Dan Lee
12-30-2008, 09:56 PM
LỄ CHÚA GIÊ-SU HIỂN LINH
TIN MỪNG: Mt 2, 1 - 12
Khi Ðức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ Phương Ðông đến Giê-ru-sa-lem, và hỏi: "Ðức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu ? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Ðông, nên chúng tôi đến bái lạy Người."
Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế, các kinh sư trong dân lại, và hỏi cho biết Ðấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời: "Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời". Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người."
Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở Phương Ðông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình bái lạy Người, rồi mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.
"AD GENTES - HÃY ÐẾN VỚI LƯƠNG DÂN"
1. MẦU NHIỆM CỦA THIÊN CHÚA ÐƯỠC TỎ BÀY:
Ðó là "các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do Thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa". Ðiều Thánh Phao-lô khẳng định trong thư Ê-phê-xô 3, 6 đã được ngôn sứ Isaia báo trước cả bao thế kỷ ( Is 60,1 - 6 ) và được chính Ðức Giê-su thực hiện ngay khi Ngài sinh ra làm người ( Mt 2, 1 - 12 ). Câu chuyện ba nhà chiêm tinh ( thường được gọi là ba vua ) đến bái yết và dâng của lễ cho Hài Nhi Giê-su có nghĩa là Ơn Cứu Ðộ, Ðấng Cứu Ðộ không chỉ được dành riêng cho người Ítraen mà được dành cho mọi dân tộc trên thế gian này. Ít-ra-en chỉ là cái cầu, là trạm đầu dừng chân của Con Thiên Chúa, để Người đến với lương dân ( Ad Gentes ). Chính Ðức Giê-su khi rao giảng Tin Mừng ở Pa-lét-tin cũng đã nhiều lần khẳng định điều ấy.Ví dụ khi nói về vai trò mục tử của mình Ðức Giê-su đã tuyên bố:
"Tôi còn có những con chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử" ( Ga 10, 16 ). Những con chiên khác không thuộc ràn này là những người không phải là dân Ít-ra-en theo huyết thống, mà là mọi dân tộc trên thế giới. Họ cũng là con cái của Chúa và Chúa đến để quy tụ, tập họp tất cả mọi người, mọi dân thành một dân duy nhất, là Dân Mới của Thiên Chúa.
2. NỖI BỨC XÚC CỦA ÐỨC THÁNH CHA GIO-AN PHAO-LÔ II TRƯỚC NGÀN NĂM THỨ BA:
Ý thức được tầm quan trọng và tính cấp bách của việc rao giảng Tin Mừng cho nhân loại trong thiên niên kỷ thứ ba, Ðức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã cho tổ chức mừng kỷ niệm 2.000 năm biến cố Chúa Giê-su xuống thế làm người và sinh ra là một con người vào năm 2000 vừa qua. Ðể chuẩn bị cho Năm Thánh 2000 ấy. Ðức Thánh Cha đã lần lượt tổ chức các Thượng Hội Ðồng Giám Mục mỗi châu lục: Mỹ, Phi, Âu, Á để các Giám Mục địa phương cùng với Ðức Thánh Cha và các vị có trách nhiệm ở Giáo Triều Rô-ma nghiên cứu, tìm tòi, trao đổi, cầu nguyện để tìm cách trình bày Giáo Lý và Tin Mừng một cách thích hợp nhất của con người thời nay. Nhờ đó các Giáo Hội Mỹ, Phi, Âu, Á ý thức hơn về nhiệm vụ năng nề và các thách đố lớn lao đang được đặt ra cho mình trong lãnh vực Truyền Giáo.
3. NỖI NHỨC NHỐI CỦA NGƯỜI KI-TÔ HỮU Á CHÂU:
ÐỨC GIÊ-SU LÀ NGƯỜI Á CHÂU NHƯNG CÒN XA LẠ VỚI NHIỀU NGƯỜI Á CHÂU:
�Riêng các Giáo Hội Á Châu đã có Thượng Hội Ðồng Giám Mục về Á Châu được tổ chức từ ngày 19.4 đến ngày 14.5.1998 với chủ đề: "Chúa Giê-su Ki-tô, Ðấng Cứu chuộc và sứ mạng yêu thương và phục vụ của Ngài tại Á Châu: Ðể họ được sống và sống dồi dào" ( Ga 10,10 ). Sau đó vào ngày 6.11.1999 tại New Delhi ( Ấn-độ ), Ðức Gio-an Phao-lô II đã công bố Tông Huấn Giáo Hội tại Châu Á ( Ecclesia in Asia ). Trong Thượng Hội Ðồng Giám Mục quan trọng này các Giám Mục tham dự đã bày tỏ nỗi nhức nhối riêng của mình và của các Ki-tô hữu Á Châu, nỗi nhức nhối đã được chính Ðức Thánh Cha nhắc lại trong Tông Huấn Giáo Hội tại Châu Á:
�"Theo ý kiến của các Nghị Phụ Thượng Hội Ðồng, những khó khăn còn tăng thêm vì Ðức Giê-su thường được cho là xa lạ với Châu Á. Thật là nghịch lý khi nhiều người Á châu có khuynh hướng nhìn Ðức Giê-su như là một người Tây Phương hơn là một người Á Châu dù Ngài đã sinh ra trên chính mảnh đất Á Châu" ( số 20 ).
4. LÀM THẾ NÀO ÐỂ ÐỒNG BÀO VIỆT NAM NHẬN BIẾT VÀ XƯNG TỤNG
CHÚA GIÊ-SU LÀ NGƯỜI "Á CHÂU" VÀ LÀ CỨU CHÚA ?
�4.1 Trước tiên phải làm sao để nỗi nhức nhối chung của người Ki-tô hữu Á Châu nói trên trở thành nỗi nhức nhối riêng của các Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ và Giáo Dân Việt Nam. Thật ra nếu suy nghĩ cho đến nơi đến chốn, chúng ta còn phải có một nỗi nhức nhối khác nữa: Là con cháu của 117 Vị Thánh Tử Ðạo và của hàng chục ngàn người Việt Nam đã chết vì Ðạo, chúng ta có trách nhiệm rất lớn trong việc bảo vệ và truyền bá Ðức Tin cho đồng bào Việt Nam. Có lẽ trong khoảng hơn 50 năm qua ( tính từ 1954 ) chúng ta đã kiên cường bảo vệ Ðức Tin chống lại các đợt bách hại từ bên ngoài. Ðó là một nét son của Giáo Hội Việt Nam, cách riêng của Giáo Hội Miền Bắc ( kể từ vĩ tuyến 17 trở ra ). Nhưng có lẽ chúng ta chưa chú tâm đủ đến việc truyền bá Ðức Tin cho các thế hệ kế tiếp và cho lương dân là đồng bào ruột thịt của chúng ta! Có thể trong những thập niên vừa qua, chúng ta bị giới hạn quá nhiều trong các sinh hoạt tôn giáo.
4.2 Theo tôi có lẽ Giáo Hội Việt Nam nên khơi lên một Phong Trào về Truyền Giáo sâu rộng trong các giáo xứ, giáo phận và trong các hội đoàn Công Giáo tiến hành cũng như trong các hiệp hội gia đình và các Dòng Tu. Chúng ta nên đầu tư tài chánh, khả năng, nhân sự... vào công cuộc cao cả và cực kỳ quan trọng này, ít là tương đương với việc chúng ta đầu tư vào việc xây cất Thánh Ðường, mở rộng cơ sở Dòng Tu. Tại sao chúng ta không bắt chước kinh nghiệm quý báu của Giáo Hội Hàn Quốc ?
Giáo Hội này có hai kinh nghiệm mà chúng ta nên học tập. Kinh nghiệm thứ nhất: Giáo Hội Hàn Quốc đã có một Chiến Lược Truyền Giáo tuyệt diệu như sau: mỗi người Công Giáo Hàn quốc, - bất kể nam nữ, già trẻ - phải tìm cách kết thân, kết nghĩa với một người không Công Giáo, coi người đó như anh chị em ruộc thịt của mình, thường xuyên lui tới trao đổi, chia sẻ và giúp đỡ khi có dịp ? Từ sự gần gũi và quan tâm vô vị lợi của nhiều người Công Giáo Hàn Quốc ấy, nhiều người không Công Giáo đã hiểu thế nào là người có Ðạo và nhiều người đã tìm hiểu và gia nhập Giáo Hội. Kinh nghiệm tuyệt vời thứ hai mà chúng ta nên suy nghĩ: Giáo Hội Hàn Quốc chính thức sai ( mandat ) một số giáo dân, trong đó có những cặp vợ chồng đi truyền giáo. Họ là những người tình nguyện nhưng được Giáo Hội đào tạo và nâng đỡ tinh thần, đôi khi cả vật chất nữa, để có thể sống tại môi trường mới và làm chứng cho Tin Mừng và xây dựng cộng đoàn Ðức Tin.
4.3 Muốn được như thế có lẽ không thể không nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc học hỏi và đào sâu Thánh Kinh, Giáo Lý, Công Ðồng. bằng các khóa đào tạo, các hội nghị, các buổi thuyết trình và thảo luận, các đợt tĩnh tâm, các chuyến đi truyền giáo. Cũng cần phải trang bị một số kỹ năng cần thiết cho giáo dân, để họ biết cách tiếp xúc với anh em chị ngoài Công Giáo, mà không mặc cảm và không gây tác động ngược.
Mới đây tôi có dịp tham dự một buổi sinh hoạt thuộc Khóa Huấn Luyện về Truyền Giáo của linh mục đặc trách Truyền Giáo của Giáo Phận Cần Thơ. Tham dự viên là khoảng 40 - 50 Giáo Dân nam nữ của một số Giáo Xứ thuộc thành phố Cần Thơ và vùng lân cận. Các học viên được học cả lý thuyết tức Giáo Lý, Thánh Kinh lẫn các Phương Pháp Thực Hành. Tôi cho rằng những Khóa Huấn Luyện như vậy rất hữu ích và cần thiết. Nhưng tại sao các Giáo Xứ, Giáo Phận khác, tại sao các Hội Ðoàn của chúng ta không mở các Khóa Huấn Luyện tương tự ? Tại chúng ta thiếu nhân sự, tài chánh hay tại chúng ta chưa yêu Chúa và đồng bào mình cho đủ mạnh ?
Ðối với tôi, cách mừng Lễ Hiển Linh một cách ý nghĩa nhất là tôi tìm đến và kết thân với một hai anh chị em ngoài Công Giáo sống bên cạnh nhà tôi hay trong cùng môi trường lao động nghề nghiệp với tôi.
Lạy Chúa Cha yêu thương, chúng con cảm tạ Cha về Mầu Nhiệm Hiển Linh mà Cha đã mặc khải trong Ðức Giê-su Ki-tô, Con Cha, Chúa chúng con
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa đã tỏ mình ra cho ba nhà chiêm tinh Phương Ðông, vì Chúa đến trần gian này là để gặp gỡ và cứu độ hết mọi người và đem mọi người vào trong mái ấm của nhà Cha. Xin Chúa thứ tha cho chúng con vì bấy lâu nay chúng con không quan tâm đến việc làm cho những người xung quanh chúng con gặp gỡ và nhận biết Chúa. Từ này xin Chúa hãy dùng chúng con như những dấu chỉ và công cụ của Chúa để làm cho anh chị em lương dân gặp gỡ và nhận biết Chúa.
Lạy Chúa Thánh Thần, ba nhà chiêm tinh Phương Ðông đã lên đường tìm kiếm Chúa Giê-su mới sinh ra, nhờ có ánh sao soi đường dẫn lối. Xin Chúa soi sáng và hướng dẫn các tâm hồn thành tâm thiện chí để họ gặp được Chúa Giê-su Cứu Ðộ và nhìn nhận, tùng phục và yêu mến Ngài !
Gs. Giê-rô-ni-mô NGUYỄN VĂN NỘI
TIN MỪNG: Mt 2, 1 - 12
Khi Ðức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ Phương Ðông đến Giê-ru-sa-lem, và hỏi: "Ðức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu ? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Ðông, nên chúng tôi đến bái lạy Người."
Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế, các kinh sư trong dân lại, và hỏi cho biết Ðấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời: "Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời". Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người."
Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở Phương Ðông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình bái lạy Người, rồi mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.
"AD GENTES - HÃY ÐẾN VỚI LƯƠNG DÂN"
1. MẦU NHIỆM CỦA THIÊN CHÚA ÐƯỠC TỎ BÀY:
Ðó là "các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do Thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa". Ðiều Thánh Phao-lô khẳng định trong thư Ê-phê-xô 3, 6 đã được ngôn sứ Isaia báo trước cả bao thế kỷ ( Is 60,1 - 6 ) và được chính Ðức Giê-su thực hiện ngay khi Ngài sinh ra làm người ( Mt 2, 1 - 12 ). Câu chuyện ba nhà chiêm tinh ( thường được gọi là ba vua ) đến bái yết và dâng của lễ cho Hài Nhi Giê-su có nghĩa là Ơn Cứu Ðộ, Ðấng Cứu Ðộ không chỉ được dành riêng cho người Ítraen mà được dành cho mọi dân tộc trên thế gian này. Ít-ra-en chỉ là cái cầu, là trạm đầu dừng chân của Con Thiên Chúa, để Người đến với lương dân ( Ad Gentes ). Chính Ðức Giê-su khi rao giảng Tin Mừng ở Pa-lét-tin cũng đã nhiều lần khẳng định điều ấy.Ví dụ khi nói về vai trò mục tử của mình Ðức Giê-su đã tuyên bố:
"Tôi còn có những con chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử" ( Ga 10, 16 ). Những con chiên khác không thuộc ràn này là những người không phải là dân Ít-ra-en theo huyết thống, mà là mọi dân tộc trên thế giới. Họ cũng là con cái của Chúa và Chúa đến để quy tụ, tập họp tất cả mọi người, mọi dân thành một dân duy nhất, là Dân Mới của Thiên Chúa.
2. NỖI BỨC XÚC CỦA ÐỨC THÁNH CHA GIO-AN PHAO-LÔ II TRƯỚC NGÀN NĂM THỨ BA:
Ý thức được tầm quan trọng và tính cấp bách của việc rao giảng Tin Mừng cho nhân loại trong thiên niên kỷ thứ ba, Ðức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã cho tổ chức mừng kỷ niệm 2.000 năm biến cố Chúa Giê-su xuống thế làm người và sinh ra là một con người vào năm 2000 vừa qua. Ðể chuẩn bị cho Năm Thánh 2000 ấy. Ðức Thánh Cha đã lần lượt tổ chức các Thượng Hội Ðồng Giám Mục mỗi châu lục: Mỹ, Phi, Âu, Á để các Giám Mục địa phương cùng với Ðức Thánh Cha và các vị có trách nhiệm ở Giáo Triều Rô-ma nghiên cứu, tìm tòi, trao đổi, cầu nguyện để tìm cách trình bày Giáo Lý và Tin Mừng một cách thích hợp nhất của con người thời nay. Nhờ đó các Giáo Hội Mỹ, Phi, Âu, Á ý thức hơn về nhiệm vụ năng nề và các thách đố lớn lao đang được đặt ra cho mình trong lãnh vực Truyền Giáo.
3. NỖI NHỨC NHỐI CỦA NGƯỜI KI-TÔ HỮU Á CHÂU:
ÐỨC GIÊ-SU LÀ NGƯỜI Á CHÂU NHƯNG CÒN XA LẠ VỚI NHIỀU NGƯỜI Á CHÂU:
�Riêng các Giáo Hội Á Châu đã có Thượng Hội Ðồng Giám Mục về Á Châu được tổ chức từ ngày 19.4 đến ngày 14.5.1998 với chủ đề: "Chúa Giê-su Ki-tô, Ðấng Cứu chuộc và sứ mạng yêu thương và phục vụ của Ngài tại Á Châu: Ðể họ được sống và sống dồi dào" ( Ga 10,10 ). Sau đó vào ngày 6.11.1999 tại New Delhi ( Ấn-độ ), Ðức Gio-an Phao-lô II đã công bố Tông Huấn Giáo Hội tại Châu Á ( Ecclesia in Asia ). Trong Thượng Hội Ðồng Giám Mục quan trọng này các Giám Mục tham dự đã bày tỏ nỗi nhức nhối riêng của mình và của các Ki-tô hữu Á Châu, nỗi nhức nhối đã được chính Ðức Thánh Cha nhắc lại trong Tông Huấn Giáo Hội tại Châu Á:
�"Theo ý kiến của các Nghị Phụ Thượng Hội Ðồng, những khó khăn còn tăng thêm vì Ðức Giê-su thường được cho là xa lạ với Châu Á. Thật là nghịch lý khi nhiều người Á châu có khuynh hướng nhìn Ðức Giê-su như là một người Tây Phương hơn là một người Á Châu dù Ngài đã sinh ra trên chính mảnh đất Á Châu" ( số 20 ).
4. LÀM THẾ NÀO ÐỂ ÐỒNG BÀO VIỆT NAM NHẬN BIẾT VÀ XƯNG TỤNG
CHÚA GIÊ-SU LÀ NGƯỜI "Á CHÂU" VÀ LÀ CỨU CHÚA ?
�4.1 Trước tiên phải làm sao để nỗi nhức nhối chung của người Ki-tô hữu Á Châu nói trên trở thành nỗi nhức nhối riêng của các Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ và Giáo Dân Việt Nam. Thật ra nếu suy nghĩ cho đến nơi đến chốn, chúng ta còn phải có một nỗi nhức nhối khác nữa: Là con cháu của 117 Vị Thánh Tử Ðạo và của hàng chục ngàn người Việt Nam đã chết vì Ðạo, chúng ta có trách nhiệm rất lớn trong việc bảo vệ và truyền bá Ðức Tin cho đồng bào Việt Nam. Có lẽ trong khoảng hơn 50 năm qua ( tính từ 1954 ) chúng ta đã kiên cường bảo vệ Ðức Tin chống lại các đợt bách hại từ bên ngoài. Ðó là một nét son của Giáo Hội Việt Nam, cách riêng của Giáo Hội Miền Bắc ( kể từ vĩ tuyến 17 trở ra ). Nhưng có lẽ chúng ta chưa chú tâm đủ đến việc truyền bá Ðức Tin cho các thế hệ kế tiếp và cho lương dân là đồng bào ruột thịt của chúng ta! Có thể trong những thập niên vừa qua, chúng ta bị giới hạn quá nhiều trong các sinh hoạt tôn giáo.
4.2 Theo tôi có lẽ Giáo Hội Việt Nam nên khơi lên một Phong Trào về Truyền Giáo sâu rộng trong các giáo xứ, giáo phận và trong các hội đoàn Công Giáo tiến hành cũng như trong các hiệp hội gia đình và các Dòng Tu. Chúng ta nên đầu tư tài chánh, khả năng, nhân sự... vào công cuộc cao cả và cực kỳ quan trọng này, ít là tương đương với việc chúng ta đầu tư vào việc xây cất Thánh Ðường, mở rộng cơ sở Dòng Tu. Tại sao chúng ta không bắt chước kinh nghiệm quý báu của Giáo Hội Hàn Quốc ?
Giáo Hội này có hai kinh nghiệm mà chúng ta nên học tập. Kinh nghiệm thứ nhất: Giáo Hội Hàn Quốc đã có một Chiến Lược Truyền Giáo tuyệt diệu như sau: mỗi người Công Giáo Hàn quốc, - bất kể nam nữ, già trẻ - phải tìm cách kết thân, kết nghĩa với một người không Công Giáo, coi người đó như anh chị em ruộc thịt của mình, thường xuyên lui tới trao đổi, chia sẻ và giúp đỡ khi có dịp ? Từ sự gần gũi và quan tâm vô vị lợi của nhiều người Công Giáo Hàn Quốc ấy, nhiều người không Công Giáo đã hiểu thế nào là người có Ðạo và nhiều người đã tìm hiểu và gia nhập Giáo Hội. Kinh nghiệm tuyệt vời thứ hai mà chúng ta nên suy nghĩ: Giáo Hội Hàn Quốc chính thức sai ( mandat ) một số giáo dân, trong đó có những cặp vợ chồng đi truyền giáo. Họ là những người tình nguyện nhưng được Giáo Hội đào tạo và nâng đỡ tinh thần, đôi khi cả vật chất nữa, để có thể sống tại môi trường mới và làm chứng cho Tin Mừng và xây dựng cộng đoàn Ðức Tin.
4.3 Muốn được như thế có lẽ không thể không nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc học hỏi và đào sâu Thánh Kinh, Giáo Lý, Công Ðồng. bằng các khóa đào tạo, các hội nghị, các buổi thuyết trình và thảo luận, các đợt tĩnh tâm, các chuyến đi truyền giáo. Cũng cần phải trang bị một số kỹ năng cần thiết cho giáo dân, để họ biết cách tiếp xúc với anh em chị ngoài Công Giáo, mà không mặc cảm và không gây tác động ngược.
Mới đây tôi có dịp tham dự một buổi sinh hoạt thuộc Khóa Huấn Luyện về Truyền Giáo của linh mục đặc trách Truyền Giáo của Giáo Phận Cần Thơ. Tham dự viên là khoảng 40 - 50 Giáo Dân nam nữ của một số Giáo Xứ thuộc thành phố Cần Thơ và vùng lân cận. Các học viên được học cả lý thuyết tức Giáo Lý, Thánh Kinh lẫn các Phương Pháp Thực Hành. Tôi cho rằng những Khóa Huấn Luyện như vậy rất hữu ích và cần thiết. Nhưng tại sao các Giáo Xứ, Giáo Phận khác, tại sao các Hội Ðoàn của chúng ta không mở các Khóa Huấn Luyện tương tự ? Tại chúng ta thiếu nhân sự, tài chánh hay tại chúng ta chưa yêu Chúa và đồng bào mình cho đủ mạnh ?
Ðối với tôi, cách mừng Lễ Hiển Linh một cách ý nghĩa nhất là tôi tìm đến và kết thân với một hai anh chị em ngoài Công Giáo sống bên cạnh nhà tôi hay trong cùng môi trường lao động nghề nghiệp với tôi.
Lạy Chúa Cha yêu thương, chúng con cảm tạ Cha về Mầu Nhiệm Hiển Linh mà Cha đã mặc khải trong Ðức Giê-su Ki-tô, Con Cha, Chúa chúng con
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa đã tỏ mình ra cho ba nhà chiêm tinh Phương Ðông, vì Chúa đến trần gian này là để gặp gỡ và cứu độ hết mọi người và đem mọi người vào trong mái ấm của nhà Cha. Xin Chúa thứ tha cho chúng con vì bấy lâu nay chúng con không quan tâm đến việc làm cho những người xung quanh chúng con gặp gỡ và nhận biết Chúa. Từ này xin Chúa hãy dùng chúng con như những dấu chỉ và công cụ của Chúa để làm cho anh chị em lương dân gặp gỡ và nhận biết Chúa.
Lạy Chúa Thánh Thần, ba nhà chiêm tinh Phương Ðông đã lên đường tìm kiếm Chúa Giê-su mới sinh ra, nhờ có ánh sao soi đường dẫn lối. Xin Chúa soi sáng và hướng dẫn các tâm hồn thành tâm thiện chí để họ gặp được Chúa Giê-su Cứu Ðộ và nhìn nhận, tùng phục và yêu mến Ngài !
Gs. Giê-rô-ni-mô NGUYỄN VĂN NỘI