Dan Lee
01-12-2009, 09:55 PM
Con đường văn hóa: Từ ''Phố Nhà Chung'' đến ''Phố Hoa''
Hà nội trong những tháng ngày cuối năm 2008 và đầu năm 2009 sao lắm điều phiền muộn. Những chuyện phiền muộn đầu tiên làm nhức nhối con tim và khối óc toàn dân cả nước khi vụ nhà đất “Tòa Khâm và giáo xứ Thái hà” nổ ra hồi cuối Thu. Khi ấy, cứ tưởng đất Hà Thành đã một phen “tắm máu” dân Công giáo khi từng đoàn cảnh sát cơ động với hàng chục chó dữ lại được hỗ trợ bởi hàng trăm tên vô lại làm rộn lên bầu không khí “sát khí đằng đằng” với những khẩu hiệu hô vang dữ tợn: “giết Kiệt, giết Phụng”.
Cùng với “cuộc chiến trên bộ” của dùi cui, chó dữ và lựu đạn cay kèm với những khẩu hiệu tục tằn, những lời văng trục với cả đờm rãi, “cuộc chiến trên không” được mở hết công suất để tha hồ cắt xén, bôi nhọ, kết án Đức Tổng Giám Mục Hà Nội bằng những luận điệu và ngôn từ của phường đồ tễ sử dụng thời “cải cách ruộng đất”. Phải chăng đó là bộ mặt thật của “Hà Nội xã hội chủ nghĩa” sau hơn 60 năm xây dựng và phát triển ! Nếu “Khu phố Nhà Chung” đã được đảng và nhà nước phong tặng là “khu phố văn hóa” thì e rằng thời điểm đó chính là lúc thích hợp nhất để bà con ở đây được vinh dự nhận về tấm bằng công nhận “khu phố văn hóa xã hội chủ nghĩa năm 2008”.
Liền sau biến cố “Tòa Khâm và giáo xứ Thái hà”, tưởng đâu cơn lũ lụt thế kỷ đã cuốn trôi hết mọi rác rưới của một thủ đô ngàn năm văn hiến. Ai ngờ, đã chẳng cuốn trôi mà cơn “đại hồng thủy” lại làm tụt xuống “cái áo tứ thân và cái quần lĩnh rách rưới thảm nảo” của Đông Đô để lộ ra một Hà Nội trần truồng thô kệch dơ dáng dị hình. Những “con đường văn hóa” nghìn năm văn hiến đã hầu như biến dạng cùng với cung cách ứng xử và ngôn từ diễn đạt để chỉ còn lại là những chắp vá vụng về, cong queo lấp liếm mang tính đối phó, giả tạo.
Và rồi Hà Nội chuẩn bị đón xuân với rạo rực “Phố Hoa” để sau đó hai ngày chỉ còn lại là những tiếng thở dài ngao ngán: “Em ơi, Hà Nội Phố, ta còn Em là tàn hoang, ta còn em là tan tác !”. Chuyện “văn hóa Hà Thành” với sự cố “Phố hoa” đã có bao nhiêu suy tư, ngẫm nghĩ và diễn đạt !
http://www.vietcatholic.org/pics/90112phohoa1.jpg
Thì ra con đường “hữu vật thể” từ “Phố Nhà Chung” tới “Phố hoa” quả thật là gần. Gần về không gian và cũng chẳng xa mấy về thời gian (khoảng 3 tháng mà thôi). Và con đường “phi vật thể”, “con đường văn hóa từ Phố Nhà Chung và Phố hoa” cũng chẳng khác nhau bao nhiêu. Nếu cách ứng xử với đám dân lành, với các chức sắc tôn giáo hiền lành không tấc sắc đứng lên đòi công lý trên phố nhà chung là chó dữ, là dùi cui, là lựu đạn cay cùng với bọn du côn ăn nói tục tằn, hành vi dữ tợn, thì cách ứng xử tại phố hoa “dẫm đạp, ngắt, lãy, bưng, trộm…” làm tan nát những bông hoa đẹp đẽ vô tội…thì có khác gì nhau đâu ! Phải chăng đó là biểu hiện đúng nghĩa và rõ nét của “con đường văn hóa Xã hội chủ nghĩa” mà đảng Cọng sản đã dạy công vun xới và xây dựng trong suốt hơn 60 chục năm qua tại vùng đất được gọi là “văn hiến”. Làm sao có được một “con đường văn hóa khác”, khi đã bao thế hệ con người Hà Nội trước thời Cọng Sản đã nằm xuống trong khi bao thế hệ cháu con đã được đảng và nhà nước nhồi nhét những “chân lý hồng cọng sản” mà nội dung chủ yếu chính là “ăn cướp” (cướp chính quyền), là hận thù (đấu tranh giai cấp, cải cách ruộng đất), là tôn thờ chủ nghĩa và lãnh tụ (Nhà thơ lớn Cọng sản, Tố Hữu, khóc Stalin, cháu ngoan bác Hồ), là dối trá và mỵ dân (giải phóng dân tộc, giải phóng miền Nam). Phải chăng từ khi người cọng sản đem cái giống cây “chủ nghĩa Mác-Lê” trồng lên cái mảnh đất Hà Thành ngàn năm văn hiến, thì cũng từ dạo đó, những quả ngọt của văn hóa Hà Thành đã đội nón ra đi để nhường chỗ cho những quả đắng văn hóa “xã hội chủ nghĩa” rơi rụng đầy trên những nẻo đường phố thị mà sự cố “Phố Nhà Chúng” và “Phố Hoa” chỉ là một điển hình cụ thể.
http://www.vietcatholic.org/pics/90112phohoa2.jpg
Làm sao Hà Nội có được một “phố hoa đúng nghĩa” khi dân Hà Nội hằng ngày bị áp đặt để học hỏi noi gương “đạo đức Bác Hồ”, một kẻ sẵn sàng giết vợ cách tàn nhẫn (Nông thị Xuân), từ con (Nguyễn Tất Trung), bán đứng bạn bè và bao nhiêu nhân sĩ yêu nước, phĩnh gạt hàng triệu thanh niên nam nữ vào lò lửa đạn chiến tranh… để củng cố quyền lực và tham vọng nhuộm đỏ đất nước. Làm sao Hà Nội xây dựng được một “đường hoa văn hóa, không gian văn hóa” đúng nghĩa, khi con người Hà Nội hàng ngày lớn lên hít thở cái không khí đậm đặc hận thù và dối trá, vô trách nhiệm và ích kỷ, hưởng thụ và tư lợi…mà cả một thế hệ cán bộ lãnh đạo đang thả cửa tung hoành trên mọi mét vuông đất của thủ đô.
Cái vết đau văn hóa của Hà Nội không phải chỉ mới bột phát với “sự kiện phố hoa”hôm nay, nhưng nó đã ung mủ nhức nhối từ bao nhiêu năm trước kể từ những biến cố đau thương của cả dân tộc như “cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm…”. Vì thế, “con đường văn hóa từ phố Nhà chung đến phố hoa” cũng chỉ là một con đường biểu hiện đúng nghĩa, đúng bản chất của cái gọi là “văn hóa Xã Hội Chủ Nghĩa”.
Trần Đoan Hùng
Hà nội trong những tháng ngày cuối năm 2008 và đầu năm 2009 sao lắm điều phiền muộn. Những chuyện phiền muộn đầu tiên làm nhức nhối con tim và khối óc toàn dân cả nước khi vụ nhà đất “Tòa Khâm và giáo xứ Thái hà” nổ ra hồi cuối Thu. Khi ấy, cứ tưởng đất Hà Thành đã một phen “tắm máu” dân Công giáo khi từng đoàn cảnh sát cơ động với hàng chục chó dữ lại được hỗ trợ bởi hàng trăm tên vô lại làm rộn lên bầu không khí “sát khí đằng đằng” với những khẩu hiệu hô vang dữ tợn: “giết Kiệt, giết Phụng”.
Cùng với “cuộc chiến trên bộ” của dùi cui, chó dữ và lựu đạn cay kèm với những khẩu hiệu tục tằn, những lời văng trục với cả đờm rãi, “cuộc chiến trên không” được mở hết công suất để tha hồ cắt xén, bôi nhọ, kết án Đức Tổng Giám Mục Hà Nội bằng những luận điệu và ngôn từ của phường đồ tễ sử dụng thời “cải cách ruộng đất”. Phải chăng đó là bộ mặt thật của “Hà Nội xã hội chủ nghĩa” sau hơn 60 năm xây dựng và phát triển ! Nếu “Khu phố Nhà Chung” đã được đảng và nhà nước phong tặng là “khu phố văn hóa” thì e rằng thời điểm đó chính là lúc thích hợp nhất để bà con ở đây được vinh dự nhận về tấm bằng công nhận “khu phố văn hóa xã hội chủ nghĩa năm 2008”.
Liền sau biến cố “Tòa Khâm và giáo xứ Thái hà”, tưởng đâu cơn lũ lụt thế kỷ đã cuốn trôi hết mọi rác rưới của một thủ đô ngàn năm văn hiến. Ai ngờ, đã chẳng cuốn trôi mà cơn “đại hồng thủy” lại làm tụt xuống “cái áo tứ thân và cái quần lĩnh rách rưới thảm nảo” của Đông Đô để lộ ra một Hà Nội trần truồng thô kệch dơ dáng dị hình. Những “con đường văn hóa” nghìn năm văn hiến đã hầu như biến dạng cùng với cung cách ứng xử và ngôn từ diễn đạt để chỉ còn lại là những chắp vá vụng về, cong queo lấp liếm mang tính đối phó, giả tạo.
Và rồi Hà Nội chuẩn bị đón xuân với rạo rực “Phố Hoa” để sau đó hai ngày chỉ còn lại là những tiếng thở dài ngao ngán: “Em ơi, Hà Nội Phố, ta còn Em là tàn hoang, ta còn em là tan tác !”. Chuyện “văn hóa Hà Thành” với sự cố “Phố hoa” đã có bao nhiêu suy tư, ngẫm nghĩ và diễn đạt !
http://www.vietcatholic.org/pics/90112phohoa1.jpg
Thì ra con đường “hữu vật thể” từ “Phố Nhà Chung” tới “Phố hoa” quả thật là gần. Gần về không gian và cũng chẳng xa mấy về thời gian (khoảng 3 tháng mà thôi). Và con đường “phi vật thể”, “con đường văn hóa từ Phố Nhà Chung và Phố hoa” cũng chẳng khác nhau bao nhiêu. Nếu cách ứng xử với đám dân lành, với các chức sắc tôn giáo hiền lành không tấc sắc đứng lên đòi công lý trên phố nhà chung là chó dữ, là dùi cui, là lựu đạn cay cùng với bọn du côn ăn nói tục tằn, hành vi dữ tợn, thì cách ứng xử tại phố hoa “dẫm đạp, ngắt, lãy, bưng, trộm…” làm tan nát những bông hoa đẹp đẽ vô tội…thì có khác gì nhau đâu ! Phải chăng đó là biểu hiện đúng nghĩa và rõ nét của “con đường văn hóa Xã hội chủ nghĩa” mà đảng Cọng sản đã dạy công vun xới và xây dựng trong suốt hơn 60 chục năm qua tại vùng đất được gọi là “văn hiến”. Làm sao có được một “con đường văn hóa khác”, khi đã bao thế hệ con người Hà Nội trước thời Cọng Sản đã nằm xuống trong khi bao thế hệ cháu con đã được đảng và nhà nước nhồi nhét những “chân lý hồng cọng sản” mà nội dung chủ yếu chính là “ăn cướp” (cướp chính quyền), là hận thù (đấu tranh giai cấp, cải cách ruộng đất), là tôn thờ chủ nghĩa và lãnh tụ (Nhà thơ lớn Cọng sản, Tố Hữu, khóc Stalin, cháu ngoan bác Hồ), là dối trá và mỵ dân (giải phóng dân tộc, giải phóng miền Nam). Phải chăng từ khi người cọng sản đem cái giống cây “chủ nghĩa Mác-Lê” trồng lên cái mảnh đất Hà Thành ngàn năm văn hiến, thì cũng từ dạo đó, những quả ngọt của văn hóa Hà Thành đã đội nón ra đi để nhường chỗ cho những quả đắng văn hóa “xã hội chủ nghĩa” rơi rụng đầy trên những nẻo đường phố thị mà sự cố “Phố Nhà Chúng” và “Phố Hoa” chỉ là một điển hình cụ thể.
http://www.vietcatholic.org/pics/90112phohoa2.jpg
Làm sao Hà Nội có được một “phố hoa đúng nghĩa” khi dân Hà Nội hằng ngày bị áp đặt để học hỏi noi gương “đạo đức Bác Hồ”, một kẻ sẵn sàng giết vợ cách tàn nhẫn (Nông thị Xuân), từ con (Nguyễn Tất Trung), bán đứng bạn bè và bao nhiêu nhân sĩ yêu nước, phĩnh gạt hàng triệu thanh niên nam nữ vào lò lửa đạn chiến tranh… để củng cố quyền lực và tham vọng nhuộm đỏ đất nước. Làm sao Hà Nội xây dựng được một “đường hoa văn hóa, không gian văn hóa” đúng nghĩa, khi con người Hà Nội hàng ngày lớn lên hít thở cái không khí đậm đặc hận thù và dối trá, vô trách nhiệm và ích kỷ, hưởng thụ và tư lợi…mà cả một thế hệ cán bộ lãnh đạo đang thả cửa tung hoành trên mọi mét vuông đất của thủ đô.
Cái vết đau văn hóa của Hà Nội không phải chỉ mới bột phát với “sự kiện phố hoa”hôm nay, nhưng nó đã ung mủ nhức nhối từ bao nhiêu năm trước kể từ những biến cố đau thương của cả dân tộc như “cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm…”. Vì thế, “con đường văn hóa từ phố Nhà chung đến phố hoa” cũng chỉ là một con đường biểu hiện đúng nghĩa, đúng bản chất của cái gọi là “văn hóa Xã Hội Chủ Nghĩa”.
Trần Đoan Hùng