Dan Lee
12-28-2008, 01:20 PM
GIỌT NƯỚC MẮT... RƠI VÀO LÒNG ĐẤT
Lạ thay, chẳng hiểu sao, vừa khi cất tiếng chào đời con người đã khóc. Phải chăng mười ngày chín tháng được mẹ cưu mang trong lòng, con người chưa quen “nếm ngửi mùi đời”, vậy nên vừa khi lọt lòng, đã chào đời bằng tiếng khóc. Nếu làm người là một hạnh phúc, sao lại không cười lên cho vui thoả. Nếu nói âm thanh là một phương tiện truyền tải cao độ cảm xúc thì tiếng cười nghe vẫn thích và vui tai hơn chứ, tại sao phải khóc, làm sao mà vừa mở mắt nhìn đời đã khóc?!
Tiếng khóc được coi là dấu hiệu đầu tiên biểu hiện sự sống con người được trổ sinh, vậy tiếng cười phải chăng là dấu hiệu sau cùng báo hiệu mầm sống đã cạn kiệt?! Cười và khóc là hai phạm trù diễn tả hành động trái ngược, nhưng lại cùng truyền tải cảm xúc.
Vui, cười thì đã đành nhưng nhiều lúc vui mà vẫn khóc, dân gian hay nói: “Cười ra nước mắt là vậy”. Buồn, ắt nhiên là khóc nhưng nhiều lúc vẫn cười. Có lẽ vậy, mà cha ông ta đã xem hai hành vi trái ngược ấy như là một loại ngôn ngữ, ngôn ngữ cười và ngôn ngữ khóc.
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là phương tiện để con người giao tiếp và tư duy. Ngôn ngữ không có tính giai cấp, mặc dù con người có thể dùng ngôn ngữ làm vũ khí đấu tranh giai cấp. Ngôn ngữ được thể hiện dưới nhiều dạng thức, nhưng có chung mục đích duy nhất là phục vụ hoạt động giao tiếp, tư duy của con người. Trong vô vàn phương tiện thể hiện ngôn ngữ thì ngôn ngữ khóc vẫn là một loại ngôn ngữ giàu cảm xúc nhất.
Người ta thường nói ngôn ngữ thinh lặng là loại ngôn ngữ chuyển tải nhiều thông tin, nhưng chưa hẳn vậy, bởi khám phá thông điệp từ tiếng khóc chẳng phải chuyện dễ dàng.
Vui cũng khóc, buồn cũng khóc, thành công khóc, thất bại cũng khóc. Tiếng khóc xâm nhập xiên suốt trong mọi trạng thái, cảm xúc và hoạt động con người. Dù thế nào chăng nữa thì còn khóc được là còn mảy may hy vọng, một khi niềm vui lên tột cùng hoặc nỗi đau đến tột điểm, khó kiếm thấy giọt nước mắt.
Có người hở tý là khóc, khóc dê dãi thành ra vô duyên, nhưng chai lỳ đến độ không khóc được lại đáng sợ. Điều quan trọng không phải cười hay khóc, cũng chẳng phải khóc ít hay khóc nhiều nhưng là giọt nước mắt chân thành đổ ra từ nó.
Vui đến khóc được là giọt nước mắt biểu hiện niềm vui tột điểm, cái hạnh phúc trào dâng ngoài sự tưởng tượng và chờ đợi của chủ thể nhưng buồn đến độ chẳng thể khóc là cái buồn đã đạt đến tuyệt đỉnh.
Cần phải biết khóc đồng thời cũng phải biết cười để dung hoà cuộc sống. Chẳng ai khóc mãi và cũng mấy ai cười hoài, đời có lúc cười lúc khóc, điều căn bản là hãy sống hết mình cho những tiếng cười và tiếng khóc ấy là người đại khôn.
Bàn luận về khóc với cười, tôi thấy mình đâm ra lẩn quẩn, không ra khỏi não trạng cũ kỹ của đời thường. Nam nhi, rất thường sợ nước mắt, nữ nhi, vốn lại gần gũi. Nước mắt là một trong nguồn vũ khí lợi hại khuất phục kẻ thù. Thế nhưng, có những giọt nước mắt chảy xuôi, có những giọt nước mắt chảy ngược, có những giọt nước mắt chảy vào lòng người, có những giọt nước mắt chảy trên nền đá nhưng có những giọt nước mắt lại... rơi vào lòng đất... và lặng thầm ở đó, nào ai biết!
Cuộc sống là vậy, muôn màu muôn vẻ, muôn cung điệu, muôn tiếng đàn hoà tấu lên những bản tình ca bất tận. Nốt thăng trầm réo rắt của nó tạo nên sự quyến rũ ngọt ngào cho cuộc sống. Đời là vậy, có khổ có sướng, có vui có buồn, hậu quả ngàn đời truyền kiếp từ thuở xa thời...
Mang kiếp phận con người, Hài Nhi Giêsu và gia đình Thánh cũng không tra khỏi định luật ngàn đời của cuộc sống là vậy. Cất tiếng chào đời bằng tiếng khóc, để rồi cả cuộc đời Ngài là những chuỗi tiếng khóc kéo dài và kết thúc đỉnh điểm trên thập tự giá.
Cha mẹ Ngài, sát cánh bên Ngài suốt 33 năm trần thế cũng không ra khỏi quy luật bất biến ấy, trong những cuộc chạy trốn, trong những chuyến hành hương, đã cùng với Ngài hứng chịu muôn vàn nỗi khổ nhục, vất vả và cay đắng, để sẻ chia đến tận cùng thân phận người với con người.
Trên bước đường trần thế, những lúc mà giọt nước mắt các Ngài phải đổ ra từ trong muôn vàn vất vả, nhọc nhằn, chê chối và bách hại, đó là những giọt nước mắt không sinh ra từ trong thất bại, yếu kém hoặc mê đắm, tranh giành, mà là những giọt nước mắt ở trong con tim công chính đã đổ ra vì nhân loại, không phải vị bản thân.
Có nhiều giọt nước mắt, nhiều loại nước mắt và nhiều vị nước mắt. Tựu trung, nước mắt nào cũng mang vị mặn của muối, thế nhưng vẫn có giọt nước mắt mang vị ngọt ngào của núi, mang vị đắng đót của biển. Có giọt được rơi vào lòng người, được người đón nhận, được người trân trọng và yêu quí, thế nhưng cũng có những giọt nước mắt bất hạnh, nó không những chẳng chảy xuôi mà còn chảy ngược, không thấm vào lòng người mà lại ngược vào lòng đất...
Hỏi thử mỗi ngày trên thế giới có bao nhiêu giọt nước mắt đổ ra, hỏi thử mấy ai có thể tính xác xuất hằng giây có bao nhiêu người phải khóc... có lẽ tỷ lệ sẽ lên cao đến vô cực.
Ừ, sao lại phải khóc, tự nhiên có thể khóc hay bởi vì đời mà phải khóc. Người có khả năng muốn là khóc, người có tài khéo không thích khóc thì nín, nhưng cũng có khối người gắng gượng kìm mình không bật ra tiếng khóc mà con tim cứ hoài đòi khóc...
Giọt nước mắt của Hài nhi Giêsu và gia đình thánh đổ ra vì nhân loại, có phải giọt nước mắt được đón nhận, được trân trọng và yêu mến, được chảy xuôi vào tâm hồn con người hay chỉ chảy trên nền đá và trôi vào lòng đất? Con người ngày nay dường như chai lỳ trước những giọt nước mắt, bởi sự tinh tuyền trinh khiết của nó không còn nữa. Có vô vàn giọt nước mắt đã bị pha tạp trong thời đại, qua kiểm nghiệm người ta khó phân biệt được sự thật hư bởi sự trá hình đầy tinh vi.
Đối diện với quá nhiều thật giả trong cuộc sống, bị lừa bịp bởi vô vàn màn kịch diễn ra trên sân khấu đời, con người thu mình vào sân khấu cuộc đời chính họ, ở đó những lớp áo nguỵ trang không ngừng được phơi bày hầu che dấu thân phận nghèo nàn, tỳ tích. Thu mình lâu năm trong vỏ ốc ích kỷ, trong định kiến hẹp hòi, con người tự tráng cho mình những lớp ximăng dày cộm, chai cứng trong tâm hồn, để rồi chẳng một giọt nước mắt nào có thể đọng lại.
Phải vậy, giọt nước mắt của gia đình thánh gia đổ ra cách đây hơn 2000 năm, vậy mà ngày nay vẫn còn nguyên vẹn, lòng người chai cứng, dày cộm quá, chẳng thể làm cho nó thâm sâu, bởi vậy mà nhân loại bao đời vẫn không ngớt tranh giành, xâu xé, chém giết lẫn nhau, sự ác đã tràn vào, xâm nhập thế giới. Phải chăng nguồn vũ khí của nó lợi hại quá, mới đủ sức khuyến dụ và giết chết con người, kể gì những giọt nước trong ngần và mặn chát chẳng ai biết đến ấy, thấm vào đâu!
Ngài đã vậy, huống gì con, huống gì nhân loại ngày nào cũng khóc. Thôi thì, ai khóc được xin người cứ khóc, mặc cho giọt nước mắt có bất hạnh, có không được đón nhận cũng không quan trọng, cần thiết là phải khóc từ con tim chân thành. Giọt nước mắt chân chính bao giờ cũng là giọt nước mắt đổ ra cho nhân loại, không phải giọt nước mắt khóc thương chính mình. Thật ra, chẳng có giọt nước mắt nào vô ích cả, nếu không phải đổ ra để tôn vinh Thiên Chúa và mưu ích cho tha nhân. Chỉ những giọt nước mắt bất chính, là những giọt nước mắt huỷ diệt con người.
Con cảm tạ Chúa đã khóc vì yêu con, tiếng khóc chân thật ngay vừa khi lọt lòng Mẹ. Cảm ơn Mẹ đã khóc cho con, cho nhân loại, giọt nước mắt tuôn tràn từ con tim bị đâm thấu. Một đời khóc nhưng Mẹ thực sự biết khóc, bởi Mẹ không khóc vì mình, khóc cho mình. Một đời con khóc, ngày nào con cũng khóc nhưng con lại khóc cho riêng con, để rồi chẳng ai đón nhận, chẳng ai thấu hiểu. Con nhận thấy sự ngu ngốc và dại khờ quá lẽ ấy nhưng chẳng hiểu sao dỗ mãi mà không thể nguôi. Lẩn quẩn với những giọt nước mắt khờ dại của mình, con đã chẳng còn có thể nhìn thấu giọt nước mắt nghèo khổ, bệnh tật và bất hạnh của tha nhân sống quanh con. Nói gì đến việc nhận ra giọt nước mắt ngày nào Chúa cũng đổ ra vì yêu con, chờ đợi con. Con tầm thường và nhỏ nhen quá, Chúa đã bỏ trời làm người, để nâng con lên trời với Chúa còn con thì bám riết lấy đất mà chẳng đoái hoài đến trời cao. Cứ làm như mọi sự dưới thế này tồn tại vĩnh cửu vậy, để khi thất bại con quay ra chối từ ơn gọi làm người mà Chúa đã cả đời sống cho con.
Lạy Chúa, hôn nhân bao giờ cũng là một hạnh phúc, gia đình bao giờ cũng là một mái ấm, ở đó mọi sự triển nở đều được ươm mầm và trổ sinh trong ân phúc, vậy mà khối kẻ trong nhân loại từ khước gia đình, từ khước mái ấm để đi tìm hạnh phúc chỉ hiện thực trong mộng. Biết bao cuộc ly tán, chia ly, bao tiếng đổ vỡ, cãi vã xảy ra hằng ngày trong gia đình, chỉ vì chồng không biết yêu thương vợ, vì con cái chẳng biết vâng lời cha... Chuẩn mực đạo đức trong gia đình hầu như bị đảo lộn, chồng giết vợ, cha giết con, con chém mẹ xảy ra nhan nhản trong cuộc sống. Thay vì gia đình là mái ấm, lại trở thành chốn ngục hình, nơi hàng ngàn giọt nước mắt đổ ngược. Gia đình Nadaret thánh không tiếng chửi bới, cãi cọ, thét mắng vì mọi thành viên đều chân thành sống cho nhau, vì nhau, yêu thương và tôn trọng nhau. Xin Chúa giúp con trở thành luồng gió mát trong gia đình mỗi khi trời trở nóng, oi bức bằng nhân đức dịu dàng, quảng đại, bất chấp nước mắt có lênh láng trôi qua lòng người... rồi lặng lẽ rơi vào lòng đất...
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.
Lạ thay, chẳng hiểu sao, vừa khi cất tiếng chào đời con người đã khóc. Phải chăng mười ngày chín tháng được mẹ cưu mang trong lòng, con người chưa quen “nếm ngửi mùi đời”, vậy nên vừa khi lọt lòng, đã chào đời bằng tiếng khóc. Nếu làm người là một hạnh phúc, sao lại không cười lên cho vui thoả. Nếu nói âm thanh là một phương tiện truyền tải cao độ cảm xúc thì tiếng cười nghe vẫn thích và vui tai hơn chứ, tại sao phải khóc, làm sao mà vừa mở mắt nhìn đời đã khóc?!
Tiếng khóc được coi là dấu hiệu đầu tiên biểu hiện sự sống con người được trổ sinh, vậy tiếng cười phải chăng là dấu hiệu sau cùng báo hiệu mầm sống đã cạn kiệt?! Cười và khóc là hai phạm trù diễn tả hành động trái ngược, nhưng lại cùng truyền tải cảm xúc.
Vui, cười thì đã đành nhưng nhiều lúc vui mà vẫn khóc, dân gian hay nói: “Cười ra nước mắt là vậy”. Buồn, ắt nhiên là khóc nhưng nhiều lúc vẫn cười. Có lẽ vậy, mà cha ông ta đã xem hai hành vi trái ngược ấy như là một loại ngôn ngữ, ngôn ngữ cười và ngôn ngữ khóc.
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là phương tiện để con người giao tiếp và tư duy. Ngôn ngữ không có tính giai cấp, mặc dù con người có thể dùng ngôn ngữ làm vũ khí đấu tranh giai cấp. Ngôn ngữ được thể hiện dưới nhiều dạng thức, nhưng có chung mục đích duy nhất là phục vụ hoạt động giao tiếp, tư duy của con người. Trong vô vàn phương tiện thể hiện ngôn ngữ thì ngôn ngữ khóc vẫn là một loại ngôn ngữ giàu cảm xúc nhất.
Người ta thường nói ngôn ngữ thinh lặng là loại ngôn ngữ chuyển tải nhiều thông tin, nhưng chưa hẳn vậy, bởi khám phá thông điệp từ tiếng khóc chẳng phải chuyện dễ dàng.
Vui cũng khóc, buồn cũng khóc, thành công khóc, thất bại cũng khóc. Tiếng khóc xâm nhập xiên suốt trong mọi trạng thái, cảm xúc và hoạt động con người. Dù thế nào chăng nữa thì còn khóc được là còn mảy may hy vọng, một khi niềm vui lên tột cùng hoặc nỗi đau đến tột điểm, khó kiếm thấy giọt nước mắt.
Có người hở tý là khóc, khóc dê dãi thành ra vô duyên, nhưng chai lỳ đến độ không khóc được lại đáng sợ. Điều quan trọng không phải cười hay khóc, cũng chẳng phải khóc ít hay khóc nhiều nhưng là giọt nước mắt chân thành đổ ra từ nó.
Vui đến khóc được là giọt nước mắt biểu hiện niềm vui tột điểm, cái hạnh phúc trào dâng ngoài sự tưởng tượng và chờ đợi của chủ thể nhưng buồn đến độ chẳng thể khóc là cái buồn đã đạt đến tuyệt đỉnh.
Cần phải biết khóc đồng thời cũng phải biết cười để dung hoà cuộc sống. Chẳng ai khóc mãi và cũng mấy ai cười hoài, đời có lúc cười lúc khóc, điều căn bản là hãy sống hết mình cho những tiếng cười và tiếng khóc ấy là người đại khôn.
Bàn luận về khóc với cười, tôi thấy mình đâm ra lẩn quẩn, không ra khỏi não trạng cũ kỹ của đời thường. Nam nhi, rất thường sợ nước mắt, nữ nhi, vốn lại gần gũi. Nước mắt là một trong nguồn vũ khí lợi hại khuất phục kẻ thù. Thế nhưng, có những giọt nước mắt chảy xuôi, có những giọt nước mắt chảy ngược, có những giọt nước mắt chảy vào lòng người, có những giọt nước mắt chảy trên nền đá nhưng có những giọt nước mắt lại... rơi vào lòng đất... và lặng thầm ở đó, nào ai biết!
Cuộc sống là vậy, muôn màu muôn vẻ, muôn cung điệu, muôn tiếng đàn hoà tấu lên những bản tình ca bất tận. Nốt thăng trầm réo rắt của nó tạo nên sự quyến rũ ngọt ngào cho cuộc sống. Đời là vậy, có khổ có sướng, có vui có buồn, hậu quả ngàn đời truyền kiếp từ thuở xa thời...
Mang kiếp phận con người, Hài Nhi Giêsu và gia đình Thánh cũng không tra khỏi định luật ngàn đời của cuộc sống là vậy. Cất tiếng chào đời bằng tiếng khóc, để rồi cả cuộc đời Ngài là những chuỗi tiếng khóc kéo dài và kết thúc đỉnh điểm trên thập tự giá.
Cha mẹ Ngài, sát cánh bên Ngài suốt 33 năm trần thế cũng không ra khỏi quy luật bất biến ấy, trong những cuộc chạy trốn, trong những chuyến hành hương, đã cùng với Ngài hứng chịu muôn vàn nỗi khổ nhục, vất vả và cay đắng, để sẻ chia đến tận cùng thân phận người với con người.
Trên bước đường trần thế, những lúc mà giọt nước mắt các Ngài phải đổ ra từ trong muôn vàn vất vả, nhọc nhằn, chê chối và bách hại, đó là những giọt nước mắt không sinh ra từ trong thất bại, yếu kém hoặc mê đắm, tranh giành, mà là những giọt nước mắt ở trong con tim công chính đã đổ ra vì nhân loại, không phải vị bản thân.
Có nhiều giọt nước mắt, nhiều loại nước mắt và nhiều vị nước mắt. Tựu trung, nước mắt nào cũng mang vị mặn của muối, thế nhưng vẫn có giọt nước mắt mang vị ngọt ngào của núi, mang vị đắng đót của biển. Có giọt được rơi vào lòng người, được người đón nhận, được người trân trọng và yêu quí, thế nhưng cũng có những giọt nước mắt bất hạnh, nó không những chẳng chảy xuôi mà còn chảy ngược, không thấm vào lòng người mà lại ngược vào lòng đất...
Hỏi thử mỗi ngày trên thế giới có bao nhiêu giọt nước mắt đổ ra, hỏi thử mấy ai có thể tính xác xuất hằng giây có bao nhiêu người phải khóc... có lẽ tỷ lệ sẽ lên cao đến vô cực.
Ừ, sao lại phải khóc, tự nhiên có thể khóc hay bởi vì đời mà phải khóc. Người có khả năng muốn là khóc, người có tài khéo không thích khóc thì nín, nhưng cũng có khối người gắng gượng kìm mình không bật ra tiếng khóc mà con tim cứ hoài đòi khóc...
Giọt nước mắt của Hài nhi Giêsu và gia đình thánh đổ ra vì nhân loại, có phải giọt nước mắt được đón nhận, được trân trọng và yêu mến, được chảy xuôi vào tâm hồn con người hay chỉ chảy trên nền đá và trôi vào lòng đất? Con người ngày nay dường như chai lỳ trước những giọt nước mắt, bởi sự tinh tuyền trinh khiết của nó không còn nữa. Có vô vàn giọt nước mắt đã bị pha tạp trong thời đại, qua kiểm nghiệm người ta khó phân biệt được sự thật hư bởi sự trá hình đầy tinh vi.
Đối diện với quá nhiều thật giả trong cuộc sống, bị lừa bịp bởi vô vàn màn kịch diễn ra trên sân khấu đời, con người thu mình vào sân khấu cuộc đời chính họ, ở đó những lớp áo nguỵ trang không ngừng được phơi bày hầu che dấu thân phận nghèo nàn, tỳ tích. Thu mình lâu năm trong vỏ ốc ích kỷ, trong định kiến hẹp hòi, con người tự tráng cho mình những lớp ximăng dày cộm, chai cứng trong tâm hồn, để rồi chẳng một giọt nước mắt nào có thể đọng lại.
Phải vậy, giọt nước mắt của gia đình thánh gia đổ ra cách đây hơn 2000 năm, vậy mà ngày nay vẫn còn nguyên vẹn, lòng người chai cứng, dày cộm quá, chẳng thể làm cho nó thâm sâu, bởi vậy mà nhân loại bao đời vẫn không ngớt tranh giành, xâu xé, chém giết lẫn nhau, sự ác đã tràn vào, xâm nhập thế giới. Phải chăng nguồn vũ khí của nó lợi hại quá, mới đủ sức khuyến dụ và giết chết con người, kể gì những giọt nước trong ngần và mặn chát chẳng ai biết đến ấy, thấm vào đâu!
Ngài đã vậy, huống gì con, huống gì nhân loại ngày nào cũng khóc. Thôi thì, ai khóc được xin người cứ khóc, mặc cho giọt nước mắt có bất hạnh, có không được đón nhận cũng không quan trọng, cần thiết là phải khóc từ con tim chân thành. Giọt nước mắt chân chính bao giờ cũng là giọt nước mắt đổ ra cho nhân loại, không phải giọt nước mắt khóc thương chính mình. Thật ra, chẳng có giọt nước mắt nào vô ích cả, nếu không phải đổ ra để tôn vinh Thiên Chúa và mưu ích cho tha nhân. Chỉ những giọt nước mắt bất chính, là những giọt nước mắt huỷ diệt con người.
Con cảm tạ Chúa đã khóc vì yêu con, tiếng khóc chân thật ngay vừa khi lọt lòng Mẹ. Cảm ơn Mẹ đã khóc cho con, cho nhân loại, giọt nước mắt tuôn tràn từ con tim bị đâm thấu. Một đời khóc nhưng Mẹ thực sự biết khóc, bởi Mẹ không khóc vì mình, khóc cho mình. Một đời con khóc, ngày nào con cũng khóc nhưng con lại khóc cho riêng con, để rồi chẳng ai đón nhận, chẳng ai thấu hiểu. Con nhận thấy sự ngu ngốc và dại khờ quá lẽ ấy nhưng chẳng hiểu sao dỗ mãi mà không thể nguôi. Lẩn quẩn với những giọt nước mắt khờ dại của mình, con đã chẳng còn có thể nhìn thấu giọt nước mắt nghèo khổ, bệnh tật và bất hạnh của tha nhân sống quanh con. Nói gì đến việc nhận ra giọt nước mắt ngày nào Chúa cũng đổ ra vì yêu con, chờ đợi con. Con tầm thường và nhỏ nhen quá, Chúa đã bỏ trời làm người, để nâng con lên trời với Chúa còn con thì bám riết lấy đất mà chẳng đoái hoài đến trời cao. Cứ làm như mọi sự dưới thế này tồn tại vĩnh cửu vậy, để khi thất bại con quay ra chối từ ơn gọi làm người mà Chúa đã cả đời sống cho con.
Lạy Chúa, hôn nhân bao giờ cũng là một hạnh phúc, gia đình bao giờ cũng là một mái ấm, ở đó mọi sự triển nở đều được ươm mầm và trổ sinh trong ân phúc, vậy mà khối kẻ trong nhân loại từ khước gia đình, từ khước mái ấm để đi tìm hạnh phúc chỉ hiện thực trong mộng. Biết bao cuộc ly tán, chia ly, bao tiếng đổ vỡ, cãi vã xảy ra hằng ngày trong gia đình, chỉ vì chồng không biết yêu thương vợ, vì con cái chẳng biết vâng lời cha... Chuẩn mực đạo đức trong gia đình hầu như bị đảo lộn, chồng giết vợ, cha giết con, con chém mẹ xảy ra nhan nhản trong cuộc sống. Thay vì gia đình là mái ấm, lại trở thành chốn ngục hình, nơi hàng ngàn giọt nước mắt đổ ngược. Gia đình Nadaret thánh không tiếng chửi bới, cãi cọ, thét mắng vì mọi thành viên đều chân thành sống cho nhau, vì nhau, yêu thương và tôn trọng nhau. Xin Chúa giúp con trở thành luồng gió mát trong gia đình mỗi khi trời trở nóng, oi bức bằng nhân đức dịu dàng, quảng đại, bất chấp nước mắt có lênh láng trôi qua lòng người... rồi lặng lẽ rơi vào lòng đất...
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.