Dan Lee
01-07-2009, 11:54 PM
"CHA HÀI LÒNG VỀ CON"
Sau Lễ Hiển Linh, Hội Thánh mừng Lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa. Theo quan niệm của Hội Thánh thời các Tông Ðồ, sứ vụ Cứu Ðộ của Chúa Giê-su khởi đầu từ sự kiện Ðức Giê-su Na-da-rét xuất hiện bên bờ sông Gio-đan, xin Gio-an Tẩy Giả làm phép rửa cho mình như bao người Do-thái sám hối khác! Sự kiện này hàm chứa một ý nghĩa tôn giáo đặc biệt. Chúng ta hãy tự hỏi khi lắng nghe Lời Chúa: Việc Ðức Giê-su chịu phép rửa trong sông Gio-đan có ý nghĩa gì ?
1. Ý NGHĨA CỦA VIỆC ÐỨC GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA TRONG DÒNG SÔNG GIO-ÐAN: BỘC LỘ RÕ ÐỨC GIÊ-SU VÀ MỐI TƯƠNG QUAN CỦA NGƯỜI VỚI THIÊN CHÚA
1.1 Cao điểm của biến cố phép rửa không phải là lúc Gio-an dìm Ðức Giê-su xuống dòng sông mà là những việc xảy ra khi Ðứ�c Giê-su bước ra khỏi nước. Phúc Âm theo Thánh Mác-cô viết: "Vừa lên khỏi nước, Người ( Ðức Giê-su ) liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên Người. Lại có tiếng từ trời phán: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con" ( Mc 1, 10 - 11 ). Ở đây Mác-cô dùng cách diễn tả của người Do-thái xưa để tường thuật những gì mới xảy ra cho Ðức Giê-su.
Các kiểu nói "tầng trời xé ra" hoặc "có tiếng nói từ trời phán" đều có nghĩa là Thiên Chúa từ cõi siêu hình, cao xa đã đi vào thế giới con người, hiện diện trong biến cố. Trong Thần Học người ta gọi đó là cuộc Thần Hiện, tức cuộc xuất hiện của Thần Linh, của Thiên Chúa.
Như thế việc Ðức Giê-su chịu phép rửa trong dòng sông Gio-đan cho chúng ta thấy Ðức Giê-su là Ðấng xuất phát từ thế giới thần linh của Thiên Chúa, có mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa, là Con yêu dấu của Thiên Chúa ( Con là Con yêu dấu của Cha ), đang thi hành Chương Trình của Thiên Chúa, được Thiên Chúa ở cùng ( bồ câu ngự xuống trên Người ) và rất đẹp lòng Thiên Chúa ( Cha hài lòng về Con ).
Sau này Thần Học mới triển khai rộng ra và giải thích rằng: tiếng nói từ trời phán là tiếng nói của Chúa Cha, Thần Khí có hình bồ câu ngự xuống trên Người là Chúa Thánh Thần, Còn Ðức Giê-su là Con Một Thiên Chúa, là Ngôi Hai hay Ngôi Lời. Vậy trong biến cố Ðức Giê-su Na-da-rét chịu phép rửa chúng ta thấy xuất hiện Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần, thông hiệp mật thiết với nhau trong thế giới siêu việt của Thiên Chúa và trong công trình Cứu Chuộc loài người của Ðức Giê-su.
1.2 Việc Ðức Giê-su chịu phép rửa trong dòng sông Gio-đan còn có một ý nghĩa khác, cũng là cho thấy rõ Ðức Giê-su: Chắc chắn khi để cho Gio-an Tẩy Giả dìm mình xuống dòng sông, Ðức Giê-su không đóng kịch. Người biết rõ rằng phép rửa của Gio-an chỉ là một nghi thức tỏ lòng sám hối chứ không có khả năng tha tội. Ðấng có quyền tha tội là Thiên Chúa và chỉ có một mình Người mới có quyền tha tội. Cũng chắc chắn Ðức Giê-su biết mình là Ðấng Vô Tội ( vì là Thiên Chúa cực Thánh ) nên không cần phải sám hối cũng như không cần phải tỏ lòng sám hối.
Thế tại sao Ðức Giê-su lại hành động như thế ? Chỉ có một cách giải thích sự việc là như thế này: Vì Ðức Giê-su đã muốn sống hòa nhịp với dân tộc mình và muốn thể hiện tình liên đới chặt chẽ với họ cũng như với loài người tội lỗi chúng ta. Vì là một người Do-thái đích thực, Ðức Giê-su sống niềm trông đợi, chờ mong, hy vọng của toàn dân đang hướng về Ðấng Cứu Tinh mà các ngôn sứ đã loan báo từ bao thế hệ trước. Mà muốn cho ngày Ðấng Cứu Tinh ấy mau tới và muốn cho mình không bị Thiên Chúa loại bỏ trong ngày quan trọng ấy thì chỉ có một cách là sám hối ăn năn về những tội lỗi thiếu sót của bản thân và của dân tộc mình. Vì thế các người Do-thái đạo đức đã hưởng ứng lời "rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội" của Gio-an. Và Ðức Giê-su đã làm y như họ: Người đã đứng vào hàng những người sám hối để chờ được Gio-an Tẩy Giả làm phép rửa cho.
2. TƯ TƯỞNG VÀ ÐƯỜNG LỐI CỦA THIÊN CHÚA KHÁC XA VÀ VUỠT CAO HƠN NGÀN TRÙNG TƯ TƯỞNG VÀ ÐƯỜNG LỐI CỦA CON NGƯỜI
"Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng của các ngươi chừng ấy" ( Is 55, 8 - 9 ).
�Ðó là nhận định rất chính xác và sâu sắc của ngôn sứ I-sai-a về cả quá trình lịch sử Cứu Ðộ mà Thiên Chúa đã thể hiện. Chúng ta cứ nhìn vào hai sự kiện Ðức Giê-su sinh ra ở Bê-lem ( Lễ Giáng Sinh ) và chịu phép rửa ở dòng sông Gio-đan ( Lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa ) để thấy rõ điều ấy.
Trong sự kiện Ðức Giê-su Ngôi Lời nhập thể sinh ra làm Hài Nhi nhỏ bé, yếu ớt được bọc tã nằm trong máng cỏ nơi hang bò lừa Bê Lem chẳng những cho ta thấy sự khiêm hạ của Ðức Giê-su mà còn cho ta thấy Ðấng Cứu Ðộ không chỉ dành cho những người sống ở trong Do-thái giáo tức những người đạo đức tuân giữ Luật mà còn dành cho những người sống ngoài lề xã hội và tôn giáo lúc bấy giờ là những người chăn chiên, không chỉ dành riêng cho dân Ít-ra-en mà còn dành cho Dân Ngoại được biểu trưng bằng ba nhà chiêm tinh phương Ðông.
Còn trong sự kiện Ðức Giê-su chịu phép rửa, chúng ta khám phá ra mối tương quan Thần Linh của Người với Thiên Chúa và tình liên đới chặt chẽ của Người với dân tộc Ít-ra-en, nhất là với các tội nhân và hối nhân, khao lhát Ơn Cứu Ðộ, ngóng chờ Ngày Giải Thoát của Thiên Chúa.
Cũng như sau này, viên đại đội trưởng chỉ nhận ra Ðức Giê-su: "Quả thật người này là Con Thiên Chúa" ( Mt 15, 39 ) khi đứng đối diện với Người trên cây thập giá và nhìn Người tắt thở trên cây gỗ ấy.
Kết luận: Mầu nhiệm cao siêu của Thiên Chúa đã được bộc lộ và ( có thể nói ) chỉ được bộc lộ qua những cảnh đơn sơ, khiêm cung, tự hạ và tự hủy của Ðức Giê-su Ki-tô, Con Yêu Dấu của Cha, đẹp lòng Cha mọi bề.
3. CHÚNG TA HÃY HỌC CÙNG ÐỨC GIÊ-SU
Nếu chúng ta muốn sống đẹp lòng Cha, chúng ta không còn cách nào khác là học cùng Chúa Giê-su Ki-tô, Con Cha. Người đã để lại cho chúng ta hai bài học tối quan trọng:
a. Bài học khiêm nhường, tự hạ và tự hủy:
Về Ðức Giê-su, Gio-an Tẩy Giả đã tuyên bố: "Có Ðấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần" ( Mc 1, 7 - 8 ). Thế mà Ðức Giê-su đã tự mình tìm đến với Gio-an, xin Gio-an làm phép rửa cho mình. Nếu là chúng ta, nhất là khi chúng ta có chức, có quyền và có tiền, chắc chúng ta sẽ ngồi chờ những ai cần chúng ta đến với chúng ta, cầu cạnh, xin xỏ chúng ta, vì chúng ta cho rằng như thế mới phù hợp hơn chức vị của chúng ta.
b. Bài học liên đới và tự đồng hóa mình với tội nhân, với con người:
Ðức Giê-su là Ðấng vô tội, là Con yêu dấu của Chúa Cha, là Ðấng đầy Thánh Thần mà đã tự xếp vào hàng các tội nhân và các hối nhân để được Gio-an dìm xuống dòng sông. Nếu là chúng ta, nhất là khi chúng ta có chức vụ trong cộng đoàn hay được coi là người đạo đức, chắc chúng ta sẽ đứng tách ra một bên, ngồi riêng ra một bàn, xếp riêng vào một dẫy, để mọi người thấy chúng ta là hạng người khác và không "lẫn lộn" chúng ta với những người thấp kém, tầm thường, tội lỗi.
4. CHÚNG TA CÙNG SỐNG VÀ CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA:
Trong tuần mỗi ngày tôi đọc đi đọc lại đoạn Kinh Thánh sau đây, để cảm nghiệm được lòng Chúa Giê-su Ki-tô và tập sống theo Người:
"Ðức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người còn lại hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên cây thập tự." ( Pl 2, 5 - 8 ).
Lạy Cha, trong biến cố phép rửa của Chúa Giê-su Ki-tô, Cha đã công bố: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con". Bản thân con cũng rất muốn được Cha nói lời ấy với con.
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa đã khiêm nhường, tự hạ, tự hủy, liên đới và tự đồng hóa mình với tội nhân và hối nhân để Mầu Nhiệm cao siêu và đời đời của Thiên Chúa được tỏ bày cho nhân loại, nhất là cho những kẻ tin. Xin Chúa giúp con cảm nhận được hạnh phúc ngọt ngào khi chọn sống khiêm cung, tự hạ, tự hủy, liên đới với con người như Chúa.
Lạy Chúa Thánh Thần là sức mạnh trong tâm hồn và hành động của Chúa Giê-su, Xin Chúa là sức mạnh trong tâm hồn và cuộc sống của con.
Giê-rô-ni-mô NGUYỄN VĂN NỘI
Sau Lễ Hiển Linh, Hội Thánh mừng Lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa. Theo quan niệm của Hội Thánh thời các Tông Ðồ, sứ vụ Cứu Ðộ của Chúa Giê-su khởi đầu từ sự kiện Ðức Giê-su Na-da-rét xuất hiện bên bờ sông Gio-đan, xin Gio-an Tẩy Giả làm phép rửa cho mình như bao người Do-thái sám hối khác! Sự kiện này hàm chứa một ý nghĩa tôn giáo đặc biệt. Chúng ta hãy tự hỏi khi lắng nghe Lời Chúa: Việc Ðức Giê-su chịu phép rửa trong sông Gio-đan có ý nghĩa gì ?
1. Ý NGHĨA CỦA VIỆC ÐỨC GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA TRONG DÒNG SÔNG GIO-ÐAN: BỘC LỘ RÕ ÐỨC GIÊ-SU VÀ MỐI TƯƠNG QUAN CỦA NGƯỜI VỚI THIÊN CHÚA
1.1 Cao điểm của biến cố phép rửa không phải là lúc Gio-an dìm Ðức Giê-su xuống dòng sông mà là những việc xảy ra khi Ðứ�c Giê-su bước ra khỏi nước. Phúc Âm theo Thánh Mác-cô viết: "Vừa lên khỏi nước, Người ( Ðức Giê-su ) liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên Người. Lại có tiếng từ trời phán: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con" ( Mc 1, 10 - 11 ). Ở đây Mác-cô dùng cách diễn tả của người Do-thái xưa để tường thuật những gì mới xảy ra cho Ðức Giê-su.
Các kiểu nói "tầng trời xé ra" hoặc "có tiếng nói từ trời phán" đều có nghĩa là Thiên Chúa từ cõi siêu hình, cao xa đã đi vào thế giới con người, hiện diện trong biến cố. Trong Thần Học người ta gọi đó là cuộc Thần Hiện, tức cuộc xuất hiện của Thần Linh, của Thiên Chúa.
Như thế việc Ðức Giê-su chịu phép rửa trong dòng sông Gio-đan cho chúng ta thấy Ðức Giê-su là Ðấng xuất phát từ thế giới thần linh của Thiên Chúa, có mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa, là Con yêu dấu của Thiên Chúa ( Con là Con yêu dấu của Cha ), đang thi hành Chương Trình của Thiên Chúa, được Thiên Chúa ở cùng ( bồ câu ngự xuống trên Người ) và rất đẹp lòng Thiên Chúa ( Cha hài lòng về Con ).
Sau này Thần Học mới triển khai rộng ra và giải thích rằng: tiếng nói từ trời phán là tiếng nói của Chúa Cha, Thần Khí có hình bồ câu ngự xuống trên Người là Chúa Thánh Thần, Còn Ðức Giê-su là Con Một Thiên Chúa, là Ngôi Hai hay Ngôi Lời. Vậy trong biến cố Ðức Giê-su Na-da-rét chịu phép rửa chúng ta thấy xuất hiện Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần, thông hiệp mật thiết với nhau trong thế giới siêu việt của Thiên Chúa và trong công trình Cứu Chuộc loài người của Ðức Giê-su.
1.2 Việc Ðức Giê-su chịu phép rửa trong dòng sông Gio-đan còn có một ý nghĩa khác, cũng là cho thấy rõ Ðức Giê-su: Chắc chắn khi để cho Gio-an Tẩy Giả dìm mình xuống dòng sông, Ðức Giê-su không đóng kịch. Người biết rõ rằng phép rửa của Gio-an chỉ là một nghi thức tỏ lòng sám hối chứ không có khả năng tha tội. Ðấng có quyền tha tội là Thiên Chúa và chỉ có một mình Người mới có quyền tha tội. Cũng chắc chắn Ðức Giê-su biết mình là Ðấng Vô Tội ( vì là Thiên Chúa cực Thánh ) nên không cần phải sám hối cũng như không cần phải tỏ lòng sám hối.
Thế tại sao Ðức Giê-su lại hành động như thế ? Chỉ có một cách giải thích sự việc là như thế này: Vì Ðức Giê-su đã muốn sống hòa nhịp với dân tộc mình và muốn thể hiện tình liên đới chặt chẽ với họ cũng như với loài người tội lỗi chúng ta. Vì là một người Do-thái đích thực, Ðức Giê-su sống niềm trông đợi, chờ mong, hy vọng của toàn dân đang hướng về Ðấng Cứu Tinh mà các ngôn sứ đã loan báo từ bao thế hệ trước. Mà muốn cho ngày Ðấng Cứu Tinh ấy mau tới và muốn cho mình không bị Thiên Chúa loại bỏ trong ngày quan trọng ấy thì chỉ có một cách là sám hối ăn năn về những tội lỗi thiếu sót của bản thân và của dân tộc mình. Vì thế các người Do-thái đạo đức đã hưởng ứng lời "rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội" của Gio-an. Và Ðức Giê-su đã làm y như họ: Người đã đứng vào hàng những người sám hối để chờ được Gio-an Tẩy Giả làm phép rửa cho.
2. TƯ TƯỞNG VÀ ÐƯỜNG LỐI CỦA THIÊN CHÚA KHÁC XA VÀ VUỠT CAO HƠN NGÀN TRÙNG TƯ TƯỞNG VÀ ÐƯỜNG LỐI CỦA CON NGƯỜI
"Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng của các ngươi chừng ấy" ( Is 55, 8 - 9 ).
�Ðó là nhận định rất chính xác và sâu sắc của ngôn sứ I-sai-a về cả quá trình lịch sử Cứu Ðộ mà Thiên Chúa đã thể hiện. Chúng ta cứ nhìn vào hai sự kiện Ðức Giê-su sinh ra ở Bê-lem ( Lễ Giáng Sinh ) và chịu phép rửa ở dòng sông Gio-đan ( Lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa ) để thấy rõ điều ấy.
Trong sự kiện Ðức Giê-su Ngôi Lời nhập thể sinh ra làm Hài Nhi nhỏ bé, yếu ớt được bọc tã nằm trong máng cỏ nơi hang bò lừa Bê Lem chẳng những cho ta thấy sự khiêm hạ của Ðức Giê-su mà còn cho ta thấy Ðấng Cứu Ðộ không chỉ dành cho những người sống ở trong Do-thái giáo tức những người đạo đức tuân giữ Luật mà còn dành cho những người sống ngoài lề xã hội và tôn giáo lúc bấy giờ là những người chăn chiên, không chỉ dành riêng cho dân Ít-ra-en mà còn dành cho Dân Ngoại được biểu trưng bằng ba nhà chiêm tinh phương Ðông.
Còn trong sự kiện Ðức Giê-su chịu phép rửa, chúng ta khám phá ra mối tương quan Thần Linh của Người với Thiên Chúa và tình liên đới chặt chẽ của Người với dân tộc Ít-ra-en, nhất là với các tội nhân và hối nhân, khao lhát Ơn Cứu Ðộ, ngóng chờ Ngày Giải Thoát của Thiên Chúa.
Cũng như sau này, viên đại đội trưởng chỉ nhận ra Ðức Giê-su: "Quả thật người này là Con Thiên Chúa" ( Mt 15, 39 ) khi đứng đối diện với Người trên cây thập giá và nhìn Người tắt thở trên cây gỗ ấy.
Kết luận: Mầu nhiệm cao siêu của Thiên Chúa đã được bộc lộ và ( có thể nói ) chỉ được bộc lộ qua những cảnh đơn sơ, khiêm cung, tự hạ và tự hủy của Ðức Giê-su Ki-tô, Con Yêu Dấu của Cha, đẹp lòng Cha mọi bề.
3. CHÚNG TA HÃY HỌC CÙNG ÐỨC GIÊ-SU
Nếu chúng ta muốn sống đẹp lòng Cha, chúng ta không còn cách nào khác là học cùng Chúa Giê-su Ki-tô, Con Cha. Người đã để lại cho chúng ta hai bài học tối quan trọng:
a. Bài học khiêm nhường, tự hạ và tự hủy:
Về Ðức Giê-su, Gio-an Tẩy Giả đã tuyên bố: "Có Ðấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi thì tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần" ( Mc 1, 7 - 8 ). Thế mà Ðức Giê-su đã tự mình tìm đến với Gio-an, xin Gio-an làm phép rửa cho mình. Nếu là chúng ta, nhất là khi chúng ta có chức, có quyền và có tiền, chắc chúng ta sẽ ngồi chờ những ai cần chúng ta đến với chúng ta, cầu cạnh, xin xỏ chúng ta, vì chúng ta cho rằng như thế mới phù hợp hơn chức vị của chúng ta.
b. Bài học liên đới và tự đồng hóa mình với tội nhân, với con người:
Ðức Giê-su là Ðấng vô tội, là Con yêu dấu của Chúa Cha, là Ðấng đầy Thánh Thần mà đã tự xếp vào hàng các tội nhân và các hối nhân để được Gio-an dìm xuống dòng sông. Nếu là chúng ta, nhất là khi chúng ta có chức vụ trong cộng đoàn hay được coi là người đạo đức, chắc chúng ta sẽ đứng tách ra một bên, ngồi riêng ra một bàn, xếp riêng vào một dẫy, để mọi người thấy chúng ta là hạng người khác và không "lẫn lộn" chúng ta với những người thấp kém, tầm thường, tội lỗi.
4. CHÚNG TA CÙNG SỐNG VÀ CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA:
Trong tuần mỗi ngày tôi đọc đi đọc lại đoạn Kinh Thánh sau đây, để cảm nghiệm được lòng Chúa Giê-su Ki-tô và tập sống theo Người:
"Ðức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người còn lại hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết trên cây thập tự." ( Pl 2, 5 - 8 ).
Lạy Cha, trong biến cố phép rửa của Chúa Giê-su Ki-tô, Cha đã công bố: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con". Bản thân con cũng rất muốn được Cha nói lời ấy với con.
Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa đã khiêm nhường, tự hạ, tự hủy, liên đới và tự đồng hóa mình với tội nhân và hối nhân để Mầu Nhiệm cao siêu và đời đời của Thiên Chúa được tỏ bày cho nhân loại, nhất là cho những kẻ tin. Xin Chúa giúp con cảm nhận được hạnh phúc ngọt ngào khi chọn sống khiêm cung, tự hạ, tự hủy, liên đới với con người như Chúa.
Lạy Chúa Thánh Thần là sức mạnh trong tâm hồn và hành động của Chúa Giê-su, Xin Chúa là sức mạnh trong tâm hồn và cuộc sống của con.
Giê-rô-ni-mô NGUYỄN VĂN NỘI