Sóng Ngầm
01-08-2009, 01:28 AM
Nguồn: Osin's blog (http://blog.360.yahoo.com/blog-_Q78P6g5br89WVUa77qC3PG4?p=7067)
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, khi vừa vào đến cổng trường, chúng tôi nhận được tin: Vào lúc mờ sáng, “Trung Quốc đã đem quân bắn giết dọc theo Biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta”. Sáng ấy, nhiều đứa trong chúng tôi đi thẳng từ trường phổ thông đến ủy ban nhân dân xã. Chúng tôi đăng ký nhập ngũ mà không kịp nói một câu với chính cha mẹ của mình.
“Quân bành trướng Bắc Kinh” đã kéo chúng tôi từ lớp học ra thẳng chiến trường. Nhưng, không hiểu sao nhà trường hôm nay, lại không nói gì về cuộc chiến tranh kéo dài thế giằng co hơn 10 năm ấy. Ba mươi năm trước, những “đàn trẻ nhỏ”, chạy “từ Biên giới về”. Ba mươi năm sau, những đứa trẻ ấy lớn lên và biết: Tháng 4/1956 nhân khi quân Pháp vừa rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc, lúc này đã trở thành “xã hội chủ nghĩa anh em”, chiếm đảo lớn nhất thuộc Hoàng Sa. Ngày 19-1-1974, sau khi Trung Quốc ký Thông cáo chung Thượng Hải với Mỹ và sau Hiệp Định Paris 1973, Mỹ rút lui khỏi Việt Nam, Trung Quốc, vẫn đang là “xã hội chủ nghĩa anh em”, đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, giết 58 chiến sỹ Hải Quân Sài Gòn, chiếm đảo. Ngày 14-3- 1988, Trung Quốc lại tấn công một số đảo đá của Trường Sa giết hại 74 người lính Hải quân Việt Nam và, từ đó, chiếm luôn những hòn đảo ấy.
Rồi ngày 12-11-2008, Trung Quốc tuyên bố đầu tư 29 tỷ USD cho một dự án “khảo sát và khai thác Biển Đông”. Trong đó, bao gồm cả những biển đảo của Việt Nam mà Trung Quốc vẫn còn chiếm giữ. Bốn tháng trước, 7-2008, khi hãng dầu khí Mỹ, ExxonMobil, hợp tác với Việt Nam trong một dự án thăm dò ở Nam Côn Sơn, Trung Quốc đã gây áp lực với ExxonMobil để họ phải rút lui. Năm 2007, Trung Quốc đã gây áp lực buộc BP ngưng hoạt động trong dự án dầu khí có vốn đầu tư 2 tỷ USD với Việt Nam ở hai vùng Mộc Tinh, Hải Thạch. Năm 1994, Trung Quốc phản đối hợp đồng dầu khí giữa Việt Nam và Mobil ở vùng Thanh Long. Chỉ hai năm sau khi họ ký hợp đồng thăm dò dầu khí với công ty Crestone ở vùng Vũng Mây-Tư Chính. Tàu Trung Quốc “đi lại nghênh ngang” ngoài Biển Đông, trong khi, các dự án của Việt Nam thì phải cay đắng rút lui mà không làm gì được.
Thế hệ chúng tôi, lớn lên “dưới mái trường xã hội chủ nghĩa”, có nhiều sự kiện xảy ra ở Thủ đô, ở Biên giới và ngoài Biển mà chúng tôi không hề được biết. Chúng tôi vẫn hát về Mao Trạch Đông như “mặt trời lên” khi mà “Bác Mao” lần lượt đem quân chiếm Hoàng Sa, rồi Trường Sa. Chúng tôi hát, “núi liền núi, sông liền sông” khi mà nhiều ngọn núi, khúc sông đã không còn nữa. Cho đến ngày 17-2… Được cầm súng, được “vạch mặt, chỉ tên” quân xâm lược cũng là hạnh phúc. Cho dù, nhiều khi ngẫm lại, sự thật chỉ được thông tin vừa lúc, đủ để chúng tôi tất tả lên đường.
Không như chúng tôi, các bạn trẻ hôm nay không ngồi chờ nhà trường “mớm” cho gì thì biết nấy. Nhưng bi kịch của họ lớn hơn… Thật không dễ dàng gì khi biết một kẻ đang rình rập bên ta mà vẫn phải nghe họ xưng là “láng giềng tốt”; một kẻ đem tàu chiến sang giết người giữ đảo của ta vẫn xưng là “đồng chí tốt”; một kẻ dùng áp lực để đuổi đối tác tìm dầu của ta mà vẫn nhận là “bạn bè tốt”; một kẻ ngang nhiên hút dầu ngoài biển của ta mà vẫn phải gọi là “đối tác tốt”.
Khi tôi đang viết entry này thì đọc được trên blog Nông Dân Gió Lào, người Trung Quốc sẽ tổ chức một lễ hội hoa đăng ở Hà Nội, dự kiện bế mạc vào ngày 17-2 năm nay. Nông Dân Gió Lào cũng dẫn tin trên Vietnamnet nói rằng, năm 2004, người Trung Quốc cũng đã tổ chức một lễ hội hoa đăng ở Đà Nẵng, khai mạc đúng vào ngày 19-1. Năm ấy, họ kết 30 cụm hoa đăng, theo Nông Dân Gió Lào, ứng với 30 năm ngày Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, một huyện đảo thuộc về Đà Nẵng (19/1/1974- 19/1/2004). Có thể bởi “tình đồng chí” mà khi cấp phép, chính quyền địa phương đã không quan tâm lắm đến sự trùng hợp này. Nhưng, Nông Dân Gió Lào cho rằng các “chú Tàu” thì không làm gì “ngẫu nhiên”, kể cả việc, hồi cuối tháng 11, họ cho tàu mang tên Trịnh Hòa, người mà họ nói là đã phát hiện ra Hoàng Sa và Trường Sa, cập vào Đà Nẵng.
Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm mấy đảo đá ở Trường Sa. Việt Nam chuyển sang đường lối quan hệ “đa phương”. Thật may mắn là Việt Nam đã không rơi vào tình thế “đơn phương” với một gã khổng lồ vừa đánh trộm vừa xưng là “anh em, đồng chí”.
Nhà nước có những lý do để cư xử với lân bang chín chắn. Nhưng, sự “bồng bột” của dân cũng cần thiết để sự thật, đôi khi, có cơ hội phơi bày. Người dân không bao giờ muốn chiến tranh, vì nếu nó xảy ra, chỉ có họ mới là người ra trận. Tôi đã nói chuyện với nhiều người dân ở Biên giới hồi tháng 3-1979. Tôi có nhiều người bạn là lính ở sư đoàn đóng quân tại Lạng Sơn trong ngày 17 tháng 2. Cái mà chúng ta nói là “chiến thắng” cũng đã phải trả bằng đầu rơi máu chảy.
Tôi có hơn 3 năm ở Campuchia trong giai đoạn chiến tranh, biết câu chuyện Khmer Đỏ chống lại Việt Nam chỉ 2 tuần sau khi nhờ Việt Nam mà có trong tay quyền bính. Biết, sau lưng Pol Pot có bàn tay của ai. Nhưng, tôi cũng đã gặp nhiều người Việt-Gốc-Hoa, trong số hơn 675 nghìn người Việt-Gốc-Hoa phải ra đi trong những năm sau 75, 78. Nhiều người lúc ấy không biết tiếng Hoa, nhiều người đã từ lâu coi mình là dân Việt. Nhiều người khi rời Việt Nam đã không chọn Trung Quốc như là tổ quốc. Vận nước, phải chăng đã không tránh được thế đối đầu? Trung Quốc năm nào cũng nhắc lại cuộc chiến 17-2-1979, tại sao Việt Nam lại không bàn về nó một cách công khai và rút ra bài học cho mình.
Tôi có mặt ở Hồ Gươm vào cái đêm bóng đá Việt Nam thắng Thái Lan ở lượt đi (24-12). Có mặt trên đường phố Sài Gòn ngay sau khi bóng đá Việt Nam vô địch (28-12). Đi trong thác lũ người tràn ra đường hôm ấy, nghĩ, chỉ bóng đá thôi ư mới có được sức mạnh thế này. Ngay từ thế kỷ 19, khi mà lãnh thổ của một quốc gia vẫn còn có thể mở rộng bằng chinh phục, Định ước Berlin 1885 và Tuyên bố Lausanne 1888, đã nói: “Dùng vũ lực để chiếm giữ một vùng lãnh thổ đã có chủ là một hành động phi pháp”. Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển (1982) cũng tái khẳng định tinh thần này. Chúng ta chưa có bom hạt nhân, chúng ta chưa có tàu to súng lớn. Đất nước ta rất nhỏ. Dân ta không nhiều. Sức mạnh của chúng ta chính là chủ quyền pháp lý.
Ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi chúng tôi sục sôi tiến về Biên giới, đảo vẫn mất mà đất nước lặng im. Thầy giáo dạy sử ở trường lặng im. Báo chí văn chương lặng im… Tôi không rõ không khí ở trong các phòng họp căng thẳng ra sao. Chỉ biết, nếu ngồi đó, tôi sẽ lạnh lưng khi bên ngoài im lặng. Chỉ có sát cánh với nhân dân mới có thêm sức mạnh, đừng để cho từng chiếc đũa bị tách ra và bẻ gãy từ từ.
VangAnh:
Một kẻ đang rình rập bên ta mà vẫn phải nghe họ xưng là “láng giềng tốt”; một kẻ đem tàu chiến sang giết người giữ đảo của ta vẫn xưng là “đồng chí tốt”; một kẻ dùng áp lực để đuổi đối tác tìm dầu của ta mà vẫn nhận là “bạn bè tốt”; một kẻ ngang nhiên hút dầu ngoài biển của ta mà vẫn phải gọi là “đối tác tốt”...
Nhớ HỊCH TƯỚNG SĨ!
DinhThang:
Bây giờ người yêu nước không những phải chống lại bọn Tàu cướp nước mà còn phải chống lại sự bắt bớ, đàn áp của chính những người tự xưng là bảo vệ cái đất nước này. Cay nghiệt, cay nghiệt!
Thỏ con:
Tại sao chỉ có trên blog?
Na Son:
Cần lắm những bài viết như thế này. Giá như nó được đăng trên báo, giá như...
LyDaiHoang:
Tôi là lính sư đoàn 242 mặt trận Quảng Ninh thuộc quân của tướng Nguyễn Sùng Lãm, đồng đội tôi, có người bị những tên Trung Quốc treo cổ tại dốc Bò Đái trong cuộc chiến 17/2/1979, nhưng giờ đây những ‘liệt sĩ’ này không một dòng tiếc thương, không một ngày kỷ niệm, tôi căm tức lũ bạc nhược hèn nhát.
Mr Truc:
Một sự lặng im quá đau đớn.
"Đi trong thác lũ người tràn ra đường hôm ấy, nghĩ, chỉ bóng đá thôi ư mới có được sức mạnh thế này?"
Chắc chắn là không! Thanh niên thời 30 năm trước sẵn sàng rời ghế nhà trường để ra mặt trận thì thanh niên ngày nay có thể làm được hơn thế.
Cháu xin phổ biến entry này cho bạn bè.
TVKT45:
Sử TQ có chép Vua Việt Câu Tiễn ăn c... Phù Sai để sau này phục quốc, có nghĩa là còn phải đợi mất nước, sau đó ăn c... rồi mới nghĩ đến việc cứu nước
X30:
Thế mà đã 30 năm.TQ luôn coi VN là bộ phận của họ hay là một loại chư hầu cứng đầu khó trị nhất gì đó mà hơn nữa các triều đại PK trước cũng chấp nhận để bảo vệ lợi ích cho quyền cai trị dân chúng của các vị vua đó!
Thạch lão gia:
Vẫn nhớ. Sáng hôm ấy 1 thằng nhóc 10 t đi câu cá thì nghe xôn xao. năm ngày sau thì lớp học có thêm 1 người bạn từ Lạng Sơn chạy về.
Đau lòng nhiều lắm. Đồng hương Đức Thọ cho em xin bài này nhé!
LuongHuynh:
Ngay đêm xuống đường mừng ĐT Việt Nam vô địch AFF Cup, tôi cũng cảm thấy chạnh lòng. Nếu cái không khí này dành cho ngày SV xuống đường phản đối trước ĐSQ TQ. Còn ở đây, trong khi từng tất đất của tổ tiên đang bị giày xéo từng ngày, chúng ta chỉ biết tụ tập ở đây, trên cái Thế Giới áo này mà than thân trách phận, mà "tự sướng"... buồn
100độ.com:
Anh Ôsin dạo này có vẻ bức xúc quá?
Chẳng nói đâu xa, đàm phán biên giới mới hôm kia kéo dài 31 tiếng nhưng người dân chỉ biết được vài dòng thông tin ngắn ngủi. Không biết hiện trạng lùi vào bao nhiêu, tiến xa bao nhiêu. Giữ kín thông tin thiết nghĩ như con dao hai lưỡi, đến lúc cần dân lại phải tự cứu lấy mình (thời nào chẳng thế phải không anh?)
Ngay cả anh nói cái vụ 17/2 này ra, 17/2 tới liệu bao nhiêu người biết được nỗi nhục đó, hay lại hân hoan ra đường? Anh có 'dám' viết ở đâu ngoài blog?
Phạm Tường Vân:
Hồi đó bọn em mới học lớp 2, sáng nào cũng hát "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới". Cả lớp bò ra viết thư cho các chú bội đội. Đứa nào đứa ấy viết hàng chục bức. Viết chai cả tay, rách giấy, tòe cả ngòi bút. Không biết chú bộ đội tên San Hô có nhận được lá thư nào như thế không? Em xin phép đưa bài nay về Blog nhé!
Nghia:
Bài Những đôi mắt mang hình viên đạn của Trần Tiến,
Hãy yên lòng mẹ ơi (Lưu Nhất Vũ),
Ngày mai anh lên đường (Thanh Trúc),
Hát mãi khúc quân hành (Diệp Minh Tuyền)
và phim Đất Mẹ của Hải Ninh (Bùi Bài Bình trong vai anh lính Nông Chí Hiếu)... tất cả gợi nhớ một thời... thật hào hùng!
Daily:
Đã tìm thấy chất "đại trượng phu" của Huy Đức!
Nhiều người muốn loan tải entry (thông tin) này... thì hiểu là, người dân đang có chung một uất hận...
Hẳn ko người Việt Nam nào quên Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam!
Jade:
Em nhớ mãi cái ngày 17/2/1979 Trung quốc đánh biên giới phía bắc. Ông trẻ em với bộ mặt thất thần đã chạy cả đêm từ Cao bằng về Hà nội. Khi xe tăng Trung quốc tiến vào thị xã Cao bằng, dân ta còn vẫy chào vì vẫn nghĩ Trung quốc là bạn. Nhà em ở phố cổ, vỉa hè trở thành giao thông hào. Quần áo gói sẵn, chỉ chờ thông báo là sơ tán khỏi Hà nội. Rồi sau đó, những người bạn của gia đinh gọi là người Việt gốc Hoa, một chữ tiếng Tàu không nói được, khóc sướt mướt chào ông bà em để đi. Rồi hàng xe tải thương binh cụt tay cụt chân trở về từ biên giới Tây nam. 20 năm sau, những người Việt gốc Hoa đó cũng khóc sướt mướt khi trở về thăm Việt nam. Việt nam đã trở thành quê hương của họ, chứ không phải là Trung Quốc. Cô đó đã phải năn nỉ hải quan để họ cho mang một cây khế lên máy bay mang về Đức. Ôi, "quê hương là chùm khế ngọt".
Mitdac:
Cảm ơn một con người dũng cảm! Cần phải được nhiều người đọc entry này!
Đoàn Chi Thuỳ:
...Tôi không rõ không khí ở các Blog căng thẳng ra sao. Chỉ biết, tôi sẽ lạnh lưng khi bên ngoài im lặng...
Khj3u:
Quá hay! nhưng tất cả bây giờ đều bị tứ chứng nan y:"mù, què, câm, điếc" hết rồi anh ơi, họ đâu có nghe dân nói!
Diem Huong:
Một dân tộc nếu không xây dựng tinh thần dân tộc cho dân tộc đó, thì dân tộc đó khó mà làm được gì cho chính bản thân của họ cả khi có chiến tranh và trong giai đọan xây dựng đất nước.
VN ngày nay quá yếu về mọi mặt, nhưng tệ nhất vẫn là tinh thần dân tộc đã không tìm thấy ở trong tim của 85 triệu dân Việt. Khóc mà uất hận.
Tiện đây tôi cũng thổ lộ tâm sự luôn: Tôi thường nói chuyện với bạn bè rằng: Dân tộc Việt Nam mà không thương chính bản thân dân tộc của mình thì thôi, chứ chẳng có dân tộc nào khác mà họ thương mình đâu? Dù Mỹ, Pháp, Anh, Nga, Cuba, Triều Tiên, Nhật Bản... Họ chơi với chúng ta tất cả đều là lợi ích của họ. Đừng bao giờ trông chờ ai. Hãy đi chính đôi chân của mình. Vì vậy hãy có một tấm lòng với chính những đồng lọai của mình.
Với những gì đang xảy ra. VN chúng ta phải xây dựng tinh thần dân tộc cho mọi người dân, cho thế hệ trẻ của chúng ta. Làm sao phải có được một thế hệ giám dấn thân, giám hy sinh vì dân tộc, vì đất nước và vì nhân dân.
Bên cạnh đó phải dân chủ hóa đất nước để mọi người dân VN có một môi trường tốt nhất để cống hiến và đóng góp cho dân tộc, cho đất nước. Để những nhà lãnh đạo phải là những người tài năng thực sự, có tâm huyết với đất nước thực sự. Để cho tình trạng như ngày nay là do những người lãnh đạo chưa đủ tài, chưa đủ tầm mà vẫn làm lãnh tụ của nước VN mình.
Chúng ta cứ nhìn Obama thì rõ, nghe Obama thuyết trình thì sẽ hiểu? để có được một lãnh đạo như vậy? chúng ta cần phải có một trường đào tạo nhân tài cho đất nước”ví dụ như Quốc Tử Giám của thời xưa”. Và phải tạo ra một môi trường mà những thế hệ trẻ có thể bày tỏ quan điểm, chứng kiến một cánh tự do. Đó là sân chơi để tạo nhân tài cho tương lai sau này. Chúng ta cứ nhìn Bill Clinton, Obama thi rõ. Bill và Obama có tài năng như vậy là bởi vì từ ghế nhà trường họ đã rèn luyện, họ đã gọt dũa nhân cách, đạo đức và tài năng theo thời gian và từ những vị trí bình thường cho đến những vị trí quan trọng của đất nước. Do vậy họ hiểu biết rất rộng, rất uyên bác và rất thực thế.
Chứ như chúng ta: Thủ Tướng phát biểu cũng phải cầm giấy đọc thì không ăn thua rồi. Mà đọc tiếng việt mới chết, giá mà đọc tiếng anh thì còn bào chưa là mình không giỏi ngọai ngữ.
Kukuhehe:
"đừng để cho từng chiếc đũa bị tách ra và bẻ gãy từ từ"!!!
DulichVietNam:
Chưa bao giờ em đọc một bài viết chính xác về TQ và hay đến mức độ như vậy! Cám ơn anh Huy Đức rất nhiều!
Đất nước có chủ quyền, Thế giới có trật tự. Một số đảo lớn nhỏ ở HS-TS mà TQ đang chiếm giữ một cách trái phép ở Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp và không được thế giới công nhận.
Tại sao chúng ta không lên tiếng đòi lại chủ quyền một cách chính đáng mà các thế hệ đi trước đã hy sinh xương máu để bảo vệ?
VD8407:
Em còn nhớ hồi đó đi đâu cũng nghe bài hát: “Quân xâm lược bành trướng dã man đã giày xéo mảnh đất tiền phương, lửa đã cháy, máu đã đổ trên khắp nẻo đường biên cương…” Rất tiếc là em không nhớ hết bài này. VTV đang trình chiếu phim tài liệu vạch trần tội ác ghê tởm tập đoàn Polpot, một nỗ lực rất đáng hoan nghênh. Còn sự kiện 17-2-1979 thì sao?
Đã 30 năm sau khi xảy ra 2 sự kiện đau buồn (cùng một kẻ chủ mưu) ở biên giới Tây Nam và phía Bắc, nhiều điều đã thay đổi nhưng có một điều chắc chắn không và sẽ không bao giờ thay đổi: lòng yêu nước thương nòi của người Việt. Điều này sẽ là sức mạnh vô biên của người dân Việt chống lại kẻ thù dù dù chúng hung bạo và trắng trợn đến mức nào đi nữa.
Dongsongxanh:
Một chính quyền không chịu thực thi dân chủ nên mãi mãi là kẻ bạc nhược, cúi đầu trước hung tàn
Kytaro:
Cháu đã được ở khu vực biên giới thuộc xã Đại Sơn, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, mình chỉ cách Trung Quốc một con sông, và ngày ngày chúng cứ buôn lậu, cứ bắt con gái mà mình cũng ko làm gì được. Nó sang bên mình chơi, thì mình nói nhẹ để nó về, mình sang bên nó, là nó bắn, nó đặt máy bơm chỏa nước làm lở bờ bên mình, còn mình thì chẳng có tiền mà vác máy bơm lên đó.... Chúng cháu ở đó tình nguyện 15 ngày mà ứa nước mắt, chỉ dám hô lớn 2 tiếng Việt Nam mà lực bất tòng tâm
Ngẫm lại, mình còn thua nó nhiều lắm, cũng khó để có thể đòi công bằng được, đất của Nga nó còn đòi về, VN mình nhỏ bé quá...
VietMedia:
Thiệt ra nước ta bị dồn vào thế phải cư xữ mềm dẽo... những từ "đồng chí tốt" hay "bạn bè tốt" mà bài viết mỉa mai ở trên chẳng qua cũng là từ ngoại giao... chúng ta có thể ôm hôn Hồ Cẩm Đào khi có cuộc viếng thăm đôi bên nhưng đó chỉ là bề ngoài ngoại giao, bên trong là đang phòng thủ... Tổng thống Bush đi nước nào cũng bị biểu tình chống đối trừ qua VN là được học sinh, sv cầm cờ vẩy chào mặc dù Mỹ từng lẻ kẻ thù của cả dân tộc VN... vì sao? vì đó là ngoại giao. Ngoại giao của nước yếu đối với nước mạnh không thể cư xử như nước mạnh so với nước yếu...
Đành rằng nhiều khi chính phủ tỏ thái độ "im lặng" một cách thái quá trước các ứng xữ của TQ khiến cho những con tim, dòng máu nóng của Việt Nam cảm thấy bị xúc phạm... nhưng tôi biết, họ cũng như mình... đang tìm ra một con đường có lợi nhất cho đất nước.
BusinessHoa:
Chú cho cháu copy về blog.
Hình như còn trận đánh biên giới nữa thì phải, 1984-1989
TQ đứng đằng sau Pol Pot, Khme Đỏ. Về sự việc này cháu xem 1 report, thấy thật là hãi hùng. Rồi cảnh tượng 3 lần xung đột biên giới với TQ, đầu người Việt rơi, máu người Việt chảy, nhưng tuổi trẻ hình như hoàn toàn khong biết. VN bị TQ ăn hiếp như vậy, nhưng lại gọi TQ là "đồng chí tốt", "anh em". Mao là tên diệt chủng, nhưng lại bắt ép con em tôn thờ Mao.
Xung đột biên giới cũng là lý do tại sao nhiều người Việt gốc Hoa phải di cư ra khỏi VN. Theo BH đọc thì sau những trận xung đột Việt Trung, chính quyền Việt Nam càng nghi ngờ vào lòng trung thành của khối người này. Chính Quyền VN ép bớ họ quá mức, từ kinh tế cho đến đi lại. Họ vượt biên và sau này nhiều người Việt khác cũng làm như họ. Người TQ cũng trung hoàn cảnh với người VN mình, đó là lý do tại Sao ở nước nào trên thế giới cũng có người TQ tị nạn.
Sau 3o năm, phố người Hoa tại thành phố HCM lại rất sầm uất, giàu có. Nhớ lại ngày 29/04/2008 chắc còn rất nhiều người ức, có vẻ như người Hoa được nhiều quyền lợi hơn là người Việt.
Tại sao phải nhún nhường đến 1 mức khó hiểu như vậy?
TTKH:
Osin thật xứng đáng được gọi là anh hùng. Bạn không chỉ dám nghĩ, mà còn dám làm dám viết và hay hơn hết là khi nói chuyện về đất nước dân tộc bạn đã bỏ mọi quyền lợi cá nhân sang bên để dùng tri thức nói chuyện hoà với con tim! Đáng khen thay!
Tập hợp thanh niên dân chủ:
Cảm ơn chú HĐ cho bài viết này. Giá như bài được đăng báo...
THTNDC xin phép chú được copy bài này.
Chúc chú gặp nhiều bình an và may mắn (TT 07 quản lý blog đã ban hành và đi vào áp dụng)
VN vô địch Đông Nam Á, cả một rừng cờ, hô vang "tự hào dân tộc". Vạn người đi bão
VN bị TQ lấn chiếm, lèo tèo người cầm cờ, không ai dám hô vang tự hào dân tộc... mà lại cảm thấy nhục nhã.
Bóng đá hình như thúc đẩy tình thần yêu nước hơn là chuyện đất biển VN bị chiếm đóng.
Mà chắc nhiều bạn trẻ cũng không biết để mà tự cảm thấy hổ thẹn, xấu hổ. Tiếc rằng bóng đá không xảy ra tháng tháng 1 lần.
Tự ru ngủ mình chăng?
Bác Đào Hiếu (http://daohieu.com/website/) đã viết hộ cho tuổi trẻ trong cuốn "Lạc Đường" (http://daohieu.com/website/?pg=tr&id=139). Bác Đào Hiếu còn trích dẫn Milovan Djilas, cựu chính trị gia Nam Tư cũ người cũng đã viết từ chiêm nghiệm chính cuộc đời mình cho tuổi trẻ tại các nước cộng sản Đông Âu, đặc biệt là Nam Tư:
"Hai mươi tuổi, không làm cộng sản là không có trái tim"
"Bốn mươi tuổi, còn làm cộng sản là không có cái đầu"
Ở tuổi 20 thời đó suy cho cùng chỉ là vì ngọn lửa trái tim cháy mạnh quá nên đã gia nhập vào "cộng sản" mà thôi. Tiếc là mỗi con người chỉ có một tuổi trẻ.
GS Hoàng Tụy có viết: Trong khi đó, các thế hệ trí thức được đào tạo sau này ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũ một cách bài bản, lớn lên trong nền giáo dục thấm nhuần lý tưởng xã hội chủ nghĩa cao đẹp, hằng ngày được gián tiếp hay trực tiếp bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động, ghét bóc lột, xả thân vì dân vì nước... mà sao có vẻ như phẩm chất không được như ta kỳ vọng.
GL:
Cám ơn anh Huy Đức về bài viết xúc động này. Xin được nghiêng mình trước những người lính đã đổ xương máu bảo vệ Tổ quốc. Nhà nước này có thể quên công lao xương máu của các anh nhưng Dân tộc Việt nam sẽ không bao giờ quên.
Chắc chắn trong số 170 Ủy viên trung ương đang họp ở Ba đình phải có vài người là đồng đội của anh 30 năm trước. Hi vọng bài viết này sẽ giúp họ đủ can đảm đứng lên nói tiếng nói của Nhan dân.
Larry:
Vì sao “hãng dầu khí Mỹ, Exxon Mobil, hợp tác với Việt Nam trong một dự án thăm dò ở Nam Côn Sơn đã phải rút lui, BP ngưng hoạt động trong dự án dầu khí có vốn đầu tư 2 tỷ USD với Việt Nam ở hai vùng Mộc Tinh, Hải Thạch, và Mobil không ký hợp đồng dầu khí giữa Việt Nam ở vùng Thanh Long?”
Vì áp lực của Trung Quốc – như bạn nói. Tôi không tin Mỹ, Anh cũng “sợ” Trung Quốc, mà e rằng vì Nhà nước VN không CÒN đủ bằng cớ để thuyết phục cả thế giới tin rằng các huyện đảo đó vẫn là lãnh thổ hợp pháp của VN.
Trước khi lao vào một cuộc chiến tranh không cân sức, thiết tưởng cũng cần nên xem lại mình còn có đủ chính nghĩa hay không. Điều đó lý giải chuyện “Nhà nước có những lý do để cư xử với lân bang chín chắn”.
Cám ơn bài viết của bạn.
Tết - Tết - Tết sắp đến rồi, Tết đến trong tim mọi người.
Thanh:
Một hành động mà mọi người có thể làm lúc nầy là dấy lên phong trào tẩy chay hàng Made in China !
Thay vì "Yêu nước là yêu CNXH" hảy thay bằng
YÊU NƯỚC LÀ KHÔNG XÀI HÀNG TQ!
Justice:
Trong quan hệ chính trị giữa VN và TQ, thái độ của chúng ta thể hiện qua bạc nhược. Không được nói bất cứ gì không đẹp về Tàu (trong phạm vi chính trị). Cụ thể như sự kiện rước đuốc Olympic 2008 bị tẩy chay dữ dội khi đi qua châu Âu mà không báo Việt nào đưa tin cả.
Cám ơn chú Osin về bài viết rất xúc động và dũng cảm này.
NguyenKien:
Mọi người hãy thể hiện lòng yêu nước, căm thù quân cướp nước bằng cách đồng loạt copy bày này về blog của mình nhé.
Phương Nguyễn:
Nhà cầm quyền của ta chỉ lo giữ ghế, phải dựa vào "đồng chí tốt" để giữ địa vị, đất nước hay nhân dân gì cũng mặc. Khi nào quyền lợi của dân của được được coi trọng hơn quyền lợi của kẻ cầm quyền thì tình hình mới có thể khác, còn bây giờ có nói nhiều cũng vô ích thôi. Ngai vàng muôn năm, muôn năm, muôn năm, dân chúng chỉ là vật lót đường, lịch sử là để tô vẽ!
Du Lam:
Ngày 17/2/1979 tôi là người lính sau ba năm nhập ngũ đang ở chiến trường K được rút về để thành lập Quân đoàn 7 bằng gom lính chiến của các đơn vị lại để ra biên giới Việt Trung, từ địa ngục trần gian nầy sang địa ngục trần gian khác, thoát lưỡi hái tử thần nơi nầy lại kê cổ vào lưỡi hái khác. Nhưng làm người lính mà không tác chiến, để bụng phệ ra vì làm kinh tế nghe nó vô duyên khi đất nước vẫn còn bị xâm lược. Ở hình thức nào thì người lính phải là người lính. Canh giữ biển trời và từng tất đất của tổ quốc, người ta dạy cho người lính điều đó nhưng lại để người lính đứng nhìn quê hương từng mãng... giả từ đất mẹ. Cuộc chiến không bài hát, không tiếng súng mà mất mát nhiều khi cả đôi bên cùng ăn mừng... chiến thắng...
Lão độc hành:
Kẻ thù trước mặt, sau lưng... thiệt đau đớn lắm thay...?
Quang:
Nhà trường day sử như thế thì không lạ gì khi hoc sinh bây giờ không biết gì lịch sử dân tộc. Lịch sử gì mà toàn nhồi nhét chính trị, những cái cần học thì không dạy.
Bài viết hay quá. Cám ơn bác Osin.
Mac Anh Hao:
Không tội lỗi nào bằng tội lỗi của những kẻ làm mòn đi và thui chột đi niềm tự hào dân tộc và chí khí yêu nước của cả 1 dân tộc. Thương thay con dân đất Việt! Và oán thay những kẻ mang dòng máu Việt nhưng chất Việt đã không còn khi ở cương vị của một tầng lớp khác!
TNT:
1979: Trung Quốc đánh Việt Nam, chiến thắng nằm ở chỗ TQ nó không chiếm được miếng đất nào của mình. Và mình cũng đánh ngang ngửa vì còn kho vũ khi của Mỹ để lại,cũng như lực lượng quân số lớn sau chiến thắng 1975.
1984-1988: Trung Quốc lại đánh vào biên giới phía Bắc Việt Nam,cuộc chiến này được ém nhẹm và rất ít người biết...Là 1 sự thất bại toàn diện của quân đội VN trước TQ, nhiều khu vực đã bị chiếm,nhiều ngọn núi ko thể lấy lại...để sau này 'cắm mốc' thành đất chủ quyền của TQ luôn!!!
Mình chỉ muốn những sự kiện này kể cả thất bại trong các cuộc chiến ở QĐ Trường Sa, Hoàng Sa được ghi vào sử sách VN để con cháu,những thế hệ học sinh nhận thức được về trách nhiệm của mình cho đất nước. Từ đó cố gắng,phấn đấu nhiều hơn vì tương lai đất nước.
Cuộc chiến biên giới Việt-Trung (http://blog.360.yahoo.com/blog-3EKrmQAlbr_q7X6NhhuriQ--?cq=1&p=687)
Thang bom:
Nếu đất nước ta có nhiều nhà báo dám lên tiếng như chú Huy Đức thì vận mệnh nước còn được cứu, chứ như hiện nay thì mọi người quá thờ ơ với những vấn đề của đất nước.
Chúng ta hãy dấy lên phong trào tẩy chay hàng "made in China" là vừa rồi. Không nên tiếp tay với bọn Tàu mà cướp đất cướp biển của quê hương đất nước.
Zahu:
Hôm nay 7/1 có bài này http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=296251&ChannelID=3
Hy vọng ngày 17/2 có bài kế tiếp...
Teoh:
Em cững tự hỏi, chẳng lẽ dòng thác đỏ cuồn cuộn đó chỉ vì trò chơi giải trí và phù phiếm bóng đá thôi sao?
VietDung:
Điều rút ra bài học sương máu về thế nào là đồng minh Mỹ cũng vậy trung quốc cũng vậy ai cũng vậy thôi. Thật cay đắng cho Việt Nam khi không thể có một đồng minh là cho đúng nghĩa mặc dù ta rất mong muốn điều đó. Thật cay đắng khi trong cả hai lần 79 & 88 đồng minh duy nhất của mình chỉ trơ mắt ra nhìn đặc biệt năm 88 chúng chỉ phè phỡn ở cam ranh? Nhưng cay đắng hơn khi ta dường như không chịu hiểu? Tất cả chỉ lợi dụng Việt Nam là chỉ là con tốt thí, không có lý tưởng gì hết, chỉ có quyền lợi là duy nhất? chỉ lo ăn chơi tham nhũng. Liệu ai có thể tập hợp được sức mạnh như thời chống Mỹ.
Tautang:
1 bài tâm huyết. không biết bài này có đi theo lề phải cuả ban tuyên giáo và đám 4T không ?
mấy chú TQ này tham quá,
VN đã cắt hẳn ải nam quan cho rồi mà vần không chịu ... chắc phải cắt luôn HN thì mấy chú mới chịu chắc
"Thật không dễ dàng gì khi biết một kẻ đang rình rập bên ta mà vẫn phải nghe họ xưng là “láng giềng tốt”; một kẻ đem tàu chiến sang giết người giữ đảo của ta vẫn xưng là “đồng chí tốt”; một kẻ dùng áp lực để đuổi đối tác tìm dầu của ta mà vẫn nhận là “bạn bè tốt”; một kẻ ngang nhiên hút dầu ngoài biển của ta mà vẫn phải gọi là “đối tác tốt”.
cái này có bi kịch bằng những kẻ rút máu nhân dân nhưng vẫn xưng là "đầy tớ nhân dân" ? có bi kịch bằng cái chữ tự do ở VN khi mà chỉ có vì bóng đá mói được xuống đường cầm cờ , còn lên tiếng phản đối TQ xâm lược thì bị coi là phản động ? có bi kịch bằng hàng triệu người còn không biết là ải nam quan đã thuộc về ... dồng chí anh em TQ ? có xấu hổ bằng campuchia, ba mưoi năm sau nguy cơ tuyệt chủng đã vươn mình mạnh mẽ hơn VN thống nhất XHCN sau ba mưoi năm ...
Công ơn Đẳng và nhà nước vô bờ bến!
ND:
Khắc máu ghi xương. Xin đọc Bùi Minh Quốc về âm mưu diễn biến hòa bình của Trung Quốc (http://www.viet-studies.info/kinhte/BuiMinhQuoc_ChongDienBienHoaBinh.htm). Một câu hỏi đặt ra: "Trong lãnh đạo có gián điệp Trung Quốc?":
Thang:
Việc lày đã có nhà lước no! (Chúng mày không được yêu nước!)
Đây là ý kiến tự phát của... Bà con, không phải là ý của nhà lước.
...Đau!!!
Cactus:
Lứa tụi em lúc ấy, mỗi buổi sáng trước giờ học luôn cùng hát vang bài hát chống quân bành trướng Bắc Kinh, những người anh của các bạn trong lớp ra đi, có người chỉ 2 tháng sau đã về - bằng tin tử sĩ hoặc, hoặc thành thương binh. Muôn đời này, TQ không thể nào là bạn của dân tộc chúng ta được.
Cảm ơn hào khí của anh đã khơi dậy trong thế hệ tụi em!
StevenZero:
Thứ 1: Lo lắng cho anh sau bài viết này (vì nó quá nhạy cảm)
Thứ 2: Vui vì biết rằng thế hệ trẻ và trí thức rất quan tâm đến các vấn đề này (qua lượng comment)
Thứ 3: Buồn vì sao mình vẫn dốt mặc dù đã xem nhiều hiểu nhiều nhưng cũng không biết được các cuộc chiến thầm lặng như vầy
Thứ 4: Một nén hương cho các chiến sỹ đã thầm lặng hy sinh, và chắc chắc một ngày nào đó tên các anh sẽ được nhắc đến (chắc chắc lúc đó tên nước VN đã đổi )
Thứ 5: Hy vọng sẽ có thêm các entry tương tự như vầy để thế hệ trẻ tụi em được biết phần nào sự thật. bây giờ bỏ tiền ra mua tờ báo TN, TT thấy phí quá, thà cho ăn mày còn hơn.
Hoàng Sa - Trường Sa:
Trong XHCN VN hiện nay, hình như bóng đá mới thúc đẩy được tinh thần yêu nước, dân tộc trong NHIỀU tuổi trẻ bây giờ. Nếu không có bóng đá, mà chỉ là cảnh TQ bắn chết ngư dân VN, hả hê xâm chiếm lãnh thổ hải bộ của VN chắc sẽ làm nhiều cô chú lớn tuổi tưởng rằng Tuổi Trẻ không yêu nước.
Osin: Chúng ta chưa có bom hạt nhân, chúng ta chưa có tàu to súng lớn. Đất nước ta rất nhỏ. Dân ta không nhiều. Sức mạnh của chúng ta chính là chủ quyền pháp lý.
Buồn thay cho cả 4 (7 8 9 2) thế hệ, buồn cho cả một đất nước, dân tộc."
"Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới" được nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác ngày 18/2/79 chỉ một ngày sau khi TQ ồ ạt tấn công nước ta.
Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới,
Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới,
Quân xâm lược bành trướng dã man đã giày xéo mảnh đất tiền phương,
Lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương,
Đất nước của ngàn chiến công,
Đang sục sôi khí thế hào hùng,
Những Chi Lăng Bạch Đằng Đống Đa đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca,
Việt Nam ôi đất Việt yêu thương,
Lịch sử đã trao cho người một sứ mệnh thiêng liêng,
Mang trên mình còn lắm vết thương người vẫn hiên ngang ra chiến trường,
Vì một lẽ sống cao đẹp vì mọi người, độc lập tự do!
Có người kể lại rằng "Những năm 79, khí thế chống Trung Quốc ở nước ta sục sôi lắm. Loa công cộng cũng như trên đài Tiếng nói Việt Nam liên tục phát lên những ca khúc hào hùng như thế để động viên nhân dân cả nước sẵn sàng cầm súng. Ý thức về độc lập dân tộc dâng cao tuyệt đối trong tâm trí mỗi người. Xe tăng do Liên Xô viện trợ từ Cảng Hải Phòng đỗ đầy chặt các đường phố. Tôi nhớ đã từng được trèo lên một chiếc xe tăng to đùng trên sân vận động Lạc Viên. Cảm thấy sung sướng lắm, tự hào lắm. Hồi đấy đã từng ước gì được lái chiếc xe tăng đó chạy thẳng sang Bắc Kinh để bắn tan quảng trường Thiên An Môn của Trung Quốc để trả thù cho đồng bào 6 tỉnh miền núi phía Bắc."
Chúng ta biết rằng sau năm 1975 nước ta mới gọi là chấm dứt được một cuộc chiến tranh liên miên hơn cả thế kỷ nếu tính từ khi quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta từ năm 1858. Nhưng chúng ta vẫn chấp nhận "Mang trên mình còn lắm vết thương vẫn hiên ngang ra chiến trường" để thấy rằng tinh thần quật cường đánh đuổi ngoại xâm đến cùng của dân tộc Việt Nam, do vậy hà cớ gì mà ngày nay ta phải sợ TQ cơ chứ, nếu nhìn vào lịch sử TQ mới chính là người phải nể phục Việt Nam mới đúng, tình thần dân tộc của tuổi trẻ VN bây giờ cũng có thừa nó như một quả bom chỉ cần một ngòi nổ là nổ tung, chỉ có vấn đề là ai mới có thể làm ngòi nổ cho quả bom đó, rõ ràng chỉ có những người đang lãnh đạo đất nước mới làm ngòi nổ cho tinh thần dân tộc được. Không phải cả 4 thế hệ đành ngậm ngùi đâu mà tại vì chúng ta đang thiếu tự tin vào chính mình nên nhiều người lầm tưởng như T Hợp... nói, mà nguyên nhân của sự thiếu tự tin có lẽ là do chính sách giấu diếm thông tin và e ngại TQ, cũng như quán tính của thời Liên Xô cũ.
Thu:
Hix! Mấy bác cứ đánh giá thấp các bác 4T, Tuyên giáo, AN để doạ dẫm nhà báo. Bây giờ là mấy giờ mà người ta lại làm khó dễ nhà báo chỉ vì anh ta khơi dậy ý thức về chủ quyền của Tổ quốc và cảnh giác với giặc ngoại xâm. Họ đâu phản động đến mức đó. Họ cũng có cái đầu, có một trái tim và cũng lo mắc nợ với thế hệ sau chứ...
Free Wind:
Tại sao phải đợi hào kiệt, phải trông chờ một vài cá nhân nào đó? Sức mạnh của đất nước nằm trong tay nhân dân phải ko?
Vậy mà cứ nghe hoài "rằng ko phải chuyện của con kiến", "rằng nhà nước sẽ lo...", "rằng đừng để phản động len vào?"
Rốt cuộc ai đang là phản động đây???
Lữ khách:
Phải đề nghị Nxb Sự Thật, nay là Chính Trị Quốc Gia, tái bản SÁCH TRẮNG: "SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VN-TQ".
Và bổ sung thêm bài viết này của Huy Đức. Rất cảm ơn anh đã có một bài viết thật sắc bén và lay động lòng người.
Tony:
Tôi đã từng trích máu viết bản phản kháng quân xâm lược TQ. Tôi đã từng ôm đàn cùng học trò hát vang giữa ruộng đồng mênh mông của vùng đồng bằng châu thổ Cửu Long:
Bốn mươi thế kỷ cùng căm giận
Kẻ thù phương Bắc có lúc nào nguôi
Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận
Một dải non sông gấm vóc xanh tươi
Một tiếng hét vang cả nước lên đường....
Bốn mươi thế kỷ cùng căm giận...
Rồi tôi quy cố hương trong ánh đèn rực rỡ của thời mở cửa, âm thầm sống, âm thầm buồn tủi theo vận nước nổi trôi...
Cảm ơn Ôsin đã viết thay cho sự im lặng nghẹn ngào của tôi.
Người trẻ:
@Thu N: Comment của bạn mới thể hiện việc bạn "đánh giá thấp các bác 4T, Tuyên giáo, AN". Bây giờ rõ ràng là thời mà người ta không làm khó dễ nhà báo chỉ vì anh ta "khơi dậy ý thức về chủ quyền của Tổ quốc và cảnh giác với giặc ngoại xâm". Người ta không ngốc đến mức nói rõ lý do trên như bạn nghĩ đâu! Người ta khép anh ấy vào tội trốn thuế, vào tội vi phạm an toàn giao thông nào đấy... Họ cũng có cái đầu, có một trái tim nhưng chuyện họ lo mắc nợ với thế hệ sau thì chưa chắc!
For daughter:
Anh Huy Đức luôn có cách diễn đạt dễ hiểu, đánh thức cảm xúc của người đọc. Một giai đoạn lịch sử bị mờ không được nhắc đến trong các giáo trình lịch sử, những sư hy sinh không được đáp đền...
Chả biết có người Nhớn nào đọc bài này không?
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, khi vừa vào đến cổng trường, chúng tôi nhận được tin: Vào lúc mờ sáng, “Trung Quốc đã đem quân bắn giết dọc theo Biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta”. Sáng ấy, nhiều đứa trong chúng tôi đi thẳng từ trường phổ thông đến ủy ban nhân dân xã. Chúng tôi đăng ký nhập ngũ mà không kịp nói một câu với chính cha mẹ của mình.
“Quân bành trướng Bắc Kinh” đã kéo chúng tôi từ lớp học ra thẳng chiến trường. Nhưng, không hiểu sao nhà trường hôm nay, lại không nói gì về cuộc chiến tranh kéo dài thế giằng co hơn 10 năm ấy. Ba mươi năm trước, những “đàn trẻ nhỏ”, chạy “từ Biên giới về”. Ba mươi năm sau, những đứa trẻ ấy lớn lên và biết: Tháng 4/1956 nhân khi quân Pháp vừa rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc, lúc này đã trở thành “xã hội chủ nghĩa anh em”, chiếm đảo lớn nhất thuộc Hoàng Sa. Ngày 19-1-1974, sau khi Trung Quốc ký Thông cáo chung Thượng Hải với Mỹ và sau Hiệp Định Paris 1973, Mỹ rút lui khỏi Việt Nam, Trung Quốc, vẫn đang là “xã hội chủ nghĩa anh em”, đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, giết 58 chiến sỹ Hải Quân Sài Gòn, chiếm đảo. Ngày 14-3- 1988, Trung Quốc lại tấn công một số đảo đá của Trường Sa giết hại 74 người lính Hải quân Việt Nam và, từ đó, chiếm luôn những hòn đảo ấy.
Rồi ngày 12-11-2008, Trung Quốc tuyên bố đầu tư 29 tỷ USD cho một dự án “khảo sát và khai thác Biển Đông”. Trong đó, bao gồm cả những biển đảo của Việt Nam mà Trung Quốc vẫn còn chiếm giữ. Bốn tháng trước, 7-2008, khi hãng dầu khí Mỹ, ExxonMobil, hợp tác với Việt Nam trong một dự án thăm dò ở Nam Côn Sơn, Trung Quốc đã gây áp lực với ExxonMobil để họ phải rút lui. Năm 2007, Trung Quốc đã gây áp lực buộc BP ngưng hoạt động trong dự án dầu khí có vốn đầu tư 2 tỷ USD với Việt Nam ở hai vùng Mộc Tinh, Hải Thạch. Năm 1994, Trung Quốc phản đối hợp đồng dầu khí giữa Việt Nam và Mobil ở vùng Thanh Long. Chỉ hai năm sau khi họ ký hợp đồng thăm dò dầu khí với công ty Crestone ở vùng Vũng Mây-Tư Chính. Tàu Trung Quốc “đi lại nghênh ngang” ngoài Biển Đông, trong khi, các dự án của Việt Nam thì phải cay đắng rút lui mà không làm gì được.
Thế hệ chúng tôi, lớn lên “dưới mái trường xã hội chủ nghĩa”, có nhiều sự kiện xảy ra ở Thủ đô, ở Biên giới và ngoài Biển mà chúng tôi không hề được biết. Chúng tôi vẫn hát về Mao Trạch Đông như “mặt trời lên” khi mà “Bác Mao” lần lượt đem quân chiếm Hoàng Sa, rồi Trường Sa. Chúng tôi hát, “núi liền núi, sông liền sông” khi mà nhiều ngọn núi, khúc sông đã không còn nữa. Cho đến ngày 17-2… Được cầm súng, được “vạch mặt, chỉ tên” quân xâm lược cũng là hạnh phúc. Cho dù, nhiều khi ngẫm lại, sự thật chỉ được thông tin vừa lúc, đủ để chúng tôi tất tả lên đường.
Không như chúng tôi, các bạn trẻ hôm nay không ngồi chờ nhà trường “mớm” cho gì thì biết nấy. Nhưng bi kịch của họ lớn hơn… Thật không dễ dàng gì khi biết một kẻ đang rình rập bên ta mà vẫn phải nghe họ xưng là “láng giềng tốt”; một kẻ đem tàu chiến sang giết người giữ đảo của ta vẫn xưng là “đồng chí tốt”; một kẻ dùng áp lực để đuổi đối tác tìm dầu của ta mà vẫn nhận là “bạn bè tốt”; một kẻ ngang nhiên hút dầu ngoài biển của ta mà vẫn phải gọi là “đối tác tốt”.
Khi tôi đang viết entry này thì đọc được trên blog Nông Dân Gió Lào, người Trung Quốc sẽ tổ chức một lễ hội hoa đăng ở Hà Nội, dự kiện bế mạc vào ngày 17-2 năm nay. Nông Dân Gió Lào cũng dẫn tin trên Vietnamnet nói rằng, năm 2004, người Trung Quốc cũng đã tổ chức một lễ hội hoa đăng ở Đà Nẵng, khai mạc đúng vào ngày 19-1. Năm ấy, họ kết 30 cụm hoa đăng, theo Nông Dân Gió Lào, ứng với 30 năm ngày Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, một huyện đảo thuộc về Đà Nẵng (19/1/1974- 19/1/2004). Có thể bởi “tình đồng chí” mà khi cấp phép, chính quyền địa phương đã không quan tâm lắm đến sự trùng hợp này. Nhưng, Nông Dân Gió Lào cho rằng các “chú Tàu” thì không làm gì “ngẫu nhiên”, kể cả việc, hồi cuối tháng 11, họ cho tàu mang tên Trịnh Hòa, người mà họ nói là đã phát hiện ra Hoàng Sa và Trường Sa, cập vào Đà Nẵng.
Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm mấy đảo đá ở Trường Sa. Việt Nam chuyển sang đường lối quan hệ “đa phương”. Thật may mắn là Việt Nam đã không rơi vào tình thế “đơn phương” với một gã khổng lồ vừa đánh trộm vừa xưng là “anh em, đồng chí”.
Nhà nước có những lý do để cư xử với lân bang chín chắn. Nhưng, sự “bồng bột” của dân cũng cần thiết để sự thật, đôi khi, có cơ hội phơi bày. Người dân không bao giờ muốn chiến tranh, vì nếu nó xảy ra, chỉ có họ mới là người ra trận. Tôi đã nói chuyện với nhiều người dân ở Biên giới hồi tháng 3-1979. Tôi có nhiều người bạn là lính ở sư đoàn đóng quân tại Lạng Sơn trong ngày 17 tháng 2. Cái mà chúng ta nói là “chiến thắng” cũng đã phải trả bằng đầu rơi máu chảy.
Tôi có hơn 3 năm ở Campuchia trong giai đoạn chiến tranh, biết câu chuyện Khmer Đỏ chống lại Việt Nam chỉ 2 tuần sau khi nhờ Việt Nam mà có trong tay quyền bính. Biết, sau lưng Pol Pot có bàn tay của ai. Nhưng, tôi cũng đã gặp nhiều người Việt-Gốc-Hoa, trong số hơn 675 nghìn người Việt-Gốc-Hoa phải ra đi trong những năm sau 75, 78. Nhiều người lúc ấy không biết tiếng Hoa, nhiều người đã từ lâu coi mình là dân Việt. Nhiều người khi rời Việt Nam đã không chọn Trung Quốc như là tổ quốc. Vận nước, phải chăng đã không tránh được thế đối đầu? Trung Quốc năm nào cũng nhắc lại cuộc chiến 17-2-1979, tại sao Việt Nam lại không bàn về nó một cách công khai và rút ra bài học cho mình.
Tôi có mặt ở Hồ Gươm vào cái đêm bóng đá Việt Nam thắng Thái Lan ở lượt đi (24-12). Có mặt trên đường phố Sài Gòn ngay sau khi bóng đá Việt Nam vô địch (28-12). Đi trong thác lũ người tràn ra đường hôm ấy, nghĩ, chỉ bóng đá thôi ư mới có được sức mạnh thế này. Ngay từ thế kỷ 19, khi mà lãnh thổ của một quốc gia vẫn còn có thể mở rộng bằng chinh phục, Định ước Berlin 1885 và Tuyên bố Lausanne 1888, đã nói: “Dùng vũ lực để chiếm giữ một vùng lãnh thổ đã có chủ là một hành động phi pháp”. Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển (1982) cũng tái khẳng định tinh thần này. Chúng ta chưa có bom hạt nhân, chúng ta chưa có tàu to súng lớn. Đất nước ta rất nhỏ. Dân ta không nhiều. Sức mạnh của chúng ta chính là chủ quyền pháp lý.
Ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi chúng tôi sục sôi tiến về Biên giới, đảo vẫn mất mà đất nước lặng im. Thầy giáo dạy sử ở trường lặng im. Báo chí văn chương lặng im… Tôi không rõ không khí ở trong các phòng họp căng thẳng ra sao. Chỉ biết, nếu ngồi đó, tôi sẽ lạnh lưng khi bên ngoài im lặng. Chỉ có sát cánh với nhân dân mới có thêm sức mạnh, đừng để cho từng chiếc đũa bị tách ra và bẻ gãy từ từ.
VangAnh:
Một kẻ đang rình rập bên ta mà vẫn phải nghe họ xưng là “láng giềng tốt”; một kẻ đem tàu chiến sang giết người giữ đảo của ta vẫn xưng là “đồng chí tốt”; một kẻ dùng áp lực để đuổi đối tác tìm dầu của ta mà vẫn nhận là “bạn bè tốt”; một kẻ ngang nhiên hút dầu ngoài biển của ta mà vẫn phải gọi là “đối tác tốt”...
Nhớ HỊCH TƯỚNG SĨ!
DinhThang:
Bây giờ người yêu nước không những phải chống lại bọn Tàu cướp nước mà còn phải chống lại sự bắt bớ, đàn áp của chính những người tự xưng là bảo vệ cái đất nước này. Cay nghiệt, cay nghiệt!
Thỏ con:
Tại sao chỉ có trên blog?
Na Son:
Cần lắm những bài viết như thế này. Giá như nó được đăng trên báo, giá như...
LyDaiHoang:
Tôi là lính sư đoàn 242 mặt trận Quảng Ninh thuộc quân của tướng Nguyễn Sùng Lãm, đồng đội tôi, có người bị những tên Trung Quốc treo cổ tại dốc Bò Đái trong cuộc chiến 17/2/1979, nhưng giờ đây những ‘liệt sĩ’ này không một dòng tiếc thương, không một ngày kỷ niệm, tôi căm tức lũ bạc nhược hèn nhát.
Mr Truc:
Một sự lặng im quá đau đớn.
"Đi trong thác lũ người tràn ra đường hôm ấy, nghĩ, chỉ bóng đá thôi ư mới có được sức mạnh thế này?"
Chắc chắn là không! Thanh niên thời 30 năm trước sẵn sàng rời ghế nhà trường để ra mặt trận thì thanh niên ngày nay có thể làm được hơn thế.
Cháu xin phổ biến entry này cho bạn bè.
TVKT45:
Sử TQ có chép Vua Việt Câu Tiễn ăn c... Phù Sai để sau này phục quốc, có nghĩa là còn phải đợi mất nước, sau đó ăn c... rồi mới nghĩ đến việc cứu nước
X30:
Thế mà đã 30 năm.TQ luôn coi VN là bộ phận của họ hay là một loại chư hầu cứng đầu khó trị nhất gì đó mà hơn nữa các triều đại PK trước cũng chấp nhận để bảo vệ lợi ích cho quyền cai trị dân chúng của các vị vua đó!
Thạch lão gia:
Vẫn nhớ. Sáng hôm ấy 1 thằng nhóc 10 t đi câu cá thì nghe xôn xao. năm ngày sau thì lớp học có thêm 1 người bạn từ Lạng Sơn chạy về.
Đau lòng nhiều lắm. Đồng hương Đức Thọ cho em xin bài này nhé!
LuongHuynh:
Ngay đêm xuống đường mừng ĐT Việt Nam vô địch AFF Cup, tôi cũng cảm thấy chạnh lòng. Nếu cái không khí này dành cho ngày SV xuống đường phản đối trước ĐSQ TQ. Còn ở đây, trong khi từng tất đất của tổ tiên đang bị giày xéo từng ngày, chúng ta chỉ biết tụ tập ở đây, trên cái Thế Giới áo này mà than thân trách phận, mà "tự sướng"... buồn
100độ.com:
Anh Ôsin dạo này có vẻ bức xúc quá?
Chẳng nói đâu xa, đàm phán biên giới mới hôm kia kéo dài 31 tiếng nhưng người dân chỉ biết được vài dòng thông tin ngắn ngủi. Không biết hiện trạng lùi vào bao nhiêu, tiến xa bao nhiêu. Giữ kín thông tin thiết nghĩ như con dao hai lưỡi, đến lúc cần dân lại phải tự cứu lấy mình (thời nào chẳng thế phải không anh?)
Ngay cả anh nói cái vụ 17/2 này ra, 17/2 tới liệu bao nhiêu người biết được nỗi nhục đó, hay lại hân hoan ra đường? Anh có 'dám' viết ở đâu ngoài blog?
Phạm Tường Vân:
Hồi đó bọn em mới học lớp 2, sáng nào cũng hát "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới". Cả lớp bò ra viết thư cho các chú bội đội. Đứa nào đứa ấy viết hàng chục bức. Viết chai cả tay, rách giấy, tòe cả ngòi bút. Không biết chú bộ đội tên San Hô có nhận được lá thư nào như thế không? Em xin phép đưa bài nay về Blog nhé!
Nghia:
Bài Những đôi mắt mang hình viên đạn của Trần Tiến,
Hãy yên lòng mẹ ơi (Lưu Nhất Vũ),
Ngày mai anh lên đường (Thanh Trúc),
Hát mãi khúc quân hành (Diệp Minh Tuyền)
và phim Đất Mẹ của Hải Ninh (Bùi Bài Bình trong vai anh lính Nông Chí Hiếu)... tất cả gợi nhớ một thời... thật hào hùng!
Daily:
Đã tìm thấy chất "đại trượng phu" của Huy Đức!
Nhiều người muốn loan tải entry (thông tin) này... thì hiểu là, người dân đang có chung một uất hận...
Hẳn ko người Việt Nam nào quên Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam!
Jade:
Em nhớ mãi cái ngày 17/2/1979 Trung quốc đánh biên giới phía bắc. Ông trẻ em với bộ mặt thất thần đã chạy cả đêm từ Cao bằng về Hà nội. Khi xe tăng Trung quốc tiến vào thị xã Cao bằng, dân ta còn vẫy chào vì vẫn nghĩ Trung quốc là bạn. Nhà em ở phố cổ, vỉa hè trở thành giao thông hào. Quần áo gói sẵn, chỉ chờ thông báo là sơ tán khỏi Hà nội. Rồi sau đó, những người bạn của gia đinh gọi là người Việt gốc Hoa, một chữ tiếng Tàu không nói được, khóc sướt mướt chào ông bà em để đi. Rồi hàng xe tải thương binh cụt tay cụt chân trở về từ biên giới Tây nam. 20 năm sau, những người Việt gốc Hoa đó cũng khóc sướt mướt khi trở về thăm Việt nam. Việt nam đã trở thành quê hương của họ, chứ không phải là Trung Quốc. Cô đó đã phải năn nỉ hải quan để họ cho mang một cây khế lên máy bay mang về Đức. Ôi, "quê hương là chùm khế ngọt".
Mitdac:
Cảm ơn một con người dũng cảm! Cần phải được nhiều người đọc entry này!
Đoàn Chi Thuỳ:
...Tôi không rõ không khí ở các Blog căng thẳng ra sao. Chỉ biết, tôi sẽ lạnh lưng khi bên ngoài im lặng...
Khj3u:
Quá hay! nhưng tất cả bây giờ đều bị tứ chứng nan y:"mù, què, câm, điếc" hết rồi anh ơi, họ đâu có nghe dân nói!
Diem Huong:
Một dân tộc nếu không xây dựng tinh thần dân tộc cho dân tộc đó, thì dân tộc đó khó mà làm được gì cho chính bản thân của họ cả khi có chiến tranh và trong giai đọan xây dựng đất nước.
VN ngày nay quá yếu về mọi mặt, nhưng tệ nhất vẫn là tinh thần dân tộc đã không tìm thấy ở trong tim của 85 triệu dân Việt. Khóc mà uất hận.
Tiện đây tôi cũng thổ lộ tâm sự luôn: Tôi thường nói chuyện với bạn bè rằng: Dân tộc Việt Nam mà không thương chính bản thân dân tộc của mình thì thôi, chứ chẳng có dân tộc nào khác mà họ thương mình đâu? Dù Mỹ, Pháp, Anh, Nga, Cuba, Triều Tiên, Nhật Bản... Họ chơi với chúng ta tất cả đều là lợi ích của họ. Đừng bao giờ trông chờ ai. Hãy đi chính đôi chân của mình. Vì vậy hãy có một tấm lòng với chính những đồng lọai của mình.
Với những gì đang xảy ra. VN chúng ta phải xây dựng tinh thần dân tộc cho mọi người dân, cho thế hệ trẻ của chúng ta. Làm sao phải có được một thế hệ giám dấn thân, giám hy sinh vì dân tộc, vì đất nước và vì nhân dân.
Bên cạnh đó phải dân chủ hóa đất nước để mọi người dân VN có một môi trường tốt nhất để cống hiến và đóng góp cho dân tộc, cho đất nước. Để những nhà lãnh đạo phải là những người tài năng thực sự, có tâm huyết với đất nước thực sự. Để cho tình trạng như ngày nay là do những người lãnh đạo chưa đủ tài, chưa đủ tầm mà vẫn làm lãnh tụ của nước VN mình.
Chúng ta cứ nhìn Obama thì rõ, nghe Obama thuyết trình thì sẽ hiểu? để có được một lãnh đạo như vậy? chúng ta cần phải có một trường đào tạo nhân tài cho đất nước”ví dụ như Quốc Tử Giám của thời xưa”. Và phải tạo ra một môi trường mà những thế hệ trẻ có thể bày tỏ quan điểm, chứng kiến một cánh tự do. Đó là sân chơi để tạo nhân tài cho tương lai sau này. Chúng ta cứ nhìn Bill Clinton, Obama thi rõ. Bill và Obama có tài năng như vậy là bởi vì từ ghế nhà trường họ đã rèn luyện, họ đã gọt dũa nhân cách, đạo đức và tài năng theo thời gian và từ những vị trí bình thường cho đến những vị trí quan trọng của đất nước. Do vậy họ hiểu biết rất rộng, rất uyên bác và rất thực thế.
Chứ như chúng ta: Thủ Tướng phát biểu cũng phải cầm giấy đọc thì không ăn thua rồi. Mà đọc tiếng việt mới chết, giá mà đọc tiếng anh thì còn bào chưa là mình không giỏi ngọai ngữ.
Kukuhehe:
"đừng để cho từng chiếc đũa bị tách ra và bẻ gãy từ từ"!!!
DulichVietNam:
Chưa bao giờ em đọc một bài viết chính xác về TQ và hay đến mức độ như vậy! Cám ơn anh Huy Đức rất nhiều!
Đất nước có chủ quyền, Thế giới có trật tự. Một số đảo lớn nhỏ ở HS-TS mà TQ đang chiếm giữ một cách trái phép ở Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp và không được thế giới công nhận.
Tại sao chúng ta không lên tiếng đòi lại chủ quyền một cách chính đáng mà các thế hệ đi trước đã hy sinh xương máu để bảo vệ?
VD8407:
Em còn nhớ hồi đó đi đâu cũng nghe bài hát: “Quân xâm lược bành trướng dã man đã giày xéo mảnh đất tiền phương, lửa đã cháy, máu đã đổ trên khắp nẻo đường biên cương…” Rất tiếc là em không nhớ hết bài này. VTV đang trình chiếu phim tài liệu vạch trần tội ác ghê tởm tập đoàn Polpot, một nỗ lực rất đáng hoan nghênh. Còn sự kiện 17-2-1979 thì sao?
Đã 30 năm sau khi xảy ra 2 sự kiện đau buồn (cùng một kẻ chủ mưu) ở biên giới Tây Nam và phía Bắc, nhiều điều đã thay đổi nhưng có một điều chắc chắn không và sẽ không bao giờ thay đổi: lòng yêu nước thương nòi của người Việt. Điều này sẽ là sức mạnh vô biên của người dân Việt chống lại kẻ thù dù dù chúng hung bạo và trắng trợn đến mức nào đi nữa.
Dongsongxanh:
Một chính quyền không chịu thực thi dân chủ nên mãi mãi là kẻ bạc nhược, cúi đầu trước hung tàn
Kytaro:
Cháu đã được ở khu vực biên giới thuộc xã Đại Sơn, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, mình chỉ cách Trung Quốc một con sông, và ngày ngày chúng cứ buôn lậu, cứ bắt con gái mà mình cũng ko làm gì được. Nó sang bên mình chơi, thì mình nói nhẹ để nó về, mình sang bên nó, là nó bắn, nó đặt máy bơm chỏa nước làm lở bờ bên mình, còn mình thì chẳng có tiền mà vác máy bơm lên đó.... Chúng cháu ở đó tình nguyện 15 ngày mà ứa nước mắt, chỉ dám hô lớn 2 tiếng Việt Nam mà lực bất tòng tâm
Ngẫm lại, mình còn thua nó nhiều lắm, cũng khó để có thể đòi công bằng được, đất của Nga nó còn đòi về, VN mình nhỏ bé quá...
VietMedia:
Thiệt ra nước ta bị dồn vào thế phải cư xữ mềm dẽo... những từ "đồng chí tốt" hay "bạn bè tốt" mà bài viết mỉa mai ở trên chẳng qua cũng là từ ngoại giao... chúng ta có thể ôm hôn Hồ Cẩm Đào khi có cuộc viếng thăm đôi bên nhưng đó chỉ là bề ngoài ngoại giao, bên trong là đang phòng thủ... Tổng thống Bush đi nước nào cũng bị biểu tình chống đối trừ qua VN là được học sinh, sv cầm cờ vẩy chào mặc dù Mỹ từng lẻ kẻ thù của cả dân tộc VN... vì sao? vì đó là ngoại giao. Ngoại giao của nước yếu đối với nước mạnh không thể cư xử như nước mạnh so với nước yếu...
Đành rằng nhiều khi chính phủ tỏ thái độ "im lặng" một cách thái quá trước các ứng xữ của TQ khiến cho những con tim, dòng máu nóng của Việt Nam cảm thấy bị xúc phạm... nhưng tôi biết, họ cũng như mình... đang tìm ra một con đường có lợi nhất cho đất nước.
BusinessHoa:
Chú cho cháu copy về blog.
Hình như còn trận đánh biên giới nữa thì phải, 1984-1989
TQ đứng đằng sau Pol Pot, Khme Đỏ. Về sự việc này cháu xem 1 report, thấy thật là hãi hùng. Rồi cảnh tượng 3 lần xung đột biên giới với TQ, đầu người Việt rơi, máu người Việt chảy, nhưng tuổi trẻ hình như hoàn toàn khong biết. VN bị TQ ăn hiếp như vậy, nhưng lại gọi TQ là "đồng chí tốt", "anh em". Mao là tên diệt chủng, nhưng lại bắt ép con em tôn thờ Mao.
Xung đột biên giới cũng là lý do tại sao nhiều người Việt gốc Hoa phải di cư ra khỏi VN. Theo BH đọc thì sau những trận xung đột Việt Trung, chính quyền Việt Nam càng nghi ngờ vào lòng trung thành của khối người này. Chính Quyền VN ép bớ họ quá mức, từ kinh tế cho đến đi lại. Họ vượt biên và sau này nhiều người Việt khác cũng làm như họ. Người TQ cũng trung hoàn cảnh với người VN mình, đó là lý do tại Sao ở nước nào trên thế giới cũng có người TQ tị nạn.
Sau 3o năm, phố người Hoa tại thành phố HCM lại rất sầm uất, giàu có. Nhớ lại ngày 29/04/2008 chắc còn rất nhiều người ức, có vẻ như người Hoa được nhiều quyền lợi hơn là người Việt.
Tại sao phải nhún nhường đến 1 mức khó hiểu như vậy?
TTKH:
Osin thật xứng đáng được gọi là anh hùng. Bạn không chỉ dám nghĩ, mà còn dám làm dám viết và hay hơn hết là khi nói chuyện về đất nước dân tộc bạn đã bỏ mọi quyền lợi cá nhân sang bên để dùng tri thức nói chuyện hoà với con tim! Đáng khen thay!
Tập hợp thanh niên dân chủ:
Cảm ơn chú HĐ cho bài viết này. Giá như bài được đăng báo...
THTNDC xin phép chú được copy bài này.
Chúc chú gặp nhiều bình an và may mắn (TT 07 quản lý blog đã ban hành và đi vào áp dụng)
VN vô địch Đông Nam Á, cả một rừng cờ, hô vang "tự hào dân tộc". Vạn người đi bão
VN bị TQ lấn chiếm, lèo tèo người cầm cờ, không ai dám hô vang tự hào dân tộc... mà lại cảm thấy nhục nhã.
Bóng đá hình như thúc đẩy tình thần yêu nước hơn là chuyện đất biển VN bị chiếm đóng.
Mà chắc nhiều bạn trẻ cũng không biết để mà tự cảm thấy hổ thẹn, xấu hổ. Tiếc rằng bóng đá không xảy ra tháng tháng 1 lần.
Tự ru ngủ mình chăng?
Bác Đào Hiếu (http://daohieu.com/website/) đã viết hộ cho tuổi trẻ trong cuốn "Lạc Đường" (http://daohieu.com/website/?pg=tr&id=139). Bác Đào Hiếu còn trích dẫn Milovan Djilas, cựu chính trị gia Nam Tư cũ người cũng đã viết từ chiêm nghiệm chính cuộc đời mình cho tuổi trẻ tại các nước cộng sản Đông Âu, đặc biệt là Nam Tư:
"Hai mươi tuổi, không làm cộng sản là không có trái tim"
"Bốn mươi tuổi, còn làm cộng sản là không có cái đầu"
Ở tuổi 20 thời đó suy cho cùng chỉ là vì ngọn lửa trái tim cháy mạnh quá nên đã gia nhập vào "cộng sản" mà thôi. Tiếc là mỗi con người chỉ có một tuổi trẻ.
GS Hoàng Tụy có viết: Trong khi đó, các thế hệ trí thức được đào tạo sau này ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũ một cách bài bản, lớn lên trong nền giáo dục thấm nhuần lý tưởng xã hội chủ nghĩa cao đẹp, hằng ngày được gián tiếp hay trực tiếp bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động, ghét bóc lột, xả thân vì dân vì nước... mà sao có vẻ như phẩm chất không được như ta kỳ vọng.
GL:
Cám ơn anh Huy Đức về bài viết xúc động này. Xin được nghiêng mình trước những người lính đã đổ xương máu bảo vệ Tổ quốc. Nhà nước này có thể quên công lao xương máu của các anh nhưng Dân tộc Việt nam sẽ không bao giờ quên.
Chắc chắn trong số 170 Ủy viên trung ương đang họp ở Ba đình phải có vài người là đồng đội của anh 30 năm trước. Hi vọng bài viết này sẽ giúp họ đủ can đảm đứng lên nói tiếng nói của Nhan dân.
Larry:
Vì sao “hãng dầu khí Mỹ, Exxon Mobil, hợp tác với Việt Nam trong một dự án thăm dò ở Nam Côn Sơn đã phải rút lui, BP ngưng hoạt động trong dự án dầu khí có vốn đầu tư 2 tỷ USD với Việt Nam ở hai vùng Mộc Tinh, Hải Thạch, và Mobil không ký hợp đồng dầu khí giữa Việt Nam ở vùng Thanh Long?”
Vì áp lực của Trung Quốc – như bạn nói. Tôi không tin Mỹ, Anh cũng “sợ” Trung Quốc, mà e rằng vì Nhà nước VN không CÒN đủ bằng cớ để thuyết phục cả thế giới tin rằng các huyện đảo đó vẫn là lãnh thổ hợp pháp của VN.
Trước khi lao vào một cuộc chiến tranh không cân sức, thiết tưởng cũng cần nên xem lại mình còn có đủ chính nghĩa hay không. Điều đó lý giải chuyện “Nhà nước có những lý do để cư xử với lân bang chín chắn”.
Cám ơn bài viết của bạn.
Tết - Tết - Tết sắp đến rồi, Tết đến trong tim mọi người.
Thanh:
Một hành động mà mọi người có thể làm lúc nầy là dấy lên phong trào tẩy chay hàng Made in China !
Thay vì "Yêu nước là yêu CNXH" hảy thay bằng
YÊU NƯỚC LÀ KHÔNG XÀI HÀNG TQ!
Justice:
Trong quan hệ chính trị giữa VN và TQ, thái độ của chúng ta thể hiện qua bạc nhược. Không được nói bất cứ gì không đẹp về Tàu (trong phạm vi chính trị). Cụ thể như sự kiện rước đuốc Olympic 2008 bị tẩy chay dữ dội khi đi qua châu Âu mà không báo Việt nào đưa tin cả.
Cám ơn chú Osin về bài viết rất xúc động và dũng cảm này.
NguyenKien:
Mọi người hãy thể hiện lòng yêu nước, căm thù quân cướp nước bằng cách đồng loạt copy bày này về blog của mình nhé.
Phương Nguyễn:
Nhà cầm quyền của ta chỉ lo giữ ghế, phải dựa vào "đồng chí tốt" để giữ địa vị, đất nước hay nhân dân gì cũng mặc. Khi nào quyền lợi của dân của được được coi trọng hơn quyền lợi của kẻ cầm quyền thì tình hình mới có thể khác, còn bây giờ có nói nhiều cũng vô ích thôi. Ngai vàng muôn năm, muôn năm, muôn năm, dân chúng chỉ là vật lót đường, lịch sử là để tô vẽ!
Du Lam:
Ngày 17/2/1979 tôi là người lính sau ba năm nhập ngũ đang ở chiến trường K được rút về để thành lập Quân đoàn 7 bằng gom lính chiến của các đơn vị lại để ra biên giới Việt Trung, từ địa ngục trần gian nầy sang địa ngục trần gian khác, thoát lưỡi hái tử thần nơi nầy lại kê cổ vào lưỡi hái khác. Nhưng làm người lính mà không tác chiến, để bụng phệ ra vì làm kinh tế nghe nó vô duyên khi đất nước vẫn còn bị xâm lược. Ở hình thức nào thì người lính phải là người lính. Canh giữ biển trời và từng tất đất của tổ quốc, người ta dạy cho người lính điều đó nhưng lại để người lính đứng nhìn quê hương từng mãng... giả từ đất mẹ. Cuộc chiến không bài hát, không tiếng súng mà mất mát nhiều khi cả đôi bên cùng ăn mừng... chiến thắng...
Lão độc hành:
Kẻ thù trước mặt, sau lưng... thiệt đau đớn lắm thay...?
Quang:
Nhà trường day sử như thế thì không lạ gì khi hoc sinh bây giờ không biết gì lịch sử dân tộc. Lịch sử gì mà toàn nhồi nhét chính trị, những cái cần học thì không dạy.
Bài viết hay quá. Cám ơn bác Osin.
Mac Anh Hao:
Không tội lỗi nào bằng tội lỗi của những kẻ làm mòn đi và thui chột đi niềm tự hào dân tộc và chí khí yêu nước của cả 1 dân tộc. Thương thay con dân đất Việt! Và oán thay những kẻ mang dòng máu Việt nhưng chất Việt đã không còn khi ở cương vị của một tầng lớp khác!
TNT:
1979: Trung Quốc đánh Việt Nam, chiến thắng nằm ở chỗ TQ nó không chiếm được miếng đất nào của mình. Và mình cũng đánh ngang ngửa vì còn kho vũ khi của Mỹ để lại,cũng như lực lượng quân số lớn sau chiến thắng 1975.
1984-1988: Trung Quốc lại đánh vào biên giới phía Bắc Việt Nam,cuộc chiến này được ém nhẹm và rất ít người biết...Là 1 sự thất bại toàn diện của quân đội VN trước TQ, nhiều khu vực đã bị chiếm,nhiều ngọn núi ko thể lấy lại...để sau này 'cắm mốc' thành đất chủ quyền của TQ luôn!!!
Mình chỉ muốn những sự kiện này kể cả thất bại trong các cuộc chiến ở QĐ Trường Sa, Hoàng Sa được ghi vào sử sách VN để con cháu,những thế hệ học sinh nhận thức được về trách nhiệm của mình cho đất nước. Từ đó cố gắng,phấn đấu nhiều hơn vì tương lai đất nước.
Cuộc chiến biên giới Việt-Trung (http://blog.360.yahoo.com/blog-3EKrmQAlbr_q7X6NhhuriQ--?cq=1&p=687)
Thang bom:
Nếu đất nước ta có nhiều nhà báo dám lên tiếng như chú Huy Đức thì vận mệnh nước còn được cứu, chứ như hiện nay thì mọi người quá thờ ơ với những vấn đề của đất nước.
Chúng ta hãy dấy lên phong trào tẩy chay hàng "made in China" là vừa rồi. Không nên tiếp tay với bọn Tàu mà cướp đất cướp biển của quê hương đất nước.
Zahu:
Hôm nay 7/1 có bài này http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=296251&ChannelID=3
Hy vọng ngày 17/2 có bài kế tiếp...
Teoh:
Em cững tự hỏi, chẳng lẽ dòng thác đỏ cuồn cuộn đó chỉ vì trò chơi giải trí và phù phiếm bóng đá thôi sao?
VietDung:
Điều rút ra bài học sương máu về thế nào là đồng minh Mỹ cũng vậy trung quốc cũng vậy ai cũng vậy thôi. Thật cay đắng cho Việt Nam khi không thể có một đồng minh là cho đúng nghĩa mặc dù ta rất mong muốn điều đó. Thật cay đắng khi trong cả hai lần 79 & 88 đồng minh duy nhất của mình chỉ trơ mắt ra nhìn đặc biệt năm 88 chúng chỉ phè phỡn ở cam ranh? Nhưng cay đắng hơn khi ta dường như không chịu hiểu? Tất cả chỉ lợi dụng Việt Nam là chỉ là con tốt thí, không có lý tưởng gì hết, chỉ có quyền lợi là duy nhất? chỉ lo ăn chơi tham nhũng. Liệu ai có thể tập hợp được sức mạnh như thời chống Mỹ.
Tautang:
1 bài tâm huyết. không biết bài này có đi theo lề phải cuả ban tuyên giáo và đám 4T không ?
mấy chú TQ này tham quá,
VN đã cắt hẳn ải nam quan cho rồi mà vần không chịu ... chắc phải cắt luôn HN thì mấy chú mới chịu chắc
"Thật không dễ dàng gì khi biết một kẻ đang rình rập bên ta mà vẫn phải nghe họ xưng là “láng giềng tốt”; một kẻ đem tàu chiến sang giết người giữ đảo của ta vẫn xưng là “đồng chí tốt”; một kẻ dùng áp lực để đuổi đối tác tìm dầu của ta mà vẫn nhận là “bạn bè tốt”; một kẻ ngang nhiên hút dầu ngoài biển của ta mà vẫn phải gọi là “đối tác tốt”.
cái này có bi kịch bằng những kẻ rút máu nhân dân nhưng vẫn xưng là "đầy tớ nhân dân" ? có bi kịch bằng cái chữ tự do ở VN khi mà chỉ có vì bóng đá mói được xuống đường cầm cờ , còn lên tiếng phản đối TQ xâm lược thì bị coi là phản động ? có bi kịch bằng hàng triệu người còn không biết là ải nam quan đã thuộc về ... dồng chí anh em TQ ? có xấu hổ bằng campuchia, ba mưoi năm sau nguy cơ tuyệt chủng đã vươn mình mạnh mẽ hơn VN thống nhất XHCN sau ba mưoi năm ...
Công ơn Đẳng và nhà nước vô bờ bến!
ND:
Khắc máu ghi xương. Xin đọc Bùi Minh Quốc về âm mưu diễn biến hòa bình của Trung Quốc (http://www.viet-studies.info/kinhte/BuiMinhQuoc_ChongDienBienHoaBinh.htm). Một câu hỏi đặt ra: "Trong lãnh đạo có gián điệp Trung Quốc?":
Thang:
Việc lày đã có nhà lước no! (Chúng mày không được yêu nước!)
Đây là ý kiến tự phát của... Bà con, không phải là ý của nhà lước.
...Đau!!!
Cactus:
Lứa tụi em lúc ấy, mỗi buổi sáng trước giờ học luôn cùng hát vang bài hát chống quân bành trướng Bắc Kinh, những người anh của các bạn trong lớp ra đi, có người chỉ 2 tháng sau đã về - bằng tin tử sĩ hoặc, hoặc thành thương binh. Muôn đời này, TQ không thể nào là bạn của dân tộc chúng ta được.
Cảm ơn hào khí của anh đã khơi dậy trong thế hệ tụi em!
StevenZero:
Thứ 1: Lo lắng cho anh sau bài viết này (vì nó quá nhạy cảm)
Thứ 2: Vui vì biết rằng thế hệ trẻ và trí thức rất quan tâm đến các vấn đề này (qua lượng comment)
Thứ 3: Buồn vì sao mình vẫn dốt mặc dù đã xem nhiều hiểu nhiều nhưng cũng không biết được các cuộc chiến thầm lặng như vầy
Thứ 4: Một nén hương cho các chiến sỹ đã thầm lặng hy sinh, và chắc chắc một ngày nào đó tên các anh sẽ được nhắc đến (chắc chắc lúc đó tên nước VN đã đổi )
Thứ 5: Hy vọng sẽ có thêm các entry tương tự như vầy để thế hệ trẻ tụi em được biết phần nào sự thật. bây giờ bỏ tiền ra mua tờ báo TN, TT thấy phí quá, thà cho ăn mày còn hơn.
Hoàng Sa - Trường Sa:
Trong XHCN VN hiện nay, hình như bóng đá mới thúc đẩy được tinh thần yêu nước, dân tộc trong NHIỀU tuổi trẻ bây giờ. Nếu không có bóng đá, mà chỉ là cảnh TQ bắn chết ngư dân VN, hả hê xâm chiếm lãnh thổ hải bộ của VN chắc sẽ làm nhiều cô chú lớn tuổi tưởng rằng Tuổi Trẻ không yêu nước.
Osin: Chúng ta chưa có bom hạt nhân, chúng ta chưa có tàu to súng lớn. Đất nước ta rất nhỏ. Dân ta không nhiều. Sức mạnh của chúng ta chính là chủ quyền pháp lý.
Buồn thay cho cả 4 (7 8 9 2) thế hệ, buồn cho cả một đất nước, dân tộc."
"Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới" được nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác ngày 18/2/79 chỉ một ngày sau khi TQ ồ ạt tấn công nước ta.
Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới,
Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới,
Quân xâm lược bành trướng dã man đã giày xéo mảnh đất tiền phương,
Lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương,
Đất nước của ngàn chiến công,
Đang sục sôi khí thế hào hùng,
Những Chi Lăng Bạch Đằng Đống Đa đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca,
Việt Nam ôi đất Việt yêu thương,
Lịch sử đã trao cho người một sứ mệnh thiêng liêng,
Mang trên mình còn lắm vết thương người vẫn hiên ngang ra chiến trường,
Vì một lẽ sống cao đẹp vì mọi người, độc lập tự do!
Có người kể lại rằng "Những năm 79, khí thế chống Trung Quốc ở nước ta sục sôi lắm. Loa công cộng cũng như trên đài Tiếng nói Việt Nam liên tục phát lên những ca khúc hào hùng như thế để động viên nhân dân cả nước sẵn sàng cầm súng. Ý thức về độc lập dân tộc dâng cao tuyệt đối trong tâm trí mỗi người. Xe tăng do Liên Xô viện trợ từ Cảng Hải Phòng đỗ đầy chặt các đường phố. Tôi nhớ đã từng được trèo lên một chiếc xe tăng to đùng trên sân vận động Lạc Viên. Cảm thấy sung sướng lắm, tự hào lắm. Hồi đấy đã từng ước gì được lái chiếc xe tăng đó chạy thẳng sang Bắc Kinh để bắn tan quảng trường Thiên An Môn của Trung Quốc để trả thù cho đồng bào 6 tỉnh miền núi phía Bắc."
Chúng ta biết rằng sau năm 1975 nước ta mới gọi là chấm dứt được một cuộc chiến tranh liên miên hơn cả thế kỷ nếu tính từ khi quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta từ năm 1858. Nhưng chúng ta vẫn chấp nhận "Mang trên mình còn lắm vết thương vẫn hiên ngang ra chiến trường" để thấy rằng tinh thần quật cường đánh đuổi ngoại xâm đến cùng của dân tộc Việt Nam, do vậy hà cớ gì mà ngày nay ta phải sợ TQ cơ chứ, nếu nhìn vào lịch sử TQ mới chính là người phải nể phục Việt Nam mới đúng, tình thần dân tộc của tuổi trẻ VN bây giờ cũng có thừa nó như một quả bom chỉ cần một ngòi nổ là nổ tung, chỉ có vấn đề là ai mới có thể làm ngòi nổ cho quả bom đó, rõ ràng chỉ có những người đang lãnh đạo đất nước mới làm ngòi nổ cho tinh thần dân tộc được. Không phải cả 4 thế hệ đành ngậm ngùi đâu mà tại vì chúng ta đang thiếu tự tin vào chính mình nên nhiều người lầm tưởng như T Hợp... nói, mà nguyên nhân của sự thiếu tự tin có lẽ là do chính sách giấu diếm thông tin và e ngại TQ, cũng như quán tính của thời Liên Xô cũ.
Thu:
Hix! Mấy bác cứ đánh giá thấp các bác 4T, Tuyên giáo, AN để doạ dẫm nhà báo. Bây giờ là mấy giờ mà người ta lại làm khó dễ nhà báo chỉ vì anh ta khơi dậy ý thức về chủ quyền của Tổ quốc và cảnh giác với giặc ngoại xâm. Họ đâu phản động đến mức đó. Họ cũng có cái đầu, có một trái tim và cũng lo mắc nợ với thế hệ sau chứ...
Free Wind:
Tại sao phải đợi hào kiệt, phải trông chờ một vài cá nhân nào đó? Sức mạnh của đất nước nằm trong tay nhân dân phải ko?
Vậy mà cứ nghe hoài "rằng ko phải chuyện của con kiến", "rằng nhà nước sẽ lo...", "rằng đừng để phản động len vào?"
Rốt cuộc ai đang là phản động đây???
Lữ khách:
Phải đề nghị Nxb Sự Thật, nay là Chính Trị Quốc Gia, tái bản SÁCH TRẮNG: "SỰ THẬT VỀ QUAN HỆ VN-TQ".
Và bổ sung thêm bài viết này của Huy Đức. Rất cảm ơn anh đã có một bài viết thật sắc bén và lay động lòng người.
Tony:
Tôi đã từng trích máu viết bản phản kháng quân xâm lược TQ. Tôi đã từng ôm đàn cùng học trò hát vang giữa ruộng đồng mênh mông của vùng đồng bằng châu thổ Cửu Long:
Bốn mươi thế kỷ cùng căm giận
Kẻ thù phương Bắc có lúc nào nguôi
Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận
Một dải non sông gấm vóc xanh tươi
Một tiếng hét vang cả nước lên đường....
Bốn mươi thế kỷ cùng căm giận...
Rồi tôi quy cố hương trong ánh đèn rực rỡ của thời mở cửa, âm thầm sống, âm thầm buồn tủi theo vận nước nổi trôi...
Cảm ơn Ôsin đã viết thay cho sự im lặng nghẹn ngào của tôi.
Người trẻ:
@Thu N: Comment của bạn mới thể hiện việc bạn "đánh giá thấp các bác 4T, Tuyên giáo, AN". Bây giờ rõ ràng là thời mà người ta không làm khó dễ nhà báo chỉ vì anh ta "khơi dậy ý thức về chủ quyền của Tổ quốc và cảnh giác với giặc ngoại xâm". Người ta không ngốc đến mức nói rõ lý do trên như bạn nghĩ đâu! Người ta khép anh ấy vào tội trốn thuế, vào tội vi phạm an toàn giao thông nào đấy... Họ cũng có cái đầu, có một trái tim nhưng chuyện họ lo mắc nợ với thế hệ sau thì chưa chắc!
For daughter:
Anh Huy Đức luôn có cách diễn đạt dễ hiểu, đánh thức cảm xúc của người đọc. Một giai đoạn lịch sử bị mờ không được nhắc đến trong các giáo trình lịch sử, những sư hy sinh không được đáp đền...
Chả biết có người Nhớn nào đọc bài này không?