Dan Lee
01-18-2009, 12:21 PM
ĐÃ MUỘN...
Giới thiệu là một trong những điều kiện giúp con người thành công trong giao tiếp. Bởi giới thiệu không đơn thuần là một hành vi lịch sự tinh tế mà còn là một nhân đức nhân bản tối thiểu của con người. Biết giới thiệu đúng cách, đúng lúc, đúng nơi còn cả là một nghệ thuật. Tựu trung, giới thiệu giữ vị trí quan trọng trong giao tiếp.
Giới thiệu ai, giới thiệu một người nào, điều kiện tiên khởi bao giờ cũng là cần phải biết về bản thân họ. Chẳng ai có thể giới thiệu người mình chưa hề gặp mặt, chẳng ai có thể giới thiệu người mình chưa bao giờ biết đến. Giới thiệu cũng phải là giới thiệu cho ai và giới thiệu để làm gì. Không ai muốn giới thiệu để chỉ giới thiệu, trong giới thiệu đã hàm chứa một thông tin cần truyền tải, hầu kết nối nhịp cầu tương giao.
Giới thiệu ai cho một người nào đó, bao giờ cũng mong muốn dẫn đến một hệ quả tốt đẹp, nhịp cầu nối kết được bắt nhịp. Như vậy, giới thiệu cũng chính là giúp người gặp gỡ người và nối kết người với người.
Thường trong giới thiệu bao giờ cũng hàm ẩn một thông điệp, người mà tôi muốn giới thiệu với bạn đây, chính là người có mối tương quan mật thiết với tôi, và ước mong sẽ có một liên hệ lâu dài.
Giới thiệu không những giúp cho các quan hệ được xích lại gần nhau hơn mà còn có khả năng nối kết quả tim với con tim, khối óc với khối óc nữa. Xem ra, việc giới thiệu có tầm quan trọng hữu hiệu trong cuộc sống.
Giới thiệu không những làm cho người được giới thiệu và người muốn giới thiệu cảm nhận sự thân thiện, gần gũi, tự tin mà còn an toàn nữa.
Như đã đề cập, chẳng ai có thể giới thiệu người mình không biết. Trong giới thiệu, bao giờ cũng ngầm chuyển tải thông điệp sâu sắc mong được kết nối tình thân. Người giới thiệu luôn nói về kẻ mình giới thiệu với và người được giới thiệu cảm giác tự hào và tin tưởng. Chẳng ai muốn giới thiệu người mình không thích, kẻ mình không ưa. Trong giới thiệu cũng ngầm chứa một lòng cảm thương trìu mến, tôn trọng và khâm phục.
Giới thiệu thực sự không chỉ là một hành vi giao tiếp đơn thuần nhưng nó còn chứa đựng rất nhiều thông điệp được chuyển tải qua từng hoàn cảnh cụ thể. Không chỉ muốn giới thiệu về tên gọi nhưng thực tế còn muốn giới thiệu cả con người cho con người.
Giới thiệu xem vậy chứ không đơn giản, giới thiệu sai sự thật, giới thiệu không sát hiện thực sẽ làm mất niềm tin cho người được giới thiệu tới. Nói phải học biết nghệ thuật để giới thiệu thì đã đành nhưng trong giới thiệu luôn cần đến nhân đức khiêm nhường và liêm chính. Khiêm nhường nhận sự nhỏ bé thấp hèn của mình, hầu nâng địa vị, danh dự cao trọng của người khác lên. Liêm chính là phải giới thiệu đúng sự thật, không thêm thắt hay cắt xén.
Giới thiệu sai sự thật, giới thiệu không đúng sự thật sẽ gây ra nhiều hiểu lầm và thiệt hại khôn lường. Cũng chẳng thể giới thiệu để lấy lòng, lấy tiếng, như thế chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ đàm tiếu.
Khi chưa hiểu rõ một ai, chưa biết rất rõ về người nào, con người thường có thái độ dè dặt trong giới thiệu. Giới thiệu rất quan trọng trong cuộc sống, nó không những giúp con người học cách đối xử khéo léo trong giao tiếp nhưng nó còn gây được thiện cảm, làm cầu nối cho những liên hệ lâu dài, bền vững và tốt đẹp sau này.
Giới thiệu để làm gì, chắc chắn không chỉ giới thiệu cho mà biết nhưng biết còn để sống, để đối nhân xử thế, để sống đạo đẹp đời giữa dòng đời.
Hành vi giới thiệu quả thật rất thiết thực và quan trọng, không phải là chuyện đùa vui giải trí nhưng cả một kho tàng nghệ thuật phong phú, bổn phận của chúng ta là phải làm sao cho việc giới thiệu ngày nay xác thực với cuộc sống.
Bàng bạc trong các kênh truyền hình, truyền thanh trong các phương tiện thông tin đại chúng, đâu đâu cũng thấy thông tin về giới thiệu, giới thiệu sản phẩm này, hàng hoá kia xem như chiếm tỷ lệ cao trong hầu hết các hoạt động xã hội, đặc biệt các lãnh vực kinh doanh và vui chơi giải trí. Người ta không ngại dùng lời hoa mỹ để mà ca tụng sản phẩm hàng hoá, thế nhưng họ lại đánh mất việc phải coi trọng cái đẹp cốt lõi bên trong. Việc giới thiệu ngày nay không còn thuần tuý là việc mở rộng mối quan hệ giqo tiếp để tăng thêm phần thân thiết.
Giới thiệu cũng là để giúp con người hiểu nhau hơn, biết nhau hơn chứ không phải chỉ để cho được khoe mẽ, tự cao tự đại.
Giới thiệu bao giờ cũng có một mục đích nào đó, chẳng có có thể tự nhiên để giới thiệu không. Giới thiệu là giới thiệu ai cho một ai đó, một vật nào đó, một việc nào đó. Chẳng ai giới thiệu suông rồi bỏ. Giới thiệu bao giờ cũng để giải đáp câu trả lời, giới thiệu để làm gì, giới thiệu với ai, cho ai.
Hôm nay Gioan Tẩy giả giới thiệu cho muôn dân về chính Đức Kytô. Ngài chính là sao sáng là ánh sáng chỉ đường. Gioan biết về Chúa, biết rõ ý định và đường lối của Ngài nên ông đã khẳng định sứ mệnh cao cả của Đức Giêsu trước toàn dân. Trước tiên, ta học được nơi ông gương sống khiêm nhường, liêm chính. Khiêm nhường nhìn nhận đúng giá trị thật về mình, cũng như liêm chính khẳng định vị thế cao trọng của Thiên Chúa và sứ mệnh chính yếu của Ngài.
Gioan đã không giữ riêng những người mình yêu quí cho bản thân cũng như không ràng buộc họ phải trở thành sở hữu của mình nhưng ông đã ẩn mình nhỏ bé cho Thiên Chúa và Tin Mừng của Ngài được lớn lên. Quả thật, chỉ có Ngài mới đích thực là Chiên Thiên Chúa, là Đấng phải đến, là người mà anh em phải phụng sự và tôn thờ.
Giới thiệu Chúa cho người khác, đem Chúa đến với người khác đòi hỏi chúng ta phải biết bỏ mình đi, để Chúa lớn lên và hiển hiện. Giới thiệu Chúa cho người khác là chúng ta cũng phải từ bỏ ngay cả những mối liên hệ ngay lành, chỉ để cho mối dây liên kết của Đức Kytô được thắt chặt.
Khi được giới thiệu, Đức Giêsu, Ngài cũng không vội vàng nói về mình như ta thường hành động. Đối lại, Ngài kêu gọi môn đệ, “Hãy đến mà xem”. Thật vậy, lời nói không có sức mạnh hữu hiệu bằng hành động. Cứ đến mà xem, mà nhìn, mà ngắm, mà chiêm niệm và ở lại chắc hẳn sẽ thấu hiểu sự thật về một con người hơn là chỉ đứng ngoài ngắm nghía mà trầm trồ khen ngợi, e khó! Khó, nếu như chúng ta không “ở lại” khi tiếp xúc với một người nào đó, bởi bề ngoài không nói hết được nội dung bên trong. Cần phải sống, nghĩa là cần phải ở với, có qua thực tế sát thực, con người mới bộc lộ hết phẩm tính của mình.
Làm sao ta có thể hiểu Chúa và thấu biết đường lối ý định của Người nếu như ta không ở lại với Người? Khi yêu nhau, con người luôn thích đến với nhau, ở lại bên nhau, có thế họ mới có thể hiểu nhau tột cùng để mà duyên kết trọn đời. Nếu chỉ hời hợt, nông nổi chóng vắn, thì mọi cuộc giao tiếp đề dẫn đến hậu quả tiêu cực mà thôi, nếu không muốn nói là chua chát, đắng đót.
Simon được Thầy đổi tên, cái tên nói đến chính con người. Tên là người. Người tông đồ theo Chúa là người hoàn toàn giũ bỏ những sở hữu cá nhân, ngay cả sở hữu tối thiếu nhất của nhân tính – tên gọi, để thuộc hoàn toàn về Chúa, là người của Chúa, làm việc của Chúa, sống cho Chúa và chết cũng cho Ngài.
Vào đời, khi lãnh nhận Bí tích rửa tội, cũng chính là lúc ta được Chúa đổi sang tên gọi mới, tên gọi ấy sẽ giúp chúng ta sống trọn vẹn một đời phụng sự Thiên Chúa. Nhưng hầu như, trong cuộc đời, ta thường sống phản nghịch dấu ấn thiêng liêng ngày Chúa âu yếm gọi tên ta, cái tên mà chính Thiên Chúa đặt cho, tên gọi Kytô hữu, để rồi chỉ biết sống ngụp lặn trong đam mê tội lỗi.
Lạy Chúa, không “ở lại” với nhau, khó có thể hiểu yêu và yêu nhau, đó là thực tế cuộc sống. Con khó gặp gỡ được tha nhân cũng chỉ vì không biết ở lại bên họ để mà cảm thông, yêu thương, lắng nghe và tôn trọng. Không ở lại bên Chúa, muôn đời chẳng bao giờ con hiểu được Ngài để có thể thấu biết đường lối ý định của Ngài mà yêu mến Ngài cho trọn vẹn cũng như để có thể giới thiệu cả con người Ngài cho nhân loại. Không biết về Chúa, lấy gì yêu mến Chúa, lấy gì khiến tha nhân nhận biết Ngài. Chỉ bởi sống nông nổi, vội vã, con đã chệch xa đường rày của Chúa. Càng ngày con càng cảm thấy khoảng cách sâu rộng giữa con với Ngài, nói gì với tha nhân. Hình như con còn giữ lại cho mình nhiều quá, ý riêng con lúc nào cũng canh cánh bên mình, còn đâu là nhận biết ý Chúa. Con cứ tự mình loay hoay tìm tòi và khám phá, tin tưởng vào sức lực bản thân, chẳng màng đến lời giới thiệu của những người thân sống quanh con, để rồi con phớt lờ những cái bắt tay với Chúa, với biết bao bệnh nhân, bao kẻ nghèo nàn cực khổ. Cuối cùng con chỉ sống và thu gọn mình trong vỏ ốc ích kỷ, chẳng ra nổi cái Tôi vị kỷ to tướng. Mải miết chạy theo lời xu nịnh của thói đời, con đã chệch xa Chúa nhiều quá. Giờ thì đã muộn, kịp để con ngộ ra sự thật về người, về Chúa khi con càng ngày càng lún sâu trong tội. Con không những quên mất tên gọi Kytô hữu của mình mà còn quên đi vai trò của người tông đồ thân tín của Chúa. Cũng tại chỉ vì không biết ở lại, không biết đến mà xem. Đã hai lần Chúa đổi tên con và gọi con ấu yếm, khi nâng con lên hàng khanh tướng, vậy mà con lại vội vã chạy theo tên gọi quyến rũ của người đời. Con ẩn mình ngồi khóc, khóc thương cho quá khứ tội lỗi, mà chẳng hề mong mỏi lời an ủi dỗ dành của kẻ xin ơn tha thứ. Bởi vì đã muộn, Ngài đã kịp đến, thay gọi tên con, không phải là “đá” nhưng là được Thiên Chúa yêu thương.
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.
Giới thiệu là một trong những điều kiện giúp con người thành công trong giao tiếp. Bởi giới thiệu không đơn thuần là một hành vi lịch sự tinh tế mà còn là một nhân đức nhân bản tối thiểu của con người. Biết giới thiệu đúng cách, đúng lúc, đúng nơi còn cả là một nghệ thuật. Tựu trung, giới thiệu giữ vị trí quan trọng trong giao tiếp.
Giới thiệu ai, giới thiệu một người nào, điều kiện tiên khởi bao giờ cũng là cần phải biết về bản thân họ. Chẳng ai có thể giới thiệu người mình chưa hề gặp mặt, chẳng ai có thể giới thiệu người mình chưa bao giờ biết đến. Giới thiệu cũng phải là giới thiệu cho ai và giới thiệu để làm gì. Không ai muốn giới thiệu để chỉ giới thiệu, trong giới thiệu đã hàm chứa một thông tin cần truyền tải, hầu kết nối nhịp cầu tương giao.
Giới thiệu ai cho một người nào đó, bao giờ cũng mong muốn dẫn đến một hệ quả tốt đẹp, nhịp cầu nối kết được bắt nhịp. Như vậy, giới thiệu cũng chính là giúp người gặp gỡ người và nối kết người với người.
Thường trong giới thiệu bao giờ cũng hàm ẩn một thông điệp, người mà tôi muốn giới thiệu với bạn đây, chính là người có mối tương quan mật thiết với tôi, và ước mong sẽ có một liên hệ lâu dài.
Giới thiệu không những giúp cho các quan hệ được xích lại gần nhau hơn mà còn có khả năng nối kết quả tim với con tim, khối óc với khối óc nữa. Xem ra, việc giới thiệu có tầm quan trọng hữu hiệu trong cuộc sống.
Giới thiệu không những làm cho người được giới thiệu và người muốn giới thiệu cảm nhận sự thân thiện, gần gũi, tự tin mà còn an toàn nữa.
Như đã đề cập, chẳng ai có thể giới thiệu người mình không biết. Trong giới thiệu, bao giờ cũng ngầm chuyển tải thông điệp sâu sắc mong được kết nối tình thân. Người giới thiệu luôn nói về kẻ mình giới thiệu với và người được giới thiệu cảm giác tự hào và tin tưởng. Chẳng ai muốn giới thiệu người mình không thích, kẻ mình không ưa. Trong giới thiệu cũng ngầm chứa một lòng cảm thương trìu mến, tôn trọng và khâm phục.
Giới thiệu thực sự không chỉ là một hành vi giao tiếp đơn thuần nhưng nó còn chứa đựng rất nhiều thông điệp được chuyển tải qua từng hoàn cảnh cụ thể. Không chỉ muốn giới thiệu về tên gọi nhưng thực tế còn muốn giới thiệu cả con người cho con người.
Giới thiệu xem vậy chứ không đơn giản, giới thiệu sai sự thật, giới thiệu không sát hiện thực sẽ làm mất niềm tin cho người được giới thiệu tới. Nói phải học biết nghệ thuật để giới thiệu thì đã đành nhưng trong giới thiệu luôn cần đến nhân đức khiêm nhường và liêm chính. Khiêm nhường nhận sự nhỏ bé thấp hèn của mình, hầu nâng địa vị, danh dự cao trọng của người khác lên. Liêm chính là phải giới thiệu đúng sự thật, không thêm thắt hay cắt xén.
Giới thiệu sai sự thật, giới thiệu không đúng sự thật sẽ gây ra nhiều hiểu lầm và thiệt hại khôn lường. Cũng chẳng thể giới thiệu để lấy lòng, lấy tiếng, như thế chỉ tổ làm trò cười cho thiên hạ đàm tiếu.
Khi chưa hiểu rõ một ai, chưa biết rất rõ về người nào, con người thường có thái độ dè dặt trong giới thiệu. Giới thiệu rất quan trọng trong cuộc sống, nó không những giúp con người học cách đối xử khéo léo trong giao tiếp nhưng nó còn gây được thiện cảm, làm cầu nối cho những liên hệ lâu dài, bền vững và tốt đẹp sau này.
Giới thiệu để làm gì, chắc chắn không chỉ giới thiệu cho mà biết nhưng biết còn để sống, để đối nhân xử thế, để sống đạo đẹp đời giữa dòng đời.
Hành vi giới thiệu quả thật rất thiết thực và quan trọng, không phải là chuyện đùa vui giải trí nhưng cả một kho tàng nghệ thuật phong phú, bổn phận của chúng ta là phải làm sao cho việc giới thiệu ngày nay xác thực với cuộc sống.
Bàng bạc trong các kênh truyền hình, truyền thanh trong các phương tiện thông tin đại chúng, đâu đâu cũng thấy thông tin về giới thiệu, giới thiệu sản phẩm này, hàng hoá kia xem như chiếm tỷ lệ cao trong hầu hết các hoạt động xã hội, đặc biệt các lãnh vực kinh doanh và vui chơi giải trí. Người ta không ngại dùng lời hoa mỹ để mà ca tụng sản phẩm hàng hoá, thế nhưng họ lại đánh mất việc phải coi trọng cái đẹp cốt lõi bên trong. Việc giới thiệu ngày nay không còn thuần tuý là việc mở rộng mối quan hệ giqo tiếp để tăng thêm phần thân thiết.
Giới thiệu cũng là để giúp con người hiểu nhau hơn, biết nhau hơn chứ không phải chỉ để cho được khoe mẽ, tự cao tự đại.
Giới thiệu bao giờ cũng có một mục đích nào đó, chẳng có có thể tự nhiên để giới thiệu không. Giới thiệu là giới thiệu ai cho một ai đó, một vật nào đó, một việc nào đó. Chẳng ai giới thiệu suông rồi bỏ. Giới thiệu bao giờ cũng để giải đáp câu trả lời, giới thiệu để làm gì, giới thiệu với ai, cho ai.
Hôm nay Gioan Tẩy giả giới thiệu cho muôn dân về chính Đức Kytô. Ngài chính là sao sáng là ánh sáng chỉ đường. Gioan biết về Chúa, biết rõ ý định và đường lối của Ngài nên ông đã khẳng định sứ mệnh cao cả của Đức Giêsu trước toàn dân. Trước tiên, ta học được nơi ông gương sống khiêm nhường, liêm chính. Khiêm nhường nhìn nhận đúng giá trị thật về mình, cũng như liêm chính khẳng định vị thế cao trọng của Thiên Chúa và sứ mệnh chính yếu của Ngài.
Gioan đã không giữ riêng những người mình yêu quí cho bản thân cũng như không ràng buộc họ phải trở thành sở hữu của mình nhưng ông đã ẩn mình nhỏ bé cho Thiên Chúa và Tin Mừng của Ngài được lớn lên. Quả thật, chỉ có Ngài mới đích thực là Chiên Thiên Chúa, là Đấng phải đến, là người mà anh em phải phụng sự và tôn thờ.
Giới thiệu Chúa cho người khác, đem Chúa đến với người khác đòi hỏi chúng ta phải biết bỏ mình đi, để Chúa lớn lên và hiển hiện. Giới thiệu Chúa cho người khác là chúng ta cũng phải từ bỏ ngay cả những mối liên hệ ngay lành, chỉ để cho mối dây liên kết của Đức Kytô được thắt chặt.
Khi được giới thiệu, Đức Giêsu, Ngài cũng không vội vàng nói về mình như ta thường hành động. Đối lại, Ngài kêu gọi môn đệ, “Hãy đến mà xem”. Thật vậy, lời nói không có sức mạnh hữu hiệu bằng hành động. Cứ đến mà xem, mà nhìn, mà ngắm, mà chiêm niệm và ở lại chắc hẳn sẽ thấu hiểu sự thật về một con người hơn là chỉ đứng ngoài ngắm nghía mà trầm trồ khen ngợi, e khó! Khó, nếu như chúng ta không “ở lại” khi tiếp xúc với một người nào đó, bởi bề ngoài không nói hết được nội dung bên trong. Cần phải sống, nghĩa là cần phải ở với, có qua thực tế sát thực, con người mới bộc lộ hết phẩm tính của mình.
Làm sao ta có thể hiểu Chúa và thấu biết đường lối ý định của Người nếu như ta không ở lại với Người? Khi yêu nhau, con người luôn thích đến với nhau, ở lại bên nhau, có thế họ mới có thể hiểu nhau tột cùng để mà duyên kết trọn đời. Nếu chỉ hời hợt, nông nổi chóng vắn, thì mọi cuộc giao tiếp đề dẫn đến hậu quả tiêu cực mà thôi, nếu không muốn nói là chua chát, đắng đót.
Simon được Thầy đổi tên, cái tên nói đến chính con người. Tên là người. Người tông đồ theo Chúa là người hoàn toàn giũ bỏ những sở hữu cá nhân, ngay cả sở hữu tối thiếu nhất của nhân tính – tên gọi, để thuộc hoàn toàn về Chúa, là người của Chúa, làm việc của Chúa, sống cho Chúa và chết cũng cho Ngài.
Vào đời, khi lãnh nhận Bí tích rửa tội, cũng chính là lúc ta được Chúa đổi sang tên gọi mới, tên gọi ấy sẽ giúp chúng ta sống trọn vẹn một đời phụng sự Thiên Chúa. Nhưng hầu như, trong cuộc đời, ta thường sống phản nghịch dấu ấn thiêng liêng ngày Chúa âu yếm gọi tên ta, cái tên mà chính Thiên Chúa đặt cho, tên gọi Kytô hữu, để rồi chỉ biết sống ngụp lặn trong đam mê tội lỗi.
Lạy Chúa, không “ở lại” với nhau, khó có thể hiểu yêu và yêu nhau, đó là thực tế cuộc sống. Con khó gặp gỡ được tha nhân cũng chỉ vì không biết ở lại bên họ để mà cảm thông, yêu thương, lắng nghe và tôn trọng. Không ở lại bên Chúa, muôn đời chẳng bao giờ con hiểu được Ngài để có thể thấu biết đường lối ý định của Ngài mà yêu mến Ngài cho trọn vẹn cũng như để có thể giới thiệu cả con người Ngài cho nhân loại. Không biết về Chúa, lấy gì yêu mến Chúa, lấy gì khiến tha nhân nhận biết Ngài. Chỉ bởi sống nông nổi, vội vã, con đã chệch xa đường rày của Chúa. Càng ngày con càng cảm thấy khoảng cách sâu rộng giữa con với Ngài, nói gì với tha nhân. Hình như con còn giữ lại cho mình nhiều quá, ý riêng con lúc nào cũng canh cánh bên mình, còn đâu là nhận biết ý Chúa. Con cứ tự mình loay hoay tìm tòi và khám phá, tin tưởng vào sức lực bản thân, chẳng màng đến lời giới thiệu của những người thân sống quanh con, để rồi con phớt lờ những cái bắt tay với Chúa, với biết bao bệnh nhân, bao kẻ nghèo nàn cực khổ. Cuối cùng con chỉ sống và thu gọn mình trong vỏ ốc ích kỷ, chẳng ra nổi cái Tôi vị kỷ to tướng. Mải miết chạy theo lời xu nịnh của thói đời, con đã chệch xa Chúa nhiều quá. Giờ thì đã muộn, kịp để con ngộ ra sự thật về người, về Chúa khi con càng ngày càng lún sâu trong tội. Con không những quên mất tên gọi Kytô hữu của mình mà còn quên đi vai trò của người tông đồ thân tín của Chúa. Cũng tại chỉ vì không biết ở lại, không biết đến mà xem. Đã hai lần Chúa đổi tên con và gọi con ấu yếm, khi nâng con lên hàng khanh tướng, vậy mà con lại vội vã chạy theo tên gọi quyến rũ của người đời. Con ẩn mình ngồi khóc, khóc thương cho quá khứ tội lỗi, mà chẳng hề mong mỏi lời an ủi dỗ dành của kẻ xin ơn tha thứ. Bởi vì đã muộn, Ngài đã kịp đến, thay gọi tên con, không phải là “đá” nhưng là được Thiên Chúa yêu thương.
M. Hoàng Thị Thuỳ Trang, ICM.