PDA

View Full Version : M - Mùng Một Tết - Phước Lộc Ơn Trời Năm Mới



Dan Lee
01-19-2009, 07:50 AM
Phước Lộc Ơn Trời Mới

Có một câu chuyện kể về một linh mục qua đời, ngài được đưa đến cổng thiên đàng, gặp thánh Phêrô giữ cửa. Thánh Phêrô hỏi:

- Con muốn vào thiên đàng phải không? Con phải kể cho cha biết khi ở trần gian con đã làm được những gì.

Linh mục trả lời:

- Thưa thánh Phêrô, con đã mở được một nhà mồ côi chăm sóc trẻ con bị bỏ rơi hoặc cha mẹ chết sớm.

- Tốt. Con được một điểm. Còn gì nữa?

- Thưa thánh Phêrô, con đã xây được một nhà thờ làm nơi giáo hữu đến dâng của lễ và cầu nguyện sốt sắng.

- Tốt. Được thêm một điểm nữa. Con còn gì nữa không?

- Thưa thánh Phêrô, con đã viết sách viết báo hướng dẫn cho người ta biết Chúa và sống ngay lành.

- Tốt, được thêm một điểm nữa. Con còn gì nữa không?

Linh mục gãi đầu:

- Thưa thánh Phêrô, vậy bao nhiêu điểm mới được vào thiên đàng cơ ạ?

-100 điểm.

Linh mục bối rối:

- Con chỉ có bấy nhiêu việc. Còn thì mọi sự đều do ơn Chúa cả.

Thánh Phêrô nói ngay:

- Vậy thì con đủ 100 điểm để vào thiên đàng rồi.

Câu truyện trên nói lên một phần nào thân phận giới hạn của con người. Nếu không có sự trợ giúp của Đấng Tối cao, những gì con người làm cũng chỉ là “muối bỏ bể” so với vũ trụ bao la rộng lớn. Đôi khi những công trình của con người, nếu không nhờ ơn Trời cũng chỉ là “dã tràng xe cát biển đông”. Vì “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, nghĩa là: tính toán là của con người, nhưng thành đạt hay không còn do ơn Trời. Đây cũng là niềm tin chung của người dân Việt Nam qua bao thời. Người bình dân thấy rõ được việc làm ăn vất vả lam lũ cấy cầy, nhưng Ông Trời không phù hộ thì cũng uổng công. Chính vì thế mà vừa làm lụng canh tác, cha ông ta vừa cầu xin qua lời ca dao mộc mạc:

Ơn Trời mưa nắng phải thì,

Nơi thì bừa cạn nơi thì cầy sâu.

Ngày nay với trào lưu duy vật, con người muốn loại trừ Thiên Chúa. Con người lại một lần nữa muốn làm chủ vận mạng cuộc đời mình. Con người không cần Thiên Chúa, thế nên, con người cứ loay hoay chống bão, chống lũ, nhưng làm sao với sức người nhỏ bé mà có thể chống lại trước những phong ba bão tố của thiên nhiên. Có một thời người ta tưởng rằng có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Con người kiêu hãnh đến độ muốn một tay che cả bầu trời.

Ta về ta dựng mây lên

Trời xe mây lại một bên hòn Lèn.

Người ta còn toan tính muốn thay trời làm mưa. Nhưng lực bất tòng tâm. Thực tế vẫn không thay đổi được vận trời. Mỗi năm đều nghe nói về thiên tai, hạn hán. Nơi thì hạn hán mất mùa, nơi thì thiên tai lũ lụt tàn phá. Con người vẫn phải loay hoay đối phó với thiên nhiên. Nói rằng đối phó chứ thực ra chỉ là công tác phòng vệ để cơn bão bớt tàn phá và tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Trong năm vừa qua, Việt Nam đã bị tổn thất tài sản, hoa màu và con người thật nặng nề bởi thiên tai, hạn hãn và lũ lụt.. Mỗi cơn bão đi qua đã làm cho hàng triệu con người sống trong cảnh đói nghèo, bần cùng cơ hàn.

Xem ra con người của thế kỷ 21 vẫn bó tay trước sức mạnh của thiên nhiên. Thế giới mà chúng ta đang sống vẫn luôn lo sợ trước những nguy cơ tàn phá của thiên nhiên như: động đất, thiên tai lũ lụt. . Nhìn trời, nhìn đất, nhìn những gì đang và sẽ diễn ra cho chúng ta thấy một tương lai không mấy sáng sủa cho con người. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng, con người thật nhỏ bé tầm thường. Con người không làm chủ được vận mạng của mình. Bên trên con người còn có một Đấng an bài mọi sự. Đấng mà chúng ta vẫn tuyên xưng Ngài là Thiên Chúa. Đấng đó vẫn mời gọi chúng ta đừng nhìn xem trời đất mà đoán vận trời, để tránh, để né nhưng hãy khiêm tốn nhìn nhận có một vì Thiên Chúa là Đấng tác sinh muôn loài. Nhìn nhận Thiên Chúa để quy phục Ngài. Nhìn nhận để sống dưới cái nhìn của Ngài. Sống nghiêm túc với luân thường đạo lý. Sống cho hợp lẽ trời. Có như vậy mới thực sự là kẻ khôn ngoan. Khôn ngoan để sống đúng với đạo lý tam tài của tiền nhân: “Thiên thời địa lợi nhân hoà”. Khôn ngoan để sống đúng với tinh thần phúc âm mà Chúa đã dạ y: “Mến Chúa – yêu người”. Vì thế, “tiên vàn hãy tìm kiếm Thiên Chúa còn những chuyện khác Ngài sẽ ban cho sau”.

Người dân Việt chúng ta trong ngày đầu năm thường mời nhau ăn miếng bánh chưng, bánh dầy với nguyện ước, cầu chúc cho nhau một năm mới mọi sự đều vuông tròn, làm ăn phát đạt. Bánh chưng hình Vuông chỉ đất. Bánh dầy hình Tròn chỉ trời. Chúng ta nguyện ước cùng Đấng tạo thành trời đất ban phước lành cho một năm an lành và thịnh vượng. Bên cạnh đó, nhiều gia đình thường có thói quen chưng bốn thứ trái cây trong ngày tết: măng cầu, dừa, đu đủ và xoài. Nghĩa là cầu xin ơn trời cho một năm: "cầu vừa đủ sài."

Như vậy, xét theo phong tục của ông bà tổ tiên để lại, ngày tết người ta luôn hướng về trời, luôn cầu xin ơn trời cho một năm nhiều may mắn và thành đạt. Hôm nay, chúng ta quy tụ nhau nơi đây đẻ cầu chúc cho nhau một năm được mọi sự như ý. Chúng ta phó dâng những công việc, dự dịnh cho Thiên Chúa. Xin Chúa chúc lành cho mọi công việc và dự định từ khởi sự đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen

Lm Jos Tạ Duy Tuyền