Dan Lee
01-08-2009, 04:01 PM
Lễ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
CON YÊU DẤU CỦA CHA
"Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha." Không biết khi còn bé ba mẹ tôi có nói những lời yêu mến này với tôi hay không. Nhưng tôi biết chắc là khi tôi lớn và sống xa nhà các ngài đã dùng giấy mực để nói lên những lời tương tự: "Con yêu quí" hoặc "Con mến yêu" mỗi khi liên lạc. Có lẽ khi còn nhỏ mỗi người chúng ta đã từng được ba mẹ gọi là "con cưng," hay "con ngoan." Lúc lớn lên cũng được ba mẹ giới thiệu với mọi người: "Đây là con gái ngoan hiền" hoặc "đây là con trai quí của tôi". Khi lập gia đình rồi có con cái, mỗi người cũng đã dùng những lời yêu quí đó để gọi chúng. Không biết tâm tình mỗi người thế nào khi được nghe những lời yêu dấu đó? Phần tôi, tôi cảm thấy rất vui mừng và hạnh phúc; vui mừng và hạnh phúc vì được ba mẹ yêu nhưng không, chứ riêng tôi chẳng làm gì để đáng hưởng diễm phúc ấy.
Tin mừng hôm nay cho ta thấy: Chúa Kitô sau khi chịu Phép Rửa đã được Chúa Cha gọi, "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha" (Mc 1,11). Mỗi người chúng ta nhờ Phép Rửa cũng được trở nên "con yếu dấu của Chúa Cha" (x. Rm 8,14-17). Phải chăng chúng ta đã làm được gì để đáng đón nhận ơn này? Thưa không, đây là một đặc ân cao cả Chúa ban nhưng không cho người Chúa thương. Nhưng xin hãy nhớ, chúng ta không những chỉ là con yêu dấu, nhưng còn phải trở nên con yêu dấu. Nói cách khác, mọi người đều được trở nên "con yêu dấu" khi chịu Phép Rửa, nhưng để được hưởng tước hiệu này đến bao lâu thì còn tùy thuộc vào cuộc sống của mỗi người.
Chúa Kitô sau khi chịu Phép Rửa đã nhận sứ vụ đem Tin Mừng đến cho mọi người. Qua Phép Rửa chúng ta cũng đã được ủy thác sứ vụ làm chứng nhân cho Tin Mừng tình yêu. Khi biết mình đã được trở nên con yêu dấu nhờ lòng yêu thương của Chúa, ta cần phải tiếp tục trở nên con yêu dấu qua việc làm cho người khác nhận biết tình yêu Chúa, để họ cũng được trở nên con yêu dấu. Chúa Kitô đã tiếp tục trở nên con yêu dấu qua việc thi hành sứ vụ rao giảng Tin mừng.
Sứ vụ của Chúa Kitô được Tiên tri Isaia mô tả trong bài đọc một, "Người sẽ xét xử chư dân...không thiên vị ai...Người trung thành đem lại lẽ công bình... và chỉ lo đặt công-lý trên địa cầu...nên ánh sáng của chư dân, để mở mắt cho người mù, đưa ra khỏi tù những người bị xiềng xích, đưa ra khỏi ngục những người ngồi trong tối tăm" (Is 42,1-4.6-7). Qua lời rao giảng Ngài đã giải thoát nhiều người khỏi cảnh nô lệ tội lỗi. Qua việc làm và tiếp xúc với những người bần cùng trong xã hội Ngài đã cân nhấc và trả lại địa vị con người cho họ. Ngài đã dùng cuộc sống an bình, yêu thương, và hy sinh để làm cho mọi người nhận biết tình yêu Thiên Chúa.
Sống trong xã hội ngày nay chúng ta được chứng kiến nhiều sự bất công, cảnh đói khổ, và những hành vi tội lỗi đồi bại diễn ra trước mắt. Nhiều gia đình bị đổ vỡ vì cha mẹ và con cái không hiểu nhau. Nhiều thai nhi đã bị giết cách vô tội. Nhiều người, trong đó có lẽ có cả chúng ta, đã bị ảnh hưởng đà sống chủ nghĩa cá nhân của xã hội nên đã trở thành dửng dưng trước những thảm trạng này. Khi thấy tha nhân bị xử bất công, chúng ta không giám bênh vực viện cớ là đã có luật pháp lo. Lúc gặp những người túng thiếu nghèo khó chúng ta tránh xa cho rằng đã có chính phủ lo và nhiều khi còn trách họ là lười biếng không chịu lo làm ăn. Khi biết những người sống trong tình trạng tội lỗi chúng ta không cảm thông giúp họ, biện cớ là việc đó đã có những vị giáo quyền lo. Đây có lẽ là hậu quả của việc chúng ta đã quên đi một chân lý cốt yếu. Chúng ta đã quên đi chân lý: mọi người đều là con yêu dấu của Chúa và phải được đối xử như một người con yêu dấu.
Tin Mừng hôm nay nhắc lại cho mỗi người chúng ta biết mình đã được Chúa Cha chọn làm con yêu dấu của Ngài qua bí tích Rửa Tội. Tin Mừng cũng kêu mời và thách đố chúng ta tiếp tục trở nên con yêu dấu qua cuộc sống thường nhật. Để được thế chúng ta cần phải luôn thâm tín chân lý mình là con yêu dấu của Chúa, và bày tỏ chân lý đó cho mọi người nhận biết trong mọi tư tưởng, lời nói, và hành động của mình. Chúng ta phải đối xử với mọi người như Chúa đã đối xử với chúng ta. Nếu mọi người đều ý thức được địa vị và trách nhiệm của mình thì thế giới sẽ trở nên một nơi thật bình an và hạnh phục. Và khi hoàn tất trách nhiệm trên dương thế sẽ đáng được Chúa Cha gọi, "Con là con yêu dấu của Cha, con đẹp lòng Cha" (Mc 1:11).
NS. Trái Tim Đức Mẹ
Br. Quốc Toàn, CMC
CON YÊU DẤU CỦA CHA
"Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha." Không biết khi còn bé ba mẹ tôi có nói những lời yêu mến này với tôi hay không. Nhưng tôi biết chắc là khi tôi lớn và sống xa nhà các ngài đã dùng giấy mực để nói lên những lời tương tự: "Con yêu quí" hoặc "Con mến yêu" mỗi khi liên lạc. Có lẽ khi còn nhỏ mỗi người chúng ta đã từng được ba mẹ gọi là "con cưng," hay "con ngoan." Lúc lớn lên cũng được ba mẹ giới thiệu với mọi người: "Đây là con gái ngoan hiền" hoặc "đây là con trai quí của tôi". Khi lập gia đình rồi có con cái, mỗi người cũng đã dùng những lời yêu quí đó để gọi chúng. Không biết tâm tình mỗi người thế nào khi được nghe những lời yêu dấu đó? Phần tôi, tôi cảm thấy rất vui mừng và hạnh phúc; vui mừng và hạnh phúc vì được ba mẹ yêu nhưng không, chứ riêng tôi chẳng làm gì để đáng hưởng diễm phúc ấy.
Tin mừng hôm nay cho ta thấy: Chúa Kitô sau khi chịu Phép Rửa đã được Chúa Cha gọi, "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha" (Mc 1,11). Mỗi người chúng ta nhờ Phép Rửa cũng được trở nên "con yếu dấu của Chúa Cha" (x. Rm 8,14-17). Phải chăng chúng ta đã làm được gì để đáng đón nhận ơn này? Thưa không, đây là một đặc ân cao cả Chúa ban nhưng không cho người Chúa thương. Nhưng xin hãy nhớ, chúng ta không những chỉ là con yêu dấu, nhưng còn phải trở nên con yêu dấu. Nói cách khác, mọi người đều được trở nên "con yêu dấu" khi chịu Phép Rửa, nhưng để được hưởng tước hiệu này đến bao lâu thì còn tùy thuộc vào cuộc sống của mỗi người.
Chúa Kitô sau khi chịu Phép Rửa đã nhận sứ vụ đem Tin Mừng đến cho mọi người. Qua Phép Rửa chúng ta cũng đã được ủy thác sứ vụ làm chứng nhân cho Tin Mừng tình yêu. Khi biết mình đã được trở nên con yêu dấu nhờ lòng yêu thương của Chúa, ta cần phải tiếp tục trở nên con yêu dấu qua việc làm cho người khác nhận biết tình yêu Chúa, để họ cũng được trở nên con yêu dấu. Chúa Kitô đã tiếp tục trở nên con yêu dấu qua việc thi hành sứ vụ rao giảng Tin mừng.
Sứ vụ của Chúa Kitô được Tiên tri Isaia mô tả trong bài đọc một, "Người sẽ xét xử chư dân...không thiên vị ai...Người trung thành đem lại lẽ công bình... và chỉ lo đặt công-lý trên địa cầu...nên ánh sáng của chư dân, để mở mắt cho người mù, đưa ra khỏi tù những người bị xiềng xích, đưa ra khỏi ngục những người ngồi trong tối tăm" (Is 42,1-4.6-7). Qua lời rao giảng Ngài đã giải thoát nhiều người khỏi cảnh nô lệ tội lỗi. Qua việc làm và tiếp xúc với những người bần cùng trong xã hội Ngài đã cân nhấc và trả lại địa vị con người cho họ. Ngài đã dùng cuộc sống an bình, yêu thương, và hy sinh để làm cho mọi người nhận biết tình yêu Thiên Chúa.
Sống trong xã hội ngày nay chúng ta được chứng kiến nhiều sự bất công, cảnh đói khổ, và những hành vi tội lỗi đồi bại diễn ra trước mắt. Nhiều gia đình bị đổ vỡ vì cha mẹ và con cái không hiểu nhau. Nhiều thai nhi đã bị giết cách vô tội. Nhiều người, trong đó có lẽ có cả chúng ta, đã bị ảnh hưởng đà sống chủ nghĩa cá nhân của xã hội nên đã trở thành dửng dưng trước những thảm trạng này. Khi thấy tha nhân bị xử bất công, chúng ta không giám bênh vực viện cớ là đã có luật pháp lo. Lúc gặp những người túng thiếu nghèo khó chúng ta tránh xa cho rằng đã có chính phủ lo và nhiều khi còn trách họ là lười biếng không chịu lo làm ăn. Khi biết những người sống trong tình trạng tội lỗi chúng ta không cảm thông giúp họ, biện cớ là việc đó đã có những vị giáo quyền lo. Đây có lẽ là hậu quả của việc chúng ta đã quên đi một chân lý cốt yếu. Chúng ta đã quên đi chân lý: mọi người đều là con yêu dấu của Chúa và phải được đối xử như một người con yêu dấu.
Tin Mừng hôm nay nhắc lại cho mỗi người chúng ta biết mình đã được Chúa Cha chọn làm con yêu dấu của Ngài qua bí tích Rửa Tội. Tin Mừng cũng kêu mời và thách đố chúng ta tiếp tục trở nên con yêu dấu qua cuộc sống thường nhật. Để được thế chúng ta cần phải luôn thâm tín chân lý mình là con yêu dấu của Chúa, và bày tỏ chân lý đó cho mọi người nhận biết trong mọi tư tưởng, lời nói, và hành động của mình. Chúng ta phải đối xử với mọi người như Chúa đã đối xử với chúng ta. Nếu mọi người đều ý thức được địa vị và trách nhiệm của mình thì thế giới sẽ trở nên một nơi thật bình an và hạnh phục. Và khi hoàn tất trách nhiệm trên dương thế sẽ đáng được Chúa Cha gọi, "Con là con yêu dấu của Cha, con đẹp lòng Cha" (Mc 1:11).
NS. Trái Tim Đức Mẹ
Br. Quốc Toàn, CMC