Dan Lee
12-27-2008, 12:40 PM
Lời Chúa trong đời sống
Trong cuộc sống đa dạng của thế giới ngày hôm nay, càng ngày càng có thêm nhiều truyền thông tràn ngập bằng hình ảnh, âm thanh cũng như các hội nghị diễn thuyết, biểu tình, tạp chí, sách báo đủ mọi thứ loại. Đó là những „thức ăn văn hóa“ cho đời sống, nhưng chúng cũng làm đời sống con người bị ngột ngạt!
Con người cũng nhận ra rằng, công việc trong cuộc sống hằng đã chiếm hết chỗ đủ rồi, hầu như không còn chỗ nào trống cho những thức ăn đó nữa.
Dẫu vậy, con người vẫn khao khát đi tìm kiếm thức ăn cho đời sống tinh thần, cho đời sống tâm linh sâu thẳm hơn nữa.
Họ đi tìm kiếm thức ăn tinh thần gì?
Lời Chúa ngọn đèn chiếu sáng
Trong muôn ngàn hằng hà sa số những thông tin tràn ngập đời sống, không phải thức ăn thông tin nào cũng có thể ăn được, cũng dễ tiêu bổ ích cho tâm hồn.
Một thức ăn cần thiết cho tinh thần có từ ngàn xưa còn ghi chép lại thành sách vở, và luôn khắc ghi trong đời sống: Lời Chúa.
Thánh Ignatio von Loyola đã đưa ra lời khuyên nhắn nhủ, dù qúa bận với công việc đời sống hằng ngày không có thời giờ nghỉ ngơi, con người cần phải dựa vào sự trợ giúp của Lời Chúa cho đời sống. Lời Chúa, dù ngắn gọn, cũng đủ như ngọn đèn pha chiếu sáng giúp cho tâm hồn khám phá ra dấu vết mầu nhiệm bí ẩn của Thiên Chúa trong đời sống. Nhất là cho những thắc mắc về ý nghĩa đời sống làm người.
Lời tường thuật ghi lại trong Kinh Thánh đưa ra những chứng từ rộng rãi khác nhau của con người đi tìm kiếm Thiên Chúa, và hơn thế nữa của Thiên Chúa đi tìm kiếm con người. Những chứng từ đó thể hiện xảy ra ngay trong cuộc sống hằng ngày.
Thiên Chúa ngày hôm nay, luôn mời gọi con người đến gặp gỡ Ngài, không phải chỉ ở nơi thánh thiêng như ở nhà thờ, chốn hành hương, mà ngay trong gia đình, chỗ làm việc sinh sống, nhà ga bến xe, trên đường đi, trong hòan cảnh cuộc sống con người…Những gặp gỡ đó mang lại kinh nghiệm. Phải, nó gợi lên cảm nghiệm đánh động sâu xa tâm hồn đức tin vào Thiên Chúa và cuộc sống tình người với nhau. Có thế đức tin không bị thiếu nước, thiếu thức ăn thành ra khô cứng chai đá.
Lời Chúa khác nào như một nhịp cầu nối liền bờ tâm hồn con người với bờ bên phía Thiên Chúa. Nhịp cầu đó cũng giúp tâm hồn tỉnh thức nhận ra thế nào là bình an, là sự hy sinh, lẽ phải chân thành, là bác ái yêu thương tình người.
Magdeleine Delbrel đã suy tư về cung cách sống thế nào với Lời Chúa trong đời sống: „ Con người mang theo Lời Chúa bên mình không giống như người đeo một cái rương hòm túi xách bên người suốt dọc đời sống cho tới tận cùng địa cầu. Không, con người mang Lời Chúa trong mình trên mọi nẻo đường đời sống cho tới khi Lời đó thấm nhuần trong tận thâm tâm. Con người cần sẵn sàng niềm nở đón nhận Lời đó. Và sau cùng Lời Chúa trở thành nếp, có khi thành một mẫu mực cung cách sống, trong bản thân. Điều đó ta gọi là sống làm nhân chứng.“
Lời đã làm người
Ngay từ thuở ban đầu lúc sáng tạo vũ trụ công trình thiên nhiên, Thiên Chúa đã dùng Lời của Ngài sáng tạo nên: „Hãy có ánh sáng! Hãy có nước, hãy có đất. Hãy làm nên con người…“ ( Sáng Thế 1,1-26).
Lời của Ngài sáng tạo nên mọi sự từ hư không.
Trong bài mở đầu của Phúc âm Thánh Gioan ( Ga 1,1-18) đã nói đến Chúa Giêsu là Lời của Thiên Chúa từ trời cao đã xuống thế làm người giữa trần gian.
„
Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời.
1 Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa,và Ngôi Lời là Thiên Chúa.
2 Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa.
3 Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành,và không có Người,thì chẳng có gì được tạo thành.
Điều đã được tạo thành4 ở nơi Người là sự sống,và sự sống là ánh sáng cho nhân loại.
5 Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.
6 Có một người được Thiên Chúa sai đến,tên là Gio-an.
7 Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng,để mọi người nhờ ông mà tin.
8 Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.
9 Ngôi Lời là ánh sáng thật,ánh sáng đến thế gianvà chiếu soi mọi người.
10 Người ở giữa thế gian,và thế gian đã nhờ Người mà có,
nhưng lại không nhận biết Người.
11 Người đã đến nhà mình,nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.
12 Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.
13 Họ được sinh ra, không phải do khí huyết,cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa.
14 Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người,là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.
15 Ông Gio-an làm chứng về Người, ông tuyên bố:"Đây là Đấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi,nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi."
16 Từ nguồn sung mãn của Người,tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác.
17 Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê,còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có.
18 Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả;nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha,chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.“
Lời của Thiên Chúa tạo dựng nên vũ trụ sự sống con người cùng mọi loài. Và Lời của Thiên Chúa cũng đi vào trở thành con người sống trong vũ trụ.
Chúa Giêsu, Lời của Thiên Chúa đã làm người sống giữa con người, nhưng lại như thành xa lạ. Vì sao? Đây là tâm sự chứng từ của Lời Thiên Chúa nói với con người trần gian:
„ Vũ trụ, loài thụ tạo cùng con người yêu qúy,
Ta không biết, các Bạn có hiểu những điều Ta, đấng Tạo Hóa, muốn nói với các Bạn không. Thật ra những điều Ta muốn nói, một bên có thể đơn giản thôi, nhưng một phía khác lại là điều khó hiểu, vâng xem ra như một thảm kịch đau đớn. Nó phức tạp và riêng biệt như sự sống, cũng như đời sống con người.
Dù con người các Bạn với khả năng tiến bộ khoa học, cùng tầm nhìn suy tư đã có nhiều khám phá rộng mở, nhưng các Bạn biết đấy vũ trụ trời đất là do Ta, Đấng Tạo Hóa, tạo dựng nuôi dưỡng gìn giữ nên. Và như thế vũ trụ này là ngôi nhà, là quê hương cho sự sống của con người, của mọi loài thụ tạo.
Như trong Kinh Thánh thuật để lại ( Sáng Thế 1, 1-26), Ta đã tạo dựng nên con người giống hình ảnh Ta, và để cho họ sinh sống trong ngôi nhà vũ trụ Ta đã tạo dựng. Ta đã tin tưởng ký thác cho con người quản lý gìn giữ ngôi nhà quê hương đó, sao cho đúng cùng trung thành với ý muốn của Ta trao phó.
Nhưng tiếc thay, con người đã hiểu sai việc Ta ủy thác cho. Bây giờ sinh xuống làm người trong ngôi nhà quê hương vũ trụ sáng tạo của Ta, Ta thấy rõ hơn chiều kích sự tàn phá hủy hoại lan tỏa khắp nơi từ tinh thần thể xác đời sống nơi con người tới thiên nhiên biển hồ, rừng cây, sông núi, thú vật…
Con người sử dụng không đúng thiên nhiên ta đã dựng nên. Họ lạm dụng ngay cả thân xác sự sống của chính mình cho sinh họat nữa. Lòng kiêu ngạo cùng tham lam ích kỷ ngày càng chiếm ưu thế trong đời sống.
Ta nhìn thấy, đời sống tinh thần con người từ khi vướng mắc trong vòng liên lụy tội lỗi của nguyên tổ Adong-Evà là nguyên nhân sâu xa gây ra những hậu qủa tiêu cực đó.
Con người với những khả năng sáng kiến qúa lạc quan nhìn vào mình, mà quên không nghiêm chỉnh tự vấn hỏi lại chính mình, có thật sự được phép làm như thế không, mặc dù kỹ thuật khoa học có thể làm được. Nghiên cứu khoa học là điều cần thiết, nhưng không được không có trách nhiệm với những gía trị căn bản cần thiết của sự sống.
Ta đã dựng nên phú thác nơi mỗi con người thân xác và trí tuệ tinh thần cho đời sống được thăng bằng. Nhưng rất đau đớn thay, nhiều người quên đi mình là tạo vật được dựng nên. Họ không quan tâm giữ mức thăng bằng đó mà xây dựng cuộc sống chung.
Hoặc nghiêng hẳn sang phần thân xác, biến đời sống chỉ còn biết những gì mắt thấy tai nghe, tay sờ mó được mà hưởng thụ cho thỏa mãn, không còn biết đến những gía trị đạo đức tinh thần nữa, nhất là phẩm gía con người.
Hoặc nghiêng hẳn về phía trí tuệ đầu óc suy nghĩ mà quên thực tại đời sống làm người nơi trần thế. Và từ đó nảy sinh thái độ lòng trí kiêu căng coi thường những gì là thánh thiêng, coi thường công trình thiên nhiên, coi thường đời sống tình liên đới giữa con người với nhau.
Hằng năm vào ngày mừng lễ Giáng sinh, các Bạn đem bài tường thuật mở đầu của Phúc âm Thánh Gioan ( 1,1-18) ra đọc suy gẫm. Việc làm này đúng, cùng rất có ý nghĩa cho đời sống đức tin. Bài mở đầu này chứa đựng những lời tràn đầy sinh khí sự sống. Đúng ra, những lời này là lời chào mừng nhắn nhủ con người nhớ về cội nguồn của mình, và đồng thời cũng là lời chân nhận của con người vũ trụ nói với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa của họ.
Trong bài này có câu nói về hoàn cảnh thương tâm đau lòng giữa Ta với vũ trụ: Ta, đấng Tạo Hóa đến trong thế gian nhà Người. Nhưng thế gian nhà Người đã từ chối không tiếp nhận Người! ( Ga 1,11).
Lúc Ta sinh ra làm người khi xưa đã bị chối từ không cho trú ngụ nhờ. Và ngay giữa con người với nhau cùng đồng loại thụ tạo do ta dựng nên, họ cũng chối từ nhau.
Có những người còn tin nhận Ta là Thiên Chúa, nhưng lại thiếu lòng bác ái giữa con người với nhau.
Có những trường hợp không tin nhận Thiên Chúa, chỉ biết cậy vào sức lực giới hạn của mình. Làm như thế dần dà niềm hy vọng tàn lụi dần đến khi chính sức lực của họ không còn nữa, hay lúc lâm vào ngõ bí đường cùng.
Một đời sống mà không có niềm tin khác nào như thuyền tầu không có bánh lái.
Một đời sống mà thiếu vắng bác ái tình người, khác nào cây cầu ngang sông, ngang con suối đã bị gãy đổ không còn lối cho hai bên bờ thông thương đi lại gặp gỡ nhau nữa.
Một đời sống mà niềm hy vọng vụt tắt tàn lụi, khác nào một cánh đồng khô cạn thiếu nước cho cây lúa nẩy nở trổ sinh tươi tốt.
Ta, ĐấngTạo Hóa, đã tạo dựng nên đủ để cho con người cùng mọi loài có cơ hội đồng đều sinh sống tồn tại. Nhiệm vụ của con người là bảo vệ gìn giữ công trình cho chính mình, cho mọi thế hệ loài thụ tạo. Làm như thế là gây giữ tình liên đới cùng kính trọng chấp chính Ta và chấp nhận nhau. „
Lời nói trong tâm hồn
Có những lời phát thành âm thanh tai nghe bắt được. Có những lời hiển thị ra bằng chữ viết, hay bằng hình ảnh. Nhưng có lời chỉ âm thầm nhỏ nhẹ vang lên trong tâm hồn người nghe.
Trong cuộc sống hằng ngày, lời vợ chồng bàn bạc tâm tình nói với nhau, gây tác động hiệu qủa tích cực nhiều cho đời sống gia đình họ.
Lời tâm sự của con cái thỏ thẻ cùng cha mẹ là những lời chan chứa tình yêu thương mang đến không khí tình gia đình nồng ấm.
Lời khuyên răn dạy bảo của cha mẹ với con cái là những lời đôi khi nhỏ nhẹ, đôi khi nghiêm khắc, nhưng rất cần thiết cho đời sống con cái hôm nay và ngày mai.
Những lời này thường thì không to thành tiếng người khác có thể nghe được Nhưng chúng có tác dụng hiệu qủa tích cực rất sâu đậm cho họ.
Lời Chúa nói với con người cũng qua những cách thế đó. Những giáo huấn giảng dạy của Giáo Hội xưa nay hoặc bằng lời, hoặc bằng chữ viết, tất cả đều quy về mục đích loan truyền Lời Chúa cho con người trong đời sống đức tin.
Lần mở Kinh Thánh ta gặp những Lời của Chúa nhắn nhủ gắn liền với thực tại đời sống:
-“Phúc thay ai xây dựng hòa bình” ( Phúc âm Mattheo 5,9)
-“Thiên Chúa nói: Ta gọi con bằng tên” ( Isaja 43,1)
- “ Chính để chúng ta được tự do mà Chúa Kitô đã giải thoát chúng ta.” ( Thư Galata 5,1)
- “ Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ.”Thánh vịnh 35,19)
-“ Tại sao lại phí tiền bạc vào của không nuôi sống.” ( Iaja 55,2)
- “ Người nào không bằng lòng với chính mình, nào có thể sống làm tốt cho ai được?” ( Sir 14,5)
-“ Hãy yêu người đồng loại như chính mình” ( Sách Leviticus 19,18)
- “ Hãy mưu tìm sự thịnh vượng cho thành thị mà Ta đã đưa đến cho anh em” ( Jeremia 29,7)
-“ Xin Thiên Thần Chúa cùng đồng hành với anh em” ( Tobia 5,17)
-“Thân xác anh em là đền thờ Thiên Chúa” ( 1 Corintho 3,16)
-“ Những gì anh em làm cho người bé nhỏ hèn mọn nhất là làm cho chính Thầy” ( Matheo 25,40)
Và Lời Chúa còn truyền nói trong thiên nhiên qua những cảnh vật, qua những biến cố xảy ra trong đời sống chung cũng như riêng tư.
Hilde Domin đã có cảm nghiệm về Lời: “ Người ta theo cách thế sống thực dụng có thể yêu thích một con dao hơn Lời. Con dao có thể bị cùn lụt không còn sắc bén nữa. Con dao là một vật thể không gặp gỡ đến với trái tim được. Nhưng Lời thì không thế. Sau cùng chỉ còn Lời. Lúc nào sau hết cũng vẫn là Lời.”
Lễ Thánh Gioan Tông đồ Thánh sử 27.12. 2008
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
Trong cuộc sống đa dạng của thế giới ngày hôm nay, càng ngày càng có thêm nhiều truyền thông tràn ngập bằng hình ảnh, âm thanh cũng như các hội nghị diễn thuyết, biểu tình, tạp chí, sách báo đủ mọi thứ loại. Đó là những „thức ăn văn hóa“ cho đời sống, nhưng chúng cũng làm đời sống con người bị ngột ngạt!
Con người cũng nhận ra rằng, công việc trong cuộc sống hằng đã chiếm hết chỗ đủ rồi, hầu như không còn chỗ nào trống cho những thức ăn đó nữa.
Dẫu vậy, con người vẫn khao khát đi tìm kiếm thức ăn cho đời sống tinh thần, cho đời sống tâm linh sâu thẳm hơn nữa.
Họ đi tìm kiếm thức ăn tinh thần gì?
Lời Chúa ngọn đèn chiếu sáng
Trong muôn ngàn hằng hà sa số những thông tin tràn ngập đời sống, không phải thức ăn thông tin nào cũng có thể ăn được, cũng dễ tiêu bổ ích cho tâm hồn.
Một thức ăn cần thiết cho tinh thần có từ ngàn xưa còn ghi chép lại thành sách vở, và luôn khắc ghi trong đời sống: Lời Chúa.
Thánh Ignatio von Loyola đã đưa ra lời khuyên nhắn nhủ, dù qúa bận với công việc đời sống hằng ngày không có thời giờ nghỉ ngơi, con người cần phải dựa vào sự trợ giúp của Lời Chúa cho đời sống. Lời Chúa, dù ngắn gọn, cũng đủ như ngọn đèn pha chiếu sáng giúp cho tâm hồn khám phá ra dấu vết mầu nhiệm bí ẩn của Thiên Chúa trong đời sống. Nhất là cho những thắc mắc về ý nghĩa đời sống làm người.
Lời tường thuật ghi lại trong Kinh Thánh đưa ra những chứng từ rộng rãi khác nhau của con người đi tìm kiếm Thiên Chúa, và hơn thế nữa của Thiên Chúa đi tìm kiếm con người. Những chứng từ đó thể hiện xảy ra ngay trong cuộc sống hằng ngày.
Thiên Chúa ngày hôm nay, luôn mời gọi con người đến gặp gỡ Ngài, không phải chỉ ở nơi thánh thiêng như ở nhà thờ, chốn hành hương, mà ngay trong gia đình, chỗ làm việc sinh sống, nhà ga bến xe, trên đường đi, trong hòan cảnh cuộc sống con người…Những gặp gỡ đó mang lại kinh nghiệm. Phải, nó gợi lên cảm nghiệm đánh động sâu xa tâm hồn đức tin vào Thiên Chúa và cuộc sống tình người với nhau. Có thế đức tin không bị thiếu nước, thiếu thức ăn thành ra khô cứng chai đá.
Lời Chúa khác nào như một nhịp cầu nối liền bờ tâm hồn con người với bờ bên phía Thiên Chúa. Nhịp cầu đó cũng giúp tâm hồn tỉnh thức nhận ra thế nào là bình an, là sự hy sinh, lẽ phải chân thành, là bác ái yêu thương tình người.
Magdeleine Delbrel đã suy tư về cung cách sống thế nào với Lời Chúa trong đời sống: „ Con người mang theo Lời Chúa bên mình không giống như người đeo một cái rương hòm túi xách bên người suốt dọc đời sống cho tới tận cùng địa cầu. Không, con người mang Lời Chúa trong mình trên mọi nẻo đường đời sống cho tới khi Lời đó thấm nhuần trong tận thâm tâm. Con người cần sẵn sàng niềm nở đón nhận Lời đó. Và sau cùng Lời Chúa trở thành nếp, có khi thành một mẫu mực cung cách sống, trong bản thân. Điều đó ta gọi là sống làm nhân chứng.“
Lời đã làm người
Ngay từ thuở ban đầu lúc sáng tạo vũ trụ công trình thiên nhiên, Thiên Chúa đã dùng Lời của Ngài sáng tạo nên: „Hãy có ánh sáng! Hãy có nước, hãy có đất. Hãy làm nên con người…“ ( Sáng Thế 1,1-26).
Lời của Ngài sáng tạo nên mọi sự từ hư không.
Trong bài mở đầu của Phúc âm Thánh Gioan ( Ga 1,1-18) đã nói đến Chúa Giêsu là Lời của Thiên Chúa từ trời cao đã xuống thế làm người giữa trần gian.
„
Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời.
1 Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa,và Ngôi Lời là Thiên Chúa.
2 Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa.
3 Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành,và không có Người,thì chẳng có gì được tạo thành.
Điều đã được tạo thành4 ở nơi Người là sự sống,và sự sống là ánh sáng cho nhân loại.
5 Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.
6 Có một người được Thiên Chúa sai đến,tên là Gio-an.
7 Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng,để mọi người nhờ ông mà tin.
8 Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.
9 Ngôi Lời là ánh sáng thật,ánh sáng đến thế gianvà chiếu soi mọi người.
10 Người ở giữa thế gian,và thế gian đã nhờ Người mà có,
nhưng lại không nhận biết Người.
11 Người đã đến nhà mình,nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận.
12 Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.
13 Họ được sinh ra, không phải do khí huyết,cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa.
14 Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người,là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.
15 Ông Gio-an làm chứng về Người, ông tuyên bố:"Đây là Đấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi,nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi."
16 Từ nguồn sung mãn của Người,tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác.
17 Quả thế, Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê,còn ân sủng và sự thật, thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có.
18 Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả;nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha,chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.“
Lời của Thiên Chúa tạo dựng nên vũ trụ sự sống con người cùng mọi loài. Và Lời của Thiên Chúa cũng đi vào trở thành con người sống trong vũ trụ.
Chúa Giêsu, Lời của Thiên Chúa đã làm người sống giữa con người, nhưng lại như thành xa lạ. Vì sao? Đây là tâm sự chứng từ của Lời Thiên Chúa nói với con người trần gian:
„ Vũ trụ, loài thụ tạo cùng con người yêu qúy,
Ta không biết, các Bạn có hiểu những điều Ta, đấng Tạo Hóa, muốn nói với các Bạn không. Thật ra những điều Ta muốn nói, một bên có thể đơn giản thôi, nhưng một phía khác lại là điều khó hiểu, vâng xem ra như một thảm kịch đau đớn. Nó phức tạp và riêng biệt như sự sống, cũng như đời sống con người.
Dù con người các Bạn với khả năng tiến bộ khoa học, cùng tầm nhìn suy tư đã có nhiều khám phá rộng mở, nhưng các Bạn biết đấy vũ trụ trời đất là do Ta, Đấng Tạo Hóa, tạo dựng nuôi dưỡng gìn giữ nên. Và như thế vũ trụ này là ngôi nhà, là quê hương cho sự sống của con người, của mọi loài thụ tạo.
Như trong Kinh Thánh thuật để lại ( Sáng Thế 1, 1-26), Ta đã tạo dựng nên con người giống hình ảnh Ta, và để cho họ sinh sống trong ngôi nhà vũ trụ Ta đã tạo dựng. Ta đã tin tưởng ký thác cho con người quản lý gìn giữ ngôi nhà quê hương đó, sao cho đúng cùng trung thành với ý muốn của Ta trao phó.
Nhưng tiếc thay, con người đã hiểu sai việc Ta ủy thác cho. Bây giờ sinh xuống làm người trong ngôi nhà quê hương vũ trụ sáng tạo của Ta, Ta thấy rõ hơn chiều kích sự tàn phá hủy hoại lan tỏa khắp nơi từ tinh thần thể xác đời sống nơi con người tới thiên nhiên biển hồ, rừng cây, sông núi, thú vật…
Con người sử dụng không đúng thiên nhiên ta đã dựng nên. Họ lạm dụng ngay cả thân xác sự sống của chính mình cho sinh họat nữa. Lòng kiêu ngạo cùng tham lam ích kỷ ngày càng chiếm ưu thế trong đời sống.
Ta nhìn thấy, đời sống tinh thần con người từ khi vướng mắc trong vòng liên lụy tội lỗi của nguyên tổ Adong-Evà là nguyên nhân sâu xa gây ra những hậu qủa tiêu cực đó.
Con người với những khả năng sáng kiến qúa lạc quan nhìn vào mình, mà quên không nghiêm chỉnh tự vấn hỏi lại chính mình, có thật sự được phép làm như thế không, mặc dù kỹ thuật khoa học có thể làm được. Nghiên cứu khoa học là điều cần thiết, nhưng không được không có trách nhiệm với những gía trị căn bản cần thiết của sự sống.
Ta đã dựng nên phú thác nơi mỗi con người thân xác và trí tuệ tinh thần cho đời sống được thăng bằng. Nhưng rất đau đớn thay, nhiều người quên đi mình là tạo vật được dựng nên. Họ không quan tâm giữ mức thăng bằng đó mà xây dựng cuộc sống chung.
Hoặc nghiêng hẳn sang phần thân xác, biến đời sống chỉ còn biết những gì mắt thấy tai nghe, tay sờ mó được mà hưởng thụ cho thỏa mãn, không còn biết đến những gía trị đạo đức tinh thần nữa, nhất là phẩm gía con người.
Hoặc nghiêng hẳn về phía trí tuệ đầu óc suy nghĩ mà quên thực tại đời sống làm người nơi trần thế. Và từ đó nảy sinh thái độ lòng trí kiêu căng coi thường những gì là thánh thiêng, coi thường công trình thiên nhiên, coi thường đời sống tình liên đới giữa con người với nhau.
Hằng năm vào ngày mừng lễ Giáng sinh, các Bạn đem bài tường thuật mở đầu của Phúc âm Thánh Gioan ( 1,1-18) ra đọc suy gẫm. Việc làm này đúng, cùng rất có ý nghĩa cho đời sống đức tin. Bài mở đầu này chứa đựng những lời tràn đầy sinh khí sự sống. Đúng ra, những lời này là lời chào mừng nhắn nhủ con người nhớ về cội nguồn của mình, và đồng thời cũng là lời chân nhận của con người vũ trụ nói với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa của họ.
Trong bài này có câu nói về hoàn cảnh thương tâm đau lòng giữa Ta với vũ trụ: Ta, đấng Tạo Hóa đến trong thế gian nhà Người. Nhưng thế gian nhà Người đã từ chối không tiếp nhận Người! ( Ga 1,11).
Lúc Ta sinh ra làm người khi xưa đã bị chối từ không cho trú ngụ nhờ. Và ngay giữa con người với nhau cùng đồng loại thụ tạo do ta dựng nên, họ cũng chối từ nhau.
Có những người còn tin nhận Ta là Thiên Chúa, nhưng lại thiếu lòng bác ái giữa con người với nhau.
Có những trường hợp không tin nhận Thiên Chúa, chỉ biết cậy vào sức lực giới hạn của mình. Làm như thế dần dà niềm hy vọng tàn lụi dần đến khi chính sức lực của họ không còn nữa, hay lúc lâm vào ngõ bí đường cùng.
Một đời sống mà không có niềm tin khác nào như thuyền tầu không có bánh lái.
Một đời sống mà thiếu vắng bác ái tình người, khác nào cây cầu ngang sông, ngang con suối đã bị gãy đổ không còn lối cho hai bên bờ thông thương đi lại gặp gỡ nhau nữa.
Một đời sống mà niềm hy vọng vụt tắt tàn lụi, khác nào một cánh đồng khô cạn thiếu nước cho cây lúa nẩy nở trổ sinh tươi tốt.
Ta, ĐấngTạo Hóa, đã tạo dựng nên đủ để cho con người cùng mọi loài có cơ hội đồng đều sinh sống tồn tại. Nhiệm vụ của con người là bảo vệ gìn giữ công trình cho chính mình, cho mọi thế hệ loài thụ tạo. Làm như thế là gây giữ tình liên đới cùng kính trọng chấp chính Ta và chấp nhận nhau. „
Lời nói trong tâm hồn
Có những lời phát thành âm thanh tai nghe bắt được. Có những lời hiển thị ra bằng chữ viết, hay bằng hình ảnh. Nhưng có lời chỉ âm thầm nhỏ nhẹ vang lên trong tâm hồn người nghe.
Trong cuộc sống hằng ngày, lời vợ chồng bàn bạc tâm tình nói với nhau, gây tác động hiệu qủa tích cực nhiều cho đời sống gia đình họ.
Lời tâm sự của con cái thỏ thẻ cùng cha mẹ là những lời chan chứa tình yêu thương mang đến không khí tình gia đình nồng ấm.
Lời khuyên răn dạy bảo của cha mẹ với con cái là những lời đôi khi nhỏ nhẹ, đôi khi nghiêm khắc, nhưng rất cần thiết cho đời sống con cái hôm nay và ngày mai.
Những lời này thường thì không to thành tiếng người khác có thể nghe được Nhưng chúng có tác dụng hiệu qủa tích cực rất sâu đậm cho họ.
Lời Chúa nói với con người cũng qua những cách thế đó. Những giáo huấn giảng dạy của Giáo Hội xưa nay hoặc bằng lời, hoặc bằng chữ viết, tất cả đều quy về mục đích loan truyền Lời Chúa cho con người trong đời sống đức tin.
Lần mở Kinh Thánh ta gặp những Lời của Chúa nhắn nhủ gắn liền với thực tại đời sống:
-“Phúc thay ai xây dựng hòa bình” ( Phúc âm Mattheo 5,9)
-“Thiên Chúa nói: Ta gọi con bằng tên” ( Isaja 43,1)
- “ Chính để chúng ta được tự do mà Chúa Kitô đã giải thoát chúng ta.” ( Thư Galata 5,1)
- “ Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ.”Thánh vịnh 35,19)
-“ Tại sao lại phí tiền bạc vào của không nuôi sống.” ( Iaja 55,2)
- “ Người nào không bằng lòng với chính mình, nào có thể sống làm tốt cho ai được?” ( Sir 14,5)
-“ Hãy yêu người đồng loại như chính mình” ( Sách Leviticus 19,18)
- “ Hãy mưu tìm sự thịnh vượng cho thành thị mà Ta đã đưa đến cho anh em” ( Jeremia 29,7)
-“ Xin Thiên Thần Chúa cùng đồng hành với anh em” ( Tobia 5,17)
-“Thân xác anh em là đền thờ Thiên Chúa” ( 1 Corintho 3,16)
-“ Những gì anh em làm cho người bé nhỏ hèn mọn nhất là làm cho chính Thầy” ( Matheo 25,40)
Và Lời Chúa còn truyền nói trong thiên nhiên qua những cảnh vật, qua những biến cố xảy ra trong đời sống chung cũng như riêng tư.
Hilde Domin đã có cảm nghiệm về Lời: “ Người ta theo cách thế sống thực dụng có thể yêu thích một con dao hơn Lời. Con dao có thể bị cùn lụt không còn sắc bén nữa. Con dao là một vật thể không gặp gỡ đến với trái tim được. Nhưng Lời thì không thế. Sau cùng chỉ còn Lời. Lúc nào sau hết cũng vẫn là Lời.”
Lễ Thánh Gioan Tông đồ Thánh sử 27.12. 2008
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long