Dan Lee
01-10-2009, 12:46 AM
ĐÁP CA LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA (CN I QN)
TV 28, 1 và 2, 3ac-4; 3b và 9b-10.
Đáp Ca: “Chúa đã chúc phúc cho dân Người trong bình an” (c. 11b).
Trong lịch sử của tôn giáo, nước là biểu tượng ám chỉ chỉ sự thanh tẩy. Tuy nhiên dấu hiệu bề ngoài này chỉ có liên quan ngoại diện với Kitô giáo thôi. Ý nghĩa của Bí tích Kitô giáo thì sâu sa hơn nhiều. Trong Cựu Ước đã có một vị trí khá quan trọng của vai trò thanh tẩy xuất hiện trong nhiều biến cố lịch sử: lụt (1Pr 3,20); vượt biển đỏ (1Cor 10,1); nghi thức thanh tẩy khi bị ô uế (Ds 19,2-10). Sau thời kỳ lưu đầy, nghi thức thanh tẩy trở thành tỉ mỉ hơn dẫn tới vụ hình thức nơi các biệt phái. Các cộng đoàn Qumran, như Essenien, Damas chú trọng nghi thức tắm rửa đối với thành viên sau một quá trính thử thách lâu dài, nhằm biểu lộ lòng hoán cải. Phép rửa của Gioan là phép rửa của tân tong cho gia nhập vào Israel. Nó báo gồm việc thú nhận tội lỗi và nỗ lực hoán cải quyết liệt. Phép rửa của Gioan là một giải pháp tạm thời, chuẩn bị cho một phép rửa của Đấng Messia, bằng lửa và Thánh Thần.
Khi đến với Gioan để lãnh nhận phép rửa, Chúa Giêsu bày tỏ vâng phục ý định Chúa Cha (Mt 3,14) và xếp mình một cách khiêm tốn trong hàng ngũ tội lỗi “Ngài gánh lấy tội trần gian” (Ga 1,29-36), bị dìm trong nước như báo trước sự thanh tẩy trong cái chết của Người. Phép rửa trong cái chết đã dẫn Đức Giêsu sống lại trong vinh hiển. Đây cũng là phép rửa khai mào cho phép rửa của các Kitô hữu, những kẻ chấp nhận hành trình chết đi cho tội lỗi để trở thành nghĩa tử của Thiên Chúa, và được thông dự sự phụng sinh với Người. Thánh Phaolô đã bổ túc và đào sâu giáo thuyết về phép rửa từ lời giảng dạy của Chúa Giêsu và việc thực hành của Giáo Hội. Có thể tóm tắt: Người Kitô hữu lãnh Bí tích Rửa tội là sống cuộc sống với Chúa Giêsu, nhờ đó họ biến đổi tận gốc rễ. Do đó phép rửa này nhân danh Đức Giêsu, họ cũng được hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Tin vào Đức Giêsu không phải chấp nhận cách trí thức sứ điệp của Ngài, nhưng còn là một cuộc hoán cải nội tâm và toàn diện. Sự hoán cải toàn diện này là khởi điểm cho cuộc sống mới bằng một lòng trung thành không lay chuyển. Như vậy Bí tích Rửa tội không phải là một thứ ma thuật biến đổi cuộc đời từ đen ra trắng mà bất chấp nội tâm và ý chí của thụ nhân. Trong Bí tích Rửa tội chúng ta được Thánh Thần chiếm lấy và sát nhập chúng ta vào Giáo Hội và làm cho tin chắc chắn sẽ được cứu độ. Ân sủng Bí tích này mời gọi một sự hiệp thông với cuộc vượt qua của Chúa Kitô bằng nhiều nỗ lực và trung thành quảng đại của chúng ta.
LM Francisco Xavier Mậu Hồ, SDD
TV 28, 1 và 2, 3ac-4; 3b và 9b-10.
Đáp Ca: “Chúa đã chúc phúc cho dân Người trong bình an” (c. 11b).
Trong lịch sử của tôn giáo, nước là biểu tượng ám chỉ chỉ sự thanh tẩy. Tuy nhiên dấu hiệu bề ngoài này chỉ có liên quan ngoại diện với Kitô giáo thôi. Ý nghĩa của Bí tích Kitô giáo thì sâu sa hơn nhiều. Trong Cựu Ước đã có một vị trí khá quan trọng của vai trò thanh tẩy xuất hiện trong nhiều biến cố lịch sử: lụt (1Pr 3,20); vượt biển đỏ (1Cor 10,1); nghi thức thanh tẩy khi bị ô uế (Ds 19,2-10). Sau thời kỳ lưu đầy, nghi thức thanh tẩy trở thành tỉ mỉ hơn dẫn tới vụ hình thức nơi các biệt phái. Các cộng đoàn Qumran, như Essenien, Damas chú trọng nghi thức tắm rửa đối với thành viên sau một quá trính thử thách lâu dài, nhằm biểu lộ lòng hoán cải. Phép rửa của Gioan là phép rửa của tân tong cho gia nhập vào Israel. Nó báo gồm việc thú nhận tội lỗi và nỗ lực hoán cải quyết liệt. Phép rửa của Gioan là một giải pháp tạm thời, chuẩn bị cho một phép rửa của Đấng Messia, bằng lửa và Thánh Thần.
Khi đến với Gioan để lãnh nhận phép rửa, Chúa Giêsu bày tỏ vâng phục ý định Chúa Cha (Mt 3,14) và xếp mình một cách khiêm tốn trong hàng ngũ tội lỗi “Ngài gánh lấy tội trần gian” (Ga 1,29-36), bị dìm trong nước như báo trước sự thanh tẩy trong cái chết của Người. Phép rửa trong cái chết đã dẫn Đức Giêsu sống lại trong vinh hiển. Đây cũng là phép rửa khai mào cho phép rửa của các Kitô hữu, những kẻ chấp nhận hành trình chết đi cho tội lỗi để trở thành nghĩa tử của Thiên Chúa, và được thông dự sự phụng sinh với Người. Thánh Phaolô đã bổ túc và đào sâu giáo thuyết về phép rửa từ lời giảng dạy của Chúa Giêsu và việc thực hành của Giáo Hội. Có thể tóm tắt: Người Kitô hữu lãnh Bí tích Rửa tội là sống cuộc sống với Chúa Giêsu, nhờ đó họ biến đổi tận gốc rễ. Do đó phép rửa này nhân danh Đức Giêsu, họ cũng được hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Tin vào Đức Giêsu không phải chấp nhận cách trí thức sứ điệp của Ngài, nhưng còn là một cuộc hoán cải nội tâm và toàn diện. Sự hoán cải toàn diện này là khởi điểm cho cuộc sống mới bằng một lòng trung thành không lay chuyển. Như vậy Bí tích Rửa tội không phải là một thứ ma thuật biến đổi cuộc đời từ đen ra trắng mà bất chấp nội tâm và ý chí của thụ nhân. Trong Bí tích Rửa tội chúng ta được Thánh Thần chiếm lấy và sát nhập chúng ta vào Giáo Hội và làm cho tin chắc chắn sẽ được cứu độ. Ân sủng Bí tích này mời gọi một sự hiệp thông với cuộc vượt qua của Chúa Kitô bằng nhiều nỗ lực và trung thành quảng đại của chúng ta.
LM Francisco Xavier Mậu Hồ, SDD