Dan Lee
01-07-2009, 11:31 PM
Lễ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
LỄ TẤN PHONG
Bài Tin Mừng hôm nay trình bày việc Đức Giêsu chịu phép rửa như một nghi lễ tấn phong: đang khi Thánh Gioan tẩy giả dìm Đức Giêsu trong dòng nước sông Giođan thì ở phía trên trời mở ra, có Chúa Thánh Thần lấy hình chim câu đáp xuống, và có tiếng Chúa Cha từ trời long trọng công bố "Con là con yêu dấu của Cha. Con đẹp lòng Cha". Theo tin tưởng của người do thái, ngày một ông vua được tấn phong cũng là ngày ông được làm Con của Thiên Chúa (thiên tử). Hôm nay Thiên Chúa công nhận Đức Giêsu là Con yêu dấu của Ngài, tức là Thiên Chúa tấn phong Ngài làm Messia, Đấng cứu thế.
Tuy nhiên nếu ta đọc kỹ bản văn Tin Mừng thì sẽ thấy Đấng cứu thế này có vài nét đặc biệt không như người ta vẫn tưởng:
Thứ nhất: Ngài đang ở chung với những kẻ tội lỗi xếp hàng chờ được Gioan Tẩy giả làm phép rửa. Như thế Đức Giêsu tuy là một Đấng cứu thế nhưng không tách biệt với những kẻ phàm tục tội lỗi, mà lại hòa mình với họ.
Thứ hai: tiếng Chúa Cha từ trời gọi Ngài là "Con yêu dấu". Đây là lặp lại câu của Abraham ngày xưa nói với Isaac con yêu dấu của ông. Khi đó Abraham đã già nhưng chỉ có mỗi một đứa con. Để thử lòng ông, Thiên Chúa bảo ông phải đem Isaac đi giết để tế lễ cho Ngài. Abraham thương con lắm nhưng phải vâng lời Thiên Chúa. Ông bảo Isaac vác một bó củi, phần ông thì dấu một con dao trong áo. Hai cha con lên núi chọn chỗ tốt để tế lễ. Isaac ngây thơ hỏi "Củi thì đã có sẵn nhưng lễ vật thì ở đâu?" Câu hỏi ngây thơ của đứa con làm cho lòng Abraham đau như cắt. Nhưng ông đáp "Con yêu dấu ơi. Chúa sẽ lo liệu". Trong chuyện xưa, "con yêu dấu" là cậu bé Isaac sắp bị giết chết làm lễ tế cho Thiên Chúa. Trong đoạn Tin Mừng này, "Con yêu dấu" là chính Đức Giêsu. Ngài cũng sẽ giống như Isaac xưa, sẽ bị giết chết để làm lễ tế dâng lên Thiên Chúa chuộc tội cho loài người.
Như thế ngày Đức Giêsu chịu phép rửa là ngày Ngài được tấn phong làm Đấng cứu thế dùng chính cái chết của mình để cứu chuộc loài người tội lỗi.
* 2. "Cha hài lòng về con"
Đức Giêsu làm gì mà khiến Chúa Cha hài lòng? Lúc đó Đức Giêsu đang chịu phép rửa bởi tay Gioan Tẩy giả trong dòng sông Giođan. Mà phép rửa của Gioan là một nghi thức dành cho người tội lỗi để bày tỏ lòng sám hối. Đức Giêsu không cần phải bày tỏ lòng sám hối bởi vì Ngài không có tội. Vậy mà Ngài chịu phép rửa như một tội nhân. Ngài làm như thế là theo ý muốn của Chúa Cha. Một người con không thể làm gì cho cha mình hài lòng bằng làm theo ý Cha và đúng y như ý Cha muốn. Tóm lại Chúa Cha hài lòng vì thấy Đức Giêsu làm theo ý mình, mặc dù làm như thế thì Đức Giêsu phải hạ mình.
Nhờ thông phần với Đức Giêsu, tôi cũng được nhận làm "con" của Chúa Cha. Nếu tôi muốn cho Cha hài lòng, tôi cũng phải luôn làm theo ý Cha, và tôi phải hạ mình sống khiêm tốn.
3. Tác động của Chúa Thánh Thần
Trong biến cố chịu phép rửa, Đức Giêsu đã được Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu ngự xuống trên mình, và được tấn phong làm Đấng Messia.
Trong chuyện hồng thuỷ ngày xưa, chim bồ câu là hình ảnh tiên báo cảnh thái bình. Hôm nay Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu ngự xuống trên Đức Giêsu cũng cho biết Ngài là Đấng cứu thế mang lại thái bình cho loài người.
Thật vậy, như bài đọc I mô tả, Đức Giêsu là một Người Tôi tớ hiền dịu "không lớn tiếng", "không bẻ gãy cây lau bị dập, không dập tắt tim đèn còn leo lét". Phần thánh Phêrô thì khẳng định trong bài đọc II: "Ngài đi qua mọi nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỷ ám".
Tác động của Chúa Thánh Thần ngày nay cũng thế: bình an, dịu dàng, chữa lành, ban sự sống mới…
4. Thời điểm quyết định trong đời
Nhiều người đã thay đổi hẳn cuộc đời vì một thời điểm quyết định. Thời điểm đó giống như lúc ta đi đến một ngã tư và phải chọn một trong 4 hướng để tiến tới.
Đó là thời điểm mà tâm trí ta được soi sáng đặc biệt. Nếu ta đáp lại thì đời ta sẽ vươn lên, đồng thời kéo theo nhiều người khác cũng vươn lên. Nhưng nếu ta bỏ qua thì cơ may có thể không bao giờ trở lại.
Thời điểm ấy có thể đến một cách đột ngột. Như trường hợp của Matt Talbot, một người nghiện rượu, ngày nào cũng say bí tỉ. Một hôm anh đứng trước quán rượu chìa tay xin tiền những người qua lại mà anh nghĩ là bạn bè thân thuộc. Nhưng mọi người đều đi qua, chẳng ai cho anh một xu. Trong giây phút ấy, giống như những vảy cá trong mắt anh bỗng rơi xuống, anh chợt nhận thức rằng mình đang phá hỏng đời mình. Thế là anh quyết định bỏ rượu và cố gắng nhờ ơn Chúa để trở thành một vị thánh.
Thời điểm ấy cũng có thể đến từ từ. Như trường hợp của Mẹ Têrêxa. Mẹ đang làm việc trong một trường nội trú của những nữ sinh con nhà khá giả ở Calcutta. Nhưng lòng mẹ luôn ray rứt vì thường nhìn thấy những người nghèo nắm vất vưỡng trên những hè phố. Thế là một hôm, Mẹ quyết định đi phục vụ những người nghèo ấy. Từ đó trở đi, tên "Mẹ Têrêxa Calcutta" trở thành điển hình cho việc hiến thân phục vụ những kẻ bị bỏ rơi.
Bài Tin Mừng hôm nay cũng thuật lại thời điểm quyết định của cuộc đời Đức Giêsu, đó là khi Ngài lãnh nhận phép Thanh tẩy. Trước đó Ngài sống một cuộc sống tương đối bình lặng của một người thợ mộc làng Nadarét. Nhưng khi nhận phép rửa, Ngài đã nghe một tiếng nói từ trời cao, gọi Ngài làm một việc khác quan trọng hơn. Từ đó trở đi Ngài giã từ nếp sống cũ, bắt đầu cuộc sống mới chuyên lo rao giảng Tin Mừng và cứu chữa mọi người.
Tất cả chúng ta cũng đều lãnh nhận Phép Rửa. Đó phải là thời điểm quyết định của cuộc đời chúng ta, bởi vì khi lãnh nhận phép rửa là chúng ta lãnh nhận một cuộc sống mới (Bài đọc I), trong Phép Rửa chúng ta trở thành môn đệ Đức Giêsu, chúng ta được mời gọi chiến đấu chống lại sự dữ và yêu thương anh em mình (Bài đọc II). Tuy nhiên vì khi đó chúng ta chưa ý thức đủ nên cuộc đời chúng ta không đổi thay được gì mấy.
Hôm nay chúng ta hãy ý thức lại thời điểm quan trọng ấy để thay đổi cuộc đời, sống đúng theo ơn gọi của người Kitô hữu (Viết theo Flor McCarthy)
5. Khúc dạo đầu tình yêu
Cha Anthony de Mello có kể một câu chuyện sau đây:
Cả cộng đoàn đều thắc mắc khi thấy vị kinh sư của mình tuần nào cũng biến đâu mất vào hôm trước ngày Sabat. Họ nghĩ rằng ông bí mật đi gặp Đấng Tối Cao. Vì thế, họ cử một người theo dõi ông.
Và đây là điều người ấy chứng kiến. Vị kinh sư hóa trang bằng cách ăn mặc như một dân quê, đến phục vụ một bà già thuộc dân ngoại trong căn lều tồi tàn của bà. Ông quét dọn và nấu ăn cho bà trong ngày Sabat.
Khi thám tử trở về, cộng đoàn hỏi:
- Kinh sư đi đâu? Ngài lên trời phải không?
Người kia đáp:
- Không, ngài còn lên cao hơn cả trời nữa.
*
Có ai ngờ vị kinh sư lại âm thầm đến với người đàn bà ngoại đạo, nghèo hèn để chăm sóc bà trong ngày Sabat? Có ai tin được Đức Giêsu, Đấng thánh thiện cao cả, lại xin Gioan làm phép Rửa cho?
Khi chiêm ngắm Đức Giêsu xếp hàng chung với tội nhân, chúng ta hiểu được thế nào là tình yêu.
Chỉ có Tình yêu mới giúp chúng ta hiểu được mầu nhiệm nơi dòng sông Giođan.
Chỉ có Tình yêu mới làm cho Con Thiên Chúa tự che khuất sự cao sáng thánh thiện, để dìm mình trong phép rửa "thống hối".
Chỉ có Tình yêu mới làm cho Đấng Cứu độ sống như người cần được Cứu độ.
Phép Rửa hôm nay chỉ là khúc đạo đầu của bản trường ca Tình yêu. Để rồi vì yêu thương, từ đây Con Thiên Chúa sẽ bị người đời liệt vào: "Tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thế và phường tội lỗi" (Lc.7,34). Bị người nhà coi là "kẻ mất trí". Bị xua đuổi ra khỏi thành. Bị lên án như một tội nhân. Và bị chết treo giữa những tên trộm cướp. Đến nỗi thánh Phaolô đã phải thốt lên: "Đấng chẳng hề biết tội là gì thì Thiên Chúa đã làm cho Người thành tội vì chúng ta".
Đức Giêsu gọi cuộc thương khó của Người là một "phép rửa". Người trầm mình trong đau khổ để mang lại Ơn Cứu Độ cho mọi người: "Thầy còn một phép rửa phải chịu, lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất" (Lc.12,50).
Qua Bí tích Rửa tội, chúng ta đã trở nên các Kitô hữu, "Con cái yêu dấu" của Thiên Chúa. Chúng ta cũng được mời gọi đi loan báo Tin Vui cứu độ, rằng Thiên Chúa yêu thương con người. Chúng ta được mời gọi đặc biệt để mang Tình yêu Chúa đến cho những người cùng khổ, những người bị bỏ rơi, bị khinh miệt, bị sa ngã trong tội. Martin Luther King có nói: "Hãy yêu thương mọi người đừng vì thiện cảm; cũng không vì cách sống của họ dễ mến, dễ thương. Nhưng vì chính Thiên Chúa ở trong họ". Nếu chúng ta chờ cho họ trở nên đáng yêu rồi mới yêu họ, chúng ta sẽ phải chờ suốt đời. Chính khi được yêu mà họ sẽ trở nên đáng yêu.
Trong biển đời mênh mông này, mỗi người đều không ngừng thay đổi cả hướng tốt lẫn xấu, chúng ta chớ cho rằng mình đã hiểu tới chân tơ kẻ tóc một ai đó. Cứ nghe theo trái tim mách bảo mà quảng đại trao ban.
Zundel viết: "Đừng để ai trong những người anh em của chúng ta có thể phàn nàn, rằng họ chẳng gặp được lòng nhân hậu của Thiên Chúa nơi chúng ta".
*
Lạy Chúa, Chúa đã nên bạn đồng hành với thân phận mỏng dòn yếu đuối của chúng con, xin cho chúng con cũng biết đem Tình yêu cao cả nồng ấm của Chúa đến cho anh chị em chúng con. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
6. Hòa đồng với những người tội lỗi
Mahatma Gandhi không phải là một kitô hữu, nhưng ngài là một trong những người đã sống giống Đức Kitô nhất trong thế kỷ của ngài.
Gandhi kiên quyết chống lại hệ thống phân biệt giai cấp ở Ấn độ. Ngài gọi đó là "một vết nhơ trong linh hồn nước Ấn độ". Ngài đặc biệt ghê tởm cách người ta đối xử với những người "không nên đụng tới", tức là những người không được xếp vào giai cấp nào cả trong xã hội: họ không được vào các đền thờ; nếu sống ở thành thị, họ bị buộc phải ở trong những khu ổ chuột; nếu sống ở thôn quê, họ bị cấm không cho sử dụng những giếng nước công cộng; về việc làm, họ chỉ được làm những việc thấp hèn với đồng lương rất thấp.
Vì là một nhân vật nổi tiếng khắp Ấn độ nên Gandhi đi đến đâu cũng được mọi người tiếp rước nồng hậu. Khi ngài vào một làng nào thì ông trưởng làng mời ngài đến trọ tại nhà ông ta với đầy đủ thức ăn thức uống và mọi tiện nghi dễ chịu. Nhưng Gandhi luôn từ chối một cách lịch sự. Ngài hỏi: "Những người 'không nên đụng tới' ở đâu vậy? Tôi muốn trọ tại nhà họ". Và quả thực ngài đã đến với những người ấy, ở với họ, ăn uống với họ, chơi đùa với con cái họ. Có lần ngài còn nói: "Tôi không thể được sinh ra lần nữa. Nhưng nếu có thể thì tôi muốn sinh ra giữa những người 'không được đụng tới', vì nhớ đó tôi mới có thể giải phóng họ và chính bản thân tôi khỏi cuộc sống khốn khổ". Tóm lại Gandhi đã quên thân phận mình để hòa đồng với những người khốn khổ hầu có thể giải phóng họ.
Hôm nay Đức Giêsu xếp hàng chung với những kẻ khốn khổ để chờ được Gioan làm phép thanh tẩy. Ngài đã quên thân phận mình để hòa mình với những kẻ khốn khổ. Những kẻ khốn khổ ấy là những người tội lỗi, những người nghèo, những người bệnh tật, những kẻ bị xã hội coi khinh. Họ là thành phần đa số trong xã hội Palestina thời đó. Đức Giêsu không tách riêng ra, Ngài không đứng bên lề, không chờ họ đến với Ngài, mà đích thân tìm đến với họ và ở giữa họ.
Chính Chúa Cha từ trời đã vừa ý với sự chọn lựa ấy, nên đã phán: "Con là con yêu dấu của Cha. Cha hài lòng về con" (Viết theo Flor McCarthy)
Lm. Carolô Hồ Bặc Xái
LỄ TẤN PHONG
Bài Tin Mừng hôm nay trình bày việc Đức Giêsu chịu phép rửa như một nghi lễ tấn phong: đang khi Thánh Gioan tẩy giả dìm Đức Giêsu trong dòng nước sông Giođan thì ở phía trên trời mở ra, có Chúa Thánh Thần lấy hình chim câu đáp xuống, và có tiếng Chúa Cha từ trời long trọng công bố "Con là con yêu dấu của Cha. Con đẹp lòng Cha". Theo tin tưởng của người do thái, ngày một ông vua được tấn phong cũng là ngày ông được làm Con của Thiên Chúa (thiên tử). Hôm nay Thiên Chúa công nhận Đức Giêsu là Con yêu dấu của Ngài, tức là Thiên Chúa tấn phong Ngài làm Messia, Đấng cứu thế.
Tuy nhiên nếu ta đọc kỹ bản văn Tin Mừng thì sẽ thấy Đấng cứu thế này có vài nét đặc biệt không như người ta vẫn tưởng:
Thứ nhất: Ngài đang ở chung với những kẻ tội lỗi xếp hàng chờ được Gioan Tẩy giả làm phép rửa. Như thế Đức Giêsu tuy là một Đấng cứu thế nhưng không tách biệt với những kẻ phàm tục tội lỗi, mà lại hòa mình với họ.
Thứ hai: tiếng Chúa Cha từ trời gọi Ngài là "Con yêu dấu". Đây là lặp lại câu của Abraham ngày xưa nói với Isaac con yêu dấu của ông. Khi đó Abraham đã già nhưng chỉ có mỗi một đứa con. Để thử lòng ông, Thiên Chúa bảo ông phải đem Isaac đi giết để tế lễ cho Ngài. Abraham thương con lắm nhưng phải vâng lời Thiên Chúa. Ông bảo Isaac vác một bó củi, phần ông thì dấu một con dao trong áo. Hai cha con lên núi chọn chỗ tốt để tế lễ. Isaac ngây thơ hỏi "Củi thì đã có sẵn nhưng lễ vật thì ở đâu?" Câu hỏi ngây thơ của đứa con làm cho lòng Abraham đau như cắt. Nhưng ông đáp "Con yêu dấu ơi. Chúa sẽ lo liệu". Trong chuyện xưa, "con yêu dấu" là cậu bé Isaac sắp bị giết chết làm lễ tế cho Thiên Chúa. Trong đoạn Tin Mừng này, "Con yêu dấu" là chính Đức Giêsu. Ngài cũng sẽ giống như Isaac xưa, sẽ bị giết chết để làm lễ tế dâng lên Thiên Chúa chuộc tội cho loài người.
Như thế ngày Đức Giêsu chịu phép rửa là ngày Ngài được tấn phong làm Đấng cứu thế dùng chính cái chết của mình để cứu chuộc loài người tội lỗi.
* 2. "Cha hài lòng về con"
Đức Giêsu làm gì mà khiến Chúa Cha hài lòng? Lúc đó Đức Giêsu đang chịu phép rửa bởi tay Gioan Tẩy giả trong dòng sông Giođan. Mà phép rửa của Gioan là một nghi thức dành cho người tội lỗi để bày tỏ lòng sám hối. Đức Giêsu không cần phải bày tỏ lòng sám hối bởi vì Ngài không có tội. Vậy mà Ngài chịu phép rửa như một tội nhân. Ngài làm như thế là theo ý muốn của Chúa Cha. Một người con không thể làm gì cho cha mình hài lòng bằng làm theo ý Cha và đúng y như ý Cha muốn. Tóm lại Chúa Cha hài lòng vì thấy Đức Giêsu làm theo ý mình, mặc dù làm như thế thì Đức Giêsu phải hạ mình.
Nhờ thông phần với Đức Giêsu, tôi cũng được nhận làm "con" của Chúa Cha. Nếu tôi muốn cho Cha hài lòng, tôi cũng phải luôn làm theo ý Cha, và tôi phải hạ mình sống khiêm tốn.
3. Tác động của Chúa Thánh Thần
Trong biến cố chịu phép rửa, Đức Giêsu đã được Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu ngự xuống trên mình, và được tấn phong làm Đấng Messia.
Trong chuyện hồng thuỷ ngày xưa, chim bồ câu là hình ảnh tiên báo cảnh thái bình. Hôm nay Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu ngự xuống trên Đức Giêsu cũng cho biết Ngài là Đấng cứu thế mang lại thái bình cho loài người.
Thật vậy, như bài đọc I mô tả, Đức Giêsu là một Người Tôi tớ hiền dịu "không lớn tiếng", "không bẻ gãy cây lau bị dập, không dập tắt tim đèn còn leo lét". Phần thánh Phêrô thì khẳng định trong bài đọc II: "Ngài đi qua mọi nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỷ ám".
Tác động của Chúa Thánh Thần ngày nay cũng thế: bình an, dịu dàng, chữa lành, ban sự sống mới…
4. Thời điểm quyết định trong đời
Nhiều người đã thay đổi hẳn cuộc đời vì một thời điểm quyết định. Thời điểm đó giống như lúc ta đi đến một ngã tư và phải chọn một trong 4 hướng để tiến tới.
Đó là thời điểm mà tâm trí ta được soi sáng đặc biệt. Nếu ta đáp lại thì đời ta sẽ vươn lên, đồng thời kéo theo nhiều người khác cũng vươn lên. Nhưng nếu ta bỏ qua thì cơ may có thể không bao giờ trở lại.
Thời điểm ấy có thể đến một cách đột ngột. Như trường hợp của Matt Talbot, một người nghiện rượu, ngày nào cũng say bí tỉ. Một hôm anh đứng trước quán rượu chìa tay xin tiền những người qua lại mà anh nghĩ là bạn bè thân thuộc. Nhưng mọi người đều đi qua, chẳng ai cho anh một xu. Trong giây phút ấy, giống như những vảy cá trong mắt anh bỗng rơi xuống, anh chợt nhận thức rằng mình đang phá hỏng đời mình. Thế là anh quyết định bỏ rượu và cố gắng nhờ ơn Chúa để trở thành một vị thánh.
Thời điểm ấy cũng có thể đến từ từ. Như trường hợp của Mẹ Têrêxa. Mẹ đang làm việc trong một trường nội trú của những nữ sinh con nhà khá giả ở Calcutta. Nhưng lòng mẹ luôn ray rứt vì thường nhìn thấy những người nghèo nắm vất vưỡng trên những hè phố. Thế là một hôm, Mẹ quyết định đi phục vụ những người nghèo ấy. Từ đó trở đi, tên "Mẹ Têrêxa Calcutta" trở thành điển hình cho việc hiến thân phục vụ những kẻ bị bỏ rơi.
Bài Tin Mừng hôm nay cũng thuật lại thời điểm quyết định của cuộc đời Đức Giêsu, đó là khi Ngài lãnh nhận phép Thanh tẩy. Trước đó Ngài sống một cuộc sống tương đối bình lặng của một người thợ mộc làng Nadarét. Nhưng khi nhận phép rửa, Ngài đã nghe một tiếng nói từ trời cao, gọi Ngài làm một việc khác quan trọng hơn. Từ đó trở đi Ngài giã từ nếp sống cũ, bắt đầu cuộc sống mới chuyên lo rao giảng Tin Mừng và cứu chữa mọi người.
Tất cả chúng ta cũng đều lãnh nhận Phép Rửa. Đó phải là thời điểm quyết định của cuộc đời chúng ta, bởi vì khi lãnh nhận phép rửa là chúng ta lãnh nhận một cuộc sống mới (Bài đọc I), trong Phép Rửa chúng ta trở thành môn đệ Đức Giêsu, chúng ta được mời gọi chiến đấu chống lại sự dữ và yêu thương anh em mình (Bài đọc II). Tuy nhiên vì khi đó chúng ta chưa ý thức đủ nên cuộc đời chúng ta không đổi thay được gì mấy.
Hôm nay chúng ta hãy ý thức lại thời điểm quan trọng ấy để thay đổi cuộc đời, sống đúng theo ơn gọi của người Kitô hữu (Viết theo Flor McCarthy)
5. Khúc dạo đầu tình yêu
Cha Anthony de Mello có kể một câu chuyện sau đây:
Cả cộng đoàn đều thắc mắc khi thấy vị kinh sư của mình tuần nào cũng biến đâu mất vào hôm trước ngày Sabat. Họ nghĩ rằng ông bí mật đi gặp Đấng Tối Cao. Vì thế, họ cử một người theo dõi ông.
Và đây là điều người ấy chứng kiến. Vị kinh sư hóa trang bằng cách ăn mặc như một dân quê, đến phục vụ một bà già thuộc dân ngoại trong căn lều tồi tàn của bà. Ông quét dọn và nấu ăn cho bà trong ngày Sabat.
Khi thám tử trở về, cộng đoàn hỏi:
- Kinh sư đi đâu? Ngài lên trời phải không?
Người kia đáp:
- Không, ngài còn lên cao hơn cả trời nữa.
*
Có ai ngờ vị kinh sư lại âm thầm đến với người đàn bà ngoại đạo, nghèo hèn để chăm sóc bà trong ngày Sabat? Có ai tin được Đức Giêsu, Đấng thánh thiện cao cả, lại xin Gioan làm phép Rửa cho?
Khi chiêm ngắm Đức Giêsu xếp hàng chung với tội nhân, chúng ta hiểu được thế nào là tình yêu.
Chỉ có Tình yêu mới giúp chúng ta hiểu được mầu nhiệm nơi dòng sông Giođan.
Chỉ có Tình yêu mới làm cho Con Thiên Chúa tự che khuất sự cao sáng thánh thiện, để dìm mình trong phép rửa "thống hối".
Chỉ có Tình yêu mới làm cho Đấng Cứu độ sống như người cần được Cứu độ.
Phép Rửa hôm nay chỉ là khúc đạo đầu của bản trường ca Tình yêu. Để rồi vì yêu thương, từ đây Con Thiên Chúa sẽ bị người đời liệt vào: "Tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thế và phường tội lỗi" (Lc.7,34). Bị người nhà coi là "kẻ mất trí". Bị xua đuổi ra khỏi thành. Bị lên án như một tội nhân. Và bị chết treo giữa những tên trộm cướp. Đến nỗi thánh Phaolô đã phải thốt lên: "Đấng chẳng hề biết tội là gì thì Thiên Chúa đã làm cho Người thành tội vì chúng ta".
Đức Giêsu gọi cuộc thương khó của Người là một "phép rửa". Người trầm mình trong đau khổ để mang lại Ơn Cứu Độ cho mọi người: "Thầy còn một phép rửa phải chịu, lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất" (Lc.12,50).
Qua Bí tích Rửa tội, chúng ta đã trở nên các Kitô hữu, "Con cái yêu dấu" của Thiên Chúa. Chúng ta cũng được mời gọi đi loan báo Tin Vui cứu độ, rằng Thiên Chúa yêu thương con người. Chúng ta được mời gọi đặc biệt để mang Tình yêu Chúa đến cho những người cùng khổ, những người bị bỏ rơi, bị khinh miệt, bị sa ngã trong tội. Martin Luther King có nói: "Hãy yêu thương mọi người đừng vì thiện cảm; cũng không vì cách sống của họ dễ mến, dễ thương. Nhưng vì chính Thiên Chúa ở trong họ". Nếu chúng ta chờ cho họ trở nên đáng yêu rồi mới yêu họ, chúng ta sẽ phải chờ suốt đời. Chính khi được yêu mà họ sẽ trở nên đáng yêu.
Trong biển đời mênh mông này, mỗi người đều không ngừng thay đổi cả hướng tốt lẫn xấu, chúng ta chớ cho rằng mình đã hiểu tới chân tơ kẻ tóc một ai đó. Cứ nghe theo trái tim mách bảo mà quảng đại trao ban.
Zundel viết: "Đừng để ai trong những người anh em của chúng ta có thể phàn nàn, rằng họ chẳng gặp được lòng nhân hậu của Thiên Chúa nơi chúng ta".
*
Lạy Chúa, Chúa đã nên bạn đồng hành với thân phận mỏng dòn yếu đuối của chúng con, xin cho chúng con cũng biết đem Tình yêu cao cả nồng ấm của Chúa đến cho anh chị em chúng con. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
6. Hòa đồng với những người tội lỗi
Mahatma Gandhi không phải là một kitô hữu, nhưng ngài là một trong những người đã sống giống Đức Kitô nhất trong thế kỷ của ngài.
Gandhi kiên quyết chống lại hệ thống phân biệt giai cấp ở Ấn độ. Ngài gọi đó là "một vết nhơ trong linh hồn nước Ấn độ". Ngài đặc biệt ghê tởm cách người ta đối xử với những người "không nên đụng tới", tức là những người không được xếp vào giai cấp nào cả trong xã hội: họ không được vào các đền thờ; nếu sống ở thành thị, họ bị buộc phải ở trong những khu ổ chuột; nếu sống ở thôn quê, họ bị cấm không cho sử dụng những giếng nước công cộng; về việc làm, họ chỉ được làm những việc thấp hèn với đồng lương rất thấp.
Vì là một nhân vật nổi tiếng khắp Ấn độ nên Gandhi đi đến đâu cũng được mọi người tiếp rước nồng hậu. Khi ngài vào một làng nào thì ông trưởng làng mời ngài đến trọ tại nhà ông ta với đầy đủ thức ăn thức uống và mọi tiện nghi dễ chịu. Nhưng Gandhi luôn từ chối một cách lịch sự. Ngài hỏi: "Những người 'không nên đụng tới' ở đâu vậy? Tôi muốn trọ tại nhà họ". Và quả thực ngài đã đến với những người ấy, ở với họ, ăn uống với họ, chơi đùa với con cái họ. Có lần ngài còn nói: "Tôi không thể được sinh ra lần nữa. Nhưng nếu có thể thì tôi muốn sinh ra giữa những người 'không được đụng tới', vì nhớ đó tôi mới có thể giải phóng họ và chính bản thân tôi khỏi cuộc sống khốn khổ". Tóm lại Gandhi đã quên thân phận mình để hòa đồng với những người khốn khổ hầu có thể giải phóng họ.
Hôm nay Đức Giêsu xếp hàng chung với những kẻ khốn khổ để chờ được Gioan làm phép thanh tẩy. Ngài đã quên thân phận mình để hòa mình với những kẻ khốn khổ. Những kẻ khốn khổ ấy là những người tội lỗi, những người nghèo, những người bệnh tật, những kẻ bị xã hội coi khinh. Họ là thành phần đa số trong xã hội Palestina thời đó. Đức Giêsu không tách riêng ra, Ngài không đứng bên lề, không chờ họ đến với Ngài, mà đích thân tìm đến với họ và ở giữa họ.
Chính Chúa Cha từ trời đã vừa ý với sự chọn lựa ấy, nên đã phán: "Con là con yêu dấu của Cha. Cha hài lòng về con" (Viết theo Flor McCarthy)
Lm. Carolô Hồ Bặc Xái