Dan Lee
01-10-2009, 12:37 AM
Tấm giấy khai sinh
Thông thường cuộc đời của một người được ghi lại từ ngày sinh ra mở mắt chào đời trong tấm giấy khai sinh.
Nhưng tấm giấy khai sinh về cuộc đời của Chúa Giêsu trên trần gian lại hơi khác.
Thánh sử Máthêo ghi lại gia phả của Chúa Giêsu, biến cố ba Vua đến thờ lạy Chúa, gia đình đi trốn tỵ nạn sang Ai Cập và rồi trở về quê nhà Nadarét sinh sống, trên tấm giấy khai sinh của cuộc đời Chúa Giêsu (Mt 1-2)
Thánh sử Marco ghi tường thuật lại trên tấm giấy khai sinh của đời Chúa Giêsu khởi đầu với biến cố chịu phép Rửa bên bờ sông Jordan. ( Mc 1, 7-11)
Thánh Luca tường thuật cặn kẽ chi tiết hơn về ngày giờ, nơi chốn hoàn cảnh địa lý cùng lịch sử chính trị thời sinh ra của Chúa Giêsu trên tấm giấy khai sinh. ( Lc 2, 1-41).
Tuy cả ba Thánh sử phúc âm đều tường thuật về biến cố Chúa Giêsu chịu phép Rửa bên sông Jordan, nhưng trên tấm gíấy khai sinh Chúa Giêsu, Thánh Marco ghi lại biến cố này như mốc thời gian bắt đầu nhập thể làm người của Chúa Giêsu trên trần gian.
Điều này có liên hệ gì với đời sống đức tin của chúng ta không?
Lẽ tất nhiên, muốn là gì đi nữa, trước hết phải sinh ra là người đã. Không có nền tảng yếu tố là người không thể nói những điều khác kế tiếp được.
Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa xuống thế làm người trong cung lòng đức mẹ Maria không qua con đường thông thường, mà Đấng Tạo Hoá đã khắc ghi trong công trình vũ trụ do hai yếu tố âm dương, nam nữ phối hợp tạo thành, nơi con người, cũng như nơi loài động vật và nơi loài cây cỏ thảo mộc. Nhưng lại do quyền năng phép lạ Đức Chúa Thánh Thần làm.
Chúa Giêsu, là Thiên Chúa, làm người không phải để làm ăn sinh sống, nhưng để rao truyền Tin mừng tình yêu nước Thiên Chúa cùng mang ơn cứu chuộc đến cho trần gian. Vì thế, có thể nói, ngày Người chịu phép Rửa là ngày Người bắt đầu sứ vụ đó.
Trong Giáo Hội khi Đức Giáo hoàng mới được bầu chọn, tuy ngài là Giáo hoàng ngay từ lúc bầu chọn, nhưng ít ngày sau đó cũng có ngày lịch sử chính thức khai mạc bắt đầu sứ vụ mục tử Giáo Hoàng, như đức đương kim giáo Hoàng Benedictô 16. đã làm lễ khai mạc sứ vụ mục tử hôm 24. 05. 2005. ở Vatican
Trong giáo phận Công giáo khi một vị tân giám mục được bổ nhiệm làm mục tử đứng đầu một Giáo phận, cũng có ngày chính thức bắt đầu nhiệm vụ ở giáo phận, sau khi được bổ nhiệm.
Vị tân Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama được bầu chọn hồi đầu tháng Mười Một 2008, nhưng đến ngày 20.01.2009 mới là ngày khai mạc nhiệm kỳ tổng thống của Ông ở Hoa kỳ.
Người tín hữu Công giáo chúng ta, sau khi sinh ra mở mắt chào đời, ngày xưa sau hai ba ngày, ngày nay sau một tháng hay hơn nữa, cũng mới lãnh nhận làn nước bí tích Rửa Tội. Ngày này tuy không là ngày ghi trong tấm giấy khai sinh làm ở phòng sở hộ tịch, nhưng là ngày được ghi vào sổ khai sinh trong Giáo Hội: ngày chính thức là công dân trong Giáo Hội Công giáo.
Bắt đầu từ ngày này họ được lãnh nhận những Bí tích khác trong Giáo Hội.
Bắt đầu từ ngày này một khởi đầu mới trong đời sống đức tin vào Thiên Chúa. Trong đời sống đó không phải tất cả mọi sự đều là thiên đàng sẵn mở ra. Nhưng đức tin vào Thiên Chúa, Đấng là nguồn đời sống cùng nguồn tình yêu, là phương hướng chỉ lối trên đường đời sống. Vì đời sống con người không chỉ cần nhu cầu cho thân xác được no đủ, mà còn cần hơn thế nữa: nhu cầu cho tâm trí tinh thần. Đức tin vào Thiên Chúa giúp đạt nhu cầu đó.
Bắt đầu từ ngày này một tia sáng soi chiếu cho cuộc sống trong bóng tối. Đây không phải là ánh sáng của ngọn đèn điện, của một cây nến, nhưng là tia sáng niềm an ủi cho tâm hồn trong những khi vướng gặp bóng tối lo âu nghi nan, bóng tối tội lỗi sự dữ xấu xa, hay đau khổ phiền muộn. Tia sáng đức tin vào Thiên Chúa giúp tâm trí phấn chấn nhìn ra ý nghĩa đời sống mà vượt qua những khúc đoạn đường bóng tối đó.
Tấm giấy khai sinh của Chúa Giêsu và của người Công Giáo là tấm giấy khai sinh đức tin. Trên tấm giấy khai sinh này không chỉ ghi ngày khai sinh trong phép Rửa, nhưng còn nhiều hơn thế nữa: Đức tin vào Thiên Chúa.
„ Chúa Giê-su từ Na-da-rét miền Ga-li-lê đến, và được ông Gio-an làm phép rửa dưới sông Gio-đan. Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời mở ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con." ( Mc 1, 7-11).
Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa 11.01.2009
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
Thông thường cuộc đời của một người được ghi lại từ ngày sinh ra mở mắt chào đời trong tấm giấy khai sinh.
Nhưng tấm giấy khai sinh về cuộc đời của Chúa Giêsu trên trần gian lại hơi khác.
Thánh sử Máthêo ghi lại gia phả của Chúa Giêsu, biến cố ba Vua đến thờ lạy Chúa, gia đình đi trốn tỵ nạn sang Ai Cập và rồi trở về quê nhà Nadarét sinh sống, trên tấm giấy khai sinh của cuộc đời Chúa Giêsu (Mt 1-2)
Thánh sử Marco ghi tường thuật lại trên tấm giấy khai sinh của đời Chúa Giêsu khởi đầu với biến cố chịu phép Rửa bên bờ sông Jordan. ( Mc 1, 7-11)
Thánh Luca tường thuật cặn kẽ chi tiết hơn về ngày giờ, nơi chốn hoàn cảnh địa lý cùng lịch sử chính trị thời sinh ra của Chúa Giêsu trên tấm giấy khai sinh. ( Lc 2, 1-41).
Tuy cả ba Thánh sử phúc âm đều tường thuật về biến cố Chúa Giêsu chịu phép Rửa bên sông Jordan, nhưng trên tấm gíấy khai sinh Chúa Giêsu, Thánh Marco ghi lại biến cố này như mốc thời gian bắt đầu nhập thể làm người của Chúa Giêsu trên trần gian.
Điều này có liên hệ gì với đời sống đức tin của chúng ta không?
Lẽ tất nhiên, muốn là gì đi nữa, trước hết phải sinh ra là người đã. Không có nền tảng yếu tố là người không thể nói những điều khác kế tiếp được.
Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa xuống thế làm người trong cung lòng đức mẹ Maria không qua con đường thông thường, mà Đấng Tạo Hoá đã khắc ghi trong công trình vũ trụ do hai yếu tố âm dương, nam nữ phối hợp tạo thành, nơi con người, cũng như nơi loài động vật và nơi loài cây cỏ thảo mộc. Nhưng lại do quyền năng phép lạ Đức Chúa Thánh Thần làm.
Chúa Giêsu, là Thiên Chúa, làm người không phải để làm ăn sinh sống, nhưng để rao truyền Tin mừng tình yêu nước Thiên Chúa cùng mang ơn cứu chuộc đến cho trần gian. Vì thế, có thể nói, ngày Người chịu phép Rửa là ngày Người bắt đầu sứ vụ đó.
Trong Giáo Hội khi Đức Giáo hoàng mới được bầu chọn, tuy ngài là Giáo hoàng ngay từ lúc bầu chọn, nhưng ít ngày sau đó cũng có ngày lịch sử chính thức khai mạc bắt đầu sứ vụ mục tử Giáo Hoàng, như đức đương kim giáo Hoàng Benedictô 16. đã làm lễ khai mạc sứ vụ mục tử hôm 24. 05. 2005. ở Vatican
Trong giáo phận Công giáo khi một vị tân giám mục được bổ nhiệm làm mục tử đứng đầu một Giáo phận, cũng có ngày chính thức bắt đầu nhiệm vụ ở giáo phận, sau khi được bổ nhiệm.
Vị tân Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama được bầu chọn hồi đầu tháng Mười Một 2008, nhưng đến ngày 20.01.2009 mới là ngày khai mạc nhiệm kỳ tổng thống của Ông ở Hoa kỳ.
Người tín hữu Công giáo chúng ta, sau khi sinh ra mở mắt chào đời, ngày xưa sau hai ba ngày, ngày nay sau một tháng hay hơn nữa, cũng mới lãnh nhận làn nước bí tích Rửa Tội. Ngày này tuy không là ngày ghi trong tấm giấy khai sinh làm ở phòng sở hộ tịch, nhưng là ngày được ghi vào sổ khai sinh trong Giáo Hội: ngày chính thức là công dân trong Giáo Hội Công giáo.
Bắt đầu từ ngày này họ được lãnh nhận những Bí tích khác trong Giáo Hội.
Bắt đầu từ ngày này một khởi đầu mới trong đời sống đức tin vào Thiên Chúa. Trong đời sống đó không phải tất cả mọi sự đều là thiên đàng sẵn mở ra. Nhưng đức tin vào Thiên Chúa, Đấng là nguồn đời sống cùng nguồn tình yêu, là phương hướng chỉ lối trên đường đời sống. Vì đời sống con người không chỉ cần nhu cầu cho thân xác được no đủ, mà còn cần hơn thế nữa: nhu cầu cho tâm trí tinh thần. Đức tin vào Thiên Chúa giúp đạt nhu cầu đó.
Bắt đầu từ ngày này một tia sáng soi chiếu cho cuộc sống trong bóng tối. Đây không phải là ánh sáng của ngọn đèn điện, của một cây nến, nhưng là tia sáng niềm an ủi cho tâm hồn trong những khi vướng gặp bóng tối lo âu nghi nan, bóng tối tội lỗi sự dữ xấu xa, hay đau khổ phiền muộn. Tia sáng đức tin vào Thiên Chúa giúp tâm trí phấn chấn nhìn ra ý nghĩa đời sống mà vượt qua những khúc đoạn đường bóng tối đó.
Tấm giấy khai sinh của Chúa Giêsu và của người Công Giáo là tấm giấy khai sinh đức tin. Trên tấm giấy khai sinh này không chỉ ghi ngày khai sinh trong phép Rửa, nhưng còn nhiều hơn thế nữa: Đức tin vào Thiên Chúa.
„ Chúa Giê-su từ Na-da-rét miền Ga-li-lê đến, và được ông Gio-an làm phép rửa dưới sông Gio-đan. Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời mở ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con." ( Mc 1, 7-11).
Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa 11.01.2009
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long