Dan Lee
01-19-2009, 07:54 AM
Uống Nước Nhớ Nguồn
Đạo Hiếu Việt Nam dạy rằng:
“Chim có tổ.
Nước có nguồn
Con người có tổ có tông
Có cha có mẹ rồi sau có mình”.
Là con cháu Lạc Hồng ai cũng cảm thấy tình cha nghĩa mẹ như núi non cao vời, như sông sâu biển rộng. Ai cũng cảm thấy bổn phận phải sống sao cho trọn chữ hiếu. Ai cũng cảm thấy cần phải sống đển đáp ân nghĩa sinh thành vì:
“Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nuồn chảy ra
Một lòng thờ kính mẹ cha
Cho tròn chữ hiếu mời là đạo con”.
Với lòng thành kính nhớ ơn tổ tiên, người Việt Nam thường đặt bát hương trước bài vị, hay di ảnh ông bà tổ tiên. Có thể nói, bát hương là một vật linh thiêng nhất trong các gia đình Việt Nam xưa. Với gia đình nghèo người ta dùng chén ăn cơm với lưng chén gạo làm thành bát hương để rồi có thể cắm vào đó vài cây nhang tỏ lòng thành kính tổ tiên. Bát hương không nói lên lời nhưng với hành vi thắp nén hương nó gửi gắm biết bao điều yêu mến tổ tiên. Với gia đình nghèo bát hương là chiếc bát đẹp nhất trong gia đình. Thế nhưng, dù cho có nghèo đến đâu, vẫn không bao giờ oán trách tổ tiên. Và cũng chẳng bao giờ vì nghèo mà quên tổ quên tông. Khi hái được trái cây đầu mùa, người dân Việt vẫn dành dâng kính tổ tiên vì “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là những hình ảnh rất đẹp của văn hoá dân tộc Việt Nam. Nó đẹp bởi vì tấm lòng tri ân thẳm sâu của con cháu đối với tổ tiên. Nó đẹp bởi vì cho dẫu có nghèo khó vẫn giữ được sạch, dẫu rách vẫn giữ cho thơm, cho nét gia phong của gia tộc được duy trì từ đời này đến đời khác. Đó là cái đẹp mộc mạc, chân chất tựa như cuộc đời chân lấm tay bùn của cha của mẹ đã lận đận lao đao nuôi con khôn lớn nên người. Cha mẹ không mong gì nơi con, chỉ mong cho con “đói cho sạch rách cho thơm”. Gia tài cha mẹ để lại cho con không đặt trên giá trị vật chất để có thể cân đo đong đếm, mà là cái đức của người làm cha làm mẹ, sống một đời lam lũ chỉ mong để đức lại cho con.
Đạo Hiếu của dân tộc Việt nam còn dạy rằng: “sống ở trên đời cần có một tấm lòng”. Tấm lòng nhân nghĩa thay cho mọi lễ vật dâng tặng mẹ cha. Không có tấm lòng nhân nghĩa thì mọi hình thức phô trương bên ngoài chỉ là giả dối và trống rỗng như cha ông ta vẫn nói: “Khi sống chẳng cho ăn - Đến khi thác xuống làm văn tế ruồi”.
Hôm nay ngày Mồng Hai Tết Giáo hội mời gọi chúng ta hãy dành trọn ngày này để tỏ lòng hiếu kính với ông bà cha mẹ. Vì trong đời một người, không ai có công lao với mình bằng cha mẹ. Và càng không có ai dám hy sinh một đời vì chúng ta ngoài cha mẹ. Ơn sinh thành, công dưỡng dục của cha mẹ thật lớn lao đến nỗi việc hiếu kính tổ tiên đã trở thành đạo của cả dân tộc Việt Nam:
“Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”.
Chân tu hiểu là sống đúng với lương tri con người. Không vì tình mà quên nghĩa. Không vì tiền mà vong ân. Người chân tu phải biết sống ân nghĩa với cha với mẹ. Sống tốt với gia đình. Sống đẹp lòng mẹ cha. Đó là nền tảng đạo đức để sau này tung cánh vào đời, trở thành kẻ có ích cho người, cho đời. “Tu thân tích đức, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Lòng hiếu thảo, đạo làm con ấy được Thiên Chúa quy định trong giới răn thứ tư: “Ngươi hãy thảo kính cha mẹ ngươi”. Đây là giới răn duy nhất trong 10 giới răn nhận được lời chúc phúc nếu tuân giữ một cách trọn vẹn sẽ được sống lâu trên mặt đất. “Hãy thảo kính cha mẹ ngươi thì ngươi sẽ được sống lâu trên mặt đất”.
Năm nay năm “giáo dục gia đình theo giáo huấn thánh Phao-lô. Giáo hội mời gọi các gia đình sống yêu thương nhau theo lời dạy thánh Phaolo”. Hãy biết sống yêu thương nhau. Hãy biết chịu đựng lẫn nhau trong tha thứ và bao dung. Gia đình cũng cần phải có sự yêu thương và phục vụ của từng thành viên trong gia đình mới mang lại một mái ấm yên vui đầm ấm. Gia đình không có yêu thương sẽ biến ngôi nhà thành hoả ngục. Gia đình không có tinh thần phục vụ sẽ biến cuộc đời mình thành gánh nặng cho những người thân yêu trong gia đình.
Bên cạnh đó, lòng yêu thương và tinh thần phục vụ sẽ dạy chúng ta phải thảo kính cha mẹ, phải dấn thân để làm sao cho gia đình chúng ta được an khang hạnh phúc. Lòng yêu thương và tinh thần phục vụ cho tròn chữ hiếu còn là cái đức chúng ta để lại cho đời và cho con cháu mai sau: “Đời trước đắp nấm, đời sau đắp mồ”. Nếu không sống đúng với đạo làm con, thì chính mình mai sau sẽ lãnh lấy hậu quả của một cuộc đời bất hiếu vong ân vì: “sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đó”. Amen
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
Đạo Hiếu Việt Nam dạy rằng:
“Chim có tổ.
Nước có nguồn
Con người có tổ có tông
Có cha có mẹ rồi sau có mình”.
Là con cháu Lạc Hồng ai cũng cảm thấy tình cha nghĩa mẹ như núi non cao vời, như sông sâu biển rộng. Ai cũng cảm thấy bổn phận phải sống sao cho trọn chữ hiếu. Ai cũng cảm thấy cần phải sống đển đáp ân nghĩa sinh thành vì:
“Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nuồn chảy ra
Một lòng thờ kính mẹ cha
Cho tròn chữ hiếu mời là đạo con”.
Với lòng thành kính nhớ ơn tổ tiên, người Việt Nam thường đặt bát hương trước bài vị, hay di ảnh ông bà tổ tiên. Có thể nói, bát hương là một vật linh thiêng nhất trong các gia đình Việt Nam xưa. Với gia đình nghèo người ta dùng chén ăn cơm với lưng chén gạo làm thành bát hương để rồi có thể cắm vào đó vài cây nhang tỏ lòng thành kính tổ tiên. Bát hương không nói lên lời nhưng với hành vi thắp nén hương nó gửi gắm biết bao điều yêu mến tổ tiên. Với gia đình nghèo bát hương là chiếc bát đẹp nhất trong gia đình. Thế nhưng, dù cho có nghèo đến đâu, vẫn không bao giờ oán trách tổ tiên. Và cũng chẳng bao giờ vì nghèo mà quên tổ quên tông. Khi hái được trái cây đầu mùa, người dân Việt vẫn dành dâng kính tổ tiên vì “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là những hình ảnh rất đẹp của văn hoá dân tộc Việt Nam. Nó đẹp bởi vì tấm lòng tri ân thẳm sâu của con cháu đối với tổ tiên. Nó đẹp bởi vì cho dẫu có nghèo khó vẫn giữ được sạch, dẫu rách vẫn giữ cho thơm, cho nét gia phong của gia tộc được duy trì từ đời này đến đời khác. Đó là cái đẹp mộc mạc, chân chất tựa như cuộc đời chân lấm tay bùn của cha của mẹ đã lận đận lao đao nuôi con khôn lớn nên người. Cha mẹ không mong gì nơi con, chỉ mong cho con “đói cho sạch rách cho thơm”. Gia tài cha mẹ để lại cho con không đặt trên giá trị vật chất để có thể cân đo đong đếm, mà là cái đức của người làm cha làm mẹ, sống một đời lam lũ chỉ mong để đức lại cho con.
Đạo Hiếu của dân tộc Việt nam còn dạy rằng: “sống ở trên đời cần có một tấm lòng”. Tấm lòng nhân nghĩa thay cho mọi lễ vật dâng tặng mẹ cha. Không có tấm lòng nhân nghĩa thì mọi hình thức phô trương bên ngoài chỉ là giả dối và trống rỗng như cha ông ta vẫn nói: “Khi sống chẳng cho ăn - Đến khi thác xuống làm văn tế ruồi”.
Hôm nay ngày Mồng Hai Tết Giáo hội mời gọi chúng ta hãy dành trọn ngày này để tỏ lòng hiếu kính với ông bà cha mẹ. Vì trong đời một người, không ai có công lao với mình bằng cha mẹ. Và càng không có ai dám hy sinh một đời vì chúng ta ngoài cha mẹ. Ơn sinh thành, công dưỡng dục của cha mẹ thật lớn lao đến nỗi việc hiếu kính tổ tiên đã trở thành đạo của cả dân tộc Việt Nam:
“Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”.
Chân tu hiểu là sống đúng với lương tri con người. Không vì tình mà quên nghĩa. Không vì tiền mà vong ân. Người chân tu phải biết sống ân nghĩa với cha với mẹ. Sống tốt với gia đình. Sống đẹp lòng mẹ cha. Đó là nền tảng đạo đức để sau này tung cánh vào đời, trở thành kẻ có ích cho người, cho đời. “Tu thân tích đức, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Lòng hiếu thảo, đạo làm con ấy được Thiên Chúa quy định trong giới răn thứ tư: “Ngươi hãy thảo kính cha mẹ ngươi”. Đây là giới răn duy nhất trong 10 giới răn nhận được lời chúc phúc nếu tuân giữ một cách trọn vẹn sẽ được sống lâu trên mặt đất. “Hãy thảo kính cha mẹ ngươi thì ngươi sẽ được sống lâu trên mặt đất”.
Năm nay năm “giáo dục gia đình theo giáo huấn thánh Phao-lô. Giáo hội mời gọi các gia đình sống yêu thương nhau theo lời dạy thánh Phaolo”. Hãy biết sống yêu thương nhau. Hãy biết chịu đựng lẫn nhau trong tha thứ và bao dung. Gia đình cũng cần phải có sự yêu thương và phục vụ của từng thành viên trong gia đình mới mang lại một mái ấm yên vui đầm ấm. Gia đình không có yêu thương sẽ biến ngôi nhà thành hoả ngục. Gia đình không có tinh thần phục vụ sẽ biến cuộc đời mình thành gánh nặng cho những người thân yêu trong gia đình.
Bên cạnh đó, lòng yêu thương và tinh thần phục vụ sẽ dạy chúng ta phải thảo kính cha mẹ, phải dấn thân để làm sao cho gia đình chúng ta được an khang hạnh phúc. Lòng yêu thương và tinh thần phục vụ cho tròn chữ hiếu còn là cái đức chúng ta để lại cho đời và cho con cháu mai sau: “Đời trước đắp nấm, đời sau đắp mồ”. Nếu không sống đúng với đạo làm con, thì chính mình mai sau sẽ lãnh lấy hậu quả của một cuộc đời bất hiếu vong ân vì: “sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đó”. Amen
Lm Jos Tạ Duy Tuyền