Dan Lee
12-28-2008, 01:29 PM
LỄ THÁNH GIA THẤT
Mt 2,13 – 15. 19 - 23
NGƯỜI LỮ KHÁCH TRONG THUNG LŨNG NƯỚC MẮT
Được làm lại từ bộ phim giả tưởng sản xuất vào năm 1951, "The Day the Earth Stood Still'' (tạm dịch: Ngày Trái đất ngừng quay) đã trở thành bộ phim ăn khách nhất cuối tuần qua tại khu vực Bắc Mỹ. Tựa đề phim đề cập đến những hiểm hoạ do chiến tranh và môi trường sẽ đẩy trái đất đến diệt vong và một người ngoài hành tinh đã làm tất cả - dù bị truy bắt vì hiểu lầm - để cứu trái đất và con người. Trái đất không thể ngừng quay, cũng như con người không thể thôi kiếp lữ hành trần gian “từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên” (theo định nghĩa sự sống và phẩm giá con ngừơi của Hội Thánh). Đó là số phận, nhưng cũng là nhiệm vụ và điều kiện để lập công, đổi lấy sự sống vĩnh cửu, nơi con người vẫn tiếp tục lữ hành, nhưng không phải trong dò dẫm, khổ đau, mà trong hạnh phúc miên trường khám phá Tình yêu Vô Biên của Thiên Chúa, trên Thiên Đàng.
Ai đã từng nghe ca sĩ Thanh-Tuyền hát bài “Người Lữ Khách”, có thể cảm nhận sự mệt mỏi u sầu và day dứt của người lữ khách, của kiếp lữ hành. Ai đã đọc bài “Chiều” của nhà thơ Hồ-Dzếnh, sẽ thấm thía nỗi buồn tha phương của người lữ khách. Dù là nguyên nhân nào, thì tâm tình của người lữ khách luôn nhuốm nhiều bi quan và thất vọng. Ước mơ về một nơi chốn có thể dừng chân ổn định cuộc đời cứ vơi dần. Nếu không có hy vọng và niềm tin mãnh liệt vào Phục Sinh và ánh sáng Chúa Kitô, thì con đường dài trần gian sẽ chỉ là đau khổ, thất vọng, chán chường, bất định. Đó là cái làm nên khác biệt giữa Kitô hữu và người không có đức tin. Đó cũng là ý nghĩa mà phụng vụ Giáo Hội muốn nói với chúng ta hôm nay qua lễ Thánh Gia Thất, vì điều thấy rõ nhất nơi gia đình đặc biệt nầy, là không [được] “an cư lạc nghiệp”, là “gương” lữ hành.
“Exodus” (Xuất Hành) là một sách trong Kinh Thánh Cựu ước, trong đó có đoạn Ông Môsê đưa dân Do Thái rời khỏi Ai Cập, vượt qua Hồng Hải sang Isael (phim Hoàng Tử Ai Cập hoặc Mười Điều Răn, cho thấy những cảnh nầy rất chi tiết và công phu). Phim Exodus năm 1960 mượn cái tên này để nói về giai đoạn trước năm 1948, Israel đã phải đi nhặt từng người về để thành lập quốc gia sau khi người Do Thái bị phát xít Đức tận diệt: một bản sử thi vĩ đại làm nên nỗi đau tận cùng nhưng cũng là niềm hãnh diện vô bờ của dân tộc Do Thái. Nỗi đau đã không làm họ suy sụp, trái lại đã đoàn kết họ trong một ý chí, một niềm tin có tích chất cả trần tục lẫn tôn giáo, không giống bất cứ quốc gia, dân tộc nào khác, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách, mọi kẻ thù.
Người Việt-Nam cũng không còn lạ gì với mùi gian truân đắng cay của những cuộc “exodus” mà mức độ khắc nghiệt và hậu quả nặng nề về vật chất lẫn tinh thần không thua kém cuộc “xuất hành” của dân Do Thái ra khỏi đất Ai Cập hoặc cuộc “di cư” về lại đất Palestine lập quốc. 30.04.1948 là ngày lịch sử thành lập quốc gia Israel do Ben Gourion tuyên bố. Ngày 30.04.1975 là ngày rất nhiều người Việt-Nam rời bỏ quê cha đất tổ để tha phương cầu thực ở những nơi khác tiếng nói, khác văn hoá, khác màu da, trong đó có những người đã từng trải qua cuộc di-cư từ miền bắc vào miền nam. Chấp nhận kiếp “người lữ hành”, họ nuôi hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn, có thể không cho bản thân, mà là cho các thế hệ tương lai. Nếu có một người đã sống đầy đủ những tâm tình ấy của người Do Thái thời Môsê, đồng thời cũng không xa lạ những hoàn cảnh mà nhiều người dân Việt-Nam trải qua ngày ồ ạt di cư năm 1954 – 1955 cũng như cuộc di tản sau 30.04.1975 và những năm thập niên 1980, thì đó chính là Thánh Cả Giuse và Thánh Gia Thất. Thiên Chúa đã dẫn Ông Giacop va con cháu vào Ai Cập để thoát nạn đói và đưa họ ra khỏi Ai Cập để lập một dân riêng chuẩn bị kế hoạch cứu độ của người, còn với Thánh Gia Thất, Thiên Chúa muốn Con Một Người và Thánh Gia Thất đi lại con đường sang Ai Cập và Xuất Hành của dân Do Thái, để khi trở về, sẽ lập lại một Vương quốc mới, Nước Chúa.
Trong cuộc sống “cơm - gạo – áo - tiền”, chúng ta dễ tìm an bình và dễ bị ru ngủ trong ấm êm vật chất, trong no cơm ấm áo, đẩy đủ tiện nghi, quên đi rằng xác thịt chúng ta đòi hỏi được cung phụng, được thoả mãn, được hưởng thụ những thứ mà chúng ta cho là mình “có quyền”, vì do công sức, tài năng của mình mà có được. Trong bài hát kính Đức Maria, - “Salve Regina”- chúng ta đọc thấy câu “chúng con khách lưu ly, con cháu Evà” (Kính chào Nữ Vương) hoặc “thân lạy Mẹ, chúng con con cháu Evà ở chốn khách đày” (Kinh Hãy Nhớ). Con người sống trên trần thế, - kể cả và nhất là Kitô hữu – là ‘lữ khách”. Quên đi “sự thật” ấy, chẳng khác nào coi trạm chờ xe buýt như đích đến, chẳng khác nào “bỏ hình bắt bóng”. Trong “ba thù” (ma qủy - thế gian – xác thịt”, chúng ta đã để rơi vào hai cái bẫy thế gian và xác thịt, những cái bẫy ngọt ngào Xatan luôn dùng (và rất thành công) để bắt và nhốt linh hồn và cuộc đời con người, nhất là con cái Chúa. “Viên đạn bọc đường”, là hình ảnh người ta thường ví những người không ngại gian khó hy sinh, nhưng dễ dàng gục ngã trước cám dỗ tiền tài dục tình. Vì thế, một chút an bình nhỏ nhoi ở trong hang bò lừa, Chúa cũng không cho Hài nhi và cha mẹ Người được hưởng, mà bắt phải bôn ba vượt sơn khê, trốn sang đất khách quê người, khiến người ta liên tưởng đến một cuộc tập dượt cho Chúa Giêsu, không chỉ quen với cuộc đời rao giảng được chính Người mô tả với các hình ảnh sống động: “con chim có tổ, con chồn có hang, Con Người đến cả hòn đá gối đầu cũng không có” (Mt), mà còn tiên báo và chuẩn bị cuộc bắt bớ và những khốn khó kèm theo, nhưng lần nầy, Chúa Giêsu đã không thoát được vua Hêrôđê “con”, như Thánh Giuse đã dẫn cả nhà thoát khỏi vua Hêrôđê “cha”.
Trong khi chúng ta vui đón Mầu Nhiệm Giáng Sinh, dù có thể bị ảnh hưởng phần nào do suy thoái kinh tế trên thế giới, công ăn việc làm khó khăn hơn và giá cả đắt đỏ hơn, nhưng vẫn được an bình, gia đình đoàn tụ ấm êm hạnh phúc, thì anh em đồng đạo chúng ta ở Ấn Độ, ở Iraq, ở các quốc gia đa số theo đạo Hồi, luôn sống trong nơm nớp sợ hãi. Biết bao anh chị em chúng ta bị bách hại, bị tàn sát dã man, trốn váo rừng sâu, chạy từ vùng nầy sang miền khác trong đất nước, chạy trốn sang các quốc gia láng giếng, thiếu thốn tứ bề, cuộc sống không hơn gì thú vật. Nhà cửa bị đốt phá cướp bóc, nơi thờ phương bị thiêu hủy, các mục tử bị sát hại, bắt cóc, bản thân họ cũng như con cái bị đe doạ, bắt cóc, hãm hiếp, buộc cải đạo Hồi, buộc theo Ấn giáo. Rồi ở những quốc gia độc tài vô thần, con cái Chúa đang chịu trăm bề khốn khó, bất công, bắt bớ, kỳ thị, phân biệt đối xử vì đức tin. Xatan bày ra và chỉ huy mọi hành động xấu xa tàn ác, để phá hoại Hội Thánh Chúa, trút cơn điên giận vì thất bại của y lên con cái Chúa. Vì thế, để chia sẻ với chúng ta, với các anh chị em đang chịu đủ hình thức bách hại và trốn tránh bách hại, Thánh Gia Thất không thể không trốn sang Ai Cập, không thể không tha phương cầu thực, không thể không sống trong lo âu, gian truân, sống đầy đủ cuộc đời những lữ khách trần gian
Đó là khác biệt giữa tâm tình bi quan “người lữ khách” trong thơ Hồ-Dzếnh và niềm hy vọng vững vàng và lạc quan của tác-giả “Người Lữ Khách trên đường Hy Vọng”, ngay ở lời mở đầu của cuốn sách :
"Con thân yêu,
Trên đường hy vọng,
Xưa nay có nhiều người lữ hành,
Thuộc mọi giai cấp, mọi lứa tuổi,
Đủ mọi mầu da, mọi thời đại.
Người đi trước con, người đi sát cánh con.
Mỗi cuộc đời là một huyền nhiệm,
Muôn nghìn nỗi gian truân thử thách;
Ức triệu lòng dũng cảm kiên cường.
Trước gieo trong nước mắt,
Sau gặt trong hân hoan.
Lắm lúc Cha chùn bước nản lòng,
Nhưng nhìn gương họ, nghe tiếng họ,
Tâm hồn Cha lại phấn khởi tươi vui,
Và cũng bước đi bên những bạn đường yêu quí.
....
Này người lữ khách hôm nay thân mến!
Nơi đây không cống hiến cho con,
Những lời khuyên lơn răn bảo,
Cũng không thay con suy ngắm.
Nhưng đây chỉ là những kinh nghiệm sống
Của các bậc Thánh và các người Thánh,
"Những người lữ hành trên đường hy vọng"
Họ có thật và họ sống thật! […]
(Phanxicô Xaviê Hồng Y Nguyễn-Văn-Thuận)
Vẳng đâu đây tiếng Phêrô hỏi Chúa Giêsu khi thấy Người đi vào Roma, trên vai vẫn thập giá nặng trĩu xa xưa ấy: « Quo vadis ? » (Thầy đi đâu đó?). Nếu định thoát kiếp lữ hành khổ ải, thì con đi sai đường rồi!
CVK Nguyễn-Thế-Bài
Mt 2,13 – 15. 19 - 23
NGƯỜI LỮ KHÁCH TRONG THUNG LŨNG NƯỚC MẮT
Được làm lại từ bộ phim giả tưởng sản xuất vào năm 1951, "The Day the Earth Stood Still'' (tạm dịch: Ngày Trái đất ngừng quay) đã trở thành bộ phim ăn khách nhất cuối tuần qua tại khu vực Bắc Mỹ. Tựa đề phim đề cập đến những hiểm hoạ do chiến tranh và môi trường sẽ đẩy trái đất đến diệt vong và một người ngoài hành tinh đã làm tất cả - dù bị truy bắt vì hiểu lầm - để cứu trái đất và con người. Trái đất không thể ngừng quay, cũng như con người không thể thôi kiếp lữ hành trần gian “từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên” (theo định nghĩa sự sống và phẩm giá con ngừơi của Hội Thánh). Đó là số phận, nhưng cũng là nhiệm vụ và điều kiện để lập công, đổi lấy sự sống vĩnh cửu, nơi con người vẫn tiếp tục lữ hành, nhưng không phải trong dò dẫm, khổ đau, mà trong hạnh phúc miên trường khám phá Tình yêu Vô Biên của Thiên Chúa, trên Thiên Đàng.
Ai đã từng nghe ca sĩ Thanh-Tuyền hát bài “Người Lữ Khách”, có thể cảm nhận sự mệt mỏi u sầu và day dứt của người lữ khách, của kiếp lữ hành. Ai đã đọc bài “Chiều” của nhà thơ Hồ-Dzếnh, sẽ thấm thía nỗi buồn tha phương của người lữ khách. Dù là nguyên nhân nào, thì tâm tình của người lữ khách luôn nhuốm nhiều bi quan và thất vọng. Ước mơ về một nơi chốn có thể dừng chân ổn định cuộc đời cứ vơi dần. Nếu không có hy vọng và niềm tin mãnh liệt vào Phục Sinh và ánh sáng Chúa Kitô, thì con đường dài trần gian sẽ chỉ là đau khổ, thất vọng, chán chường, bất định. Đó là cái làm nên khác biệt giữa Kitô hữu và người không có đức tin. Đó cũng là ý nghĩa mà phụng vụ Giáo Hội muốn nói với chúng ta hôm nay qua lễ Thánh Gia Thất, vì điều thấy rõ nhất nơi gia đình đặc biệt nầy, là không [được] “an cư lạc nghiệp”, là “gương” lữ hành.
“Exodus” (Xuất Hành) là một sách trong Kinh Thánh Cựu ước, trong đó có đoạn Ông Môsê đưa dân Do Thái rời khỏi Ai Cập, vượt qua Hồng Hải sang Isael (phim Hoàng Tử Ai Cập hoặc Mười Điều Răn, cho thấy những cảnh nầy rất chi tiết và công phu). Phim Exodus năm 1960 mượn cái tên này để nói về giai đoạn trước năm 1948, Israel đã phải đi nhặt từng người về để thành lập quốc gia sau khi người Do Thái bị phát xít Đức tận diệt: một bản sử thi vĩ đại làm nên nỗi đau tận cùng nhưng cũng là niềm hãnh diện vô bờ của dân tộc Do Thái. Nỗi đau đã không làm họ suy sụp, trái lại đã đoàn kết họ trong một ý chí, một niềm tin có tích chất cả trần tục lẫn tôn giáo, không giống bất cứ quốc gia, dân tộc nào khác, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách, mọi kẻ thù.
Người Việt-Nam cũng không còn lạ gì với mùi gian truân đắng cay của những cuộc “exodus” mà mức độ khắc nghiệt và hậu quả nặng nề về vật chất lẫn tinh thần không thua kém cuộc “xuất hành” của dân Do Thái ra khỏi đất Ai Cập hoặc cuộc “di cư” về lại đất Palestine lập quốc. 30.04.1948 là ngày lịch sử thành lập quốc gia Israel do Ben Gourion tuyên bố. Ngày 30.04.1975 là ngày rất nhiều người Việt-Nam rời bỏ quê cha đất tổ để tha phương cầu thực ở những nơi khác tiếng nói, khác văn hoá, khác màu da, trong đó có những người đã từng trải qua cuộc di-cư từ miền bắc vào miền nam. Chấp nhận kiếp “người lữ hành”, họ nuôi hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn, có thể không cho bản thân, mà là cho các thế hệ tương lai. Nếu có một người đã sống đầy đủ những tâm tình ấy của người Do Thái thời Môsê, đồng thời cũng không xa lạ những hoàn cảnh mà nhiều người dân Việt-Nam trải qua ngày ồ ạt di cư năm 1954 – 1955 cũng như cuộc di tản sau 30.04.1975 và những năm thập niên 1980, thì đó chính là Thánh Cả Giuse và Thánh Gia Thất. Thiên Chúa đã dẫn Ông Giacop va con cháu vào Ai Cập để thoát nạn đói và đưa họ ra khỏi Ai Cập để lập một dân riêng chuẩn bị kế hoạch cứu độ của người, còn với Thánh Gia Thất, Thiên Chúa muốn Con Một Người và Thánh Gia Thất đi lại con đường sang Ai Cập và Xuất Hành của dân Do Thái, để khi trở về, sẽ lập lại một Vương quốc mới, Nước Chúa.
Trong cuộc sống “cơm - gạo – áo - tiền”, chúng ta dễ tìm an bình và dễ bị ru ngủ trong ấm êm vật chất, trong no cơm ấm áo, đẩy đủ tiện nghi, quên đi rằng xác thịt chúng ta đòi hỏi được cung phụng, được thoả mãn, được hưởng thụ những thứ mà chúng ta cho là mình “có quyền”, vì do công sức, tài năng của mình mà có được. Trong bài hát kính Đức Maria, - “Salve Regina”- chúng ta đọc thấy câu “chúng con khách lưu ly, con cháu Evà” (Kính chào Nữ Vương) hoặc “thân lạy Mẹ, chúng con con cháu Evà ở chốn khách đày” (Kinh Hãy Nhớ). Con người sống trên trần thế, - kể cả và nhất là Kitô hữu – là ‘lữ khách”. Quên đi “sự thật” ấy, chẳng khác nào coi trạm chờ xe buýt như đích đến, chẳng khác nào “bỏ hình bắt bóng”. Trong “ba thù” (ma qủy - thế gian – xác thịt”, chúng ta đã để rơi vào hai cái bẫy thế gian và xác thịt, những cái bẫy ngọt ngào Xatan luôn dùng (và rất thành công) để bắt và nhốt linh hồn và cuộc đời con người, nhất là con cái Chúa. “Viên đạn bọc đường”, là hình ảnh người ta thường ví những người không ngại gian khó hy sinh, nhưng dễ dàng gục ngã trước cám dỗ tiền tài dục tình. Vì thế, một chút an bình nhỏ nhoi ở trong hang bò lừa, Chúa cũng không cho Hài nhi và cha mẹ Người được hưởng, mà bắt phải bôn ba vượt sơn khê, trốn sang đất khách quê người, khiến người ta liên tưởng đến một cuộc tập dượt cho Chúa Giêsu, không chỉ quen với cuộc đời rao giảng được chính Người mô tả với các hình ảnh sống động: “con chim có tổ, con chồn có hang, Con Người đến cả hòn đá gối đầu cũng không có” (Mt), mà còn tiên báo và chuẩn bị cuộc bắt bớ và những khốn khó kèm theo, nhưng lần nầy, Chúa Giêsu đã không thoát được vua Hêrôđê “con”, như Thánh Giuse đã dẫn cả nhà thoát khỏi vua Hêrôđê “cha”.
Trong khi chúng ta vui đón Mầu Nhiệm Giáng Sinh, dù có thể bị ảnh hưởng phần nào do suy thoái kinh tế trên thế giới, công ăn việc làm khó khăn hơn và giá cả đắt đỏ hơn, nhưng vẫn được an bình, gia đình đoàn tụ ấm êm hạnh phúc, thì anh em đồng đạo chúng ta ở Ấn Độ, ở Iraq, ở các quốc gia đa số theo đạo Hồi, luôn sống trong nơm nớp sợ hãi. Biết bao anh chị em chúng ta bị bách hại, bị tàn sát dã man, trốn váo rừng sâu, chạy từ vùng nầy sang miền khác trong đất nước, chạy trốn sang các quốc gia láng giếng, thiếu thốn tứ bề, cuộc sống không hơn gì thú vật. Nhà cửa bị đốt phá cướp bóc, nơi thờ phương bị thiêu hủy, các mục tử bị sát hại, bắt cóc, bản thân họ cũng như con cái bị đe doạ, bắt cóc, hãm hiếp, buộc cải đạo Hồi, buộc theo Ấn giáo. Rồi ở những quốc gia độc tài vô thần, con cái Chúa đang chịu trăm bề khốn khó, bất công, bắt bớ, kỳ thị, phân biệt đối xử vì đức tin. Xatan bày ra và chỉ huy mọi hành động xấu xa tàn ác, để phá hoại Hội Thánh Chúa, trút cơn điên giận vì thất bại của y lên con cái Chúa. Vì thế, để chia sẻ với chúng ta, với các anh chị em đang chịu đủ hình thức bách hại và trốn tránh bách hại, Thánh Gia Thất không thể không trốn sang Ai Cập, không thể không tha phương cầu thực, không thể không sống trong lo âu, gian truân, sống đầy đủ cuộc đời những lữ khách trần gian
Đó là khác biệt giữa tâm tình bi quan “người lữ khách” trong thơ Hồ-Dzếnh và niềm hy vọng vững vàng và lạc quan của tác-giả “Người Lữ Khách trên đường Hy Vọng”, ngay ở lời mở đầu của cuốn sách :
"Con thân yêu,
Trên đường hy vọng,
Xưa nay có nhiều người lữ hành,
Thuộc mọi giai cấp, mọi lứa tuổi,
Đủ mọi mầu da, mọi thời đại.
Người đi trước con, người đi sát cánh con.
Mỗi cuộc đời là một huyền nhiệm,
Muôn nghìn nỗi gian truân thử thách;
Ức triệu lòng dũng cảm kiên cường.
Trước gieo trong nước mắt,
Sau gặt trong hân hoan.
Lắm lúc Cha chùn bước nản lòng,
Nhưng nhìn gương họ, nghe tiếng họ,
Tâm hồn Cha lại phấn khởi tươi vui,
Và cũng bước đi bên những bạn đường yêu quí.
....
Này người lữ khách hôm nay thân mến!
Nơi đây không cống hiến cho con,
Những lời khuyên lơn răn bảo,
Cũng không thay con suy ngắm.
Nhưng đây chỉ là những kinh nghiệm sống
Của các bậc Thánh và các người Thánh,
"Những người lữ hành trên đường hy vọng"
Họ có thật và họ sống thật! […]
(Phanxicô Xaviê Hồng Y Nguyễn-Văn-Thuận)
Vẳng đâu đây tiếng Phêrô hỏi Chúa Giêsu khi thấy Người đi vào Roma, trên vai vẫn thập giá nặng trĩu xa xưa ấy: « Quo vadis ? » (Thầy đi đâu đó?). Nếu định thoát kiếp lữ hành khổ ải, thì con đi sai đường rồi!
CVK Nguyễn-Thế-Bài