Dan Lee
12-30-2008, 10:39 PM
Chúa Nhật Chúa Hiển Linh
Ðọc Tin Mừng Mt 2,1-12
Khi Ðức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê, thời vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Ðông đến Giêrusalem, và hỏi: "Ðức Vua dân Dothái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Ðông, nên chúng tôi đến bái lạy Người." Nghe tin ấy, vua Hêrôđê bối rối, và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế, các kinh sư trong dân lại, và hỏi cho biết Ðấng Kitô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời: "Tại Bêlem, miền Giuđê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời".
Bấy giờ vua Hêrôđê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bêlem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người." Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Ðông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình bái lạy Người, rồi mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.
Gợi ý để sống và chia sẻ Tin Mừng
Dân ngoại nghênh đón, dân riêng khước từ
Ðức Giêsu là người lịch sử. Tin Mừng Matthêu ở hai chương đầu, cho thấy một loạt những địa danh: Bêlem nơi Ðức Giêsu sinh ra; Ai Cập nơi Người lánh nạn; Rama nơi các hài nhi bị giết oan khi Người bị truy lùng như kẻ đe doạ chiếm ngai vàng; Nadarét nơi được chọn để Người sống ẩn dật ba mươi năm.
Nhưng Ðức Giêsu còn là người của lịch sử dân tộc Do Thái, dân riêng của Thiên Chúa. Có một điệp khúc cứ trở đi trở lại nơi hai chương đầu của Tin Mừng Mátthêu là: "Tất cả các việc này xảy ra để thực hiện đúng như Chúa đã phán qua lời ngôn sứ xưa" (1,22; 2,5.15.17.23).
Chính Ðức Giêsu là con người chiếu sáng cho cả quá khứ và đem lại ý nghĩa cho cả giòng lịch sử dân Chúa. Chính Người sẽ căn cứ vào lịch sử quá khứ dân tộc mình để từng bước nhận ra được ý nghĩa của sứ mạng của mình và cách thức hoàn thành sứ mạng ấy.
Tin Mừng Mátthêu ở chương 2, sau khi xác định Bêlem là nơi Người cất tiếng chào đời thời vua Hêrôđê trị vì (năm 37-4 trước Công Nguyên), kể lại biến cố các đạo sĩ từ phương Ðông tới bái lạy Hài Nhi Giêsu. Ðó là những nhà chiêm tinh có thể đã đọc được dấu lạ do thấy ánh sáng của hành tinh sao mộc và sao thổ lồng vào nhau. Hay một cách đơn giản lời loan báo về ngôi sao phát xuất từ nhà Giacóp (Ds 24,17) đã được ứng nghiệm với biến cố sinh ra của Ðức Giêsu là vị cứu tinh.
Nhưng điều được nhấn mạnh trong bài Tin Mừng hôm nay là dân ngoại mà các đạo sĩ là người đại diện, đến bái lạy Hài Nhi Giêsu (cc.2,8.11), còn ngược lại, các lãnh tụ đạo đời tại thành thánh Giêrusalem, không hề nhúc nhích. Riêng vua Hêrôđê có nói đến việc vua đến bái lạy Hài Nhi mới sinh nhưng chỉ để mưu sát Hài Nhi (c.16).
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy phần nào niềm vui lớn lao của Giáo Hội sơ khai khi thấy dân ngoại sẵn sàng đón nhận Tin Mừng trong khi rất tiếc người Do Thái là dân riêng của Chúa lại tỏ ra cứng tin. Thực ra ngay ở chương thứ hai này Mátthêu đã chuẩn bị cho màn Ðức Giêsu được nhìn nhận là vua người Do Thái (Mt 27,11.29.37) cũng như chuẩn bị cho cuộc phái các môn đệ rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, tức là các dân ngoại (Mt 8,11-12; 28,18-20).
Nay Kitô hữu được mời nghênh đón Chúa cách mới mẻ
Bài Tin Mừng hôm nay nói tới biến cố con người đi tìm Thiên Chúa. Nhưng Tông thư "Tiến Ðến Thiên Niên Kỷ Thứ Ba" nhắc nhở chúng ta rằng: "Trong mầu nhiệm nhập thể không phải chỉ là chuyện con người đi tìm Thiên Chúa, mà là Thiên Chúa đích thân đến nói cho con người biết về mình và chỉ cho con người thấy đường để họ có thể đến với Thiên Chúa" (TNK 6a; xem 19,24d). Giáo Hội chính là thân thể nhiệm mầu nối dài của Ðấng Thiên Chúa nhập thể đó. Do đó mà tài liệu Hướng Dẫn Năm Toàn Xá 2000 nói đến việc khởi động một sức mạnh loan Tin Mừng và truyền giáo mới mẻ (trang 34). Cái mới mẻ nói đây bao gồm hai thái độ là tất cả chúng ta cần được loan báo Tin Mừng ngay trong cộng đoàn mình, để đến lượt chúng ta có thể loan báo Tin Mừng cho mọi người và thế là không ai không được nghe Tin Mừng cứu độ, tức biến cố Ðức Giêsu Kitô.
Tài liệu nói trên đề nghị cách cụ thể:
+ Cần nhấn mạnh kinh nghiệm đức tin là một sự ngạc nhiên thích thú trước ơn hiệp thông Chúa ban xuống cho ta do tình yêu và do ý muốn cứu độ của Người.
+ Cộng đoàn cũng như mỗi cá nhân đã được chịu phép rửa, phải nỗ lực tìm ra những phương cách và những hình thức cụ thể cho việc loan Tin Mừng cách mới mẻ, để có thể giải thích tại sao chúng ta tin và chúng ta trông cậy cho tất cả những ai, tuy đã được chịu phép rửa, nhưng không còn tiếp xúc với Ðức Kitô và Giáo Hội nữa� Cần phải có việc làm chứng đồng bộ và có ý nghĩa, về đức tin trong các lãnh vực của cuộc sống: gia đình, giáo dục, quan hệ xã hội, nghề nghiệp dấn thân về mặt xã hội, chính trị và văn hoá.
+ Cần phải có những sáng kiến mới về việc động viên truyền giáo, công tác truyền giáo và giáo dục chuyên môn cho việc truyền giáo, đào tạo tinh thần liên đới và cởi mở đại đồng (xem trang 35).
Một giáo dân giúp người Do Thái tìm kiếm Chúa
Tháng sáu 1996, trong ba ngày 25-27, một cuộc họp rất đáng ghi nhớ được tổ chức tại cơ sở Công Giáo ở Roma. Ðó là cuộc họp các đại diện của 1600 người Do Thái là thành viên và thiện cảm viên của một phong trào hiệp nhất thế giới mà ai cũng biết nòng cốt là người Công giáo. Số tham dự viên là 35 người, trong đó có ba ráp-bi Do thái giáo. Họ đến từ nước Ít-ra-en, Achentina, Braxin và một số nước Âu Châu.
Ðề tài cơ bản của cuộc họp là: lòng mến Chúa và yêu người trong linh đạo Do thái giáo và linh đạo Phong trào Tổ Ấm Focolare. Người ta lấy làm lạ về sự đồng quan điểm giữa linh đạo của phong trào này khi so sánh với quan điểm truyền thống nhất như được ráp-bi David Rosen từ Giêrusalem trình bày về giới răn yêu thương.
Tiếp theo là đời sống chứng tá của một số dự viên nam nữ, cho thấy lý tưởng hợp nhất bằng tình thương giữa con người với nhau, đã mang lại tương quan đáng kể như thế nào ngay trong bối cảnh gia đình và cộng đoàn của những người cùng một tôn giáo với nhau.
Ðỉnh cao của cuộc họp là ngày chót với lời cam kết yêu thương và tha thứ giữa nhau, diễn ra trong cảnh cảm động rướm lệ. Lời cam kết này đã được một dự viên đề nghị và đã được mọi dự viên và các thành viên Focolare khác có mặt hưởng ứng. Thế là tất cả những người có mặt đều tự nguyện tham gia thể hiện cử chỉ hoà giải giữa Do thái và Kitô hữu, cũng như giữa các dự viên Do thái với nhau thuộc nhiều truyền thống khác nhau.
Người ta đặc biệt chú ý đến sứ điệp mà các dự viên cuộc họp gửi tới người phụ trách Phong trào Tổ Aám là chị giáo dân Lưu Bích (Chiara Lubich) hiện ở Balan không về dự được. Sứ điệp nói: "Chị Ciara mến yêu, chị thực là ngôn sứ của hoà bình. Chúng tôi đã tới cuộc họp như những người xa lạ đối với nhau, nhưng tình yêu mà chị đã gieo vào lòng chúng tôi quả thật đã làm cho một thân cây khổng lồ (Phong trào Focolare) mang lại những trái sẽ nuôi dưỡng nhiều người (�). Thiên Chúa thực đã hành động trong quyền năng của Ngài." (Nouvelle Cité, Montréal, Nov - Dec 1996, trg 6).
Tình liên đới và cởi mở hướng tới một thế giới đại đồng đúng là cái mới mẻ mà người Kitô cần phát huy hướng tới năm Toàn Xá 2000, để kỷ niệm hai ngàn năm Con Thiên Chúa làm người. Mục đích Người đến là để trở nên người anh em với mọi người không trừ một ai, để mọi người đều thấy Thiên Chúa yêu thương loài người tới mức nào. Tại Bêlem các đạo sĩ đại diện muôn dân trên thế giới, đã đến bái lạy Người. Vua Hêrôđê đã tìm cách mưu sát Người chỉ vì lầm tưởng rằng Người đến để chiếm ngai vàng mình đang ngồi. Các thượng tế và các kinh sư tuy không nhúc nhích tìm kiếm Vua mới sinh ra để bái lạy, nhưng họ đã xác định chính xác nơi Ðức Giêsu sinh ra là Bêlem (Mt 2,5). Biết đạo chưa đủ, người tin Chúa còn phải đưa cái biết đó vào thực hành. Ðiều cơ bản nhất trong đạo cần được thể hiện là giới răn yêu thương. Giới răn ấy mà đưa ra thực hành thì không riêng người Do Thái nhưng mọi người sẽ hiểu và dễ chấp nhận đạo Chúa dậy.
Một số câu hỏi gợi ý
1. Bạn tâm đắc gì về các đề nghị hướng tới Năm Toàn Xá 2000: nhấn mạnh kinh nghiệm đức tin là một sự ngạc nhiên thích thú trước ơn thông hiệp Chúa ban? Tìm ra những phương cách loan Tin Mừng cách mới mẻ? Cần phải có việc làm chứng đồng bộ và có ý nghĩa về đức tin trong các lãnh vực của cuộc sống, như gia đình, giáo dục, nghề nghiệp, v.v�? Ðào tạo tinh thần liên đới cởi mở đại đồng?
2. Bạn nghĩ gì về cuộc họp ba ngày của đại biểu của 1600 người Do Thái là thành viên và thiện cảm viên của Phong Trào Tổ Aám là phong trào giáo dân Công giáo?
3. Bạn nghĩ gì về lời Ðức Gioan Phaolô II nói "Trong mầu nhiệm nhập thể không phải chỉ là chuyện con người đi tìm Thiên Chúa, nhưng chính Thiên Chúa đích thân đến nói cho con người biết về mình và chỉ cho con người thấy đường để họ có thể đến với Thiên Chúa?"
Linh Mục Augustine, SJ
Ðọc Tin Mừng Mt 2,1-12
Khi Ðức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê, thời vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Ðông đến Giêrusalem, và hỏi: "Ðức Vua dân Dothái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Ðông, nên chúng tôi đến bái lạy Người." Nghe tin ấy, vua Hêrôđê bối rối, và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế, các kinh sư trong dân lại, và hỏi cho biết Ðấng Kitô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời: "Tại Bêlem, miền Giuđê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời".
Bấy giờ vua Hêrôđê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bêlem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người." Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Ðông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình bái lạy Người, rồi mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.
Gợi ý để sống và chia sẻ Tin Mừng
Dân ngoại nghênh đón, dân riêng khước từ
Ðức Giêsu là người lịch sử. Tin Mừng Matthêu ở hai chương đầu, cho thấy một loạt những địa danh: Bêlem nơi Ðức Giêsu sinh ra; Ai Cập nơi Người lánh nạn; Rama nơi các hài nhi bị giết oan khi Người bị truy lùng như kẻ đe doạ chiếm ngai vàng; Nadarét nơi được chọn để Người sống ẩn dật ba mươi năm.
Nhưng Ðức Giêsu còn là người của lịch sử dân tộc Do Thái, dân riêng của Thiên Chúa. Có một điệp khúc cứ trở đi trở lại nơi hai chương đầu của Tin Mừng Mátthêu là: "Tất cả các việc này xảy ra để thực hiện đúng như Chúa đã phán qua lời ngôn sứ xưa" (1,22; 2,5.15.17.23).
Chính Ðức Giêsu là con người chiếu sáng cho cả quá khứ và đem lại ý nghĩa cho cả giòng lịch sử dân Chúa. Chính Người sẽ căn cứ vào lịch sử quá khứ dân tộc mình để từng bước nhận ra được ý nghĩa của sứ mạng của mình và cách thức hoàn thành sứ mạng ấy.
Tin Mừng Mátthêu ở chương 2, sau khi xác định Bêlem là nơi Người cất tiếng chào đời thời vua Hêrôđê trị vì (năm 37-4 trước Công Nguyên), kể lại biến cố các đạo sĩ từ phương Ðông tới bái lạy Hài Nhi Giêsu. Ðó là những nhà chiêm tinh có thể đã đọc được dấu lạ do thấy ánh sáng của hành tinh sao mộc và sao thổ lồng vào nhau. Hay một cách đơn giản lời loan báo về ngôi sao phát xuất từ nhà Giacóp (Ds 24,17) đã được ứng nghiệm với biến cố sinh ra của Ðức Giêsu là vị cứu tinh.
Nhưng điều được nhấn mạnh trong bài Tin Mừng hôm nay là dân ngoại mà các đạo sĩ là người đại diện, đến bái lạy Hài Nhi Giêsu (cc.2,8.11), còn ngược lại, các lãnh tụ đạo đời tại thành thánh Giêrusalem, không hề nhúc nhích. Riêng vua Hêrôđê có nói đến việc vua đến bái lạy Hài Nhi mới sinh nhưng chỉ để mưu sát Hài Nhi (c.16).
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy phần nào niềm vui lớn lao của Giáo Hội sơ khai khi thấy dân ngoại sẵn sàng đón nhận Tin Mừng trong khi rất tiếc người Do Thái là dân riêng của Chúa lại tỏ ra cứng tin. Thực ra ngay ở chương thứ hai này Mátthêu đã chuẩn bị cho màn Ðức Giêsu được nhìn nhận là vua người Do Thái (Mt 27,11.29.37) cũng như chuẩn bị cho cuộc phái các môn đệ rao giảng Tin Mừng cho muôn dân, tức là các dân ngoại (Mt 8,11-12; 28,18-20).
Nay Kitô hữu được mời nghênh đón Chúa cách mới mẻ
Bài Tin Mừng hôm nay nói tới biến cố con người đi tìm Thiên Chúa. Nhưng Tông thư "Tiến Ðến Thiên Niên Kỷ Thứ Ba" nhắc nhở chúng ta rằng: "Trong mầu nhiệm nhập thể không phải chỉ là chuyện con người đi tìm Thiên Chúa, mà là Thiên Chúa đích thân đến nói cho con người biết về mình và chỉ cho con người thấy đường để họ có thể đến với Thiên Chúa" (TNK 6a; xem 19,24d). Giáo Hội chính là thân thể nhiệm mầu nối dài của Ðấng Thiên Chúa nhập thể đó. Do đó mà tài liệu Hướng Dẫn Năm Toàn Xá 2000 nói đến việc khởi động một sức mạnh loan Tin Mừng và truyền giáo mới mẻ (trang 34). Cái mới mẻ nói đây bao gồm hai thái độ là tất cả chúng ta cần được loan báo Tin Mừng ngay trong cộng đoàn mình, để đến lượt chúng ta có thể loan báo Tin Mừng cho mọi người và thế là không ai không được nghe Tin Mừng cứu độ, tức biến cố Ðức Giêsu Kitô.
Tài liệu nói trên đề nghị cách cụ thể:
+ Cần nhấn mạnh kinh nghiệm đức tin là một sự ngạc nhiên thích thú trước ơn hiệp thông Chúa ban xuống cho ta do tình yêu và do ý muốn cứu độ của Người.
+ Cộng đoàn cũng như mỗi cá nhân đã được chịu phép rửa, phải nỗ lực tìm ra những phương cách và những hình thức cụ thể cho việc loan Tin Mừng cách mới mẻ, để có thể giải thích tại sao chúng ta tin và chúng ta trông cậy cho tất cả những ai, tuy đã được chịu phép rửa, nhưng không còn tiếp xúc với Ðức Kitô và Giáo Hội nữa� Cần phải có việc làm chứng đồng bộ và có ý nghĩa, về đức tin trong các lãnh vực của cuộc sống: gia đình, giáo dục, quan hệ xã hội, nghề nghiệp dấn thân về mặt xã hội, chính trị và văn hoá.
+ Cần phải có những sáng kiến mới về việc động viên truyền giáo, công tác truyền giáo và giáo dục chuyên môn cho việc truyền giáo, đào tạo tinh thần liên đới và cởi mở đại đồng (xem trang 35).
Một giáo dân giúp người Do Thái tìm kiếm Chúa
Tháng sáu 1996, trong ba ngày 25-27, một cuộc họp rất đáng ghi nhớ được tổ chức tại cơ sở Công Giáo ở Roma. Ðó là cuộc họp các đại diện của 1600 người Do Thái là thành viên và thiện cảm viên của một phong trào hiệp nhất thế giới mà ai cũng biết nòng cốt là người Công giáo. Số tham dự viên là 35 người, trong đó có ba ráp-bi Do thái giáo. Họ đến từ nước Ít-ra-en, Achentina, Braxin và một số nước Âu Châu.
Ðề tài cơ bản của cuộc họp là: lòng mến Chúa và yêu người trong linh đạo Do thái giáo và linh đạo Phong trào Tổ Ấm Focolare. Người ta lấy làm lạ về sự đồng quan điểm giữa linh đạo của phong trào này khi so sánh với quan điểm truyền thống nhất như được ráp-bi David Rosen từ Giêrusalem trình bày về giới răn yêu thương.
Tiếp theo là đời sống chứng tá của một số dự viên nam nữ, cho thấy lý tưởng hợp nhất bằng tình thương giữa con người với nhau, đã mang lại tương quan đáng kể như thế nào ngay trong bối cảnh gia đình và cộng đoàn của những người cùng một tôn giáo với nhau.
Ðỉnh cao của cuộc họp là ngày chót với lời cam kết yêu thương và tha thứ giữa nhau, diễn ra trong cảnh cảm động rướm lệ. Lời cam kết này đã được một dự viên đề nghị và đã được mọi dự viên và các thành viên Focolare khác có mặt hưởng ứng. Thế là tất cả những người có mặt đều tự nguyện tham gia thể hiện cử chỉ hoà giải giữa Do thái và Kitô hữu, cũng như giữa các dự viên Do thái với nhau thuộc nhiều truyền thống khác nhau.
Người ta đặc biệt chú ý đến sứ điệp mà các dự viên cuộc họp gửi tới người phụ trách Phong trào Tổ Aám là chị giáo dân Lưu Bích (Chiara Lubich) hiện ở Balan không về dự được. Sứ điệp nói: "Chị Ciara mến yêu, chị thực là ngôn sứ của hoà bình. Chúng tôi đã tới cuộc họp như những người xa lạ đối với nhau, nhưng tình yêu mà chị đã gieo vào lòng chúng tôi quả thật đã làm cho một thân cây khổng lồ (Phong trào Focolare) mang lại những trái sẽ nuôi dưỡng nhiều người (�). Thiên Chúa thực đã hành động trong quyền năng của Ngài." (Nouvelle Cité, Montréal, Nov - Dec 1996, trg 6).
Tình liên đới và cởi mở hướng tới một thế giới đại đồng đúng là cái mới mẻ mà người Kitô cần phát huy hướng tới năm Toàn Xá 2000, để kỷ niệm hai ngàn năm Con Thiên Chúa làm người. Mục đích Người đến là để trở nên người anh em với mọi người không trừ một ai, để mọi người đều thấy Thiên Chúa yêu thương loài người tới mức nào. Tại Bêlem các đạo sĩ đại diện muôn dân trên thế giới, đã đến bái lạy Người. Vua Hêrôđê đã tìm cách mưu sát Người chỉ vì lầm tưởng rằng Người đến để chiếm ngai vàng mình đang ngồi. Các thượng tế và các kinh sư tuy không nhúc nhích tìm kiếm Vua mới sinh ra để bái lạy, nhưng họ đã xác định chính xác nơi Ðức Giêsu sinh ra là Bêlem (Mt 2,5). Biết đạo chưa đủ, người tin Chúa còn phải đưa cái biết đó vào thực hành. Ðiều cơ bản nhất trong đạo cần được thể hiện là giới răn yêu thương. Giới răn ấy mà đưa ra thực hành thì không riêng người Do Thái nhưng mọi người sẽ hiểu và dễ chấp nhận đạo Chúa dậy.
Một số câu hỏi gợi ý
1. Bạn tâm đắc gì về các đề nghị hướng tới Năm Toàn Xá 2000: nhấn mạnh kinh nghiệm đức tin là một sự ngạc nhiên thích thú trước ơn thông hiệp Chúa ban? Tìm ra những phương cách loan Tin Mừng cách mới mẻ? Cần phải có việc làm chứng đồng bộ và có ý nghĩa về đức tin trong các lãnh vực của cuộc sống, như gia đình, giáo dục, nghề nghiệp, v.v�? Ðào tạo tinh thần liên đới cởi mở đại đồng?
2. Bạn nghĩ gì về cuộc họp ba ngày của đại biểu của 1600 người Do Thái là thành viên và thiện cảm viên của Phong Trào Tổ Aám là phong trào giáo dân Công giáo?
3. Bạn nghĩ gì về lời Ðức Gioan Phaolô II nói "Trong mầu nhiệm nhập thể không phải chỉ là chuyện con người đi tìm Thiên Chúa, nhưng chính Thiên Chúa đích thân đến nói cho con người biết về mình và chỉ cho con người thấy đường để họ có thể đến với Thiên Chúa?"
Linh Mục Augustine, SJ