Dan Lee
01-16-2009, 08:11 PM
Chúa Nhật II Mùa Thường Niên/B
Cách thức Thiên Chúa kêu gọi con người!
1 Sm 3,3b-10.19; Ga 1,35-42
Bài Sách Thánh trích từ Sách Sa-mu-en thuộc phần Cựu Ước và bài Phúc Âm theo thánh Gioan của Chúa Nhật thứ 2 Mùa Thường Niên hôm nay có một tương quan hết sức mật thiết. Bài Sách Thánh trình bày câu chuyện cậu học trò Sa-mu-en được Chúa kêu gọi làm Tiên Tri, còn trong bài Phúc Âm thánh sử Gioan tường thuật lại ơn kêu gọi hai môn đệ đầu tiên của Ðức Giêsu, mà một trong hai người môn đệ đó là chính tác giả của bài Phúc Âm.
Ðiều quan trọng khiến chúng ta không thể bỏ qua được trong hai bài tường thuật về ơn gọi của cậu học trò Sa-mu-en cũng như của các môn đệ đầu tiên của Ðức Giêsu là sự can thiệp của một đệ tam nhân, của người làm trung gian. Vâng, trong ơn gọi của Sa-mu-en chính là Thầy Cả Thượng Phẩm Hê-li, người mà cha mẹ Sa-mu-en đã trao phó con trai mình để ngài giáo dục và dẫn dắt cậu trên đường hiến dâng cho Thiên Chúa. Một hôm đang ngủ, Sa-mu-en bỗng nghe như có ai gọi tên cậu và cậu liền chạy lại cùng Thầy Cả Hê-li ngay và thưa: «Này con đây, Thầy đã gọi con!» Thầy Cả Hê-li biết ngay là Thiên Chúa gọi cậu bé nên đã cho cậu về phòng và căn dặn hãy cứ tiếp tục mau mắn và sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi như thế. Vậy, Thầy Cả Hê-li đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thầy Cả đã dầy công dạy dỗ và dìu dắt Sa-mu-en trở thành ngoan ngoãn thuần thục, để chuẩn bị sẵn sàng cho sứ mệnh từ Trời Cao giao phó. Nay thời giờ cho sứ mệnh đó đã điểm, một Ðấng Cao Cả hơn muốn đòi lại cậu bé Sa-mu-en và Thầy Cả Thượng Phẩm Hê-li đã dâng hoàn trả lại cậu bé cho Ðấng Cao Cả đó.
Còn trong bài tường thuật của Phúc Âm, Gioan Tiền Hô cũng đã cảm nghiệm được rằng sứ mệnh huấn luyện đoàn môn đệ đang luôn vây quanh ngài đã đến lúc hoàn tất. Một Ðấng khác cao cả hơn ngài đã đến và cũng chỉ vì Ðấng đó mà ngài đã huấn luyện đoàn môn đệ kia bấy lâu. Nay đã đến lúc ngài phải trao trả lại các môn đệ cho Ðấng đó. «Kìa là Con Chiên Thiên Chúa», Gioan Tiền Hô đã chỉ tay về phía Ðức Giêsu và giới thiệu cho hai người môn đệ như thế khi ngài thấy Ðức Giêsu đang đi ngang qua trước mặt mình. Và hai người môn đệ đã hiểu được ngay lời thầy mình: «Hai người môn đệ nghe ông nói và liền theo Ðức Giêsu.»
Qua sự diễn biến về ơn gọi của Sa-mu-en và của hai người môn đệ đầu tiên của Ðức Giêsu, chúng ta khám phá ra được đường lối của Nước Thiên Chúa, hay nói cách khác, cách thức hành động của Thiên Chúa. Ðó là không một ai được kêu gọi trực tiếp dâng hiến phụng sự Thiên Chúa hay làm môn đệ Ðức Giêsu, nhưng đương sự phải nhờ vào đời sống đức tin có ấn tượng mạnh mẽ, gương sống đạo sâu sắc và sự tận tâm giúp đỡ của đệ tam nhân, của đồng loại khác. Dĩ nhiên, sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người, giữa Ðức Giêsu và người môn đệ là một điều hoàn toàn mang tính cách cá nhân. Vâng, tiếng «xin vâng» đáp lại lời kêu mời của Thiên Chúa, tiếng «xin vâng» của đức tin và của lòng tuân phục đối với Thiên Chúa, không một ai có thể làm thay cho người khác được. Ðó là ngưỡng cửa mà mỗi người phải tự bước qua với tất cả ý thức trách nhiệm. Thế nhưng, khoảng cách trên đoạn đường tìm về ngưỡng cửa đó, chúng ta cần phải có sự hướng dẫn của bao người khác, những người đã đi trước và đã bước qua ngưỡng cửa đó trước chúng ta, những người đã có đầy đủ kinh nghiệm về Thiên Chúa như Thầy Cả Hê-li; và những người được gửi tới để làm bạn đường hướng dẫn chúng ta, như Gioan Tiền Hô: Cha mẹ, các cha linh hướng, các thầy cô và bạn bè tốt, v.v…
Vâng, Ơn gọi sống đức tin là một ơn nhưng không của Thiên Chúa ban, và «Thánh Thần hoàn toàn tự do, muốn thổi đâu tuỳ ý», tuy nhiên ảnh hưởng và sự dìu dắt nâng đỡ của kẻ khác cũng hầu như là một điều kiện tất yếu trong Ơn Gọi vậy. Cũng như, không hẳn là một thửa đất đã được cày bừa thuần thục là sẽ được bác nông dân gieo hạt giống tốt vào đó, nhưng điều kiện để bác nông dân gieo hạt giống của mình vào thửa đất là trước hết thửa đất phải được cày bừa và sửa soạn thuần thục trước đã.
Tiếp đến, Sa-mu-en sẽ không bao giờ quên Thầy mình là Hê-li, hai Tông đồ Gioan và An-rê cũng sẽ không bao giờ quên sư phụ đầu tiên của các ngài là Gioan Tiền Hô. Cũng vậy, chúng ta không bao giờ được phép quên ơn những người đã dạy dỗ, đã giúp đỡ chúng ta trong việc nhận biết Thiên Chúa, biết khám phá ra và đầy tin yêu đáp lại tiếng Người mời gọi chúng ta, dù cho đã xảy ra trong tuổi thơ qua đường lối vâng lời đơn sơ như trường hợp cậu bé Sa-mu-en, hay qua những thăm dò và tìm hiểu dè dặt của các thanh thiếu niên trưởng thành như trong trường hợp của các môn đệ Gioan Tiền Hô. Mỗi người hành động tương tự theo lứa tuổi và cách thức của mình như thế đều đúng và đều quan trọng. Tuy nhiên, trường hợp thứ hai cần phải nối tiếp, đổi mới và đào sâu trường hợp thứ nhất, nói cách khác, sau khi tìm hiểu Ơn Gọi của mình, con người còn phải biết đơn sơ phó thác đáp lại tiếng Chúa, biết đơn sơ tin tưởng vâng theo Thánh Linh Chúa hướng dẫn. Bởi vậy, bạn đừng coi thường đức tin đơn sơ của tuổi thơ, nhưng bạn cũng đừng ngạc nhiên khi một ngày nào đó đức tin đơn sơ của tuổi thơ được thay thế bằng đức tin có ý thức và đầy thâm tín của người trưởng thành. Cả hai giai đoạn đều cần thiết và đều bổ túc cho nhau.
Vâng, nếu ngày nay bạn là một người trưởng thành với đời sống đức tin sống động, là do đức tin đó đã ăn rễ sâu trong con người bạn từ tuổi thơ rồi. Nhưng cả hai giai đoạn đó của đức tin – trong tuổi thơ và tuổi trưởng thành - đều cần đến sự nâng đỡ và hướng dẫn của kẻ có kinh nghiệm trong vấn đề.
Dĩ nhiên mỗi giai đoạn mỗi khác. Cách thức hướng dẫn của thầy cô ở nhà trường, của các giáo lý viên hay của cha xứ ở các lớp giáo lý khác với sự chỉ dạy của cha mẹ ở nhà khi các ngài lần đầu tiên dạy cho bạn biết kêu tên Chúa hay dạy cho bạn cách giơ tay làm Dấu Thánh Giá, v.v.. Cũng vậy, cách thức hướng dẫn của Thầy Cả Hê-li đối với bé Sa-mu-en không giống thái độ của Gioan Tiền Hô đối với hai môn đệ trưởng thành của ông. Thầy Cả Hê-li dạy bé Sa-mu-en: Con hãy làm như thế này. Còn Gioan Tiền Hô lại sử dụng một phương pháp khác: Ông chỉ giới thiệu và cho các môn đệ thông tin về Ðức Giêsu: «Kià là con Chiên Thiên Chúa».
Cả hai trường hợp, Thầy Cả Hê-li và Gioan Tiền Hô đều nhằm cùng một mục đích: Trao trả những người được giao phó cho mình lại cho Ðấng Cao Cả hơn, vì sứ mệnh của các ngài là sống và hướng dẫn dạy dỗ kẻ khác cho Ðấng đó mà thôi.
Ðàng khác, qua thái độ sống gương mẫu và cách thức thực thi tốt sứ mệnh được giao phó cho mình của Hê-li và của Gioan Tiền Hô, chúng ta cảm nhận được rằng thật không gì đẹp đẽ và cao quí hơn là được hướng dẫn và giúp đỡ kẻ khác trên con đường dẫn tới Ðức Kitô. Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải học nơi các ngài là khi nào phải biết can đảm chấm dứt sứ mệnh đã nhận lãnh, khi nào phải rút lui khỏi chức vụ và nhiệm sở đã được trao phó, để nhường lại cho người kế vị và nhất là trao trả lại cho Thiên Chúa. Không phải tất cả các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục, các vị Linh mục, v.v… đã xử sự như Thầy Cả Hê-li và như Gioan Tiền Hô. Nhưng, hoặc họ quá dính bén một cách trần tục vào chức vụ thiêng liêng, hoặc họ chỉ muốn các thụ nhân của họ phải luôn lệ thuộc và phải luôn nhờ đến sự chăm sóc giúp đỡ của họ.
Họ quên rằng một chương trình giáo dục chỉ được coi là thành công khi người thụ nhân trưởng thành, tự có thể tìm ra cho mình một hướng đi riêng độc lập và không còn cần đến sự hướng dẫn của nhà giáo dục nữa. Cũng vì thế, khi người thanh niên tự chọn cho mình một con đường sống khác với sự dự định và lòng mong muốn của chúng ta – là cha mẹ, cha linh hướng và các nhà giáo dục – thì chúng ta phải tôn trọng sự tự do đó.
Mỗi người đều được tự do thờ phượng Chúa theo cách thức của mình. Mỗi người đều được tự do chọn lựa cho mình con đường tìm đạt hạnh phúc. Chúng ta phải tôn trọng sự lựa chọn đó, cả khi chúng ta tin chắc rằng sự lựa chọn đó hoàn toàn khác với sự hướng dẫn chính đáng của chúng ta và sẽ không dẫn tới Thiên Chúa, thì điều chúng ta vẫn cần phải làm là hãy tôn trọng sự tự do đó. Vì không ai được phép ép buộc người khác phải chạy đến cùng Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa cũng không ép buộc bất cứ ai phải đến với Người. Nếu không, mọi sự sẽ đưa tới một hậu quả tồi tệ hơn.
Quả vậy, chúng ta hãy quan sát xem chính Ðức Giêsu đã tôn trọng sự tự do của hai người thanh niên là Gioan và Anrê đang tìm đến với Người một cách nhã nhặn như thế nào: «Các anh muốn tôi giúp được gì cho các anh đây?» Người hoàn toàn để hai chàng thanh niên được tự do trình bày ý nguyện của họ: «Thưa Thầy, nhà Thầy ở đâu?», nghĩa là họ muốn nói: Trước hết chúng tôi chỉ muốn có những thông tin chắc chắn về Thầy đã! Ðối lại, Ðức Giêsu cũng chỉ cho tin một cách hết sức khách quan, chứ không khuyến dụ hay lôi kéo hai anh: «Các anh hãy tới xem cho biết», và «họ đã đi với Người và đã nhìn thấy nhà người đang ở, và họ đã ở lại đó với Người cho hết ngày hôm đó». Sau rất nhiều năm, vị thánh sử và đồng thời cũng là người môn đệ còn ghi rõ: «Ðó là vào giờ thứ mười». Chính đó là giờ mà lần đầu tiên trong đời anh đã bước qua ngưỡng cửa nhà Ðức Giêsu và đã được làm quen với Người. Ðiều đó nói lên rằng suốt đời anh sẽ không bao giờ quên những giờ phút hạnh phúc được sống với Đức Giêsu.
Sau cùng, để có thể cảm nghiệm được cuộc gặp gỡ với Ðức Giêsu đã nung nấu, động viên và thay đổi được con người của hai chàng thanh niên đó như thế nào, chúng ta hãy nhìn vào thành quả của buổi gặp gỡ: Chỉ mấy ngày sau đó, An-rê đã tìm gặp em mình là Simon và dẫn chàng đến gặp Ðức Giêsu. Qua sự kiện đó, đường lối căn bản cố hữu của Thiên Chúa lại được sử dụng ở đây, là người này hướng dẫn người kia tới cùng Người, kẻ này giúp đỡ kẻ nọ tìm gặp được Người, và cứ thế mãi! Vậy để thử nghiệm xem đức tin của chúng ta có còn sống động hay không và liệu chính chúng ta đã bước qua ngưỡng cửa để vào nhà Ðức Giêsu hay chưa, chúng ta hãy tự hỏi lòng mình là chúng ta đã nỗ lực thực thi đường lối cơ bản của Nước Thiên Chúa, tức đưa dẫn người khác đến cùng Ðức Giêsu hay không!
LM. Nguyễn Hữu Thy
Cách thức Thiên Chúa kêu gọi con người!
1 Sm 3,3b-10.19; Ga 1,35-42
Bài Sách Thánh trích từ Sách Sa-mu-en thuộc phần Cựu Ước và bài Phúc Âm theo thánh Gioan của Chúa Nhật thứ 2 Mùa Thường Niên hôm nay có một tương quan hết sức mật thiết. Bài Sách Thánh trình bày câu chuyện cậu học trò Sa-mu-en được Chúa kêu gọi làm Tiên Tri, còn trong bài Phúc Âm thánh sử Gioan tường thuật lại ơn kêu gọi hai môn đệ đầu tiên của Ðức Giêsu, mà một trong hai người môn đệ đó là chính tác giả của bài Phúc Âm.
Ðiều quan trọng khiến chúng ta không thể bỏ qua được trong hai bài tường thuật về ơn gọi của cậu học trò Sa-mu-en cũng như của các môn đệ đầu tiên của Ðức Giêsu là sự can thiệp của một đệ tam nhân, của người làm trung gian. Vâng, trong ơn gọi của Sa-mu-en chính là Thầy Cả Thượng Phẩm Hê-li, người mà cha mẹ Sa-mu-en đã trao phó con trai mình để ngài giáo dục và dẫn dắt cậu trên đường hiến dâng cho Thiên Chúa. Một hôm đang ngủ, Sa-mu-en bỗng nghe như có ai gọi tên cậu và cậu liền chạy lại cùng Thầy Cả Hê-li ngay và thưa: «Này con đây, Thầy đã gọi con!» Thầy Cả Hê-li biết ngay là Thiên Chúa gọi cậu bé nên đã cho cậu về phòng và căn dặn hãy cứ tiếp tục mau mắn và sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi như thế. Vậy, Thầy Cả Hê-li đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thầy Cả đã dầy công dạy dỗ và dìu dắt Sa-mu-en trở thành ngoan ngoãn thuần thục, để chuẩn bị sẵn sàng cho sứ mệnh từ Trời Cao giao phó. Nay thời giờ cho sứ mệnh đó đã điểm, một Ðấng Cao Cả hơn muốn đòi lại cậu bé Sa-mu-en và Thầy Cả Thượng Phẩm Hê-li đã dâng hoàn trả lại cậu bé cho Ðấng Cao Cả đó.
Còn trong bài tường thuật của Phúc Âm, Gioan Tiền Hô cũng đã cảm nghiệm được rằng sứ mệnh huấn luyện đoàn môn đệ đang luôn vây quanh ngài đã đến lúc hoàn tất. Một Ðấng khác cao cả hơn ngài đã đến và cũng chỉ vì Ðấng đó mà ngài đã huấn luyện đoàn môn đệ kia bấy lâu. Nay đã đến lúc ngài phải trao trả lại các môn đệ cho Ðấng đó. «Kìa là Con Chiên Thiên Chúa», Gioan Tiền Hô đã chỉ tay về phía Ðức Giêsu và giới thiệu cho hai người môn đệ như thế khi ngài thấy Ðức Giêsu đang đi ngang qua trước mặt mình. Và hai người môn đệ đã hiểu được ngay lời thầy mình: «Hai người môn đệ nghe ông nói và liền theo Ðức Giêsu.»
Qua sự diễn biến về ơn gọi của Sa-mu-en và của hai người môn đệ đầu tiên của Ðức Giêsu, chúng ta khám phá ra được đường lối của Nước Thiên Chúa, hay nói cách khác, cách thức hành động của Thiên Chúa. Ðó là không một ai được kêu gọi trực tiếp dâng hiến phụng sự Thiên Chúa hay làm môn đệ Ðức Giêsu, nhưng đương sự phải nhờ vào đời sống đức tin có ấn tượng mạnh mẽ, gương sống đạo sâu sắc và sự tận tâm giúp đỡ của đệ tam nhân, của đồng loại khác. Dĩ nhiên, sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người, giữa Ðức Giêsu và người môn đệ là một điều hoàn toàn mang tính cách cá nhân. Vâng, tiếng «xin vâng» đáp lại lời kêu mời của Thiên Chúa, tiếng «xin vâng» của đức tin và của lòng tuân phục đối với Thiên Chúa, không một ai có thể làm thay cho người khác được. Ðó là ngưỡng cửa mà mỗi người phải tự bước qua với tất cả ý thức trách nhiệm. Thế nhưng, khoảng cách trên đoạn đường tìm về ngưỡng cửa đó, chúng ta cần phải có sự hướng dẫn của bao người khác, những người đã đi trước và đã bước qua ngưỡng cửa đó trước chúng ta, những người đã có đầy đủ kinh nghiệm về Thiên Chúa như Thầy Cả Hê-li; và những người được gửi tới để làm bạn đường hướng dẫn chúng ta, như Gioan Tiền Hô: Cha mẹ, các cha linh hướng, các thầy cô và bạn bè tốt, v.v…
Vâng, Ơn gọi sống đức tin là một ơn nhưng không của Thiên Chúa ban, và «Thánh Thần hoàn toàn tự do, muốn thổi đâu tuỳ ý», tuy nhiên ảnh hưởng và sự dìu dắt nâng đỡ của kẻ khác cũng hầu như là một điều kiện tất yếu trong Ơn Gọi vậy. Cũng như, không hẳn là một thửa đất đã được cày bừa thuần thục là sẽ được bác nông dân gieo hạt giống tốt vào đó, nhưng điều kiện để bác nông dân gieo hạt giống của mình vào thửa đất là trước hết thửa đất phải được cày bừa và sửa soạn thuần thục trước đã.
Tiếp đến, Sa-mu-en sẽ không bao giờ quên Thầy mình là Hê-li, hai Tông đồ Gioan và An-rê cũng sẽ không bao giờ quên sư phụ đầu tiên của các ngài là Gioan Tiền Hô. Cũng vậy, chúng ta không bao giờ được phép quên ơn những người đã dạy dỗ, đã giúp đỡ chúng ta trong việc nhận biết Thiên Chúa, biết khám phá ra và đầy tin yêu đáp lại tiếng Người mời gọi chúng ta, dù cho đã xảy ra trong tuổi thơ qua đường lối vâng lời đơn sơ như trường hợp cậu bé Sa-mu-en, hay qua những thăm dò và tìm hiểu dè dặt của các thanh thiếu niên trưởng thành như trong trường hợp của các môn đệ Gioan Tiền Hô. Mỗi người hành động tương tự theo lứa tuổi và cách thức của mình như thế đều đúng và đều quan trọng. Tuy nhiên, trường hợp thứ hai cần phải nối tiếp, đổi mới và đào sâu trường hợp thứ nhất, nói cách khác, sau khi tìm hiểu Ơn Gọi của mình, con người còn phải biết đơn sơ phó thác đáp lại tiếng Chúa, biết đơn sơ tin tưởng vâng theo Thánh Linh Chúa hướng dẫn. Bởi vậy, bạn đừng coi thường đức tin đơn sơ của tuổi thơ, nhưng bạn cũng đừng ngạc nhiên khi một ngày nào đó đức tin đơn sơ của tuổi thơ được thay thế bằng đức tin có ý thức và đầy thâm tín của người trưởng thành. Cả hai giai đoạn đều cần thiết và đều bổ túc cho nhau.
Vâng, nếu ngày nay bạn là một người trưởng thành với đời sống đức tin sống động, là do đức tin đó đã ăn rễ sâu trong con người bạn từ tuổi thơ rồi. Nhưng cả hai giai đoạn đó của đức tin – trong tuổi thơ và tuổi trưởng thành - đều cần đến sự nâng đỡ và hướng dẫn của kẻ có kinh nghiệm trong vấn đề.
Dĩ nhiên mỗi giai đoạn mỗi khác. Cách thức hướng dẫn của thầy cô ở nhà trường, của các giáo lý viên hay của cha xứ ở các lớp giáo lý khác với sự chỉ dạy của cha mẹ ở nhà khi các ngài lần đầu tiên dạy cho bạn biết kêu tên Chúa hay dạy cho bạn cách giơ tay làm Dấu Thánh Giá, v.v.. Cũng vậy, cách thức hướng dẫn của Thầy Cả Hê-li đối với bé Sa-mu-en không giống thái độ của Gioan Tiền Hô đối với hai môn đệ trưởng thành của ông. Thầy Cả Hê-li dạy bé Sa-mu-en: Con hãy làm như thế này. Còn Gioan Tiền Hô lại sử dụng một phương pháp khác: Ông chỉ giới thiệu và cho các môn đệ thông tin về Ðức Giêsu: «Kià là con Chiên Thiên Chúa».
Cả hai trường hợp, Thầy Cả Hê-li và Gioan Tiền Hô đều nhằm cùng một mục đích: Trao trả những người được giao phó cho mình lại cho Ðấng Cao Cả hơn, vì sứ mệnh của các ngài là sống và hướng dẫn dạy dỗ kẻ khác cho Ðấng đó mà thôi.
Ðàng khác, qua thái độ sống gương mẫu và cách thức thực thi tốt sứ mệnh được giao phó cho mình của Hê-li và của Gioan Tiền Hô, chúng ta cảm nhận được rằng thật không gì đẹp đẽ và cao quí hơn là được hướng dẫn và giúp đỡ kẻ khác trên con đường dẫn tới Ðức Kitô. Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải học nơi các ngài là khi nào phải biết can đảm chấm dứt sứ mệnh đã nhận lãnh, khi nào phải rút lui khỏi chức vụ và nhiệm sở đã được trao phó, để nhường lại cho người kế vị và nhất là trao trả lại cho Thiên Chúa. Không phải tất cả các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục, các vị Linh mục, v.v… đã xử sự như Thầy Cả Hê-li và như Gioan Tiền Hô. Nhưng, hoặc họ quá dính bén một cách trần tục vào chức vụ thiêng liêng, hoặc họ chỉ muốn các thụ nhân của họ phải luôn lệ thuộc và phải luôn nhờ đến sự chăm sóc giúp đỡ của họ.
Họ quên rằng một chương trình giáo dục chỉ được coi là thành công khi người thụ nhân trưởng thành, tự có thể tìm ra cho mình một hướng đi riêng độc lập và không còn cần đến sự hướng dẫn của nhà giáo dục nữa. Cũng vì thế, khi người thanh niên tự chọn cho mình một con đường sống khác với sự dự định và lòng mong muốn của chúng ta – là cha mẹ, cha linh hướng và các nhà giáo dục – thì chúng ta phải tôn trọng sự tự do đó.
Mỗi người đều được tự do thờ phượng Chúa theo cách thức của mình. Mỗi người đều được tự do chọn lựa cho mình con đường tìm đạt hạnh phúc. Chúng ta phải tôn trọng sự lựa chọn đó, cả khi chúng ta tin chắc rằng sự lựa chọn đó hoàn toàn khác với sự hướng dẫn chính đáng của chúng ta và sẽ không dẫn tới Thiên Chúa, thì điều chúng ta vẫn cần phải làm là hãy tôn trọng sự tự do đó. Vì không ai được phép ép buộc người khác phải chạy đến cùng Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa cũng không ép buộc bất cứ ai phải đến với Người. Nếu không, mọi sự sẽ đưa tới một hậu quả tồi tệ hơn.
Quả vậy, chúng ta hãy quan sát xem chính Ðức Giêsu đã tôn trọng sự tự do của hai người thanh niên là Gioan và Anrê đang tìm đến với Người một cách nhã nhặn như thế nào: «Các anh muốn tôi giúp được gì cho các anh đây?» Người hoàn toàn để hai chàng thanh niên được tự do trình bày ý nguyện của họ: «Thưa Thầy, nhà Thầy ở đâu?», nghĩa là họ muốn nói: Trước hết chúng tôi chỉ muốn có những thông tin chắc chắn về Thầy đã! Ðối lại, Ðức Giêsu cũng chỉ cho tin một cách hết sức khách quan, chứ không khuyến dụ hay lôi kéo hai anh: «Các anh hãy tới xem cho biết», và «họ đã đi với Người và đã nhìn thấy nhà người đang ở, và họ đã ở lại đó với Người cho hết ngày hôm đó». Sau rất nhiều năm, vị thánh sử và đồng thời cũng là người môn đệ còn ghi rõ: «Ðó là vào giờ thứ mười». Chính đó là giờ mà lần đầu tiên trong đời anh đã bước qua ngưỡng cửa nhà Ðức Giêsu và đã được làm quen với Người. Ðiều đó nói lên rằng suốt đời anh sẽ không bao giờ quên những giờ phút hạnh phúc được sống với Đức Giêsu.
Sau cùng, để có thể cảm nghiệm được cuộc gặp gỡ với Ðức Giêsu đã nung nấu, động viên và thay đổi được con người của hai chàng thanh niên đó như thế nào, chúng ta hãy nhìn vào thành quả của buổi gặp gỡ: Chỉ mấy ngày sau đó, An-rê đã tìm gặp em mình là Simon và dẫn chàng đến gặp Ðức Giêsu. Qua sự kiện đó, đường lối căn bản cố hữu của Thiên Chúa lại được sử dụng ở đây, là người này hướng dẫn người kia tới cùng Người, kẻ này giúp đỡ kẻ nọ tìm gặp được Người, và cứ thế mãi! Vậy để thử nghiệm xem đức tin của chúng ta có còn sống động hay không và liệu chính chúng ta đã bước qua ngưỡng cửa để vào nhà Ðức Giêsu hay chưa, chúng ta hãy tự hỏi lòng mình là chúng ta đã nỗ lực thực thi đường lối cơ bản của Nước Thiên Chúa, tức đưa dẫn người khác đến cùng Ðức Giêsu hay không!
LM. Nguyễn Hữu Thy