PDA

View Full Version : N - Noel trên cao nguyên Mộc châu - chính quyền đã có thiện chí?



Dan Lee
12-31-2008, 01:09 PM
Noel trên cao nguyên Mộc châu - chính quyền đã có thiện chí?


Mộc Châu là một cao nguyên cao 1050m, nằm cách Hà Nội 200km về phía Tây Bắc. Cộng đoàn Công Giáo Mộc Châu bao gồm giáo dân Kinh, Mông, Thái thuộc huyện Mộc Châu và các xã phía nam huyện Yên Châu. Đã hơn mười năm Cộng đoàn tổ chức Giáng Sinh tại đây, mãi đến năm 2007 thì mới có Thánh Lễ Giáng Sinh công khai.

Hằng năm, cứ đến mùa Đợi (mùa Vọng) thì chính quyền lại bước vào mùa “rình”, bà con giáo dân lại đến mùa tập văn nghệ. Năm nay trong suốt mùa Đợi không thấy những gương mặt quen thuộc lấp ló tại các địa điểm gần các khu vực có đông người Công giáo. Mặc dù một số trường cấp II vẫn bắt học sinh ký cam kết không tham gia, xem văn nghệ đêm Noel. Một số trường cấp II, cấp III có mấy vị ban giám hiệu thì còn đứng trước cờ tuyên bố “em nào tham gia văn nghệ Noel, nếu bị phát hiện sẽ bị kỷ luật, có thể bị đuổi học”. Ấy thế mà cũng chẳng có em học sinh Công giáo nào bỏ một buổi tập văn nghệ, một tiêt mục văn nghệ nào, mặc dù Chúa Nhật các em phải học tập tư tưởng HCM, và Noel cũng trùng với kỳ thi học kỳ.

Cũng nên thông cảm với các vị đó, vì các thầy nói theo lệnh trên. Trước lễ Giáng sinh, tất cả các thầy cô giáo phải nghe tập huấn về “chống tổ chức Noel”, nhiều thầy cô phản đối “họ chỉ có hát Thánh Ca chứ có làm gì đâu mà cấm”, liền bị vị tuyên huấn cho một bài về bài học cảnh giác trước âm mưu diễn biến hoà bình “cô không biết đấy thôi, bây giờ họ chỉ tổ chức hát thánh ca bình thường thế thôi, sau này mạnh lên họ mới bạo loạn lật đổ chính quyền”. Có thầy giáo chép miệng “Ôi dào, việc kiếm cơm của họ mà, không có 'diễn biến hoà bình' thì lấy việc gì cho các ông ấy làm”. Các thầy, cô giáo, cán bộ và rất đông bà con lương dân trước đây cũng bị những vòng dây trói trong cái hang não trạng có tên là “địch lợi dụng tôn giáo”.

Do sự cố gắng đối thoại của giáo hội và giáo dân trong mọi cơ hội có thể, nên chẳng mấy ai còn tin vào luận điệu đó nữa. Điều đặc biệt cho năm nay nữa là Phó trưởng công an huyện dẫn đầu đoàn thay mặt chính quyền và tổ an ninh đến tặng quà Giáng Sinh cho cộng đoàn, thế là ông già Noel lại có thêm kẹo để phát cho đồng bào dự văn nghệ.

Theo lời dạy của cha xứ Giuse Nguyễn Trung Thoại “Bằng nhiều cách khác nhau, Chúa đã đưa anh chị em lên xứ này để đem Tin Mừng đến cho đất Mộc Châu”. Cộng đoàn Mộc châu luôn coi truyền giáo là sức sống của mình. Thế hệ các ông, các bà, truyền giáo là đi tìm người có Đạo, rủ đến nhà đọc kinh tối, đến với nhau khi vui, khi buồn. Thời đó không có xe, có khi đi bộ cả giờ đồng hồ để đọc kinh chung.

Có lẽ hỏi bất cứ người giáo dân nào từ nhỏ đến lớn ở Mộc châu, mọi người đều có thể kể về ông Giuse Đăng, một người lái xe ôm. Gặp ai ông cũng hỏi, hễ thấy ai biêt có người Công giáo nào thì dù xa mấy ông cũng tìm đến. Ai có việc gì lớn cũng có mặt ông. Ông cũng dành thời giờ và vốn giáo lý ít ỏi của mình để dạy giáo lý cho các cháu. Khi có cha nào đến thì ông đến từng nhà báo người ta đi lễ. Ông cũng lặn lội đêm hôm đi xuyên rừng, vượt núi, để đến với người Mông, nhưng tình hình khó khăn quá ông đành bỏ dở. Ông đã ra đi về nhà Chúa cách đây 4 năm, tuy không được có một Thánh lễ an táng, nhưng ông đã tìm cho cộng đoàn một danh sách dài các giáo dân ở mọi vùng của Mộc Châu.

Thế hệ các chú, các cô của cộng đoàn là những người đã xây dựng được nếp sống cộng đoàn cơ bản như ngày nay. Các chú cô đã thành lập được các tổ có các sinh hoạt chung hàng tuần, đã tổ chức được buổi đọc kinh chung của cả cộng đoàn sáng Chúa Nhật, tăng cường đoàn kết và đấu tranh để có được Thánh Lễ. Các chú, các cô thực sự là những người đầu sóng, ngọn gió, không chỉ lo cho cộng đoàn mà còn hỗ trợ các cộng đoàn khác của Sơn La trong tình liên đới anh em.

Với giới trẻ, hè năm 2005, cha xứ cho thành lập nhóm “những người trẻ sống Tin Mừng”, ý thức được sứ mệnh của nhóm là truyền giáo và thánh hoá, thánh hoá để truyền giáo, và truyền giáo để thánh hoá, các bạn đã đưa rất nhiều các bạn trẻ, người thân trong gia đình, họ tộc đến sinh hoạt với cộng đoàn, và bước đầu đã tiến hành truyền giáo cho người lương dân và dân tộc thiểu số. Các sinh hoạt đều đặn của các bạn tạo nên một đặc điểm rất riêng cho giới trẻ công giáo Mộc châu.

Ý thức rằng Giáng Sinh là dịp duy nhất có thể đưa Đạo ra công chúng, là dịp duy nhất đưa sinh hoạt của cộng đoàn từ “tầng hầm” lên đường quốc lộ, nên hết thảy mọi người đều cố gắng hết sức để xây dựng buổi văn nghệ Noel trong khả năng của mình, các giới đều cố gắng đóng góp phần mình.

Các bạn trẻ đem lại sự vui nhộn và gây ấn tượng về giới trẻ Công giáo với vở kịch Diễn nguyện Giáng sinh, nối sự kiện nguyên tổ phạm tội đến biến cố Giáng Sinh, các tiết mục múa Xoè hoa- dân tộc Thái, múa Noel về, Nổi lửa lên, Hân hoan chào mừng Noel, Tuổi thanh xuân, đơn ca Thu Huệ với bài Mùa đông năm ấy, Dũng – Xuân song ca bài Lời Thiêng.

Các em thiếu nhi vừa đóng kịch, vừa múa các bài Cánh Thiệp Noel, Xin Vâng, đơn ca Minh Út với bài Lễ hiển linh, song ca Quỳnh- Lệ hát bài Jinge bell. Gây bất ngờ nhất có lẽ là tiếng mục múa nón Lời thì thầm dâng Chúa, múa phụ hoạ bài Lòng mẹ cho cô Thu Mơ của ca đoàn hiền mẫu.

Giới gia trưởng phải lo rất nhiều công việc tổ chức nên chỉ có sự đóng góp của chú Vũ Trang với bài Cao cung lên. Đặc biệt có sự tham gia của hai bạn trẻ từ vùng biên giới xa xôi với hai tiết mục Yên Châu quê em và Hai mùa Noel. Buổi văn nghệ diễn ra với sự bảo vệ của rất nhiều công an mặc thường phục, rất đông bà con lương giáo. Cuối buổi có một đoàn thay mặt chính quyền đến chúc mừng sự thành công của buổi diễn.

Có một điều rất lạ là năm nay bất cứ người Kinh nào nói đi xem Noel thì công an đều không kiểm tra giấy tờ và cho đi ngay. Còn người Mông thì dù rất nhiều người biết nhưng không thấy ai có mặt, hỏi ra mới biết có mấy anh đi bộ 50km ra lễ nhưng dù đã nguỵ trang “rất Kinh” rồi cũng không dám ở lại vì các anh sợ cán bộ biết mình theo Đạo sẽ phạt. Có anh đã bị phạt 1.7 triệu đồng vì ba lần nghỉ không đi làm ngày Chúa Nhật trong khi không có cơm phải ăn mèn mén (cháo ngô), thế là các anh đành lên nương để làm “cầu nguyện”.

Có một số anh ở gần hơn thì kể “Hôm qua mình lần đầu tiên được công an xã tha phạt giao thông, chúng mình đi xem Noel, công an chặn đường nói nếu về thì cho về, còn nếu đi tiếp thì phạt 350 ngàn mỗi người và giữ xe vài ngày, mình thấy tết rồi cần xe lắm nên không dám đi nữa”. Các anh kể “mình đã mặc quần áo Kinh rồi, giao thông không nhận ra đâu, nhưng công an xã biết chúng mình hết mà”.

Có người thì phải tới ngày 26, đúng vào 30 tết của người Mông mới ra, họ nói đi lúc này người ta nghĩ mình đi ăn tết, chị nói “năm nay bản tao lợn, gà bị dịch chết hết, cá thì lụt trôi hết, chỉ có bánh dày và nếp nương mang ra cho chúng mày ăn lễ, nhưng mà đường xa quá, sức yếu không mang được nhiều, tao mang ra ít tiền đóng góp lễ”. Họ ở lại vài ngày để xem hang đá rồi về ăn tết muộn.

Có nhiều người đặt vấn đề về việc các cha toà giám mục Hưng Hoá chỉ mới tới được 3 cộng đoàn lớn là Mộc châu, Mai Sơn và Tp Sơn La. Thánh lễ Giáng sinh chỉ mới có ở Mộc châu năm 2007 và năm nay thêm Mai Sơn. Ngoài lý do nhân sự, phải chăng các ngài quá lo lắng cho các cộng đoàn đang hoạt động tạm thời ổn định mà tạm gác các cộng đoàn kia lại. Có lẽ trước đây không có gì để mất thì không sợ, còn bây giờ họ lờ đi và cho lễ ở Mai sơn và Mộc châu để có cái mà sợ mất.

Có người đặt vấn đề thế thì các ngài nghĩ gì về bài dụ ngôn “Con chiên bị lạc”, Chúa không bỏ cả 99 con để tìm một con sao. Với Cha Giuse Thoại, cha nói rằng:

- “Tôi mong muốn đến tất cả mọi ngõ ngách của Sơn La, dù ở đó chỉ có 1 giáo dân, không kể Kinh, Thái, Mường hay Mông…“

Noel năm nay ngài rất muốn lên Tp Sơn La, dù chỉ là được nhìn thấy gương mặt đàn chiên của mình, thậm chí kể cả khi người ta nói sẽ bắt cha ra phường, ngài nói dù có phải ngủ ở phường cũng là để cho các con mình biết mình không bỏ chúng. Tuy nhiên giáo dân lại cứ lo quá cho cha, họ muốn cha quay về, còn cha cũng không muốn chất thêm các gánh nặng chồng lên vai họ, vì họ đang gánh quá nặng rồi.

Cha cũng nói rằng quan điểm của các vị lãnh đạo giáo hội là “yếu, đừng ra gió”, sợ rằng nếu mình vội vàng sẽ làm cho chính quyền dồn sức vào tấn công thì khi cộng đoàn mới xây dựng có thể sẽ bị tan tác. Kinh nghiệm cho thấy có nhiều giáo dân lúc đầu rất hăng say, nhưng khi bị chính quyền bao vây mọi mặt thì lại chùn bước, trong đó có cả người của ban đại diện cộng đoàn. Đêm ngày 25, công an Hoà bình gọi điện cho ngài hỏi

- “Ông đang ở đâu“

Ngài nói

- “Tôi đang ở thành phố Sơn La- công an vây kín các nhà giáo dân nên tôi không thể vào nổi nhà ai được, tôi đang cho xe chạy trên đường”

Thế là vị công an nói:

- “Họ không để cha vào đâu, thôi cha về nghỉ đi”.

Nhưng để có một cộng đoàn vững mạnh cũng rất cần sự nâng đỡ của giáo hội. Ở Mộc Châu khi chưa có cha Thoại lên thì có rất nhiều cha cả trong Nam, ngoài bắc có con chiên sống ở đây nên các ngài đã lên để thăm và làm mục vụ cho cộng đoàn. Phải kể đến các cha DCCT, khi các ngài còn là thầy, đến khi đã thụ phong linh mục các ngài luôn đồng hành trong mọi bước tiến của các cộng đoàn ở Sơn La, chỉ nghe láng máng ở đâu có người công giáo, dù khó khăn thế nào cũng có mặt các cha, các ngài kín đáo, thầm lặng và luôn bị săn đuổi.

Noel năm nay có rất nhiều cha ở miền Bắc, đã bỏ lại đàn chiên hàng ngàn người để lên Sơn La rình một cơ hội dâng lễ. Khổ nỗi chính quyền họ cũng theo dõi liên tỉnh nên dù còn một cha nào đi vắng chưa về thì họ cũng chưa buông tha bao vây nhà giáo dân. Có cha phải nhờ người trong gia đình “đóng thế” để ở lại dâng lễ vội vàng cho chỉ một gia đình. Các cha đều phải ăn ngủ giữa đường. Có cha về Mộc Châu nói

- “Mình bị săn suốt ngày đêm, không có chỗ dâng lễ, về đây cử hành thánh lễ đã rồi tính sau”.

Có anh bảo

- “Cha ơi ở đây ngủ đã, hôm nay chính quyền không để ý đâu”

Vừa nói xong bước lên trên đã thấy “mấy chú” lấp ló trên đường. Thế là ngài lại phải lên đường trong sương mù mịt và lạnh cóng.

Giuse Lương Văn Tuấn