Dan Lee
12-30-2008, 01:29 AM
ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA
Lễ MẸ THIÊN CHÚA
.I. TIẾN TRÌNH TÍN ĐIỀU MẸ THIÊN CHÚA
Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa vì Con của Mẹ là Thiên Chúa. Mẹ chỉ là Mẹ trong trật tự sản sinh nhân loại, nhưng Con mà Mẹ thụ thai và hạ sinh là Thiên Chúa, nên Mẹ phải được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Tín lý này đã được Phúc âm thánh Luca minh hoạ rõ ràng, và từ thế kỷ II đã được các thánh Giáo phụ Inhaxiô Antiokia, Irênêô, Cyrillô Alexandria, Augustinô, Epiphanô diễn giải sâu rộng để đối phó với lạc thuyết của các bè rối Gnosticism, Docetism. Thánh Gioan Tông đồ loan báo chứng thực rõ ràng rằng ngài đã từng mắt thấy, tai nghe và đụng chạm tới Chúa Giêsu là Ngôi Lời hằng sống đã xuất hiện , vậy mà các bè rối đó vẫn nói Chúa Giêsu chỉ là ảo tượng. Lạc thuyết này muốn phá đổ tự nền tảng công cuộc Cứu chuộc của Chúa Kitô. Vì thế, các Giáo phụ dựa trên tín lý phẩm chức Thiên mẫu của Mẹ Maria để phá tan lạc thuyết này rằng Đức Trinh Nữ không thể là Mẹ nếu không có Con. Và Người không có Con, nếu Chúa Giêsu chỉ là một bóng ma. Giáo phụ Tertulianô bác bỏ Marcion người lạc giáo: "Mục đích phủ nhận thân xác Chúa Kitô, ông chối bỏ việc Người sinh ra. Hay là để chối bỏ việc Người sinh ra, ông phủ nhận thân xác Chúa. Thân xác và sự đản sinh làm chứng lẫn nhau: Không có sự đản sinh thì cũng không có thân xác. Hoặc là không có thân xác thì không có sự đản sinh.
Khi thấy Chúa đi trên mặt biển và khi thấy Chúa hiện ra sau khi Người sống lại, các tông đồ tưởng Người là ma. Nhưng Người đã quả quyết: "Chính Thầy đây!" Như vậy Chúa Giêsu có thân xác thực sự sống động. Mà nếu thân xác Người là thân xác của Thiên Chúa bởi trinh huyết Đức Trinh Nữ Maria, thì Đức Maria phải được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Một thân xác là thân xác của Thiên Chúa lúc hiệp với ngôi Con Thiên Chúa là Thiên Chúa thật như Chúa Cha.
Sang thế kỷ III và thế kỷ IV, các thánh Giáo phụ đều đồng thanh cao rao chúc tụng Mẹ Thiên Chúa. Năm 325, Công Đồng Nicêa I (nay là Iznik, bắc Thổ nhĩ kỳ) lên án lạc giáo Ariô, đồng thời định tín Ngôi Lời đồng bản thể với Đức Chúa Cha, và đặt kinh Tin kính (gọi là kinh Tin kính Nicêa đọc trong thánh lễ). Tín điều này chứng minh Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, cùng với tín lý Mẹ Thiên Chúa của các thánh Giáo phụ sẽ mở đường cho tín điều Mẹ Thiên Chúa của Công Đồng Ephêsô sau này.
Đến thế kỷ V, trong khi tín lý Mẹ Thiên Chúa đang được các Giáo phụ rao giảng rất minh bạch và phấn khởi, thì Nestoriô, thượng phụ giáo chủ thành Constantinopôli lên tiếng trong các bài giảng phản đối, vì ông chủ trương rằng: Chúa Giêsu có hai bản tính nên có hai ngôi vị. Đức Maria chỉ là Mẹ ngôi vị nhân tính của Chúa Giêsu, nên không phải là Mẹ Thiên Chúa. Năm 430, một hội đồng tại Rôma lên án lạc giáo Nestôriô, và Đức Thánh Cha Celestinô I viết một bức thư khuyến cáo Nestôriô. Nestôriô tâu xin hoàng đế Thêôdôsiô I triệu tập Công Đồng Êphêsô năm 431. Nhưng Thánh Cyrillô, Thượng phụ giáo chủ thành Alexandria, được Đức Thánh Celestinô uỷ nhiệm chủ toạ Công Đồng gồm khoảng 250 giám mục Đông phương, một giám mục Tây phương và một phó tế thành Carthage cùng với ba đặc sứ của Đức Celestinô. Mặc dù sự phản kháng của 68 giám mục tán đồng lạc giáo Nestôriô và sự cản ngăn của Candidianô, sứ giả của hoàng đế Thêôdôsiô, Công Đồng vẫn khai mạc ngày 22 tháng 6 tại đền thờ Đức Mẹ tại Êphêsô. Công Đồng minh định Chúa Giêsu có hai bản tính nhưng chỉ có một ngôi vị duy nhất là Thiên Chúa. Mẹ Maria là Mẹ thật của Chúa Giêsu nên Mẹ thật là Mẹ Thiên Chúa. Rồi Công Đồng long trọng tuyên tín: "Nếu ai không tuyên xưng Emmanuel là Thiên Chúa thật, và do đó rất Thánh Trinh Nữ là Mẹ Thiên Chúa, vì Mẹ sinh ra xác phàm của Ngôi Lời nhập thể, thì mắc vạ tuyệt thông". Đồng thời, các Nghị phụ ký giấy ra vạ cho Nestôriô: "Vì Chúa Giêsu Kitô bị Nestôriô xỉ nhục, Thánh Công Đồng này đã tuyên bố Nestôriô bị loại trừ khỏi chức phẩm giám mục và khỏi mọi hiệp thông linh mục".
Tại Công Đồng, Thánh Proclô thẳng thắn chống lạc giáo Nestôriô. Và Nghị phụ Giám mục Thêôdôtê Ancyre (446) triệt để ủng hộ Thánh Cyrillô và gắt gao tố cáo buộc tội Nestôriô rối đạo. Trong khi Công Đồng đang diễn tiến, Thánh Cyrillô viết cho Giám mục Acaciô Beroea có nói đến năm giáo phụ cũng lên án Nestôriô: Đó là hai Thượng phụ Alexandria là Athanasiô và Thêôphilê, hai Thượng phụ Constantinopôli là Grêgôriô và Atticô. Và vị thứ năm là Thánh Basiliô. Sau này, Nestôriô bị đày vào đan viện Euprépia gần Antiôkia, rồi tại một ốc đảo bắc Aicập cho tới chết trong sự cố chấp và buồn bực.
Ngay chiều hôm đó, toàn dân thành Êphêsô phấn khởi nô nức thắp đuốc tưng bừng, rực sáng, tổ chức một cuộc rước đuốc vĩ đại reo mừng sự vinh thắng của Mẹ Thiên Chúa, và hoan hô các Nghị phụ Công Đồng Êphêsô. Họ cũng đem đuốc hộ tống các ngài về đến tận nhà.
Tín điều Mẹ Thiên Chúa do Công Đồng Êphêsô long trọng tuyên tín, như một luồng gió xuân tươi mát dịu dàng trào thổi từ Êphêsô sang khắp các miền Alexandria, Constantinopôli, Antiôkia, sang Rôma, khắp Âu châu rồi dần dần ra khắp hoàn cầu. Lòng sùng kính mến yêu Mẹ Maria thêm muôn phần phấn khởi đã được biểu hiện ra nhiều việc sùng mến Mẹ Thiên Chúa: Nhà thờ Đức Mẹ nơi diễn tiến Công Đồng Êphêsô đã trở thành Vương Cung Thánh Đường Mẹ Thiên Chúa.
Năm 432, Đức Sixtô III xây cất lại và cung hiến Đền Thờ Đức Bà Cả trên đồi Esquilinô tại Rôma mà Đức Liberiô xây cất năm 352 cho Mẹ Thiên Chúa, và nâng lên bậc Vương cung thánh đường.
Năm 451, Công Đồng Chalceđônia cũng tuyên xưng Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa. Đồng thời, Thánh Pulcheria nữ hoàng Byzantin, kiến thiết hai đền thờ Mẹ Thiên Chúa tại Constantinopôli. Năm 534, Đức Gioan II tuyên nhận Mẹ Maria là Mẹ thật của Thiên Chúa. Năm 553, Công Đồng Constantinopôli II tái tuyên nhận tín lý chức phẩm Thiên Mẫu. Từ đó nhiều nhà thờ dâng kính Mẹ Thiên Chúa được xây cất tại Thụy sĩ, Hoà lan, Đức, Anh, và Pháp. Riêng Pháp có năm đền thờ Mẹ Thiên Chúa ở Reims, Coutances, Tours, Poitiers, và Toulouse. Ảnh tượng Mẹ Thiên Chúa cũng được phổ biến khắp nơi, đặc biệt là ảnh Mẹ Thiên Chúa do Thánh Luca minh hoạ. Tới nay rất nhiều hoạ sĩ vẽ ảnh hay nghệ sĩ tạc tượng Mẹ Thiên Chúa với nhiều kiểu, theo nhiều văn hoá dân tộc tuyệt đẹp. Và các Thánh tiến sĩ các nhà thần học, các Đức Giáo hoàng liên tiếp rao giảng và chúc tụng Mẹ Thiên Chúa.
Năm 1215, Công Đồng Lateranô IV tuyên nhận Chức phẩm trinh trong Mẹ Thiên Chúa. Năm 1427 trong một bài giảng, Thánh Bênađinô đọc lời cầu nguyện: "Ave Maria Jesus, Sancta Maria, Mater Dei, ora pro nobis". Câu "Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử" được đưa vào kinh do các nữ tu Dòng Đức Bà Tình Thương (Our Lady of Mercy) năm 1514, các đan sĩ Dòng Camaldolesia năm 1515 và Dòng Phanxicô năm 1525. Năm 1568, Đức Thánh Piô V chính thức xác định như chúng ta thường đọc ngày nay.
Công Đồng Vatican II (1962-1965) dạy: "Từ muôn đời, Đức Trinh Nữ đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa cùng một lúc với việc Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa... Đức Trinh Nữ nhờ ơn huệ và vai trò làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ được hợp nhất với Con Mẹ là Đấng Cứu Chuộc và hiệp nhất với Giáo Hội.. Mẹ Thiên Chúa là mẫu mực của Giáo Hội trên bình diện đức tin, đức ái và hoàn toàn hiệp nhất với Chúa Kitô".
Nhờ Giáo huấn của Giáo Hội và lời giảng dạy của các Thánh Giáo phụ, các Thánh tiến sĩ và các nhà thần học, giáo dân trong khắp Giáo Hội mỗi ngày thêm vững tin tín điều Mẹ Thiên Chúa và sốt sắng sùng mến Mẹ.
II. LỊCH SỬ PHỤNG VỤ
Bên Đông phương, lễ Mẹ Thiên Chúa được mừng đầu tiên tại Giêrusalem ngày 15 tháng 8, quãng năm 428, rồi lan sang Armenia và Gethsemania năm 458. Giáo Hội Byzantin mừng vào ngày 26 tháng 12, và Giáo Hội Coptic mừng vào ngày 16 tháng Giêng.
Bên Tây phương, tại Rôma, thoạt tiên lễ Giáng Sinh cũng là lễ Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, vì khi hạ sinh Con Thiên Chúa trong xác thể, Đức Trinh Nữ cộng tác vào việc Thiên Chúa sinh ra Con Một Người từ muôn thuở. Bởi vậy thế kỷ XII, lễ Giáng Sinh ban ngày được mừng trọng thể tại đền thờ Đức Bà Cả ở Rôma. Theo Dom Botte, khoảng từ năm 600, lễ Đức Mẹ đầu tiên chính thức trong Phụng vụ Rôma là lễ ngày mồng một tháng Giêng là ngày tuần tám lễ Giáng Sinh, nên Đức Bênêđictô XIV ấn định mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép cắt bì. Và lễ Đức Mẹ được dời vào tháng Tám. Nhiều nơi mừng vào Chúa nhật IV mùa Vọng hay ngày 18 tháng 12.
Thế kỷ VII, Giáo Hội Tây Ban Nha theo sắc lệnh Công Đồng Toleđô năm 656 mừng lễ Mẹ Thiên Chúa ngày 18 tháng 12 trước lễ Giáng Sinh tám ngày. Giáo Hội Milan mừng Mẹ Maria chịu thai trinh vẹn vào ngày thứ tư bốn mùa tháng 12. Năm 1751, tại Bồ Đào Nha, lễ Mẹ Thiên Chúa được Đức Bênêđictô XIV ban phép mừng vào Chúa nhật thứ nhất tháng 5. Năm 1914, nhiều giáo phận và nhiều dòng tu được mừng vào ngày 11 tháng 10.
Năm 1931, để kỷ niệm 15 thế kỷ Công Đồng Êphêsô tuyên tín Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, Đức Piô XI ban hành thông điệp "Lux Veritatis" diễn giải tín lý Nhập Thể, do đó Đức Trinh Nữ Maria trở nên Mẹ Thiên Chúa. Đức Piô XI còn truyền dạy mừng lễ Mẹ Thiên Chúa trong khắp Giáo Hội vào ngày 11 tháng 10.
Năm 1962, Đức Gioan XXIII khai mạc Công Đồng Vatican II vào chính lễ Mẹ Thiên Chúa ngày 11 tháng 10 để trao phó công cuộc đại sự này trong tay Thiên Mẫu vạn năng của Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ Giáo Hội. Trước năm 1969 ngày mồng một tháng Giêng kính Chúa Giêsu chịu phép cắt bì. Năm 1969 trong chiều hướng canh tân Phụng vụ, Đức Phaolô VI đã đổi lễ Mẹ Thiên Chúa sang ngày 1 tháng Giêng.
III. Ý NGHĨA PHỤNG VỤ
Đức Phaolô VI đặt lễ Mẹ Thiên Chúa vào ngày mồng một tháng Giêng đầu năm dương lịch, để tôn vinh Mẹ là Nữ Vương thời gian, cũng như Đức Piô XII đã đặt lễ Mẹ Nữ Vương vào ngày 22 tháng 8 để tôn vinh Mẹ là Nữ Vương không gian.
* Về không gian, Mẹ Maria là ngôi sao sáng soi khắp vũ trụ, làm bừng sáng các tầng trời và chiếu toả các âm phủ (Thánh Bênađô), vì Mẹ cao sang giáp giới tuyến vô biên Thiên Chúa (Thánh Tôma). Là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ được tham dự quyền thống trị với Chúa. Là Mẹ Chúa Kitô Vua vũ trụ, Mẹ được thông phần vương quyền của Người để được tôn phong là Nữ Vương vũ trụ. Mẹ hấp thụ tất cả các ơn Chúa. Ân sủng không nhỏ giọt trên Mẹ, nhưng trào đổ trên Mẹ như một trận mưa dạt dào (Thánh Tôma). Do đó, Mẹ Maria thật là Nữ Vương không gian.
* Về thời gian, Vương quyền của Mẹ Maria đã có trong thánh lệnh muôn đời của Thiên Chúa trước khi đất trời được tạo thành (xem Cn 8:22-29). Trong thời gian, Vương quyền của Mẹ bừng sáng ngay từ thuở ban sơ, qua lời Thiên Chúa tuyên án con Rắn già hoả ngục: "Người Nữ sẽ đạp giập nát đầu mày" (St 3:15). Qua các thời đại, Mẹ vẫn giao chiến chống lại các bè rối, và Mẹ sẽ chiến thắng con Rồng đỏ trong ngày thế mạt (xem Kh 12:1-17). Vương quyền Mẹ sẽ kéo dài vô cùng tận, vì là Mẹ Chúa Kitô, Mẹ được tham dự vương quyền vô tận của Ngài (Lc 1:33) và tham dự thế lực cầu bầu của Ngài . Do đó, Mẹ Maria thật là Nữ Vương thời gian.
Thiên Chúa hằng hữu vô biên siêu thời gian. Ngài nâng Mẹ Maria là một thụ tạo hữu hạn lên, thông ban ưu phẩm siêu thời gian của Ngài để đem thánh lệnh cứu rỗi muôn thuở của Ngài vào thời gian, và do đó, đem Chúa Ngôi Hai hằng hữu siêu thời gian vào thời gian. Thiên Chúa thông ban cho Mẹ ưu phẩm siêu thời gian của Ngài, cho Mẹ được thông phần bản tính phong phú của Ngài, để Mẹ trở nên Mẹ Chúa Kitô, được thông phần bản tính tình yêu của Ngài và trở nên Mẹ các chi thể Chúa Kitô là chính chúng ta (Đức GM Bossuet). Mẹ Maria được Thiên Chúa vô biên ban cho chức phẩm Thiên Mẫu hầu như vô biên, để Mẹ kéo thiên tính vô biên xuống kết hợp với nhân tính hữu hạn. Mẹ trao nhân tính cho Chúa Ngôi Hai siêu thời gian để Người trở thành Con của Mẹ trong thời gian, và để Người thông ban cho Mẹ ưu phẩm siêu thời gian của Người. Thánh Tôma nói: "Vì là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Maria được chức phẩm như vô cùng do sự kiện Chúa là Thiên Chúa vô biên".
Được tham dự vào ưu phẩm siêu thời gian của Thiên Chúa, Mẹ Maria đã đưa Chúa Ngôi Hai siêu thời gian vào thời gian là Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, để Người cứu chuộc chúng ta, làm cho chúng ta được thông phần ưu phẩm siêu thời gian của Người, được trở nên con cái Thiên Chúa, trở nên em Chúa Giêsu và trở nên con của Mẹ.
Lạy Mẹ Maria yêu dấu! Phẩm chức Thiên Mẫu của Mẹ thật cao quí vì là do tác động của tình yêu: Tình yêu vô biên của Thiên Chúa đã tiền định Mẹ là Mẹ Người, một chức phẩm rất mực cao sang. Thánh Bonaventura nói "Chức phẩm Mẹ Thiên Chúa là một ơn lớn lao nhất được ban cho một thụ tạo. Thiên Chúa có thể dựng nên một thế giới lớn hơn, một thiên đàng lớn hơn, nhưng không thể nâng một thụ tạo cao hơn Mẹ Người". Tình yêu nồng cháy của Chúa Thánh Linh đã làm cho Chúa Ngôi Hai hiện hoá hữu hình trở nên Con của Mẹ để yêu mến và được mến yêu. Tình yêu đặc biệt của Chúa Con đối với Mẹ là tình yêu thảo hiền từ muôn thuở và sẽ vô cùng tận: Chúa Giêsu luôn luôn là Con của Mẹ, và Mẹ mãi mãi là Mẹ của Chúa. Tình yêu duy nhất của Mẹ qua lời "tuân vâng" đã khiến Mẹ lãnh nhận làm Mẹ Chúa Cứu Thế và Mẹ loài người chúng con. Do đó, Mẹ yêu mến Chúa và yêu thương chúng con với tấm lòng Hiền Mẫu luôn luôn nồng thắm dịu êm và đậm đà, và khuyến khích chúng con phải hết tình thiết tha ngoan thảo yêu mến Chúa và Mẹ.
Chức phẩm Thiên Mẫu của Mẹ quả thật do tình yêu, vì tình yêu, và cho tình yêu, từ các tầng trời xuống khắp trái đất, từ muôn thuở tới muôn thế hệ. Do vậy, Mẹ rất xứng đáng được tuyên phong là Nữ Vương không gian và thời gian.
Trong bài giảng khai mạc ba năm chuẩn bị Đại Năm Thánh 2000, Đức Gioan Phaolô II nói: "Khi làm người, Con Thiên Chúa, Ngôi Lời đồng bản thể với Chúa Cha, đã nhận lấy thời gian của chúng ta trong mọi chiều kích và Ngài hướng thời gian về vĩnh cửu. Thực vậy, vĩnh cửu là chiều kích của Thiên Chúa. Khi nhập thể làm người, Con Thiên Chúa cũng chấp nhận trọn vẹn thời gian của nhân loại, với nhân tính của Ngài, để dẫn con người qua mọi chiều kích của thời gian này hướng về vĩnh cửu, và cho con người được tham dự vào cuộc sống thần linh vốn là gia sản đích thực của Chúa Cha, Chúa Con, và Thánh Linh".
IV. Ý NGHĨA LỜI CHÚA TRONG THÁNH LỄ
Bài đọc I: Dân số 6:22-27.
Sách này được chọn làm Bài đọc I lễ Mẹ Thiên Chúa vì hai lý do:
1. a) Nhờ mầu nhiệm Nhập Thể, chúng ta được ba lời chúc lành của Chúa Cha (Ds 24, 25, 26);
b) Chúa Con phản ảnh vinh quang Chúa Cha (Dt 1:3);
c) Thánh Linh tỏ ra Chúa Con và chương trình muôn đời của Thiên Chúa (Ga 14:26; 15:26-27; 16:13-15).
2. Lễ Mẹ Thiên Chúa trùng ngày đầu năm. Người ta chúc mừng nhau mọi phúc lành.
Bài đọc II: Galata 4:4-7.
Thánh Phaolô trực tiếp nói về Đức Mẹ Maria. Câu 4: "Con Thiên Chúa được sai đến và sinh bởi người nữ" lược tóm lịch sử Cứu rỗi. Lý do là:
1. Để cứu chuộc những người ở dưới Luật, Con Thiên Chúa cho ta được quyền nghĩa tử của Thiên Chúa.
2. Thiên Chúa sai Thánh Linh Con Chúa đến trong lòng chúng ta, để chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha, nên chúng ta không còn là nô lệ, nhưng là con, là thừa kế của Người. Thánh Phaolô cho chúng ta thấy rõ chương trình Cứu rỗi của Chúa nhờ Mẹ Maria là Mẹ Đấng Cứu Thế.
Phúc âm: Luca 2:16-21.
Phúc âm trình chiếu cảnh Bêlem trong đêm Giáng Sinh để cho thấy Đức Maria là Mẹ Đức Kitô là Thiên Chúa: Được các thiên thần hiện ra loan báo tin mừng Chúa Giáng Sinh, các mục đồng hối hả đi tìm gặp Maria và Giuse cùng Hài Nhi nằm trong máng cỏ (2:16). Các mục đồng được loan áo tin mừng đầu tiên vì họ là hạng người hèn kém trong xã hội Do thái thời đó, nhưng tâm hồn họ đơn thật an vui. Họ đã đến, đã gặp gỡ Chúa Hài Nhi, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse. Họ hiểu được lời thiên thần loan báo. Họ đã loan báo tin mừng cho mọi người và vui mừng tôn vinh Thiên Chúa vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe (2:17-21).
L.m. Phêrô, CMC
Lễ MẸ THIÊN CHÚA
.I. TIẾN TRÌNH TÍN ĐIỀU MẸ THIÊN CHÚA
Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa vì Con của Mẹ là Thiên Chúa. Mẹ chỉ là Mẹ trong trật tự sản sinh nhân loại, nhưng Con mà Mẹ thụ thai và hạ sinh là Thiên Chúa, nên Mẹ phải được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Tín lý này đã được Phúc âm thánh Luca minh hoạ rõ ràng, và từ thế kỷ II đã được các thánh Giáo phụ Inhaxiô Antiokia, Irênêô, Cyrillô Alexandria, Augustinô, Epiphanô diễn giải sâu rộng để đối phó với lạc thuyết của các bè rối Gnosticism, Docetism. Thánh Gioan Tông đồ loan báo chứng thực rõ ràng rằng ngài đã từng mắt thấy, tai nghe và đụng chạm tới Chúa Giêsu là Ngôi Lời hằng sống đã xuất hiện , vậy mà các bè rối đó vẫn nói Chúa Giêsu chỉ là ảo tượng. Lạc thuyết này muốn phá đổ tự nền tảng công cuộc Cứu chuộc của Chúa Kitô. Vì thế, các Giáo phụ dựa trên tín lý phẩm chức Thiên mẫu của Mẹ Maria để phá tan lạc thuyết này rằng Đức Trinh Nữ không thể là Mẹ nếu không có Con. Và Người không có Con, nếu Chúa Giêsu chỉ là một bóng ma. Giáo phụ Tertulianô bác bỏ Marcion người lạc giáo: "Mục đích phủ nhận thân xác Chúa Kitô, ông chối bỏ việc Người sinh ra. Hay là để chối bỏ việc Người sinh ra, ông phủ nhận thân xác Chúa. Thân xác và sự đản sinh làm chứng lẫn nhau: Không có sự đản sinh thì cũng không có thân xác. Hoặc là không có thân xác thì không có sự đản sinh.
Khi thấy Chúa đi trên mặt biển và khi thấy Chúa hiện ra sau khi Người sống lại, các tông đồ tưởng Người là ma. Nhưng Người đã quả quyết: "Chính Thầy đây!" Như vậy Chúa Giêsu có thân xác thực sự sống động. Mà nếu thân xác Người là thân xác của Thiên Chúa bởi trinh huyết Đức Trinh Nữ Maria, thì Đức Maria phải được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Một thân xác là thân xác của Thiên Chúa lúc hiệp với ngôi Con Thiên Chúa là Thiên Chúa thật như Chúa Cha.
Sang thế kỷ III và thế kỷ IV, các thánh Giáo phụ đều đồng thanh cao rao chúc tụng Mẹ Thiên Chúa. Năm 325, Công Đồng Nicêa I (nay là Iznik, bắc Thổ nhĩ kỳ) lên án lạc giáo Ariô, đồng thời định tín Ngôi Lời đồng bản thể với Đức Chúa Cha, và đặt kinh Tin kính (gọi là kinh Tin kính Nicêa đọc trong thánh lễ). Tín điều này chứng minh Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật, cùng với tín lý Mẹ Thiên Chúa của các thánh Giáo phụ sẽ mở đường cho tín điều Mẹ Thiên Chúa của Công Đồng Ephêsô sau này.
Đến thế kỷ V, trong khi tín lý Mẹ Thiên Chúa đang được các Giáo phụ rao giảng rất minh bạch và phấn khởi, thì Nestoriô, thượng phụ giáo chủ thành Constantinopôli lên tiếng trong các bài giảng phản đối, vì ông chủ trương rằng: Chúa Giêsu có hai bản tính nên có hai ngôi vị. Đức Maria chỉ là Mẹ ngôi vị nhân tính của Chúa Giêsu, nên không phải là Mẹ Thiên Chúa. Năm 430, một hội đồng tại Rôma lên án lạc giáo Nestôriô, và Đức Thánh Cha Celestinô I viết một bức thư khuyến cáo Nestôriô. Nestôriô tâu xin hoàng đế Thêôdôsiô I triệu tập Công Đồng Êphêsô năm 431. Nhưng Thánh Cyrillô, Thượng phụ giáo chủ thành Alexandria, được Đức Thánh Celestinô uỷ nhiệm chủ toạ Công Đồng gồm khoảng 250 giám mục Đông phương, một giám mục Tây phương và một phó tế thành Carthage cùng với ba đặc sứ của Đức Celestinô. Mặc dù sự phản kháng của 68 giám mục tán đồng lạc giáo Nestôriô và sự cản ngăn của Candidianô, sứ giả của hoàng đế Thêôdôsiô, Công Đồng vẫn khai mạc ngày 22 tháng 6 tại đền thờ Đức Mẹ tại Êphêsô. Công Đồng minh định Chúa Giêsu có hai bản tính nhưng chỉ có một ngôi vị duy nhất là Thiên Chúa. Mẹ Maria là Mẹ thật của Chúa Giêsu nên Mẹ thật là Mẹ Thiên Chúa. Rồi Công Đồng long trọng tuyên tín: "Nếu ai không tuyên xưng Emmanuel là Thiên Chúa thật, và do đó rất Thánh Trinh Nữ là Mẹ Thiên Chúa, vì Mẹ sinh ra xác phàm của Ngôi Lời nhập thể, thì mắc vạ tuyệt thông". Đồng thời, các Nghị phụ ký giấy ra vạ cho Nestôriô: "Vì Chúa Giêsu Kitô bị Nestôriô xỉ nhục, Thánh Công Đồng này đã tuyên bố Nestôriô bị loại trừ khỏi chức phẩm giám mục và khỏi mọi hiệp thông linh mục".
Tại Công Đồng, Thánh Proclô thẳng thắn chống lạc giáo Nestôriô. Và Nghị phụ Giám mục Thêôdôtê Ancyre (446) triệt để ủng hộ Thánh Cyrillô và gắt gao tố cáo buộc tội Nestôriô rối đạo. Trong khi Công Đồng đang diễn tiến, Thánh Cyrillô viết cho Giám mục Acaciô Beroea có nói đến năm giáo phụ cũng lên án Nestôriô: Đó là hai Thượng phụ Alexandria là Athanasiô và Thêôphilê, hai Thượng phụ Constantinopôli là Grêgôriô và Atticô. Và vị thứ năm là Thánh Basiliô. Sau này, Nestôriô bị đày vào đan viện Euprépia gần Antiôkia, rồi tại một ốc đảo bắc Aicập cho tới chết trong sự cố chấp và buồn bực.
Ngay chiều hôm đó, toàn dân thành Êphêsô phấn khởi nô nức thắp đuốc tưng bừng, rực sáng, tổ chức một cuộc rước đuốc vĩ đại reo mừng sự vinh thắng của Mẹ Thiên Chúa, và hoan hô các Nghị phụ Công Đồng Êphêsô. Họ cũng đem đuốc hộ tống các ngài về đến tận nhà.
Tín điều Mẹ Thiên Chúa do Công Đồng Êphêsô long trọng tuyên tín, như một luồng gió xuân tươi mát dịu dàng trào thổi từ Êphêsô sang khắp các miền Alexandria, Constantinopôli, Antiôkia, sang Rôma, khắp Âu châu rồi dần dần ra khắp hoàn cầu. Lòng sùng kính mến yêu Mẹ Maria thêm muôn phần phấn khởi đã được biểu hiện ra nhiều việc sùng mến Mẹ Thiên Chúa: Nhà thờ Đức Mẹ nơi diễn tiến Công Đồng Êphêsô đã trở thành Vương Cung Thánh Đường Mẹ Thiên Chúa.
Năm 432, Đức Sixtô III xây cất lại và cung hiến Đền Thờ Đức Bà Cả trên đồi Esquilinô tại Rôma mà Đức Liberiô xây cất năm 352 cho Mẹ Thiên Chúa, và nâng lên bậc Vương cung thánh đường.
Năm 451, Công Đồng Chalceđônia cũng tuyên xưng Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa. Đồng thời, Thánh Pulcheria nữ hoàng Byzantin, kiến thiết hai đền thờ Mẹ Thiên Chúa tại Constantinopôli. Năm 534, Đức Gioan II tuyên nhận Mẹ Maria là Mẹ thật của Thiên Chúa. Năm 553, Công Đồng Constantinopôli II tái tuyên nhận tín lý chức phẩm Thiên Mẫu. Từ đó nhiều nhà thờ dâng kính Mẹ Thiên Chúa được xây cất tại Thụy sĩ, Hoà lan, Đức, Anh, và Pháp. Riêng Pháp có năm đền thờ Mẹ Thiên Chúa ở Reims, Coutances, Tours, Poitiers, và Toulouse. Ảnh tượng Mẹ Thiên Chúa cũng được phổ biến khắp nơi, đặc biệt là ảnh Mẹ Thiên Chúa do Thánh Luca minh hoạ. Tới nay rất nhiều hoạ sĩ vẽ ảnh hay nghệ sĩ tạc tượng Mẹ Thiên Chúa với nhiều kiểu, theo nhiều văn hoá dân tộc tuyệt đẹp. Và các Thánh tiến sĩ các nhà thần học, các Đức Giáo hoàng liên tiếp rao giảng và chúc tụng Mẹ Thiên Chúa.
Năm 1215, Công Đồng Lateranô IV tuyên nhận Chức phẩm trinh trong Mẹ Thiên Chúa. Năm 1427 trong một bài giảng, Thánh Bênađinô đọc lời cầu nguyện: "Ave Maria Jesus, Sancta Maria, Mater Dei, ora pro nobis". Câu "Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử" được đưa vào kinh do các nữ tu Dòng Đức Bà Tình Thương (Our Lady of Mercy) năm 1514, các đan sĩ Dòng Camaldolesia năm 1515 và Dòng Phanxicô năm 1525. Năm 1568, Đức Thánh Piô V chính thức xác định như chúng ta thường đọc ngày nay.
Công Đồng Vatican II (1962-1965) dạy: "Từ muôn đời, Đức Trinh Nữ đã được tiền định làm Mẹ Thiên Chúa cùng một lúc với việc Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa... Đức Trinh Nữ nhờ ơn huệ và vai trò làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ được hợp nhất với Con Mẹ là Đấng Cứu Chuộc và hiệp nhất với Giáo Hội.. Mẹ Thiên Chúa là mẫu mực của Giáo Hội trên bình diện đức tin, đức ái và hoàn toàn hiệp nhất với Chúa Kitô".
Nhờ Giáo huấn của Giáo Hội và lời giảng dạy của các Thánh Giáo phụ, các Thánh tiến sĩ và các nhà thần học, giáo dân trong khắp Giáo Hội mỗi ngày thêm vững tin tín điều Mẹ Thiên Chúa và sốt sắng sùng mến Mẹ.
II. LỊCH SỬ PHỤNG VỤ
Bên Đông phương, lễ Mẹ Thiên Chúa được mừng đầu tiên tại Giêrusalem ngày 15 tháng 8, quãng năm 428, rồi lan sang Armenia và Gethsemania năm 458. Giáo Hội Byzantin mừng vào ngày 26 tháng 12, và Giáo Hội Coptic mừng vào ngày 16 tháng Giêng.
Bên Tây phương, tại Rôma, thoạt tiên lễ Giáng Sinh cũng là lễ Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, vì khi hạ sinh Con Thiên Chúa trong xác thể, Đức Trinh Nữ cộng tác vào việc Thiên Chúa sinh ra Con Một Người từ muôn thuở. Bởi vậy thế kỷ XII, lễ Giáng Sinh ban ngày được mừng trọng thể tại đền thờ Đức Bà Cả ở Rôma. Theo Dom Botte, khoảng từ năm 600, lễ Đức Mẹ đầu tiên chính thức trong Phụng vụ Rôma là lễ ngày mồng một tháng Giêng là ngày tuần tám lễ Giáng Sinh, nên Đức Bênêđictô XIV ấn định mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép cắt bì. Và lễ Đức Mẹ được dời vào tháng Tám. Nhiều nơi mừng vào Chúa nhật IV mùa Vọng hay ngày 18 tháng 12.
Thế kỷ VII, Giáo Hội Tây Ban Nha theo sắc lệnh Công Đồng Toleđô năm 656 mừng lễ Mẹ Thiên Chúa ngày 18 tháng 12 trước lễ Giáng Sinh tám ngày. Giáo Hội Milan mừng Mẹ Maria chịu thai trinh vẹn vào ngày thứ tư bốn mùa tháng 12. Năm 1751, tại Bồ Đào Nha, lễ Mẹ Thiên Chúa được Đức Bênêđictô XIV ban phép mừng vào Chúa nhật thứ nhất tháng 5. Năm 1914, nhiều giáo phận và nhiều dòng tu được mừng vào ngày 11 tháng 10.
Năm 1931, để kỷ niệm 15 thế kỷ Công Đồng Êphêsô tuyên tín Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, Đức Piô XI ban hành thông điệp "Lux Veritatis" diễn giải tín lý Nhập Thể, do đó Đức Trinh Nữ Maria trở nên Mẹ Thiên Chúa. Đức Piô XI còn truyền dạy mừng lễ Mẹ Thiên Chúa trong khắp Giáo Hội vào ngày 11 tháng 10.
Năm 1962, Đức Gioan XXIII khai mạc Công Đồng Vatican II vào chính lễ Mẹ Thiên Chúa ngày 11 tháng 10 để trao phó công cuộc đại sự này trong tay Thiên Mẫu vạn năng của Mẹ Thiên Chúa cũng là Mẹ Giáo Hội. Trước năm 1969 ngày mồng một tháng Giêng kính Chúa Giêsu chịu phép cắt bì. Năm 1969 trong chiều hướng canh tân Phụng vụ, Đức Phaolô VI đã đổi lễ Mẹ Thiên Chúa sang ngày 1 tháng Giêng.
III. Ý NGHĨA PHỤNG VỤ
Đức Phaolô VI đặt lễ Mẹ Thiên Chúa vào ngày mồng một tháng Giêng đầu năm dương lịch, để tôn vinh Mẹ là Nữ Vương thời gian, cũng như Đức Piô XII đã đặt lễ Mẹ Nữ Vương vào ngày 22 tháng 8 để tôn vinh Mẹ là Nữ Vương không gian.
* Về không gian, Mẹ Maria là ngôi sao sáng soi khắp vũ trụ, làm bừng sáng các tầng trời và chiếu toả các âm phủ (Thánh Bênađô), vì Mẹ cao sang giáp giới tuyến vô biên Thiên Chúa (Thánh Tôma). Là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ được tham dự quyền thống trị với Chúa. Là Mẹ Chúa Kitô Vua vũ trụ, Mẹ được thông phần vương quyền của Người để được tôn phong là Nữ Vương vũ trụ. Mẹ hấp thụ tất cả các ơn Chúa. Ân sủng không nhỏ giọt trên Mẹ, nhưng trào đổ trên Mẹ như một trận mưa dạt dào (Thánh Tôma). Do đó, Mẹ Maria thật là Nữ Vương không gian.
* Về thời gian, Vương quyền của Mẹ Maria đã có trong thánh lệnh muôn đời của Thiên Chúa trước khi đất trời được tạo thành (xem Cn 8:22-29). Trong thời gian, Vương quyền của Mẹ bừng sáng ngay từ thuở ban sơ, qua lời Thiên Chúa tuyên án con Rắn già hoả ngục: "Người Nữ sẽ đạp giập nát đầu mày" (St 3:15). Qua các thời đại, Mẹ vẫn giao chiến chống lại các bè rối, và Mẹ sẽ chiến thắng con Rồng đỏ trong ngày thế mạt (xem Kh 12:1-17). Vương quyền Mẹ sẽ kéo dài vô cùng tận, vì là Mẹ Chúa Kitô, Mẹ được tham dự vương quyền vô tận của Ngài (Lc 1:33) và tham dự thế lực cầu bầu của Ngài . Do đó, Mẹ Maria thật là Nữ Vương thời gian.
Thiên Chúa hằng hữu vô biên siêu thời gian. Ngài nâng Mẹ Maria là một thụ tạo hữu hạn lên, thông ban ưu phẩm siêu thời gian của Ngài để đem thánh lệnh cứu rỗi muôn thuở của Ngài vào thời gian, và do đó, đem Chúa Ngôi Hai hằng hữu siêu thời gian vào thời gian. Thiên Chúa thông ban cho Mẹ ưu phẩm siêu thời gian của Ngài, cho Mẹ được thông phần bản tính phong phú của Ngài, để Mẹ trở nên Mẹ Chúa Kitô, được thông phần bản tính tình yêu của Ngài và trở nên Mẹ các chi thể Chúa Kitô là chính chúng ta (Đức GM Bossuet). Mẹ Maria được Thiên Chúa vô biên ban cho chức phẩm Thiên Mẫu hầu như vô biên, để Mẹ kéo thiên tính vô biên xuống kết hợp với nhân tính hữu hạn. Mẹ trao nhân tính cho Chúa Ngôi Hai siêu thời gian để Người trở thành Con của Mẹ trong thời gian, và để Người thông ban cho Mẹ ưu phẩm siêu thời gian của Người. Thánh Tôma nói: "Vì là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Maria được chức phẩm như vô cùng do sự kiện Chúa là Thiên Chúa vô biên".
Được tham dự vào ưu phẩm siêu thời gian của Thiên Chúa, Mẹ Maria đã đưa Chúa Ngôi Hai siêu thời gian vào thời gian là Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, để Người cứu chuộc chúng ta, làm cho chúng ta được thông phần ưu phẩm siêu thời gian của Người, được trở nên con cái Thiên Chúa, trở nên em Chúa Giêsu và trở nên con của Mẹ.
Lạy Mẹ Maria yêu dấu! Phẩm chức Thiên Mẫu của Mẹ thật cao quí vì là do tác động của tình yêu: Tình yêu vô biên của Thiên Chúa đã tiền định Mẹ là Mẹ Người, một chức phẩm rất mực cao sang. Thánh Bonaventura nói "Chức phẩm Mẹ Thiên Chúa là một ơn lớn lao nhất được ban cho một thụ tạo. Thiên Chúa có thể dựng nên một thế giới lớn hơn, một thiên đàng lớn hơn, nhưng không thể nâng một thụ tạo cao hơn Mẹ Người". Tình yêu nồng cháy của Chúa Thánh Linh đã làm cho Chúa Ngôi Hai hiện hoá hữu hình trở nên Con của Mẹ để yêu mến và được mến yêu. Tình yêu đặc biệt của Chúa Con đối với Mẹ là tình yêu thảo hiền từ muôn thuở và sẽ vô cùng tận: Chúa Giêsu luôn luôn là Con của Mẹ, và Mẹ mãi mãi là Mẹ của Chúa. Tình yêu duy nhất của Mẹ qua lời "tuân vâng" đã khiến Mẹ lãnh nhận làm Mẹ Chúa Cứu Thế và Mẹ loài người chúng con. Do đó, Mẹ yêu mến Chúa và yêu thương chúng con với tấm lòng Hiền Mẫu luôn luôn nồng thắm dịu êm và đậm đà, và khuyến khích chúng con phải hết tình thiết tha ngoan thảo yêu mến Chúa và Mẹ.
Chức phẩm Thiên Mẫu của Mẹ quả thật do tình yêu, vì tình yêu, và cho tình yêu, từ các tầng trời xuống khắp trái đất, từ muôn thuở tới muôn thế hệ. Do vậy, Mẹ rất xứng đáng được tuyên phong là Nữ Vương không gian và thời gian.
Trong bài giảng khai mạc ba năm chuẩn bị Đại Năm Thánh 2000, Đức Gioan Phaolô II nói: "Khi làm người, Con Thiên Chúa, Ngôi Lời đồng bản thể với Chúa Cha, đã nhận lấy thời gian của chúng ta trong mọi chiều kích và Ngài hướng thời gian về vĩnh cửu. Thực vậy, vĩnh cửu là chiều kích của Thiên Chúa. Khi nhập thể làm người, Con Thiên Chúa cũng chấp nhận trọn vẹn thời gian của nhân loại, với nhân tính của Ngài, để dẫn con người qua mọi chiều kích của thời gian này hướng về vĩnh cửu, và cho con người được tham dự vào cuộc sống thần linh vốn là gia sản đích thực của Chúa Cha, Chúa Con, và Thánh Linh".
IV. Ý NGHĨA LỜI CHÚA TRONG THÁNH LỄ
Bài đọc I: Dân số 6:22-27.
Sách này được chọn làm Bài đọc I lễ Mẹ Thiên Chúa vì hai lý do:
1. a) Nhờ mầu nhiệm Nhập Thể, chúng ta được ba lời chúc lành của Chúa Cha (Ds 24, 25, 26);
b) Chúa Con phản ảnh vinh quang Chúa Cha (Dt 1:3);
c) Thánh Linh tỏ ra Chúa Con và chương trình muôn đời của Thiên Chúa (Ga 14:26; 15:26-27; 16:13-15).
2. Lễ Mẹ Thiên Chúa trùng ngày đầu năm. Người ta chúc mừng nhau mọi phúc lành.
Bài đọc II: Galata 4:4-7.
Thánh Phaolô trực tiếp nói về Đức Mẹ Maria. Câu 4: "Con Thiên Chúa được sai đến và sinh bởi người nữ" lược tóm lịch sử Cứu rỗi. Lý do là:
1. Để cứu chuộc những người ở dưới Luật, Con Thiên Chúa cho ta được quyền nghĩa tử của Thiên Chúa.
2. Thiên Chúa sai Thánh Linh Con Chúa đến trong lòng chúng ta, để chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha, nên chúng ta không còn là nô lệ, nhưng là con, là thừa kế của Người. Thánh Phaolô cho chúng ta thấy rõ chương trình Cứu rỗi của Chúa nhờ Mẹ Maria là Mẹ Đấng Cứu Thế.
Phúc âm: Luca 2:16-21.
Phúc âm trình chiếu cảnh Bêlem trong đêm Giáng Sinh để cho thấy Đức Maria là Mẹ Đức Kitô là Thiên Chúa: Được các thiên thần hiện ra loan báo tin mừng Chúa Giáng Sinh, các mục đồng hối hả đi tìm gặp Maria và Giuse cùng Hài Nhi nằm trong máng cỏ (2:16). Các mục đồng được loan áo tin mừng đầu tiên vì họ là hạng người hèn kém trong xã hội Do thái thời đó, nhưng tâm hồn họ đơn thật an vui. Họ đã đến, đã gặp gỡ Chúa Hài Nhi, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse. Họ hiểu được lời thiên thần loan báo. Họ đã loan báo tin mừng cho mọi người và vui mừng tôn vinh Thiên Chúa vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe (2:17-21).
L.m. Phêrô, CMC