó phiên toà được xử công khai (hơn sự công khai của toà án quận Đống Đa vừa qua đối với 8 bị can thuộc Giáo xứ Thái Hà), vì một số giáo hữu theo sau cha Căn khóc nức nở trước toà... Kết quả là toà tuyên án cha chính Vinh chịu 18 tháng tù giam, linh mục Căn chịu 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Cha chính Vinh bị lột áo chức đang mặc và bị đưa lên xe đến trại cải tạo. Hết hạn 18 tháng tù, cha lại bị cộng thêm những tháng năm tập trung cải tạo và Người đã qua đời tại trại giam ở Phú Thọ. Một số người ngày nay đang truy tìm chứng tích để xin Toà thánh phong chân phước cho linh mục J.B. Nguyễn Văn Vinh - Tổng đại diện Gp Hà Nội. Còn linh mục Giuse Trịnh Văn Căn trên đường về nhà được các giáo hữu vây quanh thăm hỏi, khóc nóc và chia sẻ...
Ôi! Một Lễ Giáng Sinh thảm thiết biết bao vì đã khởi đầu bằng sự xung đột và kết thúc bằng sự giam hãm hai người công chính vô tội trong tù!
Năm nay Giáng Sinh về với toàn thể nhân loại, đặc biệt với dân tộc Việt Nam, với hàng chức sắc trong Giáo Hội và mọi người trong Tổng Gp Hà Nội. Có chút gì thê thảm đau thương như Giáng Sinh xưa kia chăng? Tôi thành tâm mong rằng đất nước mình, đạo thánh của mình cũng không thiếu những người có tấm lòng thiện chí, dám can trường chịu thử thách và chấp nhận những kết quả đau thương như các bậc tiền nhân cho xã hội an bình.
Nguyện xin lời hát của các thiên thần xưa kia trong đêm Giáng Sinh được thực hiện cả với người giáo cũng như người lương, người giàu cũng như nghèo khó, trong đạo cũng như ngoài đời, nhất là cho những ai đang phải chịu cảnh bất công oan ức:
"Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm"
Thái Bình, ngày 23 tháng 12 năm 2008
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang
Vừa trở về sau cuộc xuất ngoại 2 tháng để cảm tạ, đội ơn Thiên Chúa và Đức Mẹ, Thánh Cả Giuse vì những ơn tôi đã được lãnh nhận trong thời gian 50 năm Linh mục và 28 năm Giám mục của mình, tôi được tin Lễ Giáng Sinh năm nay tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội và một số Nhà thờ trong khu vực Hà Nội sẽ không trang hoàng đèn nến đẹp đẽ như những năm xưa. Có tin cho rằng các đấng bề trên muốn dành những phí tổn trong dịp Giáng Sinh này cho người nghèo, những nạn nhân trận lũ lụt giữa lòng Thủ đô vừa qua... Thật là một cử chỉ đáng ca ngợi, chắc Chúa Hài Nhi sẽ hài lòng với cử chỉ này, rất hợp với cảnh khó nghèo Người đã được sinh ra trong hang đá năm xưa.
Song lại có dư luận cho rằng đây là cách "để tang" về việc mất nhà, mất đất, nhất là mất đi tượng Đức Mẹ vốn có dưới gốc cây đa cổ thụ hàng trăm năm là nơi linh thánh không chỉ với người Công giáo Thủ đô mà cả mọi người Việt Nam đang hướng về tâm linh trong xã hội ngày nay. Đức Mẹ trong những ngày Giáng Sinh này không biết tản cư đi đâu, có được trở về chốn xưa nơi cũ cùng với Chúa Hài Đồng trong những đêm giá lạnh của đợt gió mùa đông bắc tràn xuống miền bắc hiện nay?
Sự kiện các ngôi Nhà thờ không được trang hoàng lộng lẫy năm nay làm tôi nhớ đến một vài Lễ Giáng Sinh vào những năm 1960... Những năm đó chính quyền được thực hiện trên một nửa đất nước, nhưng có lẽ còn chịu ảnh hưởng của các nước Liên Xô cũ, chưa đi vào thời kỳ đổi mới, chính sách Tôn giáo còn cứng nhắc gây nhiều khó khăn không đáng có cho các Tôn giáo, nhất là đạo Công giáo. Dịp Giáng Sinh tới đây là thời gian thuận tiện để nhấn mạnh tới chính sách Tự Do Tín Ngưỡng đối với các Tôn giáo để chứng minh cho mọi người trong cũng như ngoài nước được biết.
Các Nhà thờ thường được khuyến khích nếu không phải là bó buộc phải trang hoàng cờ hoa đèn nến rực rỡ. Tác hại thay chính quyền lại dùng tới một Uỷ ban không được sự đồng tình của Giáo quyền và số đông giáo hữu lúc đó, như Ủy Ban Liên Lạc... Về mục đích và thành phần như thế nào chắc chúng ta đều rõ. Nhưng thực tế trong các buổi hội họp, báo chí...thường hay phê bình các chức sắc trong đạo, nhiều khi đến độ gay gắt làm mất đi uy tín của Uỷ ban.
Trong các Nhà thờ nội thành Hà Nội, có hai điểm đáng chú ý hơn cả là Nhà thờ Lớn và Nhà thờ Hàm Long đã tự thành lập các Hội Đồng Mục Vụ do UB Liên Lạc hỗ trợ, gồm một số ông chánh trương thường làm áp lực với Linh mục xứ đương thời, ví dụ ông chánh Hân ở Nhà thờ Hàm Long, hay là ông chánh Bưởi ở Nhà thờ Lớn Hà Nội. Có chuyện gì muốn gây áp lực với cha xứ thường qua các vị này làm phiền lòng các ngài rất nhiều, nhất là tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội do Cha Giuse Trịnh Văn Căn trông coi, vốn tính hiền hoà và dịu dàng nhưng rất cương quyết khi bảo vệ những quyền lợi chính đáng của đạo Công giáo.
Giáo phận Hà Nội lúc đó có cha tổng đại diện (cha chính) là Cha J.B. Nguyễn Văn Vinh, với tính cách cương trực, sốt sáng, trọng công bình và xã hội nên đã có nhiều câu chuyện rất anh hùng, gan dạ và dám đối lập với chính quyền thực dân lúc đó, điển hình là vụ De Lattre De Cassigni... Năm đó vào khoảng 1960, UB Liên Lạc Công giáo được lệnh vận động các cha xứ trang hoàng Nhà thờ trọng thể để đón Lễ Noel. Mục đích để phô bày cho thiên hạ biết chính sách Tự Do Tín Ngưỡng của nhà nước... Nhưng các Nhà thờ lúc đó rất nghèo nàn, các đồ trang hoàng không được như ngày nay, vừa đẹp lại rất rẻ. Do đó các cha xứ cũng phải cân nhắc trong việc chi tiêu ngân quỹ... Không rõ còn có ý kiến nào không hài lòng về sự phô bày có tính cách chính trị nào nữa chăng? Nhà thờ chính toà quen gọi là Nhà thờ Lớn Hà Nội do linh mục Giuse Trịnh Văn Căn làm cha xứ (sau này Ngài là Hồng Y) cũng quyết định không trang hoàng rực rỡ đèn nến tại cửa và quảng trường Nhà thờ. Điều đó đã bị "Ban Hành Giáo" do chánh trương Bưởi cầm đầu phản đối, tự động vượt quyền cha xứ, thuê thợ điện đến treo đèn nhấp nháy từ Thánh giá trở xuống. Linh mục Căn lúc đó còn nhút nhát đã báo tin cho cha chính Vinh được biết sự kiện. Cha chính rất thẳng thắn, liền đi ra quảng trường Nhà thờ, trèo lên tháp chuông lôi mấy người thợ điện xuống, giật các dây đèn và ra lệnh không được trang trí nữa.
Lúc đó có mấy người thuộc UB Liên Lạc được sự hậu thuẫn của công an chìm nổi xông tới giữ chặt cha chính Vinh và ra lệnh cho các thợ điện tiếp tục trang trí. Linh mục Căn thấy thế thì cuống cuồng sợ hãi, liền ra lệnh cho kéo chuông Nhà thờ báo động, các giáo hữu nghe được tiếng chuông đã kéo nhau đến Nhà thờ rất đông gây xôn xao liên tiếp trong mấy giờ liền. Sau cùng ông trưởng khu công an phải đến can thiệp ra lệnh ngừng kéo chuông và thôi trang trí... Một tháng sau, liên tiếp cha chính Vinh và linh mục Căn bị triệu ra "làm việc" và cũng bị đưa ra toà án về tội gây rối trật tự công cộng (như một số bị can ở Giáo xứ Thái Hà vừa qua). Sau đó phiên toà được xử công khai (hơn sự công khai của toà án quận Đống Đa vừa qua đối với 8 bị can thuộc Giáo xứ Thái Hà), vì một số giáo hữu theo sau cha Căn khóc nức nở trước toà... Kết quả là toà tuyên án cha chính Vinh chịu 18 tháng tù giam, linh mục Căn chịu 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Cha chính Vinh bị lột áo chức đang mặc và bị đưa lên xe đến trại cải tạo. Hết hạn 18 tháng tù, cha lại bị cộng thêm những tháng năm tập trung cải tạo và Người đã qua đời tại trại giam ở Phú Thọ. Một số người ngày nay đang truy tìm chứng tích để xin Toà thánh phong chân phước cho linh mục J.B. Nguyễn Văn Vinh - Tổng đại diện Gp Hà Nội. Còn linh mục Giuse Trịnh Văn Căn trên đường về nhà được các giáo hữu vây quanh thăm hỏi, khóc nóc và chia sẻ...
Ôi! Một Lễ Giáng Sinh thảm thiết biết bao vì đã khởi đầu bằng sự xung đột và kết thúc bằng sự giam hãm hai người công chính vô tội trong tù!
Năm nay Giáng Sinh về với toàn thể nhân loại, đặc biệt với dân tộc Việt Nam, với hàng chức sắc trong Giáo Hội và mọi người trong Tổng Gp Hà Nội. Có chút gì thê thảm đau thương như Giáng Sinh xưa kia chăng? Tôi thành tâm mong rằng đất nước mình, đạo thánh của mình cũng không thiếu những người có tấm lòng thiện chí, dám can trường chịu thử thách và chấp nhận những kết quả đau thương như các bậc tiền nhân cho xã hội an bình.
Nguyện xin lời hát của các thiên thần xưa kia trong đêm Giáng Sinh được thực hiện cả với người giáo cũng như người lương, người giàu cũng như nghèo khó, trong đạo cũng như ngoài đời, nhất là cho những ai đang phải chịu cảnh bất công oan ức:
"Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm"
Thái Bình, ngày 23 tháng 12 năm 2008
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang