Dan Lee
01-16-2009, 07:02 PM
Chúa Nhật II thuờng niên B
Vai trò trung gian
Nghe hai từ trung gian, không ít nguời trong chúng ta cảm thấy khó chịu. Quả thật trong các hoạt động kinh doanh buôn bán cũng như trong các dịch vụ, hễ có trung gian là hầu như có “phết phẩy”, có những chi phí không như ý. Dĩ nhiên không ai chấp nhận một sự tồn tại của chuổi các trung gian nặng nề, vô bổ, gây phiền hà và gây lãng phí. Vì thế người ta tìm cách loại bỏ bớt những trung gian ấy ngay cả trong các sinh hoạt hành chính. Chuyện bỏ bớt “các cửa, các dấu” để tiến đến mô hình một, cửa một dấu là một trong những nổ lực của cải cách hành chánh nước Việt thời gian vừa qua. Thế nhưng cần phải xác nhận rằng tác nhân trung gian vẫn còn đó vị trí và vai trò cần thiết không thể thiếu trong đời sống kinh tế, xã hội lẫn tâm linh.
Một chân lý trong niềm tin Kitô giáo: Thiên Chúa ban ơn cho con người thường là qua các trung gian. Không kể đến thưở ban đầu của buổi sáng tạo, thì ngoài việc trực tiếp phú ban linh hồn, Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống thể lý cùng những ơn lành khác đều thường qua các trung gian là tổ tiên, ông bà, bố mẹ, thầy cô, các vị mục tử trong Hội thánh…Ngược lại, để đến với Thiên Chúa thì các trung gian luôn có đó vị trí, vai trò cần thiết dường như là tất yếu theo chương trình Thiên Chúa đặt định.
Hai lần Thiên Chúa gọi Samuel, thế mà Samuel vẫn không nhận biết. Để có thể nhận ra tiếng Chúa phán, trẻ Samuel đã phải cần đến sự chỉ dạy của tư tế Hêli. ( x.1 Sm 3,3b-10 ) ( Bài đọc 1 ). Chính nhờ lời giới thiệu của thầy Gioan Tẩy Giả mà hai môn đệ mới tiếp cận được với Chúa Giêsu để rồi theo Người và ở lại với Người ngày hôm ấy. Nhờ một trung gian là Anrê mà Simon Phêrô đã đến gặp Chúa Giêsu và Hội Thánh chúng ta đã có được một vị Tông đồ nhiệt thành, một vị Giáo hoàng tiên khởi. ( x. Ga 1,35-42 ) ( bài Tin Mừng ). Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định rằng thân xác chúng ta là một trung gian để chúng ta kết hợp nên một với Chúa Kitô. Và chính thân xác chúng ta là Đền thờ, là một trung gian để Chúa Thánh Thần ngự trong chúng ta. ( x. 1Cor 6,13-20 ) ( Bài đọc 2 ).
Qua các bài đọc của Thánh lễ Chúa Nhật II TN B, xin được đề ra vài tiêu chí của sự trung gian hầu cho các tác nhân trung gian thực sự là những chiếc cầu nối hữu hiệu, cách đặc biệt giữa Thiên Chúa và con người.
1.Biết Chúa và biết người: Anrê đã trở thành một người trung gian đích thực giữa Simon, anh mình với Chúa Giêsu là nhờ ngài vốn biết rõ anh mình. Chuyện anh em ruột biết rõ nhau là chuyện bình thường, anh em như thể chân tay. Anrê còn là người biết Chúa Giêsu một cách nào đó, nhờ đã đến và ở với Chúa Giêsu ngày hôm ấy, sau khi được thầy Gioan Tẩy giả giới thiệu.
Hình như ít có ai tranh cãi về tiêu chí này. Để làm trung gian thì cần phải biết cả hai phía. Tuy nhiên cái biết ở đây không dừng lại sự nhận thức bằng lý trí mà còn với cả sự gắn bó bằng ý chí. Không mến phục Giêsu hoặc không yêu thương anh mình thì Anrê chưa chắc đã đóng vai trò một trung gian.
2.Đựơc Chúa chọn gọi và trao phó trách nhiệm: Chúng ta nhận ra tiêu chí này qua vai trò của Gioan Tẩy Giả. Ngài là đấng được Thiên Chúa chọn gọi ngay từ trong dạ mẹ ( x.Gr 1,4-5 ) Ngài được Chúa trao phó cho trách nhiệm làm tiếng hô trong hoang mạc là dọn đường cho đấng Thiên sai ngự đến ( x. Is 40,1-5 ).
Vấn đề đặt ra là làm sao nhận ra được tiếng Chúa chọn gọi. Dễ được mấy ai có diễm phúc được Chúa Giêsu chọn gọi cách trực tiếp như các tông đồ ngày xưa ? Nhìn vào cuộc đời vị Tiền Hô, chúng ta có thể xác định rằng tiếng Chúa gọi chúng ta thường qua các biến cố cuộc sống ( các hiện tượng xảy ra với nhà Giacaria ), qua việc dạy bảo của mẹ cha ( việc ông Giacaria và bà Isave đặt tên cho con trẻ khác với truyền thống nói lên điều này ), qua việc nghiền ngẫm Thánh Kinh ( nếu không có yếu tố này thì Gioan hẳn sẽ khó nhận ra vai trò của mình qua lời tiên báo của Ngôn sứ Isaia ngày nào ).
3. Được Hội Thánh chuẩn nhận: Cái tiêu chí này được thể hiện qua vai trò của Tư Tế Hêli. Dù rằng tư tế Hêli còn thiếu sót trong một vài trách nhiệm của mình như lơ là việc dạy bảo con cái khiến cho hai người con trai của ông là Khópni và Pinkhát ra hư hỏng ( x. 1 Sm 2,22-35 ), nhưng không ai phủ nhận vai trò của ông trong việc hướng dẫn trẻ Samuel lắng nghe tiếng Chúa phán.
Chúng ta cần thú nhận rằng cái tiêu chí thứ ba này thường gây tranh luận cho nhiều người bên trong lẫn bên ngoài Hội Thánh, đặc biệt, với các anh em ly khai. Thế nhưng dòng lịch sử thánh minh định rõ rằng Thiên Chúa đã dùng con đường này, phương thức này. Phương thức này, con đường này đã manh nha hình thành trong thời Cựu Ước qua việc Thiên Chúa truyền lệnh cho Môsê cắt đặt Aaron làm Tư Tế và chọn chi tộc Lêvi lo việc tế tự ( x.Xh 4,13-16; 28,1-5 ). Và đến thời Tân Ước, Chúa Giêsu đã minh nhiên thiết lập Hội Thánh trên các Tông đồ và trao quyền tài thẩm cho các ngài ( x. Mt 16,13-19; Ga 20,19-23). Trong thực tế, dù là cá biệt, nhưng vẫn tồn tại hiện tượng “thầy cả Hêli”. Ước gì Kitô hữu chúng ta làm theo lời dạy của Chúa Cứu thế: “Các kinh sư và những người Pharisêu ngồi trên toà Môsê mà giảng dạy. Vậy những gì họ nói thì anh em hãy làm, nhưng đừng theo hành động của họ…” ( Mt 23,2-3 ).
Đến với Thiên Chúa, gặp gỡ Thiên Chúa là một diễm phúc của nhân loại chúng ta. Thiên Chúa đã tạo các trung gian là để cho mọi người có thể đến với Người, gặp gỡ Người cách thuận lợi dễ dàng và hữu hiệu theo hoàn cảnh, khả năng và điều kiện của từng người. Chính vì thế các tác nhân trung gian mãi luôn càn thiết cho nhân loại chúng ta. Tuy nhiên các tác nhân trung gian ấy vẫn ở bên ngoài chúng ta. Có một tác nhân gần gủi, thiết thân nhất với mỗi người chúng ta đó là chính con người, thân xác chúng ta. Chúa Kitô đã tự hiến thân mình trong hình bánh rượu hiến tế trên các bàn thờ. Con người, thân xác chúng ta là nơi Chúa muốn đến để nên một với chúng ta. Dù chằng đáng Chúa ngự vào, nhưng với tâm hồn khiêm nhu, xin Chúa làm cho tâm hồn, thân xác chúng ta được lành mạnh thì chúng ta sẽ làm một với Chúa cách trọn vẹn. Và Nước Trời đang ở giữa chúng ta ( x. Lc 17,21 ).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Vai trò trung gian
Nghe hai từ trung gian, không ít nguời trong chúng ta cảm thấy khó chịu. Quả thật trong các hoạt động kinh doanh buôn bán cũng như trong các dịch vụ, hễ có trung gian là hầu như có “phết phẩy”, có những chi phí không như ý. Dĩ nhiên không ai chấp nhận một sự tồn tại của chuổi các trung gian nặng nề, vô bổ, gây phiền hà và gây lãng phí. Vì thế người ta tìm cách loại bỏ bớt những trung gian ấy ngay cả trong các sinh hoạt hành chính. Chuyện bỏ bớt “các cửa, các dấu” để tiến đến mô hình một, cửa một dấu là một trong những nổ lực của cải cách hành chánh nước Việt thời gian vừa qua. Thế nhưng cần phải xác nhận rằng tác nhân trung gian vẫn còn đó vị trí và vai trò cần thiết không thể thiếu trong đời sống kinh tế, xã hội lẫn tâm linh.
Một chân lý trong niềm tin Kitô giáo: Thiên Chúa ban ơn cho con người thường là qua các trung gian. Không kể đến thưở ban đầu của buổi sáng tạo, thì ngoài việc trực tiếp phú ban linh hồn, Thiên Chúa ban cho chúng ta sự sống thể lý cùng những ơn lành khác đều thường qua các trung gian là tổ tiên, ông bà, bố mẹ, thầy cô, các vị mục tử trong Hội thánh…Ngược lại, để đến với Thiên Chúa thì các trung gian luôn có đó vị trí, vai trò cần thiết dường như là tất yếu theo chương trình Thiên Chúa đặt định.
Hai lần Thiên Chúa gọi Samuel, thế mà Samuel vẫn không nhận biết. Để có thể nhận ra tiếng Chúa phán, trẻ Samuel đã phải cần đến sự chỉ dạy của tư tế Hêli. ( x.1 Sm 3,3b-10 ) ( Bài đọc 1 ). Chính nhờ lời giới thiệu của thầy Gioan Tẩy Giả mà hai môn đệ mới tiếp cận được với Chúa Giêsu để rồi theo Người và ở lại với Người ngày hôm ấy. Nhờ một trung gian là Anrê mà Simon Phêrô đã đến gặp Chúa Giêsu và Hội Thánh chúng ta đã có được một vị Tông đồ nhiệt thành, một vị Giáo hoàng tiên khởi. ( x. Ga 1,35-42 ) ( bài Tin Mừng ). Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định rằng thân xác chúng ta là một trung gian để chúng ta kết hợp nên một với Chúa Kitô. Và chính thân xác chúng ta là Đền thờ, là một trung gian để Chúa Thánh Thần ngự trong chúng ta. ( x. 1Cor 6,13-20 ) ( Bài đọc 2 ).
Qua các bài đọc của Thánh lễ Chúa Nhật II TN B, xin được đề ra vài tiêu chí của sự trung gian hầu cho các tác nhân trung gian thực sự là những chiếc cầu nối hữu hiệu, cách đặc biệt giữa Thiên Chúa và con người.
1.Biết Chúa và biết người: Anrê đã trở thành một người trung gian đích thực giữa Simon, anh mình với Chúa Giêsu là nhờ ngài vốn biết rõ anh mình. Chuyện anh em ruột biết rõ nhau là chuyện bình thường, anh em như thể chân tay. Anrê còn là người biết Chúa Giêsu một cách nào đó, nhờ đã đến và ở với Chúa Giêsu ngày hôm ấy, sau khi được thầy Gioan Tẩy giả giới thiệu.
Hình như ít có ai tranh cãi về tiêu chí này. Để làm trung gian thì cần phải biết cả hai phía. Tuy nhiên cái biết ở đây không dừng lại sự nhận thức bằng lý trí mà còn với cả sự gắn bó bằng ý chí. Không mến phục Giêsu hoặc không yêu thương anh mình thì Anrê chưa chắc đã đóng vai trò một trung gian.
2.Đựơc Chúa chọn gọi và trao phó trách nhiệm: Chúng ta nhận ra tiêu chí này qua vai trò của Gioan Tẩy Giả. Ngài là đấng được Thiên Chúa chọn gọi ngay từ trong dạ mẹ ( x.Gr 1,4-5 ) Ngài được Chúa trao phó cho trách nhiệm làm tiếng hô trong hoang mạc là dọn đường cho đấng Thiên sai ngự đến ( x. Is 40,1-5 ).
Vấn đề đặt ra là làm sao nhận ra được tiếng Chúa chọn gọi. Dễ được mấy ai có diễm phúc được Chúa Giêsu chọn gọi cách trực tiếp như các tông đồ ngày xưa ? Nhìn vào cuộc đời vị Tiền Hô, chúng ta có thể xác định rằng tiếng Chúa gọi chúng ta thường qua các biến cố cuộc sống ( các hiện tượng xảy ra với nhà Giacaria ), qua việc dạy bảo của mẹ cha ( việc ông Giacaria và bà Isave đặt tên cho con trẻ khác với truyền thống nói lên điều này ), qua việc nghiền ngẫm Thánh Kinh ( nếu không có yếu tố này thì Gioan hẳn sẽ khó nhận ra vai trò của mình qua lời tiên báo của Ngôn sứ Isaia ngày nào ).
3. Được Hội Thánh chuẩn nhận: Cái tiêu chí này được thể hiện qua vai trò của Tư Tế Hêli. Dù rằng tư tế Hêli còn thiếu sót trong một vài trách nhiệm của mình như lơ là việc dạy bảo con cái khiến cho hai người con trai của ông là Khópni và Pinkhát ra hư hỏng ( x. 1 Sm 2,22-35 ), nhưng không ai phủ nhận vai trò của ông trong việc hướng dẫn trẻ Samuel lắng nghe tiếng Chúa phán.
Chúng ta cần thú nhận rằng cái tiêu chí thứ ba này thường gây tranh luận cho nhiều người bên trong lẫn bên ngoài Hội Thánh, đặc biệt, với các anh em ly khai. Thế nhưng dòng lịch sử thánh minh định rõ rằng Thiên Chúa đã dùng con đường này, phương thức này. Phương thức này, con đường này đã manh nha hình thành trong thời Cựu Ước qua việc Thiên Chúa truyền lệnh cho Môsê cắt đặt Aaron làm Tư Tế và chọn chi tộc Lêvi lo việc tế tự ( x.Xh 4,13-16; 28,1-5 ). Và đến thời Tân Ước, Chúa Giêsu đã minh nhiên thiết lập Hội Thánh trên các Tông đồ và trao quyền tài thẩm cho các ngài ( x. Mt 16,13-19; Ga 20,19-23). Trong thực tế, dù là cá biệt, nhưng vẫn tồn tại hiện tượng “thầy cả Hêli”. Ước gì Kitô hữu chúng ta làm theo lời dạy của Chúa Cứu thế: “Các kinh sư và những người Pharisêu ngồi trên toà Môsê mà giảng dạy. Vậy những gì họ nói thì anh em hãy làm, nhưng đừng theo hành động của họ…” ( Mt 23,2-3 ).
Đến với Thiên Chúa, gặp gỡ Thiên Chúa là một diễm phúc của nhân loại chúng ta. Thiên Chúa đã tạo các trung gian là để cho mọi người có thể đến với Người, gặp gỡ Người cách thuận lợi dễ dàng và hữu hiệu theo hoàn cảnh, khả năng và điều kiện của từng người. Chính vì thế các tác nhân trung gian mãi luôn càn thiết cho nhân loại chúng ta. Tuy nhiên các tác nhân trung gian ấy vẫn ở bên ngoài chúng ta. Có một tác nhân gần gủi, thiết thân nhất với mỗi người chúng ta đó là chính con người, thân xác chúng ta. Chúa Kitô đã tự hiến thân mình trong hình bánh rượu hiến tế trên các bàn thờ. Con người, thân xác chúng ta là nơi Chúa muốn đến để nên một với chúng ta. Dù chằng đáng Chúa ngự vào, nhưng với tâm hồn khiêm nhu, xin Chúa làm cho tâm hồn, thân xác chúng ta được lành mạnh thì chúng ta sẽ làm một với Chúa cách trọn vẹn. Và Nước Trời đang ở giữa chúng ta ( x. Lc 17,21 ).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa