Dan Lee
01-16-2009, 05:52 PM
Canh Khuya
Tiếng gọi ban ngày thường rõ ràng, gọi trực tiếp hay qua điện thoại người nghe vẫn có thể nhận giọng quen hay lạ. Gọi đêm là bất thường; gọi canh khuya phải là khẩn thiết, cấp bách, biết làm thế là đánh mất giấc ngủ nhưng là cách Chúa chọn. Vì sao? Gọi đi tìm chân lí cần nhỏ nhẹ, êm đềm. Đêm thanh vắng tiếng động nhỏ cũng nghe được. Tiếng chân lí cần nghe trong yên tĩnh là thế. Đây là trở ngại lớn cho những ai ngủ mê. Đường lối đấu tranh cho công lí chân chính là bất bạo động, cởi mở, đối thoại trong bình đẳng và yêu thương. Kẻ xấu thường lợi dụng kẽ hở này.
http://www.vietcatholic.org/pics/quiver_tree.jpg
Đón nhận chân lí vào đêm khuya, không phàn nàn, không ngại là dấu hiệu tốt của người dám dấn thân. Không chùn bước dù biết trước khó khăn rình rập, gian khổ đón chờ và hiểm nguy tính mạng nhưng vẫn dấn thân làm chứng nhân. Vì gọi giữa canh khuya nên không nhận dạng được người gọi, chỉ nghe tiếng mà không thấy người. Kẻ cho là khôn, người bảo dại. Khôn hay dại chưa rõ nhưng chắc chắn tiếng đáp trả có chút lòng thành, tâm tình tín thác. Đi tìm chân lí chắc chắn cần dấn thân. Dấn thân luôn gặp thử thách.
Gọi giữa canh khuya nhưng khi đi coi lại mời đến coi lúc ban ngày. Coi ban ngày nên nhìn rõ sự thể. Tai nghe, mắt nhìn, chân dẫn đến hiện trường giúp làm quyết định nên ở hay về. Xem thế cần chân thành giữa người gọi và người đáp trả, không dấu diếm, che đậy thực tế dù phũ phàng.
Tìm được chân lí mới chỉ là bước đầu. Bước kế tiếp nhiều chông gai, lắm thách đố khi trở thành chứng nhân cho chân lí, sự thật. Chúa chọn gọi vào ban đêm vì Ngài muốn người được gọi bước ra ánh sáng để làm chứng cho ánh sáng. Nhân chứng đó không phải là ánh sáng nhưng nhận ánh sáng từ Chúa và dọi ánh sáng đó vào màn đêm u tối, làm cho chân lí bừng cháy lên. Ánh sáng bừng cháy giữa đêm khuya, soi sáng màn đêm tâm trí, kẻ thì hoang mang, người thì hoảng sợ, kẻ khác lại cảm thấy phiền toái vì mất giấc ngủ. Có kẻ thờ ơ, cũng có kẻ vui mừng đón nhận ánh sáng chân lí. Vì thế kẻ gieo chân lí gặp nhiều chông gai, lắm thử thách. Biết thế nhưng với ơn Chúa ta vẫn thực hành tốt đẹp, trọn vẹn câu thề
Này con xin đến để thực thi ý Chúa.
Xin đến
Đức Kitô gọi mỗi người chúng ta bằng nhiều cách khác nhau.
Hãy theo Ta. Từ nay các anh trở thành ngư phủ người. Đến mà xem.
Cách gọi khác nhau nên cách đáp trả cũng khác nhau và cách thực thi ý Chúa cũng khác nhau. Đáp trả cách nào, thực thi ý Chúa ra sao cũng được miễn là chân thành thực hiện tốt đẹp việc thực thi ý Chúa.
Thước đo
Thương trường và xã hội đánh giá thành công, thất bại đặt căn bản trên vật chất, tiếng tăm. Con số định đoạt mức thành bại. Tiền nhiều thành công, tiền ít thất bại. Nhiều người ca tụng thành công; ít người tham gia thất bại.
Thiên Chúa ban cho quyền tự do lựa chọn để thực thi ý Chúa. Thực thi ý Chúa với hết khả năng, tài sức, lòng mến và lòng chân thành. Chúa không đòi hơn những điều đó. Chúa không cao trọng hơn khi ta thành công, không nghèo hơn khi ta thất bại. Thành tâm và lòng mến là điều Chúa ước mong.
Để biết rõ thực thi ý Chúa nhiều ít ra sao hãy tự trả lời câu hỏi
‘con có yêu mến Thầy không?
Đừng dựa vào thành quả công việc. Để có câu trả lời chính xác hãy dựa vào mức độ dấn thân và lòng mến. Yêu mến nhiều thực thi ý Chúa trong vui thích và sốt sắng trong công việc. Yêu mến ít hoàn thành công việc vì trách nhiệm, làm miễn cưỡng, tránh tai tiếng, hơn là tự nguyện, do lòng mến thúc đẩy. Người ngoài đôi khi không nhận ra, chỉ mình ta biết, mình ta hay mức độ thành tâm và lòng yêu mến.
Đến mà xem
Thói thường đến mà xem để xem ngoại cảnh. Đến mà xem là một lời giới thiệu, một quảng cáo. Quảng cáo có mục đích lợi nhuận không vì tiền thì vì tình. Tôn giáo đến mà xem không mang ý nghĩa mời gọi đến xem ngoại cảnh, thưởng lãm mà chính là nhờ vào cảnh trí bên ngoài soi sáng nội tâm bên trong con người. Đến mà xem chính là đến để soi gương lòng mình, xem nội tâm, xem con người mình. Xem lối sống, cách xử thế, cách hành đạo và niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh.
Xem xong cần phải điều chỉnh sao cho xứng hợp. Xem như thế là xem để thực hành, không phải xem cho biết, nhưng xem để thay đổi cho tốt hơn, cho hoàn hảo hơn. Xem để sửa mình, thăng tiến trên đường thánh thiện và nhiệt tâm đáp trả lời hứa này con xin đến để thực thi ý Chúa.
Andre đã đến mà xem và cuối cùng quyết định ở lại với Đức Kitô. Đến mà xem để ở, đi theo làm môn đệ, không phải xem xong ra về kể lại cho người khác thành câu chuyện làm quà. Đến mà xem để sống, để đi theo và trở thành môn đệ giới thiệu cho người khác cũng đến mà xem. Andre dẫn anh mình là Phêrô đến mà xem sau đó giới thiệu anh mình cho Đức Kitô và Ngài cho Phêrô biết về con người thật của Phêrô. Đức Kitô nhìn ông Simon và nói:
Anh là Simon, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha tức là Đá.
Đến mà xem để biết rõ chân tướng, để được thay đổi trở nên mới, trở nên tốt lành. Bắt gặp ánh mắt Chúa giúp chúng ta nhận ra con đường chân lí, bước ra ánh sáng từ trong đêm tối cuộc đời. Làm thế chính là chọn sự sáng, chọn ở lại trong tình yêu của Chúa.
Lm Vũ đình Tường
Tiếng gọi ban ngày thường rõ ràng, gọi trực tiếp hay qua điện thoại người nghe vẫn có thể nhận giọng quen hay lạ. Gọi đêm là bất thường; gọi canh khuya phải là khẩn thiết, cấp bách, biết làm thế là đánh mất giấc ngủ nhưng là cách Chúa chọn. Vì sao? Gọi đi tìm chân lí cần nhỏ nhẹ, êm đềm. Đêm thanh vắng tiếng động nhỏ cũng nghe được. Tiếng chân lí cần nghe trong yên tĩnh là thế. Đây là trở ngại lớn cho những ai ngủ mê. Đường lối đấu tranh cho công lí chân chính là bất bạo động, cởi mở, đối thoại trong bình đẳng và yêu thương. Kẻ xấu thường lợi dụng kẽ hở này.
http://www.vietcatholic.org/pics/quiver_tree.jpg
Đón nhận chân lí vào đêm khuya, không phàn nàn, không ngại là dấu hiệu tốt của người dám dấn thân. Không chùn bước dù biết trước khó khăn rình rập, gian khổ đón chờ và hiểm nguy tính mạng nhưng vẫn dấn thân làm chứng nhân. Vì gọi giữa canh khuya nên không nhận dạng được người gọi, chỉ nghe tiếng mà không thấy người. Kẻ cho là khôn, người bảo dại. Khôn hay dại chưa rõ nhưng chắc chắn tiếng đáp trả có chút lòng thành, tâm tình tín thác. Đi tìm chân lí chắc chắn cần dấn thân. Dấn thân luôn gặp thử thách.
Gọi giữa canh khuya nhưng khi đi coi lại mời đến coi lúc ban ngày. Coi ban ngày nên nhìn rõ sự thể. Tai nghe, mắt nhìn, chân dẫn đến hiện trường giúp làm quyết định nên ở hay về. Xem thế cần chân thành giữa người gọi và người đáp trả, không dấu diếm, che đậy thực tế dù phũ phàng.
Tìm được chân lí mới chỉ là bước đầu. Bước kế tiếp nhiều chông gai, lắm thách đố khi trở thành chứng nhân cho chân lí, sự thật. Chúa chọn gọi vào ban đêm vì Ngài muốn người được gọi bước ra ánh sáng để làm chứng cho ánh sáng. Nhân chứng đó không phải là ánh sáng nhưng nhận ánh sáng từ Chúa và dọi ánh sáng đó vào màn đêm u tối, làm cho chân lí bừng cháy lên. Ánh sáng bừng cháy giữa đêm khuya, soi sáng màn đêm tâm trí, kẻ thì hoang mang, người thì hoảng sợ, kẻ khác lại cảm thấy phiền toái vì mất giấc ngủ. Có kẻ thờ ơ, cũng có kẻ vui mừng đón nhận ánh sáng chân lí. Vì thế kẻ gieo chân lí gặp nhiều chông gai, lắm thử thách. Biết thế nhưng với ơn Chúa ta vẫn thực hành tốt đẹp, trọn vẹn câu thề
Này con xin đến để thực thi ý Chúa.
Xin đến
Đức Kitô gọi mỗi người chúng ta bằng nhiều cách khác nhau.
Hãy theo Ta. Từ nay các anh trở thành ngư phủ người. Đến mà xem.
Cách gọi khác nhau nên cách đáp trả cũng khác nhau và cách thực thi ý Chúa cũng khác nhau. Đáp trả cách nào, thực thi ý Chúa ra sao cũng được miễn là chân thành thực hiện tốt đẹp việc thực thi ý Chúa.
Thước đo
Thương trường và xã hội đánh giá thành công, thất bại đặt căn bản trên vật chất, tiếng tăm. Con số định đoạt mức thành bại. Tiền nhiều thành công, tiền ít thất bại. Nhiều người ca tụng thành công; ít người tham gia thất bại.
Thiên Chúa ban cho quyền tự do lựa chọn để thực thi ý Chúa. Thực thi ý Chúa với hết khả năng, tài sức, lòng mến và lòng chân thành. Chúa không đòi hơn những điều đó. Chúa không cao trọng hơn khi ta thành công, không nghèo hơn khi ta thất bại. Thành tâm và lòng mến là điều Chúa ước mong.
Để biết rõ thực thi ý Chúa nhiều ít ra sao hãy tự trả lời câu hỏi
‘con có yêu mến Thầy không?
Đừng dựa vào thành quả công việc. Để có câu trả lời chính xác hãy dựa vào mức độ dấn thân và lòng mến. Yêu mến nhiều thực thi ý Chúa trong vui thích và sốt sắng trong công việc. Yêu mến ít hoàn thành công việc vì trách nhiệm, làm miễn cưỡng, tránh tai tiếng, hơn là tự nguyện, do lòng mến thúc đẩy. Người ngoài đôi khi không nhận ra, chỉ mình ta biết, mình ta hay mức độ thành tâm và lòng yêu mến.
Đến mà xem
Thói thường đến mà xem để xem ngoại cảnh. Đến mà xem là một lời giới thiệu, một quảng cáo. Quảng cáo có mục đích lợi nhuận không vì tiền thì vì tình. Tôn giáo đến mà xem không mang ý nghĩa mời gọi đến xem ngoại cảnh, thưởng lãm mà chính là nhờ vào cảnh trí bên ngoài soi sáng nội tâm bên trong con người. Đến mà xem chính là đến để soi gương lòng mình, xem nội tâm, xem con người mình. Xem lối sống, cách xử thế, cách hành đạo và niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh.
Xem xong cần phải điều chỉnh sao cho xứng hợp. Xem như thế là xem để thực hành, không phải xem cho biết, nhưng xem để thay đổi cho tốt hơn, cho hoàn hảo hơn. Xem để sửa mình, thăng tiến trên đường thánh thiện và nhiệt tâm đáp trả lời hứa này con xin đến để thực thi ý Chúa.
Andre đã đến mà xem và cuối cùng quyết định ở lại với Đức Kitô. Đến mà xem để ở, đi theo làm môn đệ, không phải xem xong ra về kể lại cho người khác thành câu chuyện làm quà. Đến mà xem để sống, để đi theo và trở thành môn đệ giới thiệu cho người khác cũng đến mà xem. Andre dẫn anh mình là Phêrô đến mà xem sau đó giới thiệu anh mình cho Đức Kitô và Ngài cho Phêrô biết về con người thật của Phêrô. Đức Kitô nhìn ông Simon và nói:
Anh là Simon, con ông Gioan, anh sẽ được gọi là Kêpha tức là Đá.
Đến mà xem để biết rõ chân tướng, để được thay đổi trở nên mới, trở nên tốt lành. Bắt gặp ánh mắt Chúa giúp chúng ta nhận ra con đường chân lí, bước ra ánh sáng từ trong đêm tối cuộc đời. Làm thế chính là chọn sự sáng, chọn ở lại trong tình yêu của Chúa.
Lm Vũ đình Tường